Tiểu luận Triết học Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay

Bất cứ một học thuyết nào về con người đều không thể lẩn tránh một vấn đề đã được đặt ra trong lịch sử; Con người là gì? Bản chất của con người là gì? Quan điểm duy tâm quy đặc trưng, bản chất con người vào lĩnh vực ý thức tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực lượng siêu tự nhiên. Một số trào lưu triết học khác lại giải thích bản chất con người từ góc độ những điểm chung của mọi sinh vật trên trái đất. Bản chất đó là bản tính tự nhiên, là những nhu cầu thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng để phát triển giống nòi; hoặc tìm kiếm bản chất con người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách khỏi mối quan hệ xã hội hiện thực của nó. Tính chất siêu hình của các quan điểm này về bản chất của con người biểu hiện ở chỗ, con bản chất là cái vốn có trừu tượng và quy nó về bản tính tự nhiên, tách khỏi xã hội và trở nên bất biến. Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất con người. Các ông xuất phát từ con người thực tiễn, con người hiện thực, con người cải tạo thế giới và thông qua hoạt động vật chất con người. Đó là một động vật có tính xã hội với tất cả những nội dung văn hoá - lịch sử của nó. Như vậy, các ông không xem xét bản chất con người một cách cô lập và phiến diện mà đặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. Con người sống dựa vào tự nhiên như hết thẩy mọi sinh vật khác. Nhưng con người sở dĩ trở thành con người chính là ở chỗ nó khonog chỉ sống dựa vào tự nhiên, Ph.Ăngghen là người đầu tiên đã chỉ ra được bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ có lao động. Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành con người. Ph.Ăngghen nói "lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy". Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời cùng với con người, xã hội cũng con người, xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ thích hợp với mỗi phương thức sản xuất nhất định.Nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản xuất, bao gồm con người và công cụ lao động. Như thế, không phải cái gì khác mà chính là con người, cùng với những công cụ do họ chế tạo ra, đã quyết định sự thay đổi bộ mặt xã hội. Vậy xã hội đã sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế. Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những cá thể cô lập C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người: "Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Luận điểm trên thể hiện những điểm cơ bản sau: - Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Bởi vì, các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối, và chính kiểu quan hệ sản xuất đó là cái xét đến cùng, tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Ở đây, cái phổ biến (cái chung của nhân loại) tồn tại và thể hiện qua cái đặc thù (hình thái xã hội, giai cấp) và cái đơn nhất(cá nhân từng con người). Do đó, khi bàn đến bản chát chung của con người không thể gạt bỏ bản chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau; và ngược lại khi nói bản chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau không được quên bản chất chung của con người. Nhưng từ đó quy bản chất con người chỉ còn là bản chất giai cấp và tất cả mọi hoạt động của con người đều được giải thích trực tiếp từ đây lại là xuyên tạc thực chất quan điểm macxít về bản chất con người. Đây là một quan hệ không thể tách biệt của các thứ bậc về bản chất trong con người. - Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ ở từng hình thái xã hội riêng biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang (đương đại) vừa theo chiêù dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản của những thế hệ trước nó. Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người vươn lên, nhưng cũng có những truyền thống "đè nặng lên những con người đang sống". Do đó khi xem xét bản chất con người không được tách rời hiện tại và quá khứ. - Cái bản chất không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận chi phối trong chỉnh thể cụ thể phong phú đa dạng. Bản chất và thể hiện bản chất của con người có khác biệt. Không hiểu bản chất chung của con người hay quy tất cả những gì của con người để chỉ vào bản chất là sai lầm. Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội "vốn có" của con người đó và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người đó. Còn tất cả những hành vi của người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ. Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường thẳng, trực tiếp, mà thường là gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài; giữa bản năng sinh vật và hoạt động có ý thức giữa di truyền tự nhiên và văn hoá xã hội Trong diễn biến đầy mâu thaũan đó, bản chất thể hiện ra như một xu hướng chung, xét đến cùng mới thấy sự chi phối của xu hướng đó. Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến động đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Điều đó cũng có nghĩa là con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn. Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của toàn bộ quan hệ xã hội. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất con người. Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người, song không có nghĩa là, chủ nghĩa Mác- Lênin coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người. Bởi vì theo C. Mác "giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên".

doc18 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan