Tiểu luận Triết học Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể xác định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hòan toàn bản chất của sự vật. 2. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể Quan điểm lịch sử có 3 yêu cầu: Thứ nhất: Khi phân tích xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện không gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng đến sự vật, hiện tượng. Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Có như vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này. Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó. 3. Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam? Trước tiên cần phải khẳng định rằng KTTT định hướng XHCN cũng là một dạng vật chất. Nền kinh tế Việt Nam là một dạng vật chất xã hội theo sự phân loại của triết học Mác-Lênin. Chính vì thế nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam cũng tồn tại, vận động và phát triển theo những nguyên lý, quy luật của triết học Mác-Lênin, mà cụ thể là trong những điều kiện không gian thời gian theo quan điểm lịch sử cụ thể. Sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hơn 10 năm qua đã góp phần thay đổi bộ mặt đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên đó chưa phải là cái đích cuối cùng của Đảng ta và nhân dân ta, bởi nền kinh tế nước ta vẫn còn chậm phát triển. Khi chúng ta vừa chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế yếu kém lạc hậu với hệ thống sản xuất, hệ thống quản lý kinh tế với những cán bộ mang nặng tư tưởng ỷ lại sang nền KTTT năng động, do đó khó có thể tránh khỏi những vấp váp sai lầm. Thêm nữa, thời điểm chúng ta bắt đầu đổi mới, chuyển sang nền KTTT là quá muộn so với các nước trên thế giới và khu vực khi mà các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Tây Âu,.đã tiến hành cơ chế thị trường và phát triển vượt xa ta mấy trăm năm. Nhờ sử dụng triệt để KTTT, CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, quản lý xã hội đã đạt được những thành tựu về văn minh hành chính, văn minh công cộng, con người nhậy cảm tinh tế với khả năng sáng tạo.và có cả những tiêu cực: sự gay gắt dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” sự phân cách giàu nghèo ngày càng lớn, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, tệ nạn xã hội.Tuy nhiên, là nước đi sau và theo CNXH, chúng ta có cơ hội kế thừa và phát triển những thành tựu của nhân loại mà trước hết là sử dụng văn minh cuả KTTT, loại bỏ những khuyết tật của nó để xây dựng CNXH có hiệu quả hơn. Chính vì những lẽ đó, chúng ta cần phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào việc nghiên cứu quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. II. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể 1. Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa a. Những điều kiện trong nước Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu xuất phát điểm về kinh tế của nước ta khi bắt đầu đổi mới. Bức tranh chung của kinh tế Việt Nam năm trước đổi mới là tăng trưởng thấp 3,7%/năm, làm không đủ ăn và dựa vào nguồn viện trợ bên ngoài rất lớn. Thu nhập quốc dân trong nước, sản xuất chỉ đáp ứng được 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Đến năm 1985 tỷ trọng thu từ bên ngoài chiếm 10,2% thu nhập quốc dân sử dụng, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Cũng vào các năm đó nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng khoảng trầm trọng, siêu lạm phát ở mức 774,7% vào năm 1986 kéo theo giá cả leo thang và vô phương kiểm soát. Sự tàn phá của chiến tranh và nền kinh tế bao cấp yếu kém kéo dài đã để lại nhiều hậu quả nặng nề: cơ sở vật chất thấp kém với nền KH - CN, kỹ thuật lạc hậu, hầu hết các hệ thống máy móc trong các xí nghiệp đều do Liên Xô cũ giúp đỡ từ trong chiến tranh nên năng suất thấp, chất lượng kém. Điều kiện địa lý cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế. Về địa hình, nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến, bề ngang hẹp, địa hình phức tạp mang đậm nét của sự phân dị sâu sắc về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các đặc điểm này chi phối sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ và phát triển các vùng kinh tế. Nằm ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, khu vực phát triển cao, ổn định, nơi cửa ngõ của giao lưu quốc tế, Việt Nam có nhiều khả năng để phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau dựa trên những lợi thế về vận tải biển, dịch vụ viễn thông, du lịch. Tài nguyên khoáng sản phân bố không đều trên các vùng, ngay ở mỗi vùng cũng phân tán và thiếu đồng bộ không gắn với nhau gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng chúng và ảnh hưởng đến việc bố chí kinh tế của các vùng. Về dân số, nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào nhưng phân bố cũng không đồng đều.