Tiểu luận Triết học Kiến trúc Hà Nội sau 12 năm nhìn lại

Những ai đã từng xa Hà Nội nhiều năm bây giờ khi trở lại cái đập vào mắt trước tiên là tốc độ xây dung dồn dập và lượng người đông đảo. Nhà cửa mọc lên như nấm sau cơn mưa và nhìn đâu cũng thấy toàn người là người. Đi vào Hà Nội từ bất cứ ngả nào, đều nhìn thấy các tuyến đường mới mở, rộng rãi, khang trang, nhưng nhà cửa hai bên lại chen choc, lồi ra thụt vào, hỗn độn, kiểu thị trấn hơn là kiểu thành phố lớn, kéo dài hình như vô tận. Càng đi sâu vào thành phố cái sinh động mà rối loạn đó cứ như nhân lên dần. Từ đê Yên Phụ nhìn xuống, bờ Hồ Tây dày đặc nhà cửa, không còn đâu mảng cây xanh mơ tưởng. Hồ Gươm thì có nguy cơ biến thành cái ao con khi nhà cao tầng lan đến. Việc chúng phá vỡ cảnh quan Hà Nội là một hậu quả đương nhiên, còn việc một vài công trình có đóng góp được cho bộ mặt thành phố hình như chỉ là một sự tình cờ may mắn. Bằng chứng là chính những dự án gặp nhiều thuận lợi và suôn sẻ nhất trong việc xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng đến khi được thực thi rồi lại làm xấu cảnh quan nhiều nhất, chẳng hạn như cao ốc văn phòng 46 Lý Thường Kiệt với hình khối cục mịch và chất liệu vô cảm, hay công trình Tung Shing Square dù nằm khá xa Hồ Gươm mà vẫn nhô lên thô thiển bên cạnh ủy ban nhân dân thành phố. Trong khi đó, một vài công trình khác đã từng là đề tài tranh cãi khá gay gắt thì nay lại tỏ ra đứng được trong lòng Hà Nội. Ví dụ điển hình là Cao ốc văn phòng 53 Quang Trung án ngữ tầm nhìn suốt dọc các trục đường Quang Trung và Khâm Thiên, hoặc là Hà Nội Tower từ xa đã hiện diện một cách chững chạc trên đường Điện Biên Phủ và Trần Bình Trọng. Cho dù còn đôi chỗ chưa thật thoả đáng về chi tiết, song những đóng góp của chúng cho cảnh quan Hà Nội là rất ấn tượng và tích cực. Có thể kể thêm khách sạn Sakura góc công viên Lênin hay Lake View Hotel đầu dốc đường Thanh Niên. Rõ ràng việc xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội đang diễn ra một cách tự do mà chưa hề được quy hoạch. Chúng ta có kinh nghiệm của khu vực Hồ Gươm nên đã tỏ ra thận trọng hơn đối với khu vực Nhà hát lớn khi khống chế chiều cao xây dựng dưới 30m và bắt buộc theo phong cách cổ điển. Song điều đó chỉ cần nhưng chưa đủ, vì hai công trình office bld 63 Lý Thái Tổ và Opera Hotel từ lúc còn đang thi công đã tỏ ra tranh chấp với Nhà hát lớn thành phố, tức là với chính công trình được coi là chủ đạo của khu vực – một di sản kiến trúc hết sức tinh tế và quý báu của Hà Nội. Thành phố là một cơ thể sống. Xây dựng nhà cao tầng là một phương thức phát triển đô thị vươn lên độ cao. Từ lâu chúng ta đều biết đến nhữn mô hình đô thị dạng lòng chảo và dạng bát úp mà đối với Hà Nội cả hai mô hình này đều tỏ ra chưa thật phù hợp. Về mặt lý thuyết, chúng ta mong muốn phát triển khu vực cao tầng ra ngoại vi, nơi còn nhiều đất trống và có điều kiện tổ chức mới các cấu trúc hạ tầng, nhằm bảo tồn trung tâm phố cổ như một di sản kiến trúc tổng thể. Song trên thực tế các nhà đầu tư đểu chỉ nhắm đến khu vực trung tâm này, và các đơn vị có quyền sử dụng đất tại đây vì mối lợi trước mắt trong cuộc đua tìm đối tác đã tạo cơ hội cho nhà cao tầng mọc lên trong vùng cấm địa đó một cách tràn lan và tự phát. Cho nên Hà Nội bây giờ, như một kiến trúc sư đã nói vui, là một cái chảo thủng lỗ chỗ và bị gặm nhấm từng mảng.

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Kiến trúc Hà Nội sau 12 năm nhìn lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên