Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và lạm phát

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau hoặc cũng có thể coi là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.

ppt29 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4245 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LẠM PHÁT Trình bày: Sơn Nguyễn Anh Tú Trịnh Lý thuyết căn bản Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới Thực trạng chính sách TGHĐ qua các thời kì Giải pháp Nội dung I. Lý thuyết căn bản 1. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau hoặc cũng có thể coi là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Ví dụ: (25/05/2011 - Vietcombank) 1USD = 20.580 VNĐ I. Lý thuyết căn bản 1. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái được phát triển theo hướng các đồng tiền được định giá trị thông qua một vài đồng tiền tiêu chuẩn, tiêu biểu nhất là USD. Đồng tiền để ở số lượng 1 đơn vị được gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Chế độ (cơ chế) tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. I. Lý thuyết căn bản 2. Các hình thức tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá không xét đến tương quan giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia. - Tỷ giá hối đoái thực tế: Tỷ giá hối đoái thực biến động với sự mất giá đồng nội tệ phản ánh chi phí sản xuất hàng hóa nội địa của nước đó tăng lên. Nếu chi phí sản xuất của các quốc gia khác không thay đổi, nước đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh quốc tế. I. Lý thuyết căn bản I. Lý thuyết căn bản Có những loại chính sách tỷ giá hối đoái nào??? I. Lý thuyết căn bản Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái Vòng tròn luẩn quẩn Bối cảnh kinh tế Việt nam và thế giới Thế giới Thứ nhất, cuộc khủng hoảng 2007-2009 cho thẩy khả năng dự báo và can thiệp tỷ giá của các quốc gia cực kỳ khó khăn. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu manh nha từ tháng 08/2007, hàng loạt các tổ chức tài chính lớn trên thế giới bắt đầu quá trình bán tháo tài sản rủi ro và dịch chuyển dòng vốn vào các tài sản an toàn. Một điều cần nhấn mạnh là tổng giá trị ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế danh nghĩa lớn hơn gấp hàng chục lần lượng ngoại tệ thực tế. Điều này làm cho việc dự báo tỷ giá trở nên ít có tác dụng trong dài hạn. Thứ hai, đồng USD có xu hướng mất dần vị thế độc tôn của đồng tiền dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, thế giới chưa rõ vai trò của các đồng tiền lớn như Euro, Yên Nhật, SDR, vàng và các đồng tiền mạnh khác trong vị trí này như thế nào. Thứ ba, cơ chế tỷ giá cố định của Trung Quốc ngày càng bị Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích và gây sức ép chuyển đổi sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn II. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới 2. Việt Nam Vấn đề nan giải nhất với kinh tế Việt Nam trong năm nay là nút thắt tỷ giá, vốn liên quan trực tiếp tới tình trạng thâm hụt thương mại. Chênh lệch cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2010 là âm 12,5 tỷ USD, trong đó thâm hụt với Trung Quốc là 13 tỷ USD. Chính thâm hụt mậu dịch nặng nề với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã khiến Việt Nam phải chịu sức ép lớn về tỷ giá, do chính sách đối với đồng tiền của 2 nước trái ngược nhau. II. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới 2. Việt Nam Đồng Việt Nam đang được định giá cao so với đôla Mỹ. Bằng chứng là tỷ giá tự do là 22.300 đồng đổi một USD trong khi chính thức chỉ 20.693 đồng. Trong khi đó, Trung Quốc lại duy trì một chính sách đồng Nhân dân tệ yếu. Chính điều này đã khiến đồng Việt Nam bị đánh giá quá cao so với Nhân dân tệ. Do bất lợi tỷ giá, hàng hóa Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Thâm hụt mậu dịch, do đó càng bị đào sâu, dẫn đến sức ép về tỷ giá. Đề khắc phục tình trạng này, nền kinh tế một lần nữa phải chấp nhận thương đau khi tiến hành điều chỉnh tỷ giá, sao cho đồng tiền không bị định giá quá cao. Tuy nhiên, làm việc này vào thời điểm nào, như thế nào để đồng tiền không phải chịu thêm sức ép mới là bài toán thực sự khó. II. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới III. Thực trạng Chính sách TGHĐ ở Việt Nam 1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kì Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất nước chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đổng tiền neo tỷ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tỷ giá VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. II. