Tiểu luận Vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên

1.Khái quát về những mặt tốt của SV sau đó chuyển qua vấn đề này 2.Sinh viên hiện nay đang có cuộc sống thế nào (nêu một số hoàn cảnh tác động đến đời sống SV từ đó nảy sinh những mặt ko tốt) Sinh viên sống buông thả dẫn tới những mặt trái trong tình cảm,sự dễ dãi,yêu hết mình,hay là yêu chỉ để tìm cách lợi dụng vật chất hoặc cho người khác biết minh đã có ngừơi yêu để thể hiện sự sành điệu,thậm chí để thõa mãn về dục vọng. 3.Các cuộc tình diễn ra như thế nào.nêu rõ những cuộc tình đó về: các cuộc hẹn hò(chat,điịen thoại hàng giờ => câu tiền DT?),lí do vì sao? ,bắt nguồn ở đâu,diễn ra như thế nào,đặc điểm.đối tượng tham gia là ai,nhằm mục đích gì? -chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, còn gọi là sống thử 4.Hết những cuộc hẹn hò là vấn đề xã hội. Những cuộc thù hằn đẫm máu có thể đã diến ra nhiều nơi về vấn đề tình yêu hay là bất đồng ý kiến,tình cảm,hay mâu thuẩn nảy sinh từ những cuộc ăn chơi. SV đối xử hay quan hệ với những người xung quanh ra sao,hoat động tình nguyện của họ có được diễn ra không. 5.Tinh cảm của Sv với gia đình,họ hàng,bạn bè

doc23 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 6396 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............(((...........  Tiểu Luận Vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên Mục Lục Vấn đề tiêu cực trong tình cảm của sinh viên: 1 Quan điểm của sinh viên về sống chung trước hôn nhân 4 Khi tình yêu biến thành... thù hận 7 Vẫn biết rằng mất mát trong tình yêu là nỗi đau khó có thể phai mờ, nhưng khi ta nuôi mãi trong mình sự đau đớn và biến nó thành thù hận thì thực sự không hề tốt một chút nào. 7 1. Nướng mình trên chiếu đỏ-đen 7 2. Mượn rượu giải sầu 9 3. Và đánh mất mình hơn nữa 10 Toàn cầu hóa với đạo đức sinh viên hiện nay 13 1.Khái quát về những mặt tốt của SV sau đó chuyển qua vấn đề này 2.Sinh viên hiện nay đang có cuộc sống thế nào (nêu một số hoàn cảnh tác động đến đời sống SV từ đó nảy sinh những mặt ko tốt) Sinh viên sống buông thả dẫn tới những mặt trái trong tình cảm,sự dễ dãi,yêu hết mình,hay là yêu chỉ để tìm cách lợi dụng vật chất hoặc cho người khác biết minh đã có ngừơi yêu để thể hiện sự sành điệu,thậm chí để thõa mãn về dục vọng. 3.Các cuộc tình diễn ra như thế nào.nêu rõ những cuộc tình đó về: các cuộc hẹn hò(chat,điịen thoại hàng giờ => câu tiền DT?),lí do vì sao? ,bắt nguồn ở đâu,diễn ra như thế nào,đặc điểm..đối tượng tham gia là ai,nhằm mục đích gì? -chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, còn gọi là sống thử 4.Hết những cuộc hẹn hò là vấn đề xã hội. Những cuộc thù hằn đẫm máu có thể đã diến ra nhiều nơi về vấn đề tình yêu hay là bất đồng ý kiến,tình cảm,hay mâu thuẩn nảy sinh từ những cuộc ăn chơi. SV đối xử hay quan hệ với những người xung quanh ra sao,hoat động tình nguyện của họ có được diễn ra không. 5.Tinh cảm của Sv với gia đình,họ hàng,bạn bè Start: 1. Phần lớn sinh viên ( SV) đều ở độ tuổi 18 đến 23. Đây là lứa tuổi tràn đầy sức sống, là thời kỳ đẹp nhất của mỗi con người, cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn. Trước mắt họ là biết bao điều kỳ diệu đang diễn ra. Họ muốn tham gia vào tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong tất cả các mối quan hệ đó, quan hệ tình bạn, tình yêu vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì vậy có thể coi tình yêu là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của TN nói chung, SV nói riêng. Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng, năng lực tính cách, lối sống… của SV. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc như hiện nay, SV quan niệm như thế nào về tình yêu? Có người cho rằng tình yêu SV đẹp vì nó được dệt bằng những ước mơ cao xa, lãng mạn. Nhưng cũng có người cho rằng tình yêu SV thường không thành. Khi tìm hiểu quan niệm của SV hiện nay về tình yêu, một SV năm thứ tư nói: “Phải đến 90% là không thành vì nhận thức của họ còn quá non nớt". Tất nhiên đây là một nhận xét chủ quan vì cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào điều tra có bao nhiêu SV yêu nhau tiến tới hôn nhân? Tuy nhiên nhận xét trên không phải không có lý. Nhiều SV hiện nay coi tình yêu như là một trò chơi, một trò giải trí hay là một sự ganh đua với bạn bè. Một bộ phận SV đã và đang sống theo khẩu hiệu: “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, yêu đương thoải mái”. Những người đã từng trải qua thời SV trước đây nói rằng tình yêu ở thời SV thường là mối tình đầu nên thơ, mơ mộng, kín đáo, trong sáng. Hiện nay không phải là không có những tình yêu SV như vậy. Bên cạnh đó cũng có không ít SV quan niệm về tình yêu chưa nghiêm túc. Một SV nữ năm thứ tư nói: “Có thể không gì cả, chủ yếu là có người để khoe. Em đã từng gặp trường hợp yêu người này rồi lại cưa người khác để ”xơ cua”. Cũng có SV thấy mình thua kém bạn bè khi bạn bè có người yêu mà mình lại không có. Chính vì nhận thức như vậy nên nhiều SV đã không nghiêm túc trong tình yêu. Họ thay đổi người yêu rất dễ dàng hoặc cùng một lúc yêu nhiều người. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì có tới 55,1% SV trong mẫu nghiên cứu cho rằng "việc thay đổi người yêu dễ dàng là một trong những đặc trưng của SV hiện nay”. Cũng do quan niệm chưa nghiêm túc nên nhiều SV không có định hướng trong tình yêu. Biểu hiện cụ thể là 64,2% SV trong mẫu nghiên cứu cho rằng SV hiện nay yêu theo kiểu phong trào. Có thể nói SV hiện nay quan niệm về tình yêu thoáng hơn trước rất nhiều. Trước đây, nam nữ SV trong lớp nếu yêu nhau họ rất kín đáo và sợ bạn bè trong lớp biết được tình cảm của họ. Nhưng giờ đây nếu một bạn nam và một bạn nữ trong lớp yêu nhau thì đó là chuyện hết sức bình thường và bạn bè trong lớp tôn trọng tình cảm của họ. Họ có thể công khai tình cảm của mình. Tuy nhiên, đôi khi sự công khai đó được đẩy đến mức thái quá. Khi được hỏi “SV sống trong ký túc xá hiện nay có những gì không lành mạnh ?", một nữ SV cho biết: "bạn trai nằm chung giường không thèm quan tâm đến ý kiến đóng góp của mọi người trong phòng". Hiện nay, việc nam nữ SV yêu nhau, thuê nhà sống chung với nhau như vợ chồng hoặc có quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn là điều xa lạ đối với nhiều người. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có tới 33,4% SV trong mẫu nghiên cứu cho rằng SV hiện nay có quan hệ nam nữ không trong sáng. Đối với hiện tượng này, dư luận xã hội đã có những ý kiến khác nhau. ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến thái độ của chính SV. Qua nhiều cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi đã thu nhận được những ý kiến trái ngược nhau. Một số ý kiến phản đối, cho rằng đó là việc "không thể chấp nhận được”. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến nước đôi, không hẳn phản đối cũng không hẳn đồng tình: "Nếu như sống với nhau mà không có chuyện gì thì tôi thấy đó cũng là chuyện bình thường". Điều đó có nghĩa là SV hiện nay đã có một cái nhìn "khoan dung" hơn trước rất nhiều về tình yêu và tình dục. Phải chăng vì có thái độ ”mềm mỏng hơn” của chính SV về vấn đề này mà hiện nay nam nữ sinh viên sống chung, "sống thử" với nhau ngày càng nhiều ? Tuy nhiên, trong dư luận, về việc "sống thử" với nhau thì nữ SV thường bị đánh giá khắt khe hơn nam SV, mặc dù trên thực tế nữ SV thường phải chịu nhiều hậu quả hơn nam SV. Trong các phỏng vấn sâu và thông tin định tính thu được từ bảng hỏi, có một số ý kiến cho rằng SV hiện nay rất thực dụng trong tình yêu. Cần phải nói rằng, không chỉ trong thời buổi kinh tế thị trường mới có sự thực dụng trong tình yêu. Trước đây, trong thời bao cấp tình yêu cũng được đề cập đến với những vấn đề cần thiết của cuộc sống như: “Một yêu anh có may ô/Hai yêu anh có cá khô ăn dần”. Nhưng dù sao nó vẫn có cái gì đó đạm bạc, chân chất. Còn trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay, “cái vật chất” đã đi vào đời sống tinh thần, tình cảm của con người thì ngay cả cách nhìn nhận, suy nghĩ, lựa chọn người yêu của TN nói chung, SV nói riêng cũng có không ít cách nhìn thực dụng trong tình yêu hoặc "tình yêu vật chất" với thang chọn người yêu "nhà mặt phố, bố làm to". Chính vì vậy, tình yêu trong một bộ phận SV không còn tính thơ mộng, vô tư, trong sáng. Tóm lại, tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp hẫn. Tuy nhiên ở những thời kỳ khác nhau quan niệm về tình yêu cũng có những nét khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này có một ý nghĩa quan trọng đối với tuổi trẻ nói chung và SV nói riêng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn sự biến đổi các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp SV có nhận thức đúng đắn về tình yêu để xây dựng cho mình một nhân cách, một lối sống nhân văn. Nguồn: Tạp chí Thanh niên VN T 2.Theo bà Nguyễn Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, thì tình yêu chân chính cần phải được thử thách, phải có thời gian và sự tích lũy. Bà Hương đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này. - Xin bà cho biết vấn đề bức xúc nhất trong đời sống tình cảm của nữ sinh viên hiện nay? - Qua các tư vấn, tôi thấy nổi bật hai vấn đề, đó là chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, còn gọi là sống thử. Một bộ phận nữ sinh viên không quan tâm tới lòng tự trọng trong tình yêu.Khi yêu thì cứ lao tới. Tôi đã làm một cuộc khảo sát, câu hỏi đưa ra là: “Sống thử có phải là hiện đại?”. Vậy mà có đến 10% nữ sinh được hỏi cho là đúng. Vấn đề thứ hai là chuyện yêu cuồng sống vội, dễ yêu dễ bỏ trong giới sinh viên. - Có thể nhận định thực trạng trên là do đâu? - Đó là do sự ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu. Nhiều cô gái chỉ thương thương nhớ nhớ một chàng trai, tức là chỉ rung động đầu đời thôi đã cho rằng mình đang yêu. Và kết quả là yêu nhanh thì nhàm chán cũng nhanh, tìm cảm không đủ sâu lắng nên dễ bỏ qua. - Theo bà, có nên mở các văn phòng tư vấn trong trường đại học không? - Cách tốt nhất là thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, nói chuyện giữa sinh viên với các nhà tư vấn. - Với các bạn nữ sinh viên, bà có lời khuyên gì? - Tình yêu cần phải có thử thách, thời gian và phải có một sự tích lũy, hội đủ các yếu tố. Còn những tình cảm đến nhanh chóng thường chỉ là những cảm xúc ban đầu, chưa phải là tình yêu. Dù có yêu nồng cháy hay điên cuồng gì chăng nữa, các bạn cũng nên tỉnh táo, sáng suốt. Có lúc nào đó cảm thấy hoang mang thì nên nghe ý kiến của những người ngoài cuộc như cha mẹ, bạn bè. Để đến với nhau, các cô gái cần tìm hiểu kỹ người bạn trai để tránh ân hận về sau. 3. Quan điểm của sinh viên về sống chung trước hôn nhân   Lê Hồng Nhật     Trong vài thập niên gần đây, rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng liên quan đến tình dục của giới trẻ như “sống thử”, nạo thai, đang ngày càng phổ biến. Và điều đáng nói là cơn sốt “tình yêu” đó cũng