Tiểu luận Xuất khẩu chân nến vào thị trường Pháp

7 năm trở lại đây, hàng thủ công mỹ nghệ được liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Nếu như năm 1998 hàng TCMN Việt Nam được bán ở 50 nước thì nay đã có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu ở thời điểm 1991 là 6,8 triệu USD, năm 2000 là 235 triệu USD thì đến năm 2004 con số này đã là 450 triệu USD. Tính đến hết tháng 7-2005 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt 320 triệu USD tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2004. Điều đáng nói là dù chưa nhập được vào câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, nhưng giá trị thực thu từ việc xuất khẩu mặt hàng này lại rất cao: hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thường đạt từ 95-97%. Ước tính với 450 triệu USD xuất khẩu năm 2004 thì giá trị thực thu từ việc xuất khẩu hàng TCMN tương đương với 1,6 tỷ USD xuất khẩu từ dệt may (do phải chi phí đầu vào sản xuất cao) và bằng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện Việt Nam đang có hơn 2.000 làng nghề khác nhau với hơn 1,3 triệu lao động trong ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) và có khoảng 1.120 doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN. Giá trị thực từ việc xuất khẩu mặt hàng này rất cao, từ 95 - 97%.

doc28 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu chân nến vào thị trường Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Contents Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang Pháp 7 năm trở lại đây, hàng thủ công mỹ nghệ được liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Nếu như năm 1998 hàng TCMN Việt Nam được bán ở 50 nước thì nay đã có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu ở thời điểm 1991 là 6,8 triệu USD, năm 2000 là 235 triệu USD thì đến năm 2004 con số này đã là 450 triệu USD. Tính đến hết tháng 7-2005 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt 320 triệu USD tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2004. Điều đáng nói là dù chưa nhập được vào câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, nhưng giá trị thực thu từ việc xuất khẩu mặt hàng này lại rất cao: hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thường đạt từ 95-97%. Ước tính với 450 triệu USD xuất khẩu năm 2004 thì giá trị thực thu từ việc xuất khẩu hàng TCMN tương đương với 1,6 tỷ USD xuất khẩu từ dệt may (do phải chi phí đầu vào sản xuất cao) và bằng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện Việt Nam đang có hơn 2.000 làng nghề khác nhau với hơn 1,3 triệu lao động trong ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) và có khoảng 1.120 doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN. Giá trị thực từ việc xuất khẩu mặt hàng này rất cao, từ 95 - 97%. Theo số liệu thống kê, trong tháng 8/2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 8,2 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước và là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam tăng. Tính chung 8 tháng năm 2009 , tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 90,6 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2008. Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng chủ yếu của Việt Nam trong tháng 8/2009 , thì xuất khẩu vào thị trường Pháp đạt cao nhất với 1,6 triệu USD, nhưng giảm 20% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào thị trường Pháp đạt 9,7 triệu USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường Pháp trong tháng là: tượng người và các con vật bằng gốm sứ, mô hình bằng gốm sứ, chậu gốm, bát đĩa bằng gốm, ly gốm… GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM: Doanh nghiệp: Cty chúng tôi chuyên làm việc trong lĩnh vực thiết kế và nhận thiết kế theo yêu cầu mặt hàng chân nến trang trí bàn ăn từ nhiều lọai chất liệu như gốm sứ, tre,… Với đội ngũ nhân viên thiết kế sáng tạo, chúng tôi cho ra đời khỏang 50 mẫu chân nến mới hàng năm và nhận thiết kế theo ý tưởng của khách hàng. Mẫu thiết kế được đăng kí bản quyền của cty và phối hợp sản xuất với các nghệ nhân từ các làng nghề trong khắp cả nước( tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc), điều đó đảm bảo chất lượng tay nghề tốt, độ tinh xảo cao, giá thành thấp cho sản phẩm. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chúng tôi sản xuất và nhận đợn đặt hàng từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Khách có thể yêu cầu sản phẩm mẫu miễn phí, phí vận chuyển hàng mẫu do khách hàng chi trả. Sản phẩm: Sản phẩm chính: chân nến trang trí bàn. Sản phẩm thích hợp cho việc trang trí bàn ăn trong các nhà hàng và khách sạn nhỏ, hay làm vật trang trí phòng ăn, phòng khách trong các gia đình. Có nhiêu lọai mẫu mã đa chất liệu, thích hợp cho cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây, các nhà hàng mang phong cách truyền thống đến hiện đại. Chất liệu tre, gỗ Gốm sứ , kết hợp các chất liệu truyền thống khác Đăng kí về bản quyền: Theo Bảng phân lọai quốc tế về kiểu dáng công nghiệp ( thỏa ứơc Locarno), chân nến được xếp vào nhóm hàng 11- Đồ trang trí Sản phẩm sẽ được đăng kí Kiểu dáng công nghiệp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sau khi đơn nộp 1 tháng sẽ có kết quả. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm. Khi thâm nhập thị trường Pháp có thể tiến hành đăng kí bản quyền ngay với Cục sở hữu trí tuệ Pháp. Trình tự theo chỉ dẫn ở website : Thị trường: Do mẫu mã đa dạng kèm thiết kế hiện đại, phù hợp với mọi môi trường kinh doanh. Hiện nhiều lọai sản phẩm của cty đã có mặt trong các nhà hàng và hệ thống siêu thị trên tòan quốc. Cty đang có chiến lược để giới thiệu và xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn hay nhu cầu trang trí nội thất của người nước ngòai. Thị trường đầu tiên chúng tôi nhắm tới là thị trường Pháp do điểm đặc biệt của nền văn hóa: không khí lãng mạn, cầu kì trong ẩm thực. Pháp cũng là một nước nằm trong EU, có vị trí địa lý thuận lợi là đầu mối giao thông liên lạc với các thành phố,ở châu Âu. GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG: Các yếu tố môi trường chung Pháp là một quốc gia rộng lớn nằm ở phía Tây châu Âu, giáp với nhiều quốc gia lớn như: Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha Pháp được xem là một trong những trung tâm văn hóa – nghệ thuật của cả châu Âu với những lâu đài, thành phổ cổ và kiến trúc, kho tàng văn hóa đồ sộ được để lại từ thời La Mã cổ đại hay thời kì Phục Hưng thịnh vượng. Bên cạnh một nước Pháp cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử của nhân loại, Pháp còn là một đất nước hiện đại và sang trọng bậc nhất châu Âu – đất nước với nền kinh tế phát triển xếp hàng thứ sáu trên toàn thế giới. Các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Anh Quốc. Pháp là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp đầu năm 2002. Tình hình kinh tế Pháp những năm gần đây và dự báo Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 2% (2007) GDP theo đầu người: 27 301 EUR (2007) Tỷ lệ thất nghiệp: 7,5% (2007) Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo: 6,2% Lạm phát: 1,5% (2007) Các chỉ số kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 1.8 2.0 2.1 1.9 2.1 2.0 Lạm phát giá tiêu dùng( trung bình %) 1.5 1.9 1.7 1.9 1.8 1.8 Lạm phát giá tiêu dùng( trung bình tại EU) 1.6 2.0 1.8 2.0 1.9 1.9 Cán cân ngân sách (% of GDP) -2.4 -2.6 -2.5 -2.1 -1.7 -1.4 Cán cân tài khoản vãng lai (% of GDP) -1.4 -1.6 -1.3 -1.1 -1.0 -0.8 Tỷ lệ lãi suất ngắn hạn (trung bình; %) 4.1 3.8 4.0 4.1 4.1 4.1 USD/EUR (trung bình) 1.36 1.45 1.33 1.28 1.26 1.25 USD/ Euro( cuối năm) 1.43 1.39 1.30 1.27 1.26 1.25 Yên/ Euro( trung bình) 160.03 152.09 127.77 119.45 115.66 114.74 Biểu đồ GDP nước Pháp 2007-2009 Triển vọng thị trường Các công ty đầu tư vào Pháp không chỉ có thể tiếp cận với một nền kinh tế phát triển và mà còn là một thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới. Một số thuận lợi trong việc đầu tư vào Pháp như sau: * Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng * Nhân công lành nghề * Hệ thống giao thông phát triển * Nhiều cơ hội về thương mại điện tử * Cơ hội cho ngành dịch vụ * Thị trường tài chính năng động * Là giao điểm của Châu Âu * Chất lượng cuộc sống cao cấp Ngoài ra, các công ty có ý định đầu tư vào Pháp được hưởng hỗ trợ tài chính và chính sách thuế ưu đãi từ chính phủ, quan chức và một số ngành công nghiệp địa phương. Tuy nhiên, cần chú ý: * Hình thức hỗ trợ khác nhau tùy theo vùng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh * Bộ Lao động hỗ trợ cho các chương trình hợp tác đào tạo * Các công ty cũng có thể nhận được trợ cấp khi thuê những thanh niên đang tìm việc, những người thất nghiệp trong thời gian dài, đặc biệt những người trên 50 tuổi. * Bộ Công nghiệp và Nghiên cứu trợ cấp cho lĩnh vực nghiên cứu công nghiệp và công nghệ. Các đối thủ cạnh tranh : Nội địa : + Công ty TNHH SX-TM Đông Ấn : Chuyên sản xuất hàng sản xuất nội ngoại thất với nguyên liệu chủ yếu là sắt mỹ thuật + Công ty TNHH Việt Nam Hwa Yang Metal Industrial : chuyên sản xuất đồ trang trí lưu niệm vói nguyên liệu chính là Inox và thủy tinh + Ngoài ra còn 1 số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác như : Angel light (chủ yếu sản xuất nến nghệ thuật), Sunrise bamboo (sản xuất với nguyên liệu tre) ,… Pháp : +CollectionDéco ( nguyên liệu chính là thiếc mỹ nghệ ) +Céleste ( nguyên liệu sắt mỹ nghệ ) + Cyrillus (nguyên liệu bạc) +…. Quốc tế : + Các công ty chuyên sản xuất sản phẩm trang trí nội ngoại thất sử dụng nguyên liệu chất lượng cao như pha lê, bạc, đồng, … .PHÂN TÍCH SWOT: S (Strength) Nguồn lao động làm nghề thủ công rất dồi dào, khéo léo ,nguồn nguyên liệu sẵn có à vốn đầu tư thấpà giá thành sản phẩm rẻ Về tiềm lực, doanh nghiệp đã đào tạo 1 đội ngũ thiết kế tài giỏi -một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để sản phẩm thủ công mỹ nghệ thực sự có đẳng cấp Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp quốc tế của bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp khá vững vàng W (Weakness) Chưa tạo dựng được thương hiệu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trên thương trường thế giới Sản phẩm chủ yếu được làm thủ công,chưa có trang bị máy móc thiết bị, nên xuất khẩu còn ở qui mô nhỏ . Do quy mô sản xuất nhỏ nên DN khó đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn của nước ngoài. Điều này dễ đẩy bạn hàng tìm đến các đối tác khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ đồng thời cũng chưa tạo được sự tin cậy với bạn hàng trong những đơn đặt hàng lớn. Tính bền vững của ngành hàng còn chưa cao O (Opportunities) Việt Nam gia nhập WTO đã giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội giao thương, Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao, tạo cơ hội cho xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồng thời tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng vùng nguyên liệu và hiện đại hoá các cơ sở chế biến, tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao Mặt hàng thủ công mỹ nghệ này được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát riển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao vì thủ công mỹ nghệ là ngành hàng xuất khẩu có tỷ lệ ngoại tệ thực thu bằng 95-97% giá trị xuất khẩu, hơn hẳn các ngành nghề khác, do chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước Sản phẩm với yếu tố sức nặng văn hóa kết tinh trong sản phẩm là đặc biệt quan trọng , kiểu dáng sang trọng nhưng mang đậm bản sắc Á đông sẽ làm người tiêu dung thích thú hơn trong sắc thái ồn ào, vội vàng của nhịp sống hiện đại tại 1 quốc gia châu Âu phát triển . Điều đó tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. T (Threats) Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có truyền thống hàng từ lâu đời, mặc dù thế, nếu so với sân chơi chung của thế giới và tốc độ phát triển của nó trong giai đoạn hiện đại ngày nay thì những vật liệu, mẫu mã được thể hiện từ nguyên liệu truyền thống, cổ truyền như gốm sứ, tre nứa… chưa thể so sánh hết với những yêu cầu ứng dụng tiến bộ , các mặt hàng pha lê cao cấp khác Đầu tư nhiều hơn cho thiết kế kiểu dáng. Bởi cứ sao chép rập khuôn kiểu dáng giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc của Trung Quốc thì sẽ gặp những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ. Còn nếu chỉ làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài thì ta sẽ bị thụ động, ỷ lại và trông chờ, và điều này chỉ mang lại những giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp, vì thiếu tính chủ động trong huy động các nguồn lực sản xuất. Hiện nay, khoảng 90% các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được sản xuất theo mẫu thiết kế của nước ngoài đặt hàng. Điều này sẽ giải quyết tốt đầu ra sản phẩm nhưng về lâu dài sẽ làm “thui chột” các ý tưởng sáng tạo của người nghệ nhân và các thợ nghề, mà hiệu quả thực thu lại thấp. Một sản phẩm có mẫu mã đẹp, kiểu dáng độc đáo có thể đem lại gấp 4 lần giá trị so với mẫu mã thông thường. Hội nhập WTO với sự có mặt của các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, nếu ta cứ đua với họ về vốn và công nghệ thì sẽ nắm chắc phần thua. Và khi đó, cạnh tranh bằng giá rẻ nhờ nguồn nhân công dồi dào cũng không còn hữu hiệu nữa. Chúng ta mới chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường nên còn có nhiều bỡ ngỡ về mẫu mã, phẩm chất, giá cả. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý, phục vụ cho ngành hàng cần phải đạt tới trình độ đẳng cấp quốc tế, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trang không xác định được rõ ràng hàng hoá của mình đang nằm ở đẳng cấp nào, khả năng thẩm mỹ hạn chế, tính thích ứng thị hiếu thuần tuý… Nguồn nguyên liệu tại các địa phương nếu bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn: gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây… dần cạn kiệt phải nhập khẩu Đặc biệt, do giá thành thấp, nếu doanh nghiệp không có sự nghiên cứu thị trường sâu rộng cũng như tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ dễ bị rơi vào các vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường sở tại PHÁC THẢO KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Thuộc tính sản phẩm Nguyên liệu và quy trình sản xuất: -Nguyên liệu: Gỗ, sắt mỹ thuật, tre nứa, gốm sứ, thủy tinh Chân nến mang tính mỹ thuật cao có sự kết hợp nhiều loại nguyên liệu sẵn có của Việt Nam Gốm sứ : gốm sứ mỹ nghệ được xem là 1 trong những thế mạnh của Việt Nam , sản phẩm của doanh nghiệp được các thợ gốm lành nghề từ các làng gốm nổi tiếng của Việt Nam như: Bát Tràng, Hương Canh… chế tác, kiểu dáng uyển chuyển mà mang đậm phong cách Á đông như: hình dáng thiếu nữ, hình hoa sen… nhưng vẫn phù hợp với không gian của các nhà hàng Pháp Gỗ : Trên thế giới , sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam được đánh giá cao và có giá trị rất lớn. Đặt biệt đối với sản phẩm chân nến , có kích thước khá nhỏ thì mỗi sản phẩm gỗ mỹ nghệ đều mang bản sắc riêng với những nét chạm trổ hoa văn tinh xảo đẹp mắt. Ben cạnh đó doanh nghiệp cũng có những mẫu thiết kế kết hợp cành cây nhỏ và lá cây được sấy khô, nhuộm màu, và bảo quản với công nghệ hiện đại để có những sản phẩm độc đáo Sắt mỹ thuật: Bên cạnh gốm sứ và gỗ, sắt mỹ thuật đang ngày càng tạo sức hút trên thị trường hàng trang trí nội thất. Cũng cứng cáp và chắc chắn như sắt thường nhưng sắt mỹ thuật có dáng vẻ thanh mảnh, sang trọng cho từng không gian nội thất. Để làm được sản phẩm chân nến tinh tế và sang trọng, doanh nghiệp đã và đang sử dụng phương pháp rèn uốn qua lửa kết hợp với công nghệ hàn hiện đại. Ưu điểm của phương pháp này là tạo cho sản phẩm những đường gấp, uốn khúc nhưng mối nối vẫn trơn tru và không có xỉ. Sau tạo dáng là đến công đoạn phun sơn, đây là khâu quan trọng nhất quyết định “đẳng cấp” của sắt mỹ thuật. Loại sơn thường dùng là trong công nghiệp ô tô, có độ bền cao. Quy trình phun sơn thường theo các bước sau: tẩy rửa sản phẩm bằng hóa chất, phốt phát hóa bề mặt, sơn chống gỉ sét, sơn lót, sơn tạo màu 3 lần, cuối cùng phủ một lớp sơn bóng để bảo vệ. Trong quá trình sơn có thể phối màu cho phù hợp phong cách trang trí và yêu cầu của khách hàng. Nếu phối màu tinh tế, sắt mỹ thuật vẫn kết hợp hài hòa với gỗ và đá. Bên cạnh những mẫu mã do doanh nghiệp sản xuất thiết kế, người tiêu dùng có thể đặt hàng theo yêu cầu để có được những sản phẩm độc đáo và có phong cách hơn. Cùng với các loại nến đặc biệt, kiểu dáng độc đáo, nếu khéo kết hợp độ tương phản màu sắc sẽ tạo nên sự độc đáo cho chân nến Sắt mỹ thuật thích hợp với nhiều không gian khác nhau, những hoa văn theo mô-týp cổ điển của nét kiến trúc phương Tây, nhưng với những họa tiết đó chỉ cần kết hợp thêm mây tre lá đơn giản cũng làm cho nội thất mang đậm chất Á Đông. Chính đặc điểm vừa cổ điển vừa hiện đại đã làm sắt mỹ thuật ngày càng được ưa chuộng trong trang trí nội thất. Tre nứa: Trước tiên là tạo dáng sản phẩm bằng nguyên liệu là gốm, tre ,gỗ và sắt mỹ thuật, những nguyên liệu này đã được xử lý chống cong vênh, mối mọt, làm sạch và tạo dáng sản phẩm bằng nhiều cách theo phương pháp thủ công Nếu là sản phẩm tre đã được ngâm dưới nước chống mối mọt khoản 6 tháng. Sau đó chẻ ra quấn thành sản phẩm, làm nhẵn đẹp. Nếu là màu trắng là màu tự nhiên còn màu sắc là do sơn lên sản phẩm khoảng 5 lần. Sử dụng khô, không để đựng nước Những sản phẩm tre nứa lá trên đã được nhà nước Việt Nam kiểm định và cho phép sản xuất và sử dụng. Ngoài ra khi đi các nước đều phải khử trùng theo từng lô hàng có sự kiểm soát của Hải quan Việt Nam. Lợi thế so sánh: Đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước: -Doanh nghiệp có địa điểm đặt cơ sở sản xuất thuận lợi, gần các làng nghề thủ công , hỗ trợ về nhân công cũng như đảm bảo về chất lượng sản phẩm -Các sản phẩm có kiểu dáng được thiết kế bởi những nghệ nhân, các nhà mỹ thuật xuất sắc, được tuyển chọn kĩ lưỡng Đối với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Về nguyên vật liệu: doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nước ngoài ( chủ yếu là kim loại quý như bạc , đồng hoặc pha lê cao cấp). Điều đó tạo nên sự độc đáo của sản phẩm Giá thành : Giá thành sản phẩm thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cao cấp làm từ pha lê hay bạc, nhưng kiểu dáng vẫn đảm bảo tính sang trọng Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm Có một câu nói vui truyền miệng của dân châu Âu: “Thế giới là thiên đường nếu tất cả cảnh sát là người Anh, đầu bếp là người Pháp, thợ máy là người Đức, người tình là người Ý và tất cả mọi thứ được sắp đặt bởi người Thụy Sĩ” Nghệ thuật ẩm thực Một trong những tài sản lớn nhất của Pháp chính là nghệ thuật ẩm thực phong phú. Sự nổi tiếng của món ăn Pháp không dựa trên truyền thống lâu đời mà là ở sự thay đổi liên tục. - Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống, trong cách chế biến và chi tiết đến cả tư thế ngồi sao cho thoải mái và có nghệ thuật. - Phong cách ăn uống của người Pháp là cả một nghệ thuật đặc sắc, và họ rất cầu kỳ, tỉ mỉ trong việc trang trí bàn ăn => nhu cầu về sản phẩm Hàng năm mỗi gia đình Pháp thường tổ chức mừng lễ sinh nhật, lễ kỉ niệm ngày cưới, lễ mừng bố, lễ mừng mẹ, tiệc “pendre la crémaillère” (như tiệc “tân gia” ở Việt Nam). Khi lên chức cũng có bữa tiệc “rửa lon” gọi là “arrosergallon”. Tóm lại, người Pháp rất thích tiệc tùng, liên hoan, dạ hội, hóa trang, diễu hành, nhảy múa, đóng kịch. Và trong những dịp long trọng, trang trí bàn ăn luôn được xem là 1 việc làm quan trọng và tối cần thiết Pháp có nhu cầu và tiềm năng cao trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn => Thời điểm thâm nhập: mùa lễ hội, nhu cầu đãi tiệc tăng cao Các quy định pháp lý và văn hóa ảnh hưởng tới việc ghi nhãn và đóng gói sản phẩm. Yếu tố văn hóa: Con người Nổi tiếng với nhiều nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm, nước hoa và đồ trang sức, người dân Pháp xem ra rất chú trọng diện mạo bên ngoài của mình. Hơi khách sáo nhưng lịch sự, nhã nhặn, lễ độ trong giao tiếp là đặc điểm của đa số người dân nơi đây. Từ cảnh sắc thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ cho đến con người nơi đây đều toát ra một vẻ thật lãng mạn, quý phái => Đặc điểm sản phẩm Yếu tố pháp lý: Việc ghi nhãn mác có vai trò làm tăng thông tin và thậm chí là một cách quảng cáo. Nhãn mác thường được xem là "những người bán hàng thầm lặng", đặc biệt với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cửa hàng bán lẻ gần đây, nhãn mác cũng góp phần trợ giúp cho việc bán hàng. Yêu cầu về nhãn mác Nếu muốn thâm nhập thị trường Pháp, cần nghiên cứu những quy định của Châu Âu và Pháp. Pháp và các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu đang dần đưa luật châu Âu vào áp dụng. Nhiều quy định về việc dán nhãn mác vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh. Một số yêu cầu cơ bản trong việc dán nhãn mác: - Ngôn ngữ: Nhãn phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Pháp. Nếu có từ hay chữ viết tắt nước ngoài phải được luật của Pháp hay luật quốc tế chấp nhận. - Tên: Ghi rõ tên sản phẩm - Thương hiệu: Bất kỳ tên, biểu tượng hay ký hiệu có liên quan tới sản phẩm đều phải có ngoài bao bì, trên nhãn hoặc nắp chai. Nhãn hiệu và thương hiệu được đăng ký chỉ dành cho nhà sản xuất sử dụng. - Thành phần:
Tài liệu liên quan