Các văn kiện Đại hội Đảng trong các năm đổi mới đã cụ thể hóa các
quyết định này bằng cách nhấn mạnh vào việc chuyển đổi cơ cấu ngành,
thực hiện quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thoát
khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao chất lựong nguồn nhân lực, năng
lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng và tiềm lực kinh tế. Đồng thời
Việt Nam cũng tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập với các khu vực
và thế giới: trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các nước Đông Nam
A-ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA(1995): của Hội
nghị A-Âu ASEM(1996) và của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A Thái
Bình Dương -APEC(1998) thực hiện hiệp định thương mại song phương
với nhiều quốc gia (quan trọng nhất là Hiệp định thương mại song
phương Việt Mỹ 2001), của WTO trong tương lai.
Đứng trước một bối cảnh vừa tích cực hội nhập với khu vực và thế
giới, vừa cố gắng thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển thì Chính phủ
Việt Nam cần tăng cường đẩy mạnh các chính sách mở cửa nhằm tạo đà
phát triển trong các lĩnh vực kinh tế. Và một trong những chính sách quan
trọng, ở đây cần được Chính phủ quan tâm đó là thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp của các quốc gia và của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt
Nam.
Duới sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, chúng ta-những nhà Kinh
tế tương lai: hãy tìm tòi, phân tích để hiểu rõ về vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngòai vào Việt Nam (FDI), để có thể đưa ra một hướng đi đúng đắn
giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển một cách bền vững và ổn định
hơn. Chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn về thực trạng nguồn FDI ở Việt
nam và vai trò của nó dưới góc nhìn thực tế của thương mại .
12 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của đầu tư trực tiếp FDI và thực trạng FDI tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Thực trạng nguồn FDI ở
Việt nam và vai trò của nó
dưới góc nhìn thực tế của
thương mại
2
Lời mở đầu
Các văn kiện Đại hội Đảng trong các năm đổi mới đã cụ thể hóa các
quyết định này bằng cách nhấn mạnh vào việc chuyển đổi cơ cấu ngành,
thực hiện quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thoát
khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao chất lựong nguồn nhân lực, năng
lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng và tiềm lực kinh tế. Đồng thời
Việt Nam cũng tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập với các khu vực
và thế giới: trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các nước Đông Nam
A-ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA(1995): của Hội
nghị A-Âu ASEM(1996) và của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A Thái
Bình Dương -APEC(1998) thực hiện hiệp định thương mại song phương
với nhiều quốc gia (quan trọng nhất là Hiệp định thương mại song
phương Việt Mỹ 2001), của WTO trong tương lai.
Đứng trước một bối cảnh vừa tích cực hội nhập với khu vực và thế
giới, vừa cố gắng thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển thì Chính phủ
Việt Nam cần tăng cường đẩy mạnh các chính sách mở cửa nhằm tạo đà
phát triển trong các lĩnh vực kinh tế. Và một trong những chính sách quan
trọng, ở đây cần được Chính phủ quan tâm đó là thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp của các quốc gia và của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt
Nam.
Duới sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, chúng ta-những nhà Kinh
tế tương lai: hãy tìm tòi, phân tích để hiểu rõ về vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngòai vào Việt Nam (FDI), để có thể đưa ra một hướng đi đúng đắn
giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển một cách bền vững và ổn định
hơn. Chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn về thực trạng nguồn FDI ở Việt
nam và vai trò của nó dưới góc nhìn thực tế của thương mại .
3
Chương1:Khái niệm về FDI
Để nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, chính xác việc đầu tiên chúng
ta phải hiểu khái niệm FDI ? FDI-Foreign Direct Investmen
1.Theo quan điểm của Thương mại quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước
ngoài xuất hiện khi một công ty đầu tư các nguồn lực vào các hoạt động
kinh doanh bên ngoài quốc gia mà công ty đó đang hoạt động -Globle
busines today,Charles W.L.Hill,NXB McGraw-Hill,2004
2.Theo quan điểm của Kinh Tế Quốc Tế, người ta hiểu “Đầu trực tiếp
là một loại hình của đầu quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng
thời là người trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng
vốn”-Kinh tế quốc tế, Bộ môn Kinh tế quốc tế, trường ĐH Kinh tế quốc
dân, NXB khoa học và kỹ thuật ,2004
3.Theo quan điểm của kinh tế phát triển: “Đầu tư trực tiếp là hoạt
động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động
quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt
động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hợp đồng, liên doanh, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”-Kinh tế phát triển, Bộ môn kinh tế
phát triển, trường ĐH kinh tế quốc dân ,NXB thống kê, 1997
4.Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại điều 2 qui định rõ:
“Đầu nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào đa Việt Nam vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu theo qui
định của luật đâù nước ngoài tại Việt Nam”-Trích Điều 2, luật đầu tư
nước ngoài Việt Nam, do Quốc hội Việt Nam thông qua, chủ tịch Lê Đức
anh kí, và có hiệu lực kể từ ngày 23/11/1996
4
Chương 2:Thực trạng FDI tại Việt Nam
1. Số liệu về FDI tại Việt Nam từ 1988-2003
Năm Tổng vốn FDI theo
năm (triệu USD)
Tỷ lệ tăng trởng
liên hoàn (%)
Tỷ lệ phát triển
định gốc (%)
1 1988 371,8 100 100
2 1989 582,5 156,67 -156,67
3 1990 839,0 144,03 226,15
4 1991 1.322,3 157,60 355,65
5 1992 2.156,0 163,73 582,30
6 1993 2.900,0 133.95 779,99
7 1994 3.756,6 129,85 1012,80
8 1995 6.530,8 173,43 1756,53
9 1996 8.497,3 130,11 2285,45
10 1997 4.649,1 54,71 1250,43
11 1998 3.897,0 83,82 1048,14
12 1999 1.568,0 40,24 421,73
13 2000 2.012,4 128,34 541,26
14 2001 2.535,5 125,99 681,95
15 2002 1.557,7 64,44 418,96
16 ước2003 1512,8 97,12 406,89
17 Tổng
cộng
44.706,7
Bảng1: số liệu FDI tại Việt Nam từ 1988-2003
( nguồn số liệu: Kinh tế 2003-2004, thời báo kinh tế Việt Nam)
Phân tích bảng số liệu:
-Căn cứ theo tỷ lệ phát triển định gốc: ta thấy nguồn vốn FDI của các
năm (1989-2003) so với năm gốc (1988) liên tục tăng, tuy nhiên tỷ lệ phát
triển không đồng đều, điều này phản ánh khả năng thu hút vốn FDI của
Chính Phủ Việt Nam chưa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu dẫn đến tỷ lệ
tăng không đồng đều. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như
cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á 1997-1998; Việt Nam chịu sự cạnh
tranh trong việc thu hút FDI của các quốc gia trong cùng khu vực, cũng
đã ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong
một thời gian dài sau đó.
Tình hình phát triển như vậy có thể do các nguyên nhân:
-Yếu tố khách quan: có những bất ổn về nguồn vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam.
5
-Yếu tố chủ quan: có thể do chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
của Chính phủ Việt Nam chưa thỏa đáng so với những yêu cầu đặt ra của
nhà đầu tư nước ngoài.
2. Phân tích số liệu FDI của một số quốc gia có vốn đầu tư trên
1(một) tỷ USD:
TT Quốc gia Vốn FDI(triệu USD) Tỷ trọng(%)
1 Singapore 6.245,5 13,97
2 Đài Loan 5.965,0 13,34
3 Hồng kông 3.987,2 8,92
4 Nhật bản 3.858,6 8,47
5 Hàn Quốc 3.858,6 8,63
6 Pháp 2.594,1 5,80
7 Quần Dảo vigin( Anh) 2.177,5 4,87
8 Anh 1.811,8 4,05
9 Liên bang nga 1.635,6 3,66
10 Mỹ 1.644,7 3,68
11 Malaysia 1.306,9 2,92
12 Australia 1.310,2 2,93
13 Thái lan 1.219,9 2,73
14 Hà lan 1.200,2 2,68
15 Cá quốc gia khác 5.964,1 13,35
16 Tổng cộng 44.706,7 100%
Bảng 2: Số liệu đối tác trên 1 tỷ USD từ 1988-2003
( nguồn số liệu: Kinh Tế 2003-2004, thời báo Kinh tế Việt nam)
Phân tích:
-Các quốc gia đối tác có số vốn trên 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy hơn nữa
nguồn vốn đầu tư của các quốc gia này vào Việt Nam. Mặt khác như
chúng ta đã biết kết quả chung từ 1988 đến hết năm 2003 đã có 75 nước
và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào 60 tỉnh thành phố của Việt Nam với
số vốn 44.706,7 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có 14 đối tác có số
vốn FDI trên 1 tỷ USD ( chiếm 86,65% tổng vốn đầu tư) còn lại các quốc
gia đối tác khác (khoảng 61 quốc gia,vùng lãnh thổ khác) có số vốn FDI
dưới 1 tỷ USD (chiếm 13,35%). Do đó, trong thời gian tới chính phủ Việt
Nam cần tăng cường hợp tác song phương với chính phủ các nước trong
khu vực và thế giới.
Nguyên nhân tại sao các quốc gia có FDI dưới 1 tỷ USD tại Việt Nam
mà không đầu tư nhiều vào Việt Nam có lẽ là do: chính sách thu hút đầu
6
tư của Việt Nam còn kém hấp dẫn, hay do thủ tục pháp lí còn nhiều v-
ướng mắc khiến các nhà đầu tư “e ngại.”
3.Phân tích số liệu FDI của các địa phương tại Việt Nam có số vốn
FDI trên 1 tỷ USD
Địa phương tại Việt Nam Số vốn FDI
(triệu USD)
Tỷ trọng
điạ phương(%)
1 Tp.Hồ Chí Minh 11.197,4 25,25
2 Hà Nội 8.193,8 18,42
3 Đồng Nai 4.534,9 9,82
4 Bà Rịa -Vũng tàu 3.585,8 8,11
5 Bình Phước 2.023,2 4,57
6 Hải phòng 1.655,0 3,73
7 Quảng Ngãi 1.338,2 3,02
8 Đà Nẵng 1.124,5 2,45
9 Các địa phương khác 11.053,9 24,63
Tổng 44.706,7 100%
Bảng 3.Số liệu FDI tại địa phương có số vốn trên 1 tỷ USD
(nguồn số liệu:kinh tế 2003-2004,Thời báo kinh tế Việt Nam)
Nhận xét:Từ bảng 3 ta thấy:Hiện nay Việt Nam có 64 thành phố
,nhưng số lượng vốn đầu tư lại chỉ tập trung vào 10 địa bàn lớn nhất trong
cả nước (với 33.353,3 triệu USD, chiếm 75.4% tổng vốn FDI). Điều này
dễ dẫn đến nghịch lí: tại các vùng có số vốn FDI tập trung sẽ có tốc độ
kinh tế tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các vùng khác,tạo ra
khỏang cách về phát triển kinh tế giữa các vùng ,đời sống các khu vực sẽ
bị phân hóa, khoảng cách giàu nghèo sẽ xảy ra ,điều này sẽ đi ngược lại
chủ trương và chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam.
Do đó, hơn bao giờ hết ,chính phủ Việt Nam cần chú trọng trong công tác
tháo gỡ khó khăn cho các địa phương nghèo ,tạo cầu nối thương mại và
kinh tế, đề ra các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các đối tác khi đầu tư tại
các địa phương này…nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững trong
lâu dài.
7
4. Phân tích số liệu FDI theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực đầu tư Vốn FDI(triệu
USD)
Tỷ trọng
ngành(%)
1 Nông,lâm nghiệp 1.484,4 3,37
2 Thủy sản 414,2 0,94
3 Công nghiệp
Trong đó:đầu khí
19.863,6
4.245,3
45,15
4 Xây dựng(*) 4.777,5 10,86
5 Khách sạn,du lịch 5.044,8 11,47
6 GTVT,bưu điện 3.686,3 8,38
7 Tài chính,ngân hàng 243,1 0,55
8 Văn hóa,y tế giáo dục 758,7 1,73
9 Các ngành dịch vụ khác(**) 7.723,4 17,55
Ghi chú: Không kể vốn tăng thêm, các dự án của Vietsopetro.
(*) bao gồm cả xây dựng cả Khu chế xuất
(**) bao gồm cả xây dựng căn phòng và căn hộ
bảng3:Số liệu FDI theo nghành và lĩnh vực đầu t
( nguồn số liệu: Thời báo Kinh tế việt nam số 140/2003)
Phân tích: nhìn vào bảng 3, chúng ta thấy hiện nay tại Việt Nam cơ cấu
của vốn FDI đi theo xu hướng CN-DV-NN, về cơ bản đây cũng là một
bước chuyển đổi của cả một quá trình lâu dài. Tuy nhiên chính phủ Việt
Nam trong thời gian tới cần có các chính sách thích hợp hơn để ưu tiên
cho việc phát triển dịch vụ tại một số nghành then chốt mà nhà nước còn
giữ độc quyền, chẳng hạn như y tế, bảo hiểm, bưu chính- viễn thông…ưu
đãi cho sự phát triển Công nghiệp tại các vùng địa phơng và duy trì lợi
thế nông nghiệp mà chúng ta đã có từ trước. Có như vậy mới đáp ứng đợc
sự phát triển theo định hướng của Đảng và chính phủ Việt Nam đã đề ra.
8
Chương 3:Vai trò FDI đối với quá trình Công nghiệp
hóa-Hiện đại hóa Việt Nam
1.Vốn đầu tư trực tiếp nứớc ngoài là nguồn vốn quan trọng và là một
trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và thúc đẩy
nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước:
Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay,
vốn đầu tư nước ngòai thực hiện tại Việt Nam bình quân 2194,17 triệu
USD/năm. Đối với một nền kinh tế có qui mô như của nước ta thì đây là
một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo
ra sự chuyển biến không chỉ về qui mô đầu tư mà điều quan trọng là
nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác điều kiện” để việc đầu tư của
Việt Nam đạt được hiệu quả nhất định trong quá trình CNH-HĐH.
2.Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những
năng lực sản xuất mới,ngành nghề mới,sản phẩm mới,công nghệ mới,
phương thức sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế nước ta
từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại:
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao
hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác, và cao hơn hẳn chỉ
số phát triển chung của cả nước. Tỷ trọng của khu vực của khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu
hướng tăng nhưng không ổn định trong những năm gần đây (xem bảng
4), điều đó nói lên việc thu hút đầu tư cần có những chính sách tích cực
hơn, nhưng xét trên tình hình chung thì FDI đã và đang đóng góp cho nền
kinh tế nước nhà những công nghệ sản xuất với các dây chuyền tự động
hóa trong sản xuất công nghiệp ôtô, xe máy, thiết bị điện tử…, các lĩnh
vực công nghệ cao của htế giới như viễn thông, tin học…
Năm GDP (triệu USD) Vốn FDI(triệu
USD)
Tỷtrọng
FDI/GDP (%)
1 1998 22.236 22.236 22.236
2 1999 23.297 1.568 6,3
3 2000 24.879 2.012,4 8,09
4 2001 26.595 2.535,5 9,53
5 2002 28.466 1.557,7 5,47
6 2003 30.529 1.512,8 4,96
Tổng 127.536 13.083,4 10,26
Bảng 5:Số liệu so sánh FDI/GDP từ 1998-2003
( nguồn số liệu :Vietnam econmic times issue 120 febuary 2004)
9
Đồng thời xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI đã
đương nhiên đặt các doanh nghiệp Việt Nam trong đIều kiện buộc phảI
gia tăng năng lực cạnh tranh, cảI tổ triệt để phương thức sản xuất, nâng
cao trình độ lao động,… mới mong có cơ hội tồn tại và phát triển.ĐIũu
này dẫn đến hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận
được các công nghệ hiện đại, người tiêu dùng được hưởng lợi hơn.Mặt
khác các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam cũng tạo đIều kiện
cho thị trường Việt Nam hình thành nhiều lĩnh vực ngành nghề mới như:
thị trrường lao động, thị trường bất động sản , thị trường du lịch, thị
trường vốn,…đây là những nhân tố để hình thành nên một nền konh tế thị
trường toàn diện tại Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng
và chính phủ đã đề ra.
3.Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra
một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao,
đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực
cho người lao động Việt Nam:
Đây chính là kết quả nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì nhờ
có đầu tư trực tiếp nước ngoàI mà thu nhập bình quân của người lâo động
làm trong các donah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI là 70 USD/tháng
(tương đương 1.100.000đồng) bằng khoảng 150% mức thu nhập bình
quân của lao động trong khu vực nước nhà (Nguồn số liệu :Nghiên cứu
kinh tế số 286 tháng 9/2000).Đây là yếu tố hấp dẫn đối với người lao
động Việt Nam ,do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường
lao động. Tuy nhiên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đòi
hỏi cường độ cao, kỹ thuật lao động nghiêm khắc,… đúng với yêu cầu
đối với lực lượng động có trình độ cao về tay nghề , học vấn, ngoại ngữ
… Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu
tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tự tu
dưỡng,rèn luỵen, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủđIều kiện
được tuyển chọn vào làm việc taị các doanh nhiệp này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoàI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập
kinh tế Việt nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa
hàng hoá sản xúât tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách
có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoàI thông qua thực hiện dự án đầu tư
đã tư đã trở thành “cầu nối”, là đIều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng
tiếp cận và tiến hành hợp tác quốc tế ,cũng như những trung tâm kinh tế,
kỹ thuật ,công nghệ mạnh của thế giới. Một vấn đề nữa không kém phần
quan trọng là hoạt động của đầu tư trự tiếp nước ngoàI đã giúp Việt Nam
mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hoá xuất khẩu
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI, vô hình chung đã biến
các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoàI tại việt Nam
thành bạn hàng của Việt Nam.
10
Kết Luận
Con đường phát triển của mỗi quốc gia là không giống nhau nhưng cái
đích cuối cùng của sự phát triển không có điểm khác biệt. Dưới góc nhìn
của thương mại đã đưa ta đến với chủ đề :
Vai trò của đầu tư trực tiếp (FDI) và thực trạng FDI tại Việt Nam
Với cái nhìn thực tế về nền kinh tế nước nhà trên cơ sở phân tích thực
trạng của FDI tại Việt Nam và vai trò FDI đối với quá trình công nghiệp
hoá-hiện đại hoá Việt Nam. Phải chăng đây là những luận cứ quan trọng
giúp Việt Nam có thể xem xét đánh giá hướng đi cho chiến lược thu hút
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Khi ta đã hiểu rõ vai trò của FDI thì cần chủ động tranh thủ cải thiện
không ngừng môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài (sự ổn định về
chính trị, ổn định về kinh tế, ổn định về pháp lý, những điều kiện thuận
lợi kể cả điều kiện về kết cấu hạ tầng, tiện nghi vật chất và những thủ tục
dễ dàng cho người đầu tư nước ngoài để tranh thủ được đầu tư nước
ngoài vào nước ta).
Mặt khác với đề tài tiểu luận này chúng ta đã một phần nào biết được
tình hình kinh tế của nước nhà.Có lẽ đây là bước đi chập chững của các
nhà kinh tế tương lai để có thể góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát
triển ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới.
11
Tài liệu tham khảo
1. Thương mại-
2. Điều 2-luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam do quốc hội Việt Nam
thông qua, chủ tịch Lê Đức Anh ký và có hiệu lực kể từ 23/11/96
3. Kinh tế 2003-2004, thời báo kinh tế
4. Thời báo kinh tế Việt Nam số 140/2003
5. Kinh tế quốc tế, trang 132, khoa Kinh Tế Quốc Tế trường đại học
Kinh Tế Quốc dân, NXB khoa học và kỹ thuật
12
Mục Lục
Nội dung…………………………………………………………..Trang
Lời mở đầu …………………………………………………..01
Chương1:Khái niệm về FDI………………………………….02
Chương 2:Thực trạng FDI tại Việt Nam
1. Số liệu về FDI tại Việt Nam từ 1988-2003…………....03
2. Phân tích số liệu FDI của một số quốc gia có vốn đầu tư trên
1(một) tỷ USD ……………………………………………….04
3.Phân tích số liệu FDI của các địa phương tại Việt Nam có số vốn
FDI trên 1 tỷ USD ……………………………………………05
4. Phân tích số liệu FDI theo lĩnh vực đầu tư ……………05-06
Chương 3:Vai trò FDI đối với quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Việt Nam ……………………………………………………..07-08
Kết luận ………………………………………………………09
Lời cam đoan của sinh viên
Tài liệu tham khảo