1. Mục đích nghiên cứu
Cùng với dòng chảy của sự hội nhập trên toàn Thế giới, mối quan hệ giữa Việt Nam
và Hàn Quốc đang đà phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,
ngoại giao, giáo dục, . Trong đó, sự quan tâm đặc biệt về giáo dục đã và đang là”nhịp cầu
nối”để thúc đẩy tình hữu nghị cũng nhƣ nâng cao tầm hiểu biết của con ngƣời đối với nền
văn hóa”xứ sở Kim chi”. Sự gắn kết ấy ngày càng mật thiết hơn khi mà số lƣợng ngƣời
Việt có nhu cầu học tiếng Hàn Quốc và ngƣợc lại- đang gia tăng một cách đáng kể.
Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ Hàn Quốc là một điều không hề dễ dàng. Nếu nhƣ
ngƣời học chỉ đọc và viết thành thạo về mặt chữ viết, từ vựng hay ngữ pháp thì mới chỉ
hoàn thành một nửa công đoạn của việc học ngoại ngữ, còn nửa kia là những hiểu biết về
văn hóa dân tộc. Nhƣ vậy, chúng ta không thể thừa nhận một ngƣời thành thạo tiếng Hàn là
ngƣời có ít vốn kiến thức liên quan đến văn hóa quốc gia bởi sứ mệnh của ngƣời học là
phải tích lũy đầy đủ cả hai yếu tố trên.
Khi tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc, điều khiến chúng tôi thực sự ngỡ ngàng và ấn
tƣợng là điệu hát dân ca Arirang- đƣợc coi là”Quốc hồn quốc túy”của dân tộc và là
bài”Quốc ca không chính thức”đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc yêu thích. Những giai điệu ấy đã
đi vào lòng ngƣời một cách vô thức, là linh hồn, sức sống, nơi hòa mình của những tâm
hồn đa cảm. Không giống với những bài hát cuồng nhiệt, những điệu nhảy chuyên nghiệp
ngày nay, điệu dân ca Arirang nhẹ nhàng, day dứt, là nỗi lòng chất chứa bao ƣu tƣ, tình
cảm, suy nghĩ của con ngƣời ẩn sau từng nét chữ. Không chỉ trƣớc đây mà ngay cả trong
xã hội hiện đại thời nay, Arirang vẫn luôn có sức ảnh hƣởng to lớn đối với đời sống tinh
thần của ngƣời Hàn Quốc. Sự gắn kết mật thiết ấy đã và đang tác động qua lại lẫn nhau, trở
thành chủ đề khai thác thú vị khi tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc. Với sự giúp đỡ tận tình
của giảng viên hƣớng dẫn cùng sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong bản
báo cáo khoa học này sẽ giúp cho mọi ngƣời hiểu biết hơn về điệu hát dân ca Arirang, qua
đó ta có thể hiểu đƣợc nét độc đáo trong đời sống của ngƣời Hàn Quốc.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Arirang và ảnh hưởng của Arirang đến đời sống của người dân Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
109
TÌM HIỂU ARIRANG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ARIRANG
ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC
SVTH: Nguyễn Khánh Linh, Thạch Thị Kim Thơm 3H13
GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích nghiên cứu
Cùng với dòng chảy của sự hội nhập trên toàn Thế giới, mối quan hệ giữa Việt Nam
và Hàn Quốc đang đà phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,
ngoại giao, giáo dục,. Trong đó, sự quan tâm đặc biệt về giáo dục đã và đang là”nhịp cầu
nối”để thúc đẩy tình hữu nghị cũng nhƣ nâng cao tầm hiểu biết của con ngƣời đối với nền
văn hóa”xứ sở Kim chi”. Sự gắn kết ấy ngày càng mật thiết hơn khi mà số lƣợng ngƣời
Việt có nhu cầu học tiếng Hàn Quốc và ngƣợc lại- đang gia tăng một cách đáng kể.
Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ Hàn Quốc là một điều không hề dễ dàng. Nếu nhƣ
ngƣời học chỉ đọc và viết thành thạo về mặt chữ viết, từ vựng hay ngữ pháp thì mới chỉ
hoàn thành một nửa công đoạn của việc học ngoại ngữ, còn nửa kia là những hiểu biết về
văn hóa dân tộc. Nhƣ vậy, chúng ta không thể thừa nhận một ngƣời thành thạo tiếng Hàn là
ngƣời có ít vốn kiến thức liên quan đến văn hóa quốc gia bởi sứ mệnh của ngƣời học là
phải tích lