Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993 và chính thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Kinh Đô từ ngày 01/10/2002. Ban đầu, công ty chỉ là phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên. Lúc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Từ sau khi thành lập, công ty Kinh Đô đã có một quá trình phát triển hết sức thành công trong nhiều lĩnh vực như sản xuất bánh Snack Kinh Đô giá rẻ, sản xuất bánh mì, bánh bông lan chuyên nghiệp, kẹo Chocolate Kinh Đô, đầu tư xây dựng thành công Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm vào năm 1999.
Cùng thời gian đó, hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô. Sản phẩm chính và chủ lực của Kinh Đô Bakery là các loại bánh mì tươi và bánh mì đã đóng gói sẵn phục vụ thị trường trong nước cũng như nước ngoài và được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Kinh Đô Bakery có hơn 9 năm kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng bán lẻ thực phẩm và đồ uống (hơn 400 lọai sản phẩm khác nhau), quản lý cửa hàng và hệ thống cửa hàng bằng phần mềm chuyên dùng POS. Với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp luôn đảm bảo sự phối hợp họat động của các cửa hàng Retails và Franchise đạt hiệu quả cao nhất, luôn cố gắng tạo sự khác biệt vượt trội so với các đối thủ cùng ngành trong và ngòai nước
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu bánh Kinh Đô sang Campuchia của công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm 3
II. Giới thiệu thông tin thị trường 5
1. Thông tin chung về thị trường Campuchia 5
2. Các tiêu chí đánh giá thị trường sản phẩm cụ thể 7
III. Phân tích SWOT 9
IV. Phác thảo sơ bộ chiến lược/kế hoạch thâm nhập thị trường 11
1. Chiến lược sản phẩm 11
2. Chiến lược phân phối 14
3. Chiến lược chiêu thị 16
4. Chiến lược giá 20
5. Tiến trình thực hiện công việc 20
6. Ước tính chi phí và dự tính nguồn vốn thực hiện 22
Kết luận 23
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia trên thế giới có xu hướng xích lại gần nhau không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà còn ở lĩnh vực văn hóa. Vì thế, nhu cầu du lịch, tìm hiểu, học tập văn hóa các nước ngày một tăng và dịch vụ ăn uống – ngành được xem là ngành phụ trợ của du lịch cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian vừa qua.
Nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản và thiết yếu của con người. Xuất phát từ nhu cầu đó, các công ty, doanh nghiệp đua nhau mở ra các loại hình dịch vụ ăn uống phong phú và đa dạng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các thượng đế. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được điều đó qua sự góp mặt của những tên tuổi lớn trong ngành dịch vụ ăn uống: KFC, Lotteria, Đức Phát Bakery, ABC Bakery…Tuy nhiên, khẩu vị của khách hàng rất đa dạng mà số lượng các dịch vụ ăn uống thì lại có giới hạn nên không thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của các thượng đế khó tính. Sự góp mặt của Kinh Đô Bakery trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống đã phần nào đa dạng hóa các sản phẩm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống hiện nay.
Trước những thắng lợi nhất định ở Việt Nam, Kinh Đô đang có kế hoạch đưa sản phẩm chất lượng của Kinh Đô mở rộng ra thị trường thế giới qua hệ thống phân phối trực tiếp - mô hình cửa hàng Kinh Đô Bakery. Bằng cách đó công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng nước ngoài để từng bước nâng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Campuchia sẽ là nơi đặt của hàng Kinh Đô Bakery đầu tiên, là nền móng cho những kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty.
Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm:
Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993 và chính thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Kinh Đô từ ngày 01/10/2002. Ban đầu, công ty chỉ là phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên. Lúc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Từ sau khi thành lập, công ty Kinh Đô đã có một quá trình phát triển hết sức thành công trong nhiều lĩnh vực như sản xuất bánh Snack Kinh Đô giá rẻ, sản xuất bánh mì, bánh bông lan chuyên nghiệp, kẹo Chocolate Kinh Đô, đầu tư xây dựng thành công Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm vào năm 1999.
Cùng thời gian đó, hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô. Sản phẩm chính và chủ lực của Kinh Đô Bakery là các loại bánh mì tươi và bánh mì đã đóng gói sẵn phục vụ thị trường trong nước cũng như nước ngoài và được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Kinh Đô Bakery có hơn 9 năm kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng bán lẻ thực phẩm và đồ uống (hơn 400 lọai sản phẩm khác nhau), quản lý cửa hàng và hệ thống cửa hàng bằng phần mềm chuyên dùng POS. Với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp luôn đảm bảo sự phối hợp họat động của các cửa hàng Retails và Franchise đạt hiệu quả cao nhất, luôn cố gắng tạo sự khác biệt vượt trội so với các đối thủ cùng ngành trong và ngòai nước
Sau những thành công nhất định ở thị trường Việt Nam, công ty Kinh Đô quyết định xây dựng chiến lược phát triển hệ thống Kinh Đô Bakery ở một thị trường nước ngoài có quy mô và tiềm năng phát triển lâu dài với kế hoạch xây dựng cửa hàng Kinh Đô Bakery đầu tiên theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc nắm 100% vốn chủ sở hữu.
Sau khi thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Được chọn làm điểm đến đầu tiên của Kinh Đô Bakery vì những lý do sau:
Campuchia là thị trường mới mở cửa, còn nhiều cơ hội cho các nước vào đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế của Campuchia đạt 10%/năm và GDP là 6.8% (2008) cho thấy tiềm năng phát triển lớn của thị trường Campuchia.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, có mối quan hệ hợp tác hữu nghị và truyền thống lâu đời. Đây chính là cơ sở vững chắc cho quyết định đầu tư của Kinh Đô Bakery sang thị trường Campuchia.
Người dân Campuchia có thói quen tiêu dùng tương đồng với người Việt Nam.
Khảo sát USDA 2006 cho thấy hơn 60% chi tiêu hộ gia đình là dành cho thực phẩm.
Tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành du lịch kéo theo nhu cầu về các dịch vụ ăn uống cũng tăng vọt vì thực phẩm là các ngành công nghiệp phụ trợ cho du lịch.
Ẩm thực Campuchia có xuất xứ từ Pháp nên sản phẩm từ lúa mì, bánh mì được ưa chuộng nhiều. Theo thống kê 2006, chỉ có 20 tiệm bánh với quy mô sản xuất tương đối lớn ở Campuchia.
Kinh Đô muốn giữ vị trí tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ fast food Việt Nam ở một thị trường chưa được khai thác hiệu quả.
Xu hướng phát triển ngày càng mạnh các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống: KFC, Hi-Food, ABC Bakery, Pizza Thái Lan…
Đến với Campuchia, Kinh Đô Bakery không chỉ đơn thuần cung cấp các sản phẩm bánh mì tươi như đối thủ đầy tiềm năng ABC Bakery ABC Bakery là chuỗi cửa hàng bánh mì nổi tiếng và cũng là đối thủ cạnh tranh lớn của Kinh Đô Bakery ở Việt Nam. Hiện tại, ABC Bakery đã thiêt lập được hai cửa hàng ở thủ đô Phnompenh-Campuchia.
, thay vào đó, Kinh Đô đưa ra một mô hình hoàn toàn mới với hy vọng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng: bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm bánh mì tươi sản xuất tại chỗ và các sản phẩm bánh kẹo được sản xuất và đóng gói tại Việt Nam thì Kinh Đô Bakery ở Campuchia còn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ trọn gói thông qua việc đem đến cho khách hàng một không gian riêng để thưởng thức những chiếc bánh mì mới ra lò của Kinh Đô cùng người thân và bạn bè. Lựa chọn thị trường thâm nhập là Campuchia, Kinh Đô Bakery cũng mong muốn thương hiệu của mình được người dân nơi đây ưa chuộng giống như người Việt Nam.
Giới thiệu thông tin thị trường
Thông tin chung về thị trường Campuchia:
Điều kiện kinh tế:
Dân số: 14.494.293 (dự tính đến tháng 7 năm 2009)
0-14 tuổi: 32,6% (nam 2.388.922; nữ 2.336.439)
15-64 tuổi: 63,8% (nam 4.498.568; nữ 4.743.677)
65 tuổi trở lên: 3,6% (nam 197.649; nữ 310.154)
Những chỉ số kinh tế cơ bản của Campuchia trong năm 2008:
GDP (sức mua): 27,95 tỷ USD
GDP (theo tỷ giá hối đoái): 10,3 tỷ USD
GDP theo đầu người (PPP) : 2.000 USD
Phân bổ GDP: Nông nghiệp chiếm 29%, Công nghiệp 30% và Dịch vụ 41%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 10%/năm
Tiền tệ: Riel
Mã tiền tệ: KHR
Tỷ giá hối đoái:
Đồng Riel trên một USD:
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
3.912,08
3.973,33
4.016,25
4092,5
4.103
4.006
4.070,97
Chính phủ Campuchia cam kết duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái
Mức độ ổn định kinh tế:
Tỉ lệ lạm phát: 19.7% (2008)
Nợ nước ngoài: 4,317 tỷ USD
Điều kiện chính trị:
Tình trạng tham nhũng:
Theo khảo sát của tổ chức quốc tế về đo lường mức độ tham nhũng, Campuchia xếp ở vị trí thứ hai trong các quốc gia có mức tham nhũng cao nhất trên thế giới hiện nay với kết quả 72% người được hỏi cho biết họ phải trả một khoản hối lộ để sử dụng các dịch vụ trong vòng 12 tháng gần đây. Phần lớn những nhà kinh doanh địa phương và nước ngoài cũng lên tiếng việc họ thường phải đóng thêm các khoản phí để nhanh chóng xúc tiến các giao dịch thương mại. Tình trạng tham nhũng ở Campuchia được xem là rào cản chính đối với các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào thị trường này.
Tuy nhiên, Campuchia đã có những nỗ lực tích cực để giảm thiểu tình trạng tham nhũng ở trong nước thông qua việc ký kết về kế hoạch hành động chống tham nhũng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Tổ Chức phát triển và hợp tác kinh tế thuộc ngân hàng phát triển Châu Á. Ngoài ra, năm 2007, Campuchia đã ký Hiệp Ước khu vực về chống tham nhũng cùng với 7 nước Đông Nam á khác. Cũng trong năm đó, Campuchia đã ký kết hiệp định của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng. Tất cả những hành động trên cho thấy sự cố gắng của Nhà nước trong việc đẩy lùi tình trạng tham nhũng ở thị trường này.
Tình hình chính trị, an ninh ở Campuchia ngày càng được cải thiện rõ rệt. Các cuộc bạo động chính trị liên quan đến bầu cử đã giảm đáng kể từ sau năm 1993. Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất ở châu Á.
Điều kiện pháp lý:
Campuchia đã thông qua các bộ luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản bao gồm luật đất đai, luật bản quyền và luật về các bằng phát minh sáng chế. Campuchia hiện là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới và đã tham gia ký kết Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Bộ Thương mại Campuchia yêu cầu hàng hóa (đặc biệt là hàng thực phẩm) phải được dán nhãn hiệu có các nội dung sau: tên sản phẩm, tên nhà sản xuất và địa chỉ, thành phần, khối lượng, lô và ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng (nếu cần thiết), giấy phép sản xuất đối với các sản phẩm sản xuất trong nước.
Campuchia được đánh giá là một trong các quốc gia khá cởi mở trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư Việc xem xét luật đầu tư ở Campuchia nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của cửa hàng Kinh Đô Bakery đầu tiên ở Campuchia theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
của Campuchia năm 1994 đã thiết lập một cơ chế đầu tư nước ngoài thông thoáng và tự do. Qua đó, đầu tư nước ngoài được thực hiện trong tất cả các khu vực kinh tế và hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài được cho phép trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh tại đây. Luật đầu tư của Campuchia năm 1994 cũng chỉ ra các quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài như:
Không có hình thức phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nước ngoài ngoại trừ vấn đề sở hữu đất.
Chính phủ Campuchia cam kết không thực hiện chính sách quốc hữu hóa các tài sản riêng của nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ Campuchia cam kết không can thiệp vào việc điều chỉnh giá cả của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Campuchia còn thiếu; một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.
Các tiêu chí đánh giá thị trường sản phẩm cụ thể:
Mức độ phù hợp của sản phẩm:
Kinh Đô Bakery được định hướng phát triển như là một địa chỉ fastfood Việt tại Phnom Penh. Khẩu vị bánh mì của Campuchia khá tương đồng với Việt Nam. Tuy vậy, để phù hợp với ẩm thực của người dân Campuchia, chúng tôi quyết định có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ẩm thực Campuchia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong cách Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Phong cách Ấn Độ tìm thấy ở hầu hết các gia vị cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi… Phong cách Trung Hoa là vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ, đặc trưng của ẩm thực vùmg Tứ Xuyên. Bởi thế cho nên, những sản phẩm như bánh mặn và hamburger sẽ được điều chỉnh gia vị để nâng cao mức độ chấp nhận sản phẩm của khách hàng.
Quy mô và tiềm năng thị trường:
Khoảng 60% chi tiêu hộ gia đình tại Campuchia là dành cho thực phẩm Theo khảo sát của USDA năm 2006
, tuy vậy, số lượng các cửa hàng Bakery tại Phnom Penh là không nhiều, theo thống kê năm 2006 chỉ vào khoảng 20 cửa hàng và chủ yếu là phục vụ dân thành thị. Bên cạnh đó, số lượng khách du lịch tại thành phố thủ đô này năm 2008 là 2,1 triệu du khách, đạt doanh thu trên 1 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2010, sẽ có 3 triệu lượt khách du lịch đến Campuchia, là một cơ hội để Kinh Đô Bakery tăng thị phần của mình.
c) Mức độ cạnh tranh:
Các đối thủ tiềm năng: bao gồm các thương hiệu fastfood nổi tiếng của thế giới và các cửa hàng cùng lĩnh vực với hình thức kinh doanh tương tự vì hình thức của Kinh Đô Bakery là khá dễ bắt chước. Tận dụng lợi thế tiên phong và mức độ nhận biết thương hiệu cũng như thị trường sẵn có, Kinh Đô Bakery xây dựng những chiến lược giá và chiến lược chiêu thị phù hợp để có được lượng khách hàng trung thành nhất định cũng như dự báo, phân tích thị trường để có những biện pháp ứng phó kịp thời khi đối thủ cạnh tranh xuất hiện quá nhiều.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: tại thời điểm xâm nhập thị trường, qua nghiên cứu, tại Phnom Penh có các tiệm bánh mì lớn và nổi tiếng sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cửa hàng như: 3A Bakery Shop, Camory Food Industries, Phnom Penh Bread Shop, ABC Bakery và Maxing Bakery.
Phân tích SWOT
STRENGTH
WEAKNESS
Kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cửa hàng ( 16 năm).
Thương hiệu được người tiêu dùng nhận biết vì sản phẩm Kinh Đô chiếm thị phần lớn trong thị trường bánh kẹo tại Campuchia.
Nguồn vốn công ty mẹ mạnh. (150 tỷ đồng năm 2001).
Sản phẩm đạt ISO 9002: 2000
Dịch vụ mới lạ: hình thức fast food của Việt Nam.
Cửa hàng nằm ở trung tâm Phnom Penh.
Công ty đã có nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.
Đội ngũ nhân viên bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp.
Sản phẩm đa dạng và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Kinh Đô đã có sẵn các đại lý ở Campuchia nên cửa hàng có thể lấy thẳng sản phẩm đã đóng gói mà không qua nhập khẩu giúp giảm chi phí, giải quyết bài toán về giá thành.
Dòng sản phẩm bánh mì tươi còn đang trong quá trình điều chỉnh cho phù hợp hơn với khẩu vị của người Campuchia.
Lần đầu tiên áp dụng mô hình fast food của Việt Nam.
Mô hình hoạt động của cửa hàng dễ bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước.
OPPOTURNITY
THREAT
Vị trí địa lý thuận lợi giúp giảm chi phí vận chuyển.
Mức thuế nhập khẩu thấp vì Campuchia và Việt Nam hiện là thành viên của khối ASEAN và AFTA. Dự kiến đến năm 2015 thì mức thuế suất là 0%.
Campuchia có tiềm năng phát triển du lịch lớn kéo theo sự tăng trưởng của dịch vụ ăn uống trong tương lai.
Thu nhập trung bình của người dân tăng và 60% chi tiêu của người dân dành cho thực phẩm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trong những năm gần đây và đạt trung bình 10%/năm.
Người dân Campuchia thích ăn bánh mì do ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc trong lịch sử.
Chính sách bảo vệ nhà đầu tư của nước bản địa.
Thị trường bánh mì còn bỏ ngỏ vì quy mô chỉ có trên dưới 20 cở sở sản xuất bánh mì trên cả nước.
Chi phí lao động rẻ.
Thời điểm thâm nhập thị trường sớm nên có nhiều cơ hội chiếm giữ thị phần.
Hiệu ứng nước xuất xứ: Người dân Campuchia vốn có thiện cảm với hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng tẩy chay hàng Trung Quốc và Thái Lan vì vấn đề chất lượng và mâu thuẫn chính trị.
Rủi ro khác biệt về văn hóa.
Rủi ro về chính trị.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh sẵn có và tiềm năng.
Mức độ tham nhũng cao làm đẩy chi phí, từ đó đội giá sản phẩm lên cao.
Thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh của người dân Campuchia chưa phổ biến.
Hệ thống pháp luật còn yếu và còn thiếu, một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn rõ ràng.
Giá cả sinh hoạt như điện nước, viễn thông, vận tải cao hơn so với nước láng giềng.
Phác thảo sơ bộ chiến lược/kế hoạch thâm nhập thị trường
Chiến lược sản phẩm:
Khái niệm kinh doanh của Kinh Đô Bakery là luôn chú tâm vào tính đồng bộ của các cửa hàng và làm cho khách hàng thật sự hài lòng bằng:
- Cửa hàng luôn mang phong cách hiện đại, không gian mua hàng tiện lợi, thoải mái, sạch sẽ.
- Bán sản phẩm ngon nhất cho khách hàng, chất lượng sản phẩm luôn đi theo thời đại, luôn tươi, nóng, xốp, dòn
- Dịch vụ bán hàng tiện lợi với thái độ thân thiện, nhanh nhẹn và vui vẻ.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dựa vào khái niệm kinh doanh trên Khái niệm kinh doanh được xác định trong bảng cung cấp thông tin về việc tham gia nhượng quyền của Kinh Đô Bakery trên trang web www.kinhdo.vn.
, chiến lược sản phẩm của Kinh Đô Bakery ở thị trường Campuchia sẽ được xây dựng cụ thể như sau:
Tổ chức cửa hàng:
Mặt bằng được thuê để đặt cửa hàng có diện tích 12 x 20m nằm trên con đường Preah Trasak Paem thuộc trung tâm thủ đô Phnompenh. Đây được xem là một trong những khu vực đắc địa để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhờ những lợi thế sau:
Cửa hàng sẽ nằm gần khu chợ mới Psar Thmay – khu vực mua bán sầm uất vào bậc nhất của thủ đô Phnompenh.
Cửa hàng tọa lạc trên cùng một con đường với trung tâm mua sắm nổi tiếng Soriya, địa điểm thu hút nhiều lượt khách du lịch và người dân thượng lưu ở Phnompenh.
Vị trí cửa hàng cách trung tâm xe buýt Soriya - nơi tập trung các công ty lữ hành trong nước - chỉ khoảng 5 phút đi bộ.
Nhờ những lợi thế trên, cửa hàng được kỳ vọng sẽ thu hút một lượng lớn các khách hàng tiềm năng.
Cửa hàng Bakery Kinh Đô gồm một tầng trệt và một tầng lầu. (xem sơ đồ bên dưới)
Tầng trệt bao gồm:
Khu vực trưng bày sản phẩm
Khu vực sản xuất
(III) Chỗ giữ xe cho khách. Diện tích: 12m x 20m
I
II
III
Tầng 2 là nơi ăn uống dành cho các khách hàng thưởng thức tại chỗ. Bao Gồm 3 khu vực với tổng diện tích là 12m x 20m
Khu vực riêng (có vách kiếng dành cho những khách hàng thích sự riêng tư, yên tĩnh)
Khu vực ban công ( dành cho khách hàng thích không khí ngoài trời)
Khu vực chung
I
II
III
Thời gian hoạt động : Từ 7 am – 12 pm. Cụ thể phân công nhân sự:
Ca 1: 6h30 am – 11h 30 am
Ca 2: 11 30am – 6 pm
Ca 3: 6 pm – 12pm
Cửa hàng được trang trí với hai tông màu chủ đạo là đỏ và vàng, đặc trưng của hệ thống Kinh Đô Bakery. Ngoài ra, cửa hàng còn được trang bị hệ thống âm thanh để giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua hàng hoặc thưởng thức các sản phẩm tại chỗ.
b) Sản phẩm
b) Sản phẩm
Kinh Đô
Bakery
Sản phẩm sản xuất tại Việt Nam
Sản phẩm sản xuất tại cửa hàng
Bánh mì
(Aloha, Scotti)
Cracker
(AFC, Cosy)
Bánh Quế
Cup Cake
Vinabico
Sollite
Kẹo Jelly
Snack Sachi
Baguette
Sanwich
Bánh mì tươi
Pizza
Cream cake
Bánh mì mặn
Hambuger
Các dòng sản phẩm tại cửa hàng
Với dòng sản phẩm sản xuất từ Việt Nam, cửa hàng sẽ lấy hàng trực tiếp từ các đại lý sẵn có của Kinh Đô ở thị trường Campuchia với bao bì và nhãn mác đã được cấp giấy phép nhập khẩu vào thị trường này.
Với dòng sản phẩm sản xuất tại chỗ, trong giai đoạn đầu, cửa hàng sẽ thử nghiệm các loại bánh mì tươi phổ biến của hệ thống Kinh Đô Bakery ở Việt Nam vì khẩu vị bánh mì giữa người Campuchia và Việt Nam có mối tương đồng nhất định thông qua các nghiên cứu trước đó. Sau thời gian đầu, cửa hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị của người Campuchia. Đặc biệt, cửa hàng có kế hoạch sản xuất các loại bánh có nguyên liệu hoặc hình dáng côn trùng (dế, kiến…) vì món ăn làm từ côn trùng rất được ưu chuộng ở đây. Cửa hàng cũng đã xác định đối tác dài hạn trong việc cung cấp nguyên liệu sản xuất bánh sẽ là Men Sarun Flour Mill Men Sarun Flour Mill và Asia Flour Mill là hai cơ sở cung cấp bột mì lớn nhất cho các tiệm bánh ở Campuchia.
.
Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, phong phú và đáp ứng được nhu cầu của nhiều người tiêu dùng cộng với điểm nhấn của cửa hàng chính là không gian ấm cúng, thoải mái trên tầng 2 với 3 khu vực riêng biệt phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng.
c) Giá trị hướng đến khách hàng
Với cửa hàng đầu tiên này, đối tượng phục vụ của Kinh Đô Bakery là người dân có thu nhập trung bình ở Phnompenh và đông đảo khách du lịch nước ngoài ở thủ đô. Kinh Đô Bakery muốn mang đến cho khách hàng Campuchia nhiều khẩu vị đa dạng với sự lựa chọn phong phú và cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Hình ảnh của cửa hàng Kinh Đô Bakery ở thị trường Campuchia được định như một siêu thị mini về bánh mì tươi, đồng thời là một điểm hẹn lý tưởng cho các bạn trẻ, gia đình và du khách đến ăn uống và thư giãn.
Chiến lược phân phối:
Nội dung: Phân phối là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động của cửa hàng, mục tiêu đảm bảo việc chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và thu nhận tiền được thông suốt. Phân phối hiệu quả sẽ góp p