Tiểu luận Vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân lực (NNL), nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, ). Trong các nguồn này thì nguồn nhân lực là quan trọng , quyết định các nguồn lực khác. Điều đó có nghĩa là phát triển NNL phải đáp ứng được yêu cầu của các công ty, của các ngành và nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh phát triển mới cho những nước đang bắt đầu phát triển trong thể ký XXI với nhiều khó khăn và thách thức hơn. Trong khi NNL là yếu tố quyết định trong phát triển ổn định và lâu dài của các nước, một câu hỏi thiết yếu với Việt Nam hiện nay là làm sao để phát triển NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Là sinh viên khối ngành kinh tế, chúng tôi xác định được tầm quan trọng của NNL đối với sự phát triển của nền kinh tế nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam” để tìm hiểu.

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 6036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI ôa*&*bô TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH Tiểu luận: Nhóm thực hiện: Đặng Thị Kiều Diễm Nguyễn Thị Thùy Dương Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Bùi Thị Bích Huyền GVHD: TSKH. Đặng Công Tráng a Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1/2010 b Để hoàn thành được bài tiểu luân này, trước hết nhóm chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, khoa Quản trị kinh doanh và thư viện đã tạo điều kiện cho nhóm chúng em trong quá trình làm tiểu luận. Đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TSKH. Đặng Công Tráng, người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiên cho nhóm chúng em thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này.Hy vọng rằng những kiến thức mà nhóm chúng em mang đến qua tiểu luận này sẽ góp một phần giúp ích cho mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề phát triền nguồn nhân lực tại Việt Nam gần đây. Xin chân thành cảm ơn. TP. HCM, ngày 23 tháng 1 năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. Chân thành nhận lời góp ý của giáo viên hướng dẫn : ………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. DANH SÁCH NHÓM STT Họ và tên MSSV Điểm 1. Đặng Thị Kiều Diễm (Nhóm trưởng) 0810226 2. Nguyễn Thị Thùy Dương 0810337 3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 0810916 4. Bùi Thị Bích Huyền 0811022 Mục lục Lời cảm ơn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và danh sách nhóm. Mục lục Phần mở đầu 5 Phần nội dung 7 Chương 1: Cơ sở lý luận 7 Khái niệm NNL và phát triển NNL ………………………………………..7 Nguồn nhân lực ……………………………………………………...7 Phát triển NNL………………………………………………………..8 NNL chất lượng cao (CLC)...………………………………………...9 Vai trò của NNL chất lượng cao đối với nền kinh tế……………………...10 Chương 2: Thực trạng NNL tại Việt Nam hiện nay…………………………..11 2.1. Kết cấu NNL……………………………………………………………….11 2.1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực theo tuổi…………………………………….11 2.1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính………………………………..13 2.1.3 Theo trình độ học vấn………………………………………………..14 2.1.4 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật………………………………….17 2.2. Phân bổ NNL………………………………………………………………18 2.2.1. Theo ngành………………………………………………………….18 2.2.2. Theo khu vực………………………………………………………..19 2.3. Chất lượng NNL…………………………………………………………...19 2.4. Xã hội hóa giáo dục – con đường câng cao chất lượng NNL……………..23 2.4.1. Các góc độ nhìn nhận “xã hội hóa” giáo dục………………………23 2.4.2. Xã hội hóa giáo dục – nhà nước và nhân dân cùng làm……………25 2.5. Một số thành tựu và thách thức đối với NNL Việt Nam…………………..27 2.5.1. Thành tựu…………………………………………………………...27 2.5.2. Thách thức………………………………………………………….27 Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp………………………………………..29 Phần kết luận ……………………………………………………………………...33 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………34 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân lực (NNL), nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, …). Trong các nguồn này thì nguồn nhân lực là quan trọng , quyết định các nguồn lực khác. Điều đó có nghĩa là phát triển NNL phải đáp ứng được yêu cầu của các công ty, của các ngành và nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh phát triển mới cho những nước đang bắt đầu phát triển trong thể ký XXI