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Dựa trên cơ sở những tác động của chính sách tỷ giá từ thời kì đổi mới đến nay và thành công của trong việc kiểm soát tỷ giá của một số nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam cần theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt với biên độ rộng thay cho biên độ dao động chưa đáng kể trong thời gian gần đây. Biên độ IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái 1. Cơ sở của chính sách tỉ giá linh hoạt và tăng giá VNĐ: Trong thời gian gần đây, giá USD giảm mạnh so với giá của các ngoại tệ khác, và tỉ giá giữa VNĐ và USD được giữ ổn định thông qua chính sách neo tỉ giá với biên độ thấp đã khiến cho giá đồng nội tệ giảm mạnh dẫn đến tăng lạm phát do chi phí đẩy (Việt Nam là nước nhập siêu) Việc tăng giá đồng nội tệ góp phần làm giảm sức ép lên lạm phát. Điển hình như Thái Lan, Đài Loan duy trì mức lạm phát ~ 3% Biểu đồ so sánh mức tăng giá đồng nội tệ với mức tỉ lệ lạm phát bình quân (2005) IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Việc tăng giá VNĐ so với USD có thể làm tụt giảm sản lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mĩ nhưng bù lại có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác. IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Việc tăng giá đồng Việt Nam so với USD sẽ làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào kích thích đầu tư và sản xuất Lợi nhuận tăng Tạo sự lạc quan cho các nhà đầu tư Giá nguyên liệu sản xuất giảm VNĐ tăng giá IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Vì những yếu tố trên Việt Nam không cần lo ngại đối với vấn đề VNĐ lên giá sẽ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Và chúng ta cần nhanh chóng thực hiện một chính sách tỷ giá linh hoạt và thật hợp lí để kiểm soát lạm phát trong tình hình hiện nay IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái 2.Tác động tích cực của chính sách tỉ giá linh hoạt hạn chế tăng cung tiền, tác nhân gây lạm phát trong thời gian qua Khi giữ cho VNĐ yếu hơn USD buộc nhà nước phải bỏ lượng lớn tiền đồng để mua USD hỗ trợ xuất khẩu => tăng cung tiền 140% từ năm 2005 đến nay Khi tỉ giá thị trường thích hợp nhà nước sẽ quyết định mua USD và sẽ được lợi khi bỏ 1 lượng ít VNĐ mua USD rẻ IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Đảm bảo khả năng phản ứng nhanh của thị trường trong nước khi USD đang mất giá mạnh trên toàn cầu Đem lại 1 giá trị nhất định so với các đồng tiền khác trên thế giới Kiềm chế được giá các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất => kiểm soát lạm phát Làm giảm thâm hụt thương mại do đồng Việt Nam không mất giá quá nhiều so với đồng tiền khác IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Hạn chế, sàng lọc các nguồn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế chưa hấp thu hiệu quả nguồn vốn vào. Các nhà đầu tư sẽ không rút vốn (do đồng Việt Nam ko bị mất giá) Giảm lượng ngoại tệ chảy vào Viêt Nam Chọn lọc được nguồn đầu tư lâu dài có hiệu quả cao, loại bỏ những nguồn đầu tư ngắn hạn mang nhiều rủi ro IV. Giải pháp kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tỷ giá hối đoái Phòng ngừa rủi ro khi giao dịch thanh toán quốc tế và đầu tư nước ngoài Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ phái sinh như Option, forward, swap… phát triển Các nhà đầu tư có cơ hội được sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối, giảm thiểu tác động tiêu cực do biến động tỉ giá hối đoái, thúc đẩy mở rộng đầu tư nước ngoài. Lời kết Như vậy, NHNN phải làm tăng sự hấp dẫn của tiền đồng một cách tương đối so với vàng và đô la. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và đô la đủ lớn. Cụ thể là mức chênh lệch này trong ngắn hạn phải lớn hơn mức kỳ vọng giảm giá tiền đồng, còn trong trung và dài hạn phải lớn hơn mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ. Từ kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá vừa rồi, chúng ta có thể rút ra một số bài học quan trọng cho công tác điều hành vĩ mô. - Thứ nhất, tình hình vĩ mô của ta đã nan giải đến mức việc khôi phục lại sự cân bằng trong bất kỳ một biến số vĩ mô nào đều phải trả một cái giá nhất định. Nói cách khác, Nhà nước sẽ phải chấp nhận đánh đổi giữa các mục tiêu vĩ mô. Ở phạm vi toàn nền kinh tế, sự đánh đổi này trong năm 2011 sẽ là để đạt mục tiêu ổn định vĩ mô, chúng ta phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thứ hai, để chính sách thực sự hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ nhiều chính sách chứ không thể hy vọng vào một biện pháp kỹ thuật đơn lẻ. Thứ ba, định hướng chính sách vĩ mô đúng không thôi thì chưa đủ. Năng lực của bộ máy thực thi chính sách, và trên hết, niềm tin của thị trường là những điều kiện then chốt để chính sách vĩ mô đạt được hiệu lực mong muốn. Để khôi phục lại niềm tin, Chính phủ cần cung cấp cho thị trường những thông điệp chính sách kịp thời, rõ ràng và nhất quán. Cuối cùng, những vấn đề tỷ giá cũng như lãi suất, nhập siêu, suy giảm dự trữ, thâm hụt ngân sách... chỉ là biểu hiện bề mặt của những bất hợp lý và mất cân đối có tính cơ cấu trong nội tại nền kinh tế. Cải cách cơ cấu, một lần nữa được thực tế khẳng định là ưu tiên sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tài liệu liên quan