Tiểu luận Triết học Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Chính C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực ra là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử “. Để chỉ giai cấp công nhân, các nhà kinh điển dùng nhiều khái niệm như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội, giai cấp công nhân . hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình và lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm. Trong các thuật ngữ này, tuỳ từng điều kiện mà ta sử dụng. Tuy nhiên, các thuật ngữ đó đều nói lên: Giai cấp công nhân- con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Ngoài các thuật ngữ trên, C.Mác và Ph.Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của công nghiệp như: công nhân cơ khí là công nhân làm trong ngành cơ khí; công nhân dệt là công nhân làm trong ngành dệt; công nhân công trường thủ công là công nhân làm trong các công trường; công nhân nông nghiệp là công nhân làm trong ngành nông nghiệp có sử dụng các trang thiết bị của công nghiệp . Mặc dù các thuật ngữ trên có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen chúng vẫn chỉ mang hai thuộc tính căn bản. Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công nhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Trong hai tiêu trí này, C.Mác và Ph.Ăngghen tới tiêu chí một đó là công nhân công xưởng, được coi là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại. Hai ông cho rằng: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp”; “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc cũng vậy . công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền đại công nghiệp hiện đại”. Với tiêu chí thứ hai, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đặc biệt nhấn mạnh vì chính điều này khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản: “giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại- tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản- cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác, vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường”. Tiêu chí này đã nói lên một trong những đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản, do đó C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. Tại sao C.Mác và Ph.Ăngghen lại đặc biệt nhấn mạnh hai tiêu chí trên? Sở dĩ như vậy vì đây chính là hai vị trí phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp khác trong xã hội. Họ phải kiếm được việc làm và họ phải kiếm được việc làm khi họ bán được sức lao động. Giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân có sự khác nhau. Hai khái niệm về hai giai cấp này khác nhau ở chỗ: Nông dân sử dụng tất cả các công cụ sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh; sản phẩm của nông dân mang tính chất cá nhân và công cụ sản xuất của họ còn thô sơ. Còn giai cấp công nhân có khác: công cụ sản xuất hiện đại; mỗi công nhân là một mắt khâu của công việc sản xuất; sản phẩm của họ mang tính chất xã hội. Giai cấp công nhân cũng khác với vô sản lưu manh. Đó là giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, họ tồn tại được là nhờ bị bóc lột giá trị thặng dư. Còn giai cấp tư sản, họ có nhiều tư liệu sản xuất nhưng lại không có sức lao động, họ phải thuê giai cấp công nhân và bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân để tồn tại. Đây chính là hai mặt của một vấn đề. Dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân lại là những người lao động tự do, những người bán sức lao động để sống, họ là những người làm công ăn lương (hay làm thuê), là lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nửa sau của thế kỷ XX, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước. Từ dự kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp công nhân xét về diện mạo có nhiều biến đổi. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hiện nay đã vượt xa trình độ văn minh công nghiệp trước đây, sự xã hội hoá và phân công lao động xã hội mới, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại; các hình thức bóc lột giá trị thặng dư . đã làm cho diện mạo của giai cấp công nhân hiện đại không còn giống với những mô tả của C.Mác trong thế kỷ XIX. Tuy thế nhưng giai cấp công nhân hiện đại vẫn tồn tại, vẫn có sứ mệnh lịch sử của mình trong xã hội tư bản hiện đại; những thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân mà C.Mác đã phát hiện ra vẫn còn nguyên giá trị. Hiện nay, cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có nhiều thay đổi to lớn. Bên cạnh lực lượng công nhân truyền thống, xuất hiện công nhân trình độ tự động hoá với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống, xuất hiện công nhân hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ. Thực tế, ở các nước tư bản, công nhân trong các ngành dịch vụ này chiếm 50% đến 70% lao động.Tuy nhiên, điều này không hề làm giảm vai trò của giai cấp công nhân trong nền kinh tế và ngay cả tỷ trọng của giai cấp công nhân trong dân cư. Bởi vì những người làm thuê trong các ngành dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp vẫn là công nhân xét cả trên hai thuộc tính về giai cấp công nhân. Mặt khác, bên cạnh trình độ thấp của giai cấp công nhân truyền thống đã xuất công nhân có trình độ cao, có xu hướng “tri thức hoá” và cũng ngày càng tiếp thu thêm đông đảo những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình. Mặc dù vậy, bản chất về giai cấp công nhân cũng không hề thay đổi. Nếu trước kia, công nhân bán sức lao động chân tay là chủ yếu thì nay, họ bán cả sức lao động chân tay và lao động trí óc, giá trị ngày càng lớn và do đó càng bị bóc lột giá trị thặng dư theo chiều sâu. Giai cấp công nhân bắt đầu có sự thay đổi về tài sản. Phần lớn, họ không còn là những người vô sản trần trụi với hai bàn tay trắng, mà họ đã có một số tư liệu sản xuất phụ có thể cùng gia đình làm thêm; một số công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu ở xí nghiệp. Tuy vậy nhưng nó cũng không làm thay đổi toàn bộ lực lượng sản xuất cơ bản nhất, quyết định nhất đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, họ vẫn bị bóc lột dưới những hình thức khác nhau. Giai cấp công nhân hiện nay không những trong lĩnh vực công nghiệp mà trong mọi ngành nghề khác nhau, có trình độ sản xuất khác nhau của nền công nghiệp hiện đại. Họ là những người trực tiếp đứng máy, không nằm trong dây truyền sản xuất tự động, không kiểm tra hoạt động máy móc . mà đó là những chuyên gia trực tiếp chăm lo nghiên cứu, sáng chế để không ngừng cải tiến máy móc nhằm nâng cao chất lợng sản phẩm, năng suất lao động. Họ là những người hoạt động ở các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ cho sản xuất như bưu điện, viễn thông, giao thông vận tải,. Họ còn là những người lao động làm thuê trong các ngành dịch vụ đang trở thành những ngành công nghiệp thực sự như du lịch, ngân hàng, thông tin . Đó còn là những nhân viên thừa hành làm công ăn lương phục vụ cho hệ thống quản lý của các công ty. Đối với giai cấp công nhân ở thời kỳ đế quốc ta còn thấy bộ phận làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân. Xét về tư cách giai cấp, họ còn là những người làm chủ, nhưng xét về góc độ cá nhân, những người này vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư, do đó họ vẫn mang hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân. Do vậy họ vẫn nằm trong giai cấp công nhân. Tóm lại, căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân, ta có thể nói: những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân, còn những người làm công ăn lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo giục, văn hoá, dịch vụ( không liên quan đến sản xuất công nghiệp) . là những người lao động nói chung, họ đang được thu hút vào các tổ chức công đoàn nghề nghiệp nhưng họ không phải là công nhân. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân trở thành giai cấp nắm chính quyền, thành giai cấp thống trị nhưng không thành giai cấp bóc lột, họ có nhiệm vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hoá. Sau khi xoá bỏ được mọi giai cấp, giai cấp công nhân sẽ không còn nữa. Lúc đó, công nhân sẽ như mọi lao động được giải phóng, đều có điều kiện phát triển tự do và toàn diện. Có thể nói, những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Từ hai tiêu chí trên ta có thể định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”.

doc30 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Triết học Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan