Tiểu luận Tổng quan về lạm phát Việt Nam

*Quan điểm phổ thông thường cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung tại một thời điểm.Nói cách khác,họ cho rằng,cứ giá tăng thì đó là lạm phát!Tuy nhiên,không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đã là lạm phát. VD: Trong dịp gần Tết Nguyên Đán ở Việt Nam,giá cả tăng lên trong một thời gian ngắn,sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời. *Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại,đứng đầu là Milton Friedman đã định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong thời gian dài.Theo trường phái này,sự tăng lên của mức giá chung mới mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát,bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá,đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài.Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan về lạm phát Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VIỆT NAM Ι.Khái quát chung về lạm phát: 1.Những quan điểm khác nhau về lạm phát: *Quan điểm phổ thông thường cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung tại một thời điểm.Nói cách khác,họ cho rằng,cứ giá tăng thì đó là lạm phát!Tuy nhiên,không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đã là lạm phát. VD: Trong dịp gần Tết Nguyên Đán ở Việt Nam,giá cả tăng lên trong một thời gian ngắn,sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời. *Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại,đứng đầu là Milton Friedman đã định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong thời gian dài.Theo trường phái này,sự tăng lên của mức giá chung mới mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát,bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá,đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài.Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng như vậy ,cái gọi là tỉ lệ tăng giá hàng tháng chỉ cho biết mức giá đã thay đổi bao nhiêu phần trămso với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát.Đó chỉ có thể là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài.Chỉ khi nào tỉ lệ giá duy trì ở mức độ cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát.Định nghĩa này cũng được các nhà kinh tế theo trường phái Keynes ủng hộ,và đặc biệt phù hợp với mục tiêu ổn đinh giá cả trong dài hạn của các ngân hàng trung ương (vì ngân hàng trung ương chỉ có thể điều chỉnh giá cả trog dài hạn chứ không thể trong ngắn hạn). 2.Khái niệm lạm phát: Từ việc phân tích hai quan điểm trên,ta đi đến khái niệm lạm phát như sau: * Trong kinh tế học:Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế nhanh và liên tục trong thời gian dài. * Trong một nền kinh tế ,làm phát là sự mất giá trị của thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. 3.Biểu hiện cụ thể của lạm phát:  Sự gia tăng của mức giá chung một cách liên tục trong khoảng thời gian xác định.  VD: Năm 2007 giá của một Kg thịt vịt thành phẩm là 25000 vnd sang năm 2008 giá của một Kg thịt thành phẩm là 40000 vnd. 4.Phân loại lạm phát: a/Căn cứ vào mức độ: Lạm phát vừa phải (Normal inflation): Lạm phát vừa phải xảy ra khi tốc độ tăng giá ở mức một con số (dưới 10%/năm) .Trong điều kiện lạm phát vừa phải,giá cả tăng chậm,thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương.Do vậy,giá trị tiền tệ tương đối ổn định,tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hôi.Tác hại của lạm phát vừa là không đáng kể. ‚Lạm phát phi mã (High inflation):Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng nhanh ,ở mức hai,ba con số như 50%,100% và 200%/ năm.Loại lạm phát này kéo dài trong suốt thập kỉ 80 và gần hết thập kỉ 90 ở các nước Mỹ Latin với mức biến đông giá từ 20% đến 300%/năm.Lạm phát này cũng từng xảy ra ở Việt Nam trong những năm 80,đặc biệt là năm 1986 đã lên tới 700% một năm.Trong điều kiện lạm phát phi mã ,sản xuất không phát triển,hệ thống tài chính bị suy tàn. ƒSiêu lạm phát (Hyper inflation):Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã,có thể lên tới hàng ngàn lần như các cuộc lạm phát điển hình trong lịch sử Đức trong những năm 1922-1924,lạm phát ở Nga sau Cách mạng tháng Mười,lạm phát ở Mỹ vào thời kì nội chiến hoặc các cuộc siêu lạm phát ở Trung Quốc,Hungari sau chiến tranh thế giới thứ hai,lạm phát ở Nga sau biến cố chính trị 1990-1991 và đặc biệt là cuộc siêu lạm phát xảy ra ở Zimbabwue với tốc độ tạm tính là 2.200.000% (7/2008).Siêu lạm phát có sức phá huỷ mạnh toàn bộ hoạt động nền kinh tế và đi kèm là suy thoái kinh tế nghiêm trọng. LẠM PHÁT Ở ĐỨC SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI THỨ NHẤT b/Căn cứ vào tính chất: Lạm phát thuần tuý:Là lạm phát mà giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ tăng cùng một tỉ lệ,nên giá cả tương đối giữa các mặt hàng là không thay đổi.Do đó,lạm phát thuần tuý không làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và dịch vụ trong tiêu dùng. ‚Lạm phát dự kiến:Hiện nay,lạm phát có thể được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp dự báo trước VD:Quốc hội ra nghị quyết cho chính phủ phải kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số…,thì đây cũng là loại lạm phát dự báo. Lạm phát dự báo thường được sử dụng làm thông số để chỉ số hoá lạm phát trong các hợp đồng kinh doanh,đặc biệt là các hợp đồng tài chính.Thực tế,lạm phát là "con ngựa bất kham",nên các dự báo về lạm phát thường khó mà chính xác tuyệt đối. ƒLạm phát không dự kiến trước hay lạm phát bất ngờ:Là loại lạm phát xảy ra không dự kiến trước.Đây là loại lạm phát nguy hiểm,bởi vì nó là tác nhân gây xáo trộn trật tự kinh tế xã hội,làm phát sinh yếu tố tâm lý lo lắng và hoài nghi về năng lực điều hành của chính phủ. 5.Phương pháp đo lường lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-Costumer Price Index) CPI phản ánh mức giá bình quân của nhóm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình.Để xác định chỉ số giá tiêu dùng,người ta chọn một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình trong một giai đoạn nhất định,đồng thời xác định mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình đối với từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ (chỉ số giá được tính bằng cách lấy mức giá kì nghiên cứu chia cho mức giá kì gốc rồi nhân 100,nói cách khác chỉ số giá kì gốc được lấy là 100),ta tính được giá tiêu dùng theo công thức: CPI=pj * dj Trong đó: Ip: chỉ số của cả giỏ hàng hóa hay chỉ số giá tiêu dùng Ipj: chỉ số giá của hàng hóa hay dịch vụ thứ I Dj: tỷ trọng tiêu dùng của hàng hóa hay dịch vụ thứ j (j =1) Ở Việt Nam,từ năm 1995 đến 2000,chỉ số CPI đước căn cứ vào giỏ hàng hóa và dịch vụ bao gồm 10 nhóm mặt hàng,được chia thành 86 phân nhóm,gồm 236 mặt hàng tiêu dùng chính và 64 loại dịch vụ.Tỷ trọng tiêu dùng được xây dưng trên cơ sở điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình năm 1995.Từ 2000-2005,số hàng hóa và dịch vụ tăng lên 397 mặt hàng.Từ tháng 5/2006 con số này tăng lên gần 500 mặt hàng,cùng với việc bổ sung danh mục,Tổng Cục thống kê cũng tiến hành cập nhật quyền sổ tính CPI.Với quyền số mới ,tỷ trọng tiêu dùng lương thực thực phẩm của người dân bình quân cả nước giảm 47,9% trong tổng chi tiêu đời sống hằng ngày của người dân (giai đoạn 2000-2005) xuống còn 42,8% giai đoạn 2006-2010. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng chỉ số CPI để tính tỉ lệ lạm phát theo công thức: GP= [(Chỉ số giá thời kì hiện tại/Chỉ số giá thời kì trước)-1] ‚Chỉ số giá bán buôn: Chỉ số giá bán buôn,còn được gọi là chỉ số giá sản xuất (PPI-Producer Price Index),phản ánh mức giáđầu tư vào,mà thực chất là chi phí bình quân của xã hội.Sự biến động của chi phí sản xuất tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động của mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ thành phẩm trên thị trường. Chỉ số giá bán buôn được xác định theo phương pháp gần tương tự như chỉ số CPI nhưng do việc thu thập số liệu và xác đình tỷ trọng phức tạp nên không phải quốc gia nào cũng tính và công bố chỉ số này. ƒChỉ số lạm phát tổng sản phẩm quốc nội GDP: Đây là chỉ số đo mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội, được xác định theo công thức: ` Chỉ số lạm phát GDP =(GDPDANH NGHĨA/ GDPTHỰC TẾ)* 100% Trong đó :GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá năm hiện tại GDP thực tế đo lường sản lượng theo giá năm cơ sở. „Chỉ số lạm phát cơ bản:Vì CPI là chỉ số lạm phát cho bất kỳ một thời kỳ nào,có thể là tháng,quý,năm. Vậy làm thế nào để xác định được xu hướng thay đổi giá cả hàng hóa trong dài hạn.