với nhiều khó khăn và thách thức hơn. Trong khi NNL là yếu tố quyết định trong phát triển ổn định và lâu dài của các nước, một câu hỏi thiết yếu với Việt Nam hiện nay là làm sao để phát triển NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Là sinh viên khối ngành kinh tế, chúng tôi xác định được tầm quan trọng của NNL đối với sự phát triển của nền kinh tế nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam” để tìm hiểu. Mục đích nghiên cứu: Phân tích vai trò của NNL và thực trạng của NNL ở Việt Nam hiện nay. Phân tích thành tựu đạt được những năm qua cũng như những tồn tại hay thách thức phía trước. Từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Khái quát chung về NNL nói chung Vai trò của NNL trong việc phát triển kinh tế NNL trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Giáo dục nghề nghiệp đối với việc phát triển NNL Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của tiểu luận tập trung chủ yếu tập trung vào việc làm rõ thực trạng của NNL Việt Nam những năm gần đây,những thách thức đối với NNl Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển NNL. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu vấn để phát triển NNL ở góc độ tổng quan chứ không đi sâu vào tìm hiểu NNL trong từng ngành cụ thể. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu các sách báo, websites về kinh tế. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp ... trong quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Qua những nghiên cứu và phân tích trong bài tiểu luận chúng tôi thấy được tầm quan trọng của NNL đối với nền kinh tế cũng như thực trạng của NNL tại Việt Nam gần đây. Ngoài ra chúng tôi còn thấy được những thách thức mà NNL Việt Nam phải đối mặt để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển NNL – một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nên kinh tế phát triển trong xu thế hội nhập. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận Khái niệm NNL và phát triển NNL: Nguồn nhân lực: Đến nay đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về NNL. Theo Liên Hợp Quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo tổ chức lao động quốc tế thì NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động . NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Phát triển NNL: Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. nguồn nhân lực. Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội. Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia. NNL chất lượng cao (CLC): NNL CLC là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). Giữa chất lượng NNL và NNL CLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng NNL là muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL CLC là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về NNL CLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. NNL CLC là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, NNL CLC cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất. Vai trò của NNL chất lượng cao đối với nền kinh tế: Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế. Theo nhà kinh tế người Anh William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của LSX. Trong truyền thống VN xác định ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ". Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên" ( Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer) Thứ nhất là, NNL CLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện : Quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn. Quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. Quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo. Quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba. Thứ hai là, NNL CLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Thứ ba là, NNL CLC là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững Thứ tư là, NNL CLC là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Chương 2: Thực trạng NNL tại Việt Nam hiện nay 2.1. Kết cấu NNL: 2.1.1 Cơ cấu NNL theo tuổi Nước ta là một nước thuộc loại dân số trẻ. Số lao động trong độ tuổi từ 15-44 chiếm gần 80% lao động độ tuổi trên 60 chiếm khoảng 3% tổng lao động của cả nước. Nguồn nhân lực của nước ta rất dồi dào và đang ngày càng tăng nhanh. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi 15-34 và độ tuổi trên 60 thì có xu hướng giảm còn độ tuổi từ 35-59 lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, sự thay đổi này là rất nhỏ không đáng kể. Từ năm 2007, cơ cấu dân số (DS) nước ta bước vào giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ DS trong độ tuổi lao động đạt giá trị cực đại và tỷ lệ DS phụ thuộc dưới 50%. Giai đoạn "cơ cấu DS vàng" dự báo kéo dài 15 năm, từ 2007 đến 2012, đây là khoảng thời gian ngắn so với nhiều nước trên thế giới. Đến năm 2015, tỷ lệ DS trong độ tuổi lao động đạt giá trị cực đại, chiếm tới 68,2% DS, theo đó có 63,4 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số 94,3 triệu dân. Đồng thời, số người bước vào tuổi lao động mỗi năm là 1,6 triệu người khiến nhu cầu về giải quyết việc làm tăng. Do vậy, giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dồi dào sẽ là một thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong những năm tới. Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm tuổi, giới tính và tỷ số giới tính (Nam/100 nữ), năm 2006 - 2007 . Đơn vị: người Nhóm tuổi 2006 2007 Nam Nữ Tổng số Tỷ số giới tính Nam Nữ Tổng số Tỷ số giới tính 15-19 11,33 10,28 10,80 106,5 11,25 10, 18 10,71 106,8 20-24 8,93 8,65 8,79 99,7 8,84 8,54 8,69 96,9 25-29 7,82 3,37 7,79 97,2 7,67 7,65 7,66 97,6 30-34 7,78 7,67 7,72 97,9 7,75 7,68 7,71 98,7 35-39 7,70 7,55 7,62 98,6 7,73 7,57 7,66 97,9 40-44 7,32 7,28 7,30 97,2 7,56 7,47 7,51 95,0 45-49 6,36 6,38 6,37 96,3 6,38 6,49 6,44 85,8 50-54 4,42 5,17 4,80 82,5 4,92 5,54 5,23 83,6 55-59 3,07 3,53 3,30 84,0 3,18 3,68 3,43 80,5 60-64 1.96 2,40 2,19 79,0 2,06 2,47 2,27 73,6 Nguồn: TCTK. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2006-2007 Như vậy ta có thể thấy là NNL của nước ta có nhu cầu đào tạo rất lớn do số lượng lao động đông tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao và số lượng lao động nông thôn cũng rất lớn. Mặt khác thì hiện nay trình độ của lực lượng lao động nước ta rất thấp, một khối lượng lớn người lao động chưa được giáo dục đào tạo. Do đó, muốn đáp ứng được nhu cầu hiện nay thì lao động cần phải được đào tạo, trang bị và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề. 2.1.2 Cơ cấu NNL theo giới tính Đến nay, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm đã tăng lên và có khả năng vượt chỉ tiêu kế hoạch. Theo Điều tra lao động - việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục Thống kê, năm 2005, lao động nữ chiếm khoảng 21,14 triệu người trong tổng số lao động của nền kinh tế quốc dân (48,6% so với 43,45 triệu lao động), đến 8/2007 đã tăng lên khoảng 22,77 triệu người (49,4% so với tổng số trên 46,11 triệu lao động).  Chênh lệch lao động sau 2 năm 2006 – 2007 tương ứng với số lao động được giải quyết việc làm mới là 2,76 triệu người (trong đó, lao động nam là 1,08 triệu người và lao động nữ là trên 1,67 triệu người), bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1,33 triệu người, trong đó, lao động nữ là 835 nghìn người.   Theo đánh giá tổng quan, nếu mức độ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là thấp, khả năng đến cuối năm 2010, lao động nữ sẽ đạt và vượt chỉ tiêu 50% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm hiện nay là chất lượng công việc của lao động nữ vì chủ yếu các chị em vẫn chiếm số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Trong các ngành nghề đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động, nhưng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng về giới, thể hiện qua tỷ lệ lao động nữ trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp dù có chiều hướng giảm nhưng xét về cơ cấu giới thì vẫn còn rất cao Khu vực nông thôn tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao hơn thành thị (81,3% ở nông thôn so với 67,3% ở khu vực thành thị). Điều này cho thấy ở nông thôn chủ yếu là lao động nông nghiệp nên thu hút nhiều lao động nữ hơn khu vực thành thị. Lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đương với lao động nam trong lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, thì tỷ lệ lao động nữ tham gia vào hoạt đông kinh tế lại ít hơn so với lao động nam (77,4% so với 81,9%) và nhất là ở khu vực thành thị thì khoảng cách chênh lệch tỷ lệ này là rất cao (tỷlệ nữ tham gia hoạt động kinh tế là 67,3% trong khi tỷ lệ nam là 76,
Tài liệu liên quan