đã ảnh hưởng tới giới sinh viên. Nên nhìn nhận vấn đề này thế nào? Đó chính là chủ đề nghiên cứu thu hút sự chú ý của nhóm các bạn sinh viên Khoa Kinh tế, ĐHQG TP HCM, gồm Hải Yến, Phương Hà, Ánh Hồng, Đan Thanh, và Lệ Thủy. Dựa trên những nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, các bạn đã phân chia các yếu tố chi phối ý muốn có quan hệ tình dục trong sinh viên thành hai nhóm chính sau: Thứ nhất là giáo dục và nhận thức. Điều này bao gồm các yếu tố chính như quan điểm cá nhân về tình dục trước hôn nhân và sự quan tâm của gia đình. Và thứ hai là điều kiện cá nhân. Bao gồm các điểm chính như hoàn cảnh kinh tế, điều kiện nhà ở, quan hệ yêu đương, giới tính, và nỗ lực học tập. Đối với nhóm nhân tố thứ nhất, nổi lên rõ rệt nhất là nhận thức hay quan điểm của sinh viên về vấn đề sống chung và quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong xã hội Việt nam, khi mà việc cha mẹ chỉ bảo con cái về quan hệ yêu đương, và việc giảng dạy trên học đường về hôn nhân, gia đình, còn có phần nào hạn chế, thì giới trẻ tự trang bị cho mình kiến thức về lĩnh vực đó qua nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và gia đình, và cả các trang web về tình dục. Và cũng như ở mọi xã hội, quan điểm của giới trẻ chia thành 3 cấp độ: cho rằng đó là việc không nên làm, bình thường – không phê phán, cũng không hùa theo, và cuối cùng là có cái nhìn thoáng. Ngay ở điểm cuối cùng này cũng phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Cái nhìn thoáng có thể là do bạn trẻ tò mò, hoặc thả mình theo kiểu thích “sống thử”, để sau này khỏi phải bị nhầm khi sống thật. Cũng có thể xuất phát từ sự nhận thức khá chín chắn. Chẳng hạn như một số sinh viên cho rằng, “sống chung là một cách thử nghiệm hội nhập vợ chồng, là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu, cùng nhượng bộ chấp nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình, quan hệ tình dục, vân vân, khi mà trinh tiết người con gái không phải là cái gì giữ ngọc gìn vàng" [theo tamlyhoc.net]. Thật sự, nếu với ý nghĩa như thế thì "sống thử" không hẳn là đáng chê trách mà còn có các khía cạnh tốt. Và tình dục ở đây chỉ là một điểm, dù là rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả của việc sống thử. Điều này càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhìn nhận được rằng đó là một hành động có ý thức, bao hàm cả việc giữ gìn cái vô giá của tình yêu - sự hy sinh, và sự tự chủ bản thân, chứ không phải là một sự thỏa mãn, lợi dụng nhau về xác thịt hay tiền bạc. Như vậy, cái nhìn thoáng trong quan hệ chung sống trước hôn nhân có hai khía cạnh đối lập, tương phản nhau, và có thể dẫn đến những hệ quả rất khác nhau. Điều đó khiến cho quan niệm xã hội về sống chung hay tình dục trước hôn nhân bị giao động theo kiểu con lắc giữa ủng hộ và phản đối. Cũng chính vì vậy, ảnh hưởng của gia đình tới hành vi tình dục của giới trẻ là khá phức tạp. Số đông cho rằng, sự quan tâm sâu sắc của gia đình sẽ làm giảm khả năng con cái tới tuổi trưởng thành muốn có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Dựa trên kết quả điều tra 110 bạn sinh viên của các trường đại học KHXH-NV, Bách khoa, Nông- Lâm, Sư phạm kỹ thuật, TDTT, và Khoa Kinh tế- ĐHQG tại Thủ đức, nhóm sinh viên tiến hành nghiên cứu về đề tài này đã đi đến một kết luận ngược lại. Kết quả phân tích của họ cho thấy quan niệm về tình dục, và sự quan tâm của gia đình đều ảnh hưởng một cách rất có ý nghĩa tới quyết định “sống thử” của sinh viên. Tuy nhiên, họ lại phát hiện ra rằng, gia đình càng quan tâm, thì khả năng người sinh viên chọn việc “sống thử” càng cao. Dĩ nhiên, để có được kết quả tin cậy về mặt thống kê, số mẫu điều tra có thể phải lớn gấp mười lần, khoảng 1000 mẫu. Nhưng khám phá này hết sức phù hợp với phân tích tâm lý học nêu trên. Nếu sự quan tâm của gia đình là một sự o ép, giáo điều, thì có thể kích thích tâm lý nổi loạn của người sinh viên khi vượt ra khỏi vòng cương tỏa của gia đình, thậm chí dẫn đến sự buông thả. Ngược lại, nếu sự quan tâm đó là việc hướng đích, tạo sự tự tin, và tôn trọng quyền suy xét lựa chọn của con cái, thì điều đó khiến cho người sinh viên có cái nhìn đúng hơn, và dám tự quyết định, tự trải nghiệm hơn với người mà họ thật sự yêu đương và muốn gắn bó. Cả hai thái cực này, về mặt xác suất, đều làm tăng khả năng người sinh viên chọn sống chung trước hôn nhân. Nhóm yếu tố thứ hai là điều kiện cá nhân. Trong đó, yếu tố thường hay được nói đến nhất là điều kiện kinh tế. Nghiên cứu của nhóm sinh viên nêu trên đã chỉ ra rằng, phí tổn sống ở đô thị, bao hàm cả chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà trọ, chi phối khả năng sinh viên chọn sống chung với bạn tình. Nếu xét riêng rẽ, điều này có thể dẫn đến nhận định rằng, việc sinh viên sống chung là nhằm giảm phí tổn sống. Vì vậy, nhiều phân tích tương tự đã vội kết luận rằng, động cơ kinh tế dẫn đến quan hệ tình dục trong sinh viên, hơn là vì một tình cảm lâu bền. Nghiên cứu của nhóm sinh viên cho thấy kết luận ngược hẳn lại. Cụ thể là họ phát hiện rằng, sự chi phối về kinh tế nhường bước cho quan hệ yêu đương, và những cân nhắc về các hệ quả có thể xẩy ra do việc sống chung mang lại. Điều ai cũng biết là ở Việt Nam, khi một cặp đang yêu đương bị xẩy ra những việc đáng tiếc như có thai ngoài mong muốn, thì phản ứng của gia đình và xã hội đối với người phụ nữ thường là nặng nề hơn. Và nếu quan hệ có sự trục trặc xẩy ra, thì người phụ nữ cũng thường phải gánh hậu quả lớn hơn. Nếu quan hệ tình dục là hệ quả của những suy xét thiếu chín chắn, vị kỷ, hoặc thậm chí trục lợi, thì rõ ràng những tình huống kiếu này thường ít được tính đến trong quyết định của hai người tham dự vào quan hệ. Và vì vậy những hậu quả đó lại thường hay xẩy ra. Ngược lại, nếu đó là quyết định được suy xét bởi những người hiểu rõ trách nhiệm về việc mình làm, thì gánh nặng rủi ro của người phụ nữ, nếu kết cục xấu thực sự xẩy ra, phải được cả hai cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định “sống thử”. Vì vậy, việc có hay không tiếng nói của người phụ nữ trong quyết định về “sống thử” có thể được xem như một tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang đi theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực. Nghiên cứu của nhóm sinh viên từ việc điều tra 110 bạn ở Thủ đức trên đã chỉ ra rằng, việc quyết định có sống chung hay không, không phải bị chi phối chủ yếu bởi lý do kinh tế, hay bởi đòi hỏi của phái mạnh như nhiều người nghĩ, mà chủ yếu là do sự chấp thuận hay không của người phụ nữ trẻ về việc người nam giới về sống chung với mình. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, sống chung là hệ quả của tình yêu hơn là một sự tò mò đơn thuần. Hơn nữa, ý nguyện muốn thành công trong học tập và cuộc sống làm chậm lại khả năng những cặp sinh viên đang yêu đương đó muốn đi đến sống thử. Như thông lệ, những suy xét này được cân bằng với tính toán về phí tổn sống, mà nó có thể thúc đẩy mạnh hơn ý nguyện các cặp sinh viên tìm cách sống chung để chia sẻ trách nhiệm. Nếu nhìn nhận như vậy, thì tình dục chỉ là một trong rất nhiều khía cạnh của “sống chung” trước hôn nhân. Và việc chọn sống chung trong sinh viên có thể có nhiều khả năng là đang đi theo giác độ tích cực hơn là tiêu cực. Điều này không có nghĩa là một sự buông mặc. Ngược lại, nghiên cứu chỉ ra rằng cơ hội cho những trao đổi cởi mở và công khai về tình yêu hôn nhân, và giáo dục về an toàn tình dục đang trở nên hết sức cấp thiết tại các trường đại học.   4. Khi tình yêu biến thành... thù hận Cập nhật: 12/10/2008 - 01:00 - Nguồn: Kenh14.vn Vẫn biết rằng mất mát trong tình yêu là nỗi đau khó có thể phai mờ, nhưng khi ta nuôi mãi trong mình sự đau đớn và biến nó thành thù hận thì thực sự không hề tốt một chút nào. Vẫn biết rằng mất mát trong tình yêu là nỗi đau khó có thể phai mờ, nhưng khi ta nuôi mãi trong mình sự đau đớn và biến nó thành thù hận thì thực sự không hề tốt một chút nào. 1. Nướng mình trên chiếu đỏ-đen Chẳng có buổi sáng nào nhìn Bình không lờ đờ. Cứ đến lớp là chàng tìm xuống cuối lớp cho khuất mà… ngủ cho ngon. Bình quê ở Sơn La. Bố mẹ thuê nhà ở Hà Nội cho hai anh em trọ học. Anh trai mới đi làm và phải đi công tác liên miên. Thế nên cứ đêm là Bình khóa cửa, đi chơi rồi sáng tới thẳng trường và… ngủ bù. Đâu chỉ có thế, độ này Bình còn sinh ra thói lô đề. Thi thoảng lại hỏi mấy nàng trong lớp: “Cô em thích số mấy!” để lấy vía mà đi “xiên con lô, bổ con đề”. Tìm hiểu mãi mới biết sở dĩ có sự việc này là do Bình mới chia tay cô bạn gái. Yêu nhau gần 2 năm thì người yêu đi du học. Hẹn ước yêu đương đủ cả. Vậy mà chỉ độ 2 tháng sau, có mộte-mail ngắn ngủi gửi đến: “Chia tay đi. Em xin lỗi.” Bình nhờ mấy người bạn bên Melbourne tìm hiểu thì biết nàng đã cặp với một anh chàng người Anh một tuần sau khi sang Úc. Bình lao vào chiếu đỏ đen để giải toả những “cơn hận”.  5. Những góc khuất bên hồ Nằm phía đông nam của làng ĐH Thủ Đức (khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) là một khu như một thế giới "đồng rừng". Nhà cửa thưa thớt, dân cư vắng vẻ, tuy nhiên quán cà phê chòi mọc nhiều như nấm. Quán xá xập xệ, cà phê nhạt thếch. Dù vậy lúc nào cũng đông khách bởi các cặp tình nhân SV rất chịu khó dẫn nhau vào thưởng thức.    Tâm tình bên hồ đá - Ảnh: H.Y   SV vào chòi có đủ loại: đôi thì tay trong tay đi bộ, đôi lãng mạn hơn thì "xe đạp ơi", còn phần nhiều đi xe máy. Không mấy khó khăn để nhận ra SV của các trường thông qua bộ đồng phục hoặc logo in trên áo của họ. Nếu chỉ vào quán một mình hoặc 2 người cùng giới tức thì bị chủ quán "từ chối khéo" hoặc ném cho cái nhìn soi mói đầy cảnh giác. Dường như không gian quá thoáng ở hồ đá không đủ "kín" để các đôi tình nhân SV tiện tâm tình nên họ thường chọn các quán cà phê cho kín đáo, không sợ bị nhòm ngó bởi người qua đường. Bước vào quán M.X, chưa biết chọn vị trí nào, chúng tôi được nhân viên quán hướng dẫn tỉ mỉ "Căn chòi nào đã bỏ rèm là có khách, căn nào còn cuốn là trống". Lượn một vòng quanh 25 căn chòi, cuối cùng cũng tìm được một chòi còn "cuốn rèm". Rộng 1,2m, cao 1,8m, chòi được thiết kế vừa vặn cho 2 người. Trên nền đất gồ ghề kê một ghế bố đôi theo kiểu nửa ngồi nửa nằm. Mặt ghế cáu bẩn như chưa bao giờ được giặt. Tuy nhiên đối với các cặp tình nhân thì điều đó không ảnh hưởng đến không gian riêng tư của họ. Cách quán M.X không xa, quán H.L có vẻ lịch sự hơn. Nền tráng xi măng và mắc võng hẳn hoi. SV cũng thường chọn nơi đây làm chốn tâm sự. Đặc biệt xen lẫn trong những câu chuyện tình, chuyện học của SV luôn có những câu chuyện tiền, chuyện nợ..  Dù cãi vã, hờn giận, thậm chí là căm thù nhau sau khi chia tay... 2. Mượn rượu giải sầu Những ai ngồi ở quán H bên hồ Đắc Di chả ai còn lạ gì chàng Kiên luôn lướtkhướt bên nậm rượu Bầu Đá. Kiên là sinh viên IT một trường đại học có danh tiếng. Kiên yêu Cúc, hơn chàng 2 tuổi. Cúc học giỏi, xinh xắn, nhìn như
Tài liệu liên quan