Để làm được điều này,người ta dùng chỉ tiêu lạm phát cơ bản.Đây là chỉ số phản ánh sự tăng giá trong dài hạn sau khi đã loại bỏ những dao động về giá mang tính chất thời vụ,và những đột biến về giá bắt nguồn từ những cú "sốc cung" tạm thời.Có thể nói ,xu hướng lạm phát trong dài hạn luôn là đối tượng điều chỉnh và là mục tiêu của chính sách tiền của Ngân hàng TW.Chỉ số lạm phát cơ bản không thay thế CPI,mà chỉ đóng vai trò là chỉ tiêu bổ sung cho CPI,nó cung cấp thông tin về xu hướng dài hạn của giá tiêu dùng và được sử dụng như chỉ số lạm phát tương lai,Như vậy,lạm phát cơ bản được hiểu là tỷ lệ lạm phát đã được điều chỉnh loại bỏ những biến động ngắn hạn về giá cả,giúp các nhà hoạch định chính sách xác định xu hướng lạm phát trong dài hạn,là thông tin hữu ích để hoạch định chính sách tiền tệ. Vậy,trong thực tế khi nói đến tỷ lệ lạm phát thì ta hiểu đó là chỉ tiêu nào?Đó phải là chỉ tiêu đo lường được và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống kinh tế xã hội của quốc gia.Do trình độ phát triển kinh tế thị trường và khả năng thống kê giữa các nước là khác nhau.Hầu hết các nước đều chọn chỉ tiêu CPI để làm chỉ tiêu lạm phát,trong khi Mỹ chọn chỉ tiêu GDP deflator.Điều này là vì ,ở Mỹ nền kinh tế thị trường và công tác thống kê gần như hoàn hảo,nên GDP deflator là chỉ tiêu tổng hợp,bao trùm và có ý nghĩa toàn diện hơn CPI. 6.Nguyên nhân lạm phát: Do cầu kéo: Lạm phát cầu kéo(demand-full inflation) xảy ra do AD dịch chuyển sang phải vì: a/Lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng. b/Do các yếu tố của tổng cầu tăng (C,I,G,X-M) tăng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu nhiều tiền quá để lấy một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện có đầy đủ công ăn việc làm (Economics,P.A Samuelson & W.D Nourhaus). Theo lý thuyết này,nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất Biều đồ bên dưới cho thấy,sự gia tăng của một thành tố nào đó của tổng cầu sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải,chẳng hạn từ AD0 đến AD1.Do đó đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn,nền kinh tế sẽ có tăng trưởng cao hơn và thất nghiệp giảm,nhưng đồng thời cung trải qua lạm phát,giá cả tăng từ P0 lên P1.Lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành vấn đề lớn nếu toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cầu trở nên rất dốc.Khi đó sự gia tăng của tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng lên trong khi sản lượng và việc làm tăng lên không đáng kể. Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng, việc tăng mức cầu dẫn đến lạm phát cầu- kéo. Vì tổng mức chi đối với AD tăng, chi tiêu tăng lên để tranh dành một mức cung (AS) hạn chế về sản lượng thực tế làm cho giá cả tăng lên. Chính mức cầu cao hơn kéo giá tăng lên cao hơn – đó là lạm phát cầu kéo. E0 P P1 P0 0 YP Y0 Y E1 AD1 AD0 LẠM PHÁT DO CẦU KÉO AS0 ‚Lạm phát do cung (Chi phí đẩy): Lạm phát do cung,còn gọ là lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) xảy ra khi AS dịch chuyển sang trái do: a/Chi phí sản xuất tăng. b/Năng suất lao đông giảm. Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết, chúng ta gọi đó là “lạm phát chi phí đẩy”. Trong một nền kinh tế hiện đại, lạm phát thường xảy ra ngay cả khi sản lượng dưới tiềm năng của nó rất nhiều. Chẳng hạn một sự tăng giá dầu hay một việc tăng lương lớn xảy ra khi nền kinh tế đang suy thoái. Những sự tăng chi phí này đẩy đường AS0 đến AS1. Bởi vậy, giá cả tăng từ P0 đến P1. Lạm phát chi phí đẩy xuất hiện. ™ Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên,các xí nghiệp vì muốn bảo toàn lợi nhuận sẽ tăng giá thành sản phẩm .Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.Trong đồ thị tổng cung tổng cầu,một cú sốc như vây sẽ làm đường tổng cung dịch sang trái.Trong bối cảnh đó,mọi biến số kinh tế vĩ mô đều biến động theo chiều hướng bất lợi:sản lượng giảm,thất nghiệp tăng và lạm phát tăng.Chính loại lạm phát này còn được gọi là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát kèm suy thoái. Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát:tiền lương,thuế gián thu và giá nguyên vật liệu nhập khẩu Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao,các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và và kết quả là lạm phát xuất hiện. Khi chính phủ tăng thuế gián thu làm cho giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng lên và kết quả là lạm phát xảy ra. Đối với các nước nhập khẩu quá nhiều loại nguyên vật liệu,khi giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh do giá quốc tế tăng lên làm đồng nội tệ trong nước sẽ tăng và lạm phát bùng nổ. Những yếu tố trên có thể tác đông riêng rẽ nhưng cũng có thể gây ra tác đông tổng hợp làm lạm phát gia tăng với tốc độ cao (lạm phát cao) và rất cao (siêu lạm phát).Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích nghi thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát được như tình hình nhiều nước trong những năm 1970-1980. E0 P P1 P0 0 Y1 YP Y AD0 LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY E1 AS1 AS0 ƒLạm phát ỳ:Lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian (trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã).Hằng năm mức giá tăng lên theo thời gian ổn định.Tỷ lệ lạm phát này gọi là lạm phát ỳ (lạm phát cân bằng đều).Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước,mọi người đã biết và tính đến khi thõa thuận về các biến.Tỷ lệ lạm phát cân bằng trong thời gian ngắn hạn và nó sẽ được duy trì cho đến khi có các cú sốc cầu tác động đến nền kinh tế.Hình dưới cho thấy:Gỉa sử lạm phát tăng với tỷ lệ 5% thì chi phí trung bình cũng tăng 5%.Đường AS do vậy cũng dịch chuyển từ năm này sang năm khác,đường AS cũng dịch chuyển lên theo tỷ lệ đó.Như vậy giao điểm của AS sẽ tăng lên mỗi năm 5%.Các vị trí cân bằng dịch chuyển từ E đến E' và E''.Lạm phát ỳ xảy ra khi AS và AD không ngừng đi lên với tốc độ như nhau. Cái gì đẩy lạm phát ỳ ra khỏi con đường của nó? những chấn động như tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp, sự tăng giá dầu đột ngột, mùa màng thất bát hay chiến tranh...? Chúng ta mong đợi lạm phát tiến triển quanh tỷ lệ ỳ của nó. Song trên thực tế, lạm phát luôn bị chấn động bởi các trào lưu kinh tế: các lực chính của lạm phát do cầu-kéo và chi phí-đẩy. P2 E2 AD2 AS2 P Sản lượng tiềm năng Y* E1 E0 P1 P0 AS0 AD0 AD1 Y AS1 Chi phí tăng lên đẩy AS lên, dẫn đến giá cả và tiền lýõng tăng lên theo vòng xoáy ốc. 7.Tác động của lạm phát: a/Tác động tích cực:Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: Tác động tích cực đến nền kinh tế khi tỷ lệ lạm phát vừa phải và ổn định, nó làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sx, kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Lạm phát làm thay đổi sản lượng và việc làm: Lạm phát do cầu: sản lượng quốc gia tăng, tỷ lệ thất ngiệp giảm Lạm phát do cung: sản lượng quốc gia giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: Khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại. Theo “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm” của A.W.Phillips thì một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sang trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn. Thất nghiệp % Lạm phát AD Hình:Đường cong Philips b/Tác động tiêu cực: ™Đối với lạm phát dự tính trước: Chi phí mòn giày (Shoeleather cost):Tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới lãi suất danh nghĩa cao hơn, nên giảm số dư thực tế. Nên mọi người giữ số dư tiền tệ ít hơn (hay giảm cầu về tiền), vì vậy họ cần đến ngân hàng nhiều lần hơn để rút tiền trong một tháng. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.=>Thời gian và sự tiện lợi của mọi người sẽ phải hy sinh để giữ ít tiền. ‚Chi phí thực đơn (Menu cost):khi lạm phát cao buộc các doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thường xuyên hơn. Nghĩa là họ phải tốn thêm chi phí để in lại nhiều bảng báo giá hay catalouge mới… cũng như chi phí gửi chúng đi lại. Loại tổn thất này được gọi là chi phí thực đơn, vì tỷ lệ lạm phát càng cao, các doanh nghiệp phải in lại thực đơn nhiều lần hơn. ƒ Làm méo mó thuế: Khi đưa ra nhiều khoản thuế, người ta không tính đến tác động của lạm phát. Do vậy khi có lạm phát đã làm méo mó thuế, đồng thời làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của người dân. Chẳng hạn, giả sử hôm nay một người mua một cổ phiếu và một năm sau bán lại với mức giá thực tế không đổi. Vì thực tế anh ta không hề được tăng thu nhập trong thực tế từ khoản đầu tư này nên về lô gíc thì chính phủ không nên đánh thuế nhất là nếu không có lạm phát. VD: +Năm 1981,mua một cổ phiếu:$10 +Năm 2000,bán lại với giá:$50 +Bị đánh thuế trên số tiền lãi:$40 +Giả sử trong 20 năm này, mức lạm phát tăng gấp đôi. $10 (1980) tương đương $20 (2000) Þ số tiền lãi thực sự là $30 Þ luật thuế không tính đến lạm phát Þ thổi phồng mức lãi Þ tăng gánh nặng thuế. Các yếu tố kinh tế Nền kinh tế 1 (giá ổn định) Nền kinh tế 2 (lạm phát) Lãi suất thực tế Tỷ lệ lạm phát Lãi suất danh nghĩa Thuế suất 25% Lãi suất danh nghĩa sau thuế Lãi suất thực tế sau thuế 4% 0% 4% 1% 3% 3% 4% 8% 12% 3% 9% 1% Lạm phát cao=>Động cơ tiết kiệm giảm => Giảm đầu tư „Cơ cấu nền kinh tế mất cân đối:trong trường hợp lạm phát, một số doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá (do phát sinh chi phí thực đơn).Khi lạm phát cao và không dự đoán được, các nhà kinh doanh thường đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng cao, những ngành sx có chu kì ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, và hạn chế đầu tư vào những ngành sx có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp nhìu rủi ro.Chính vì nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô. …. Làm sai lệch tín hiệu giá: lạm phát tăng nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư.Nhà đầu tư khó phân biệt doanh nghiệp hiêụ quả hay không.Thị trường khó phân bổ các nguồn lực. †Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước đo này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.Ví dụ lạm phát xảy ra ở mức giá thay đổi làm cho kế hoạch tài chính của cá nhân bị đảo lộn mà trong đó họ quyết định dành bao nhiêu cho tiêu dùng,bao nhiêu cho tiết kiệm và đầu tư.Nếu không có lạm phát thị họ sẽ thực hiện kế hoạch đó dễ dàng vì một đồng tiền tiết kiệm và đầu tư với lãi suất danh nghĩa cố định sẽ mang lại một số lợi tức xác định trong tương lai.Nhưng khi có lạm phát xảy ra giá trị thực tế của đồng tiền đó phụ thuộc vào mức giá trong tương lai,cơ cấu tiêu dùng và tiết kiệm trong kế hoạch tài chính của cá nhân sẽ thay đổi. ‡Lạm phát làm tăng nợ quốc gia:Lạm phát mang lại khoản lợi cho chính phủ từ việc đánh thuế thu nhập dân chúng.Tuy nhiên,nếu chính phủ có nợ quốc gia nhiều,thì gánh nặng nợ nần nước ngoài sẽ tăng lên.Điều này là vì,lạm phát cao làm cho nội tệ mất giá,khiến cho tỷ giá tăng,tỷ giá tăng làm nợ nước ngoài quy nội tệ tăng,làm tăng nợ phải trả bằng nội tệ VD:Nếu quốc gia có nợ nước ngoài là 1 USD.Nếu tỷ giá tăng 1 USD= 17000VND lên 1 USD=18000VND,thì nợ quốc dân đã tăng lên 1000VND,trong nợ bằng ngoại tệ không đổi. ˆLạm phát có thể tác động xấu đến cán cân thương mại: Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát nước bạn hàng,thì hàng xuất khẩu trong nước trở nên kém hấp dẫn vì giá cả tăng lên,trong khi hàng nhập khẩu của nước ngoài trở nên rẻ hơn,thúc đẩy hoạt động nhập khẩu,ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại Trong điều kiện lạm phất tăng cao,chính phủ có thể sử dung công cụ kiềm chế lạm phát,không cho tỷ giá tăng (hoặc tăng chậm hơn lạm phát) thì hậu quả là cán cân thương mại sẽ thâm hụt. VD:Một đơn vị hàng hóa trong nước trước khi lạm phát xảy ra là 17000VND,sau khi lạm phát xảy ra là 18000VND,tỷ giá được giữ nguyên không đổi là 1USD=17000VND.Rõ ràng ,trước khi lạm phát xảy ra,người nước ngoài chỉ cần bỏ ra 1USD là mua được 1 đơn vị hàng hóa.Gía tă
Tài liệu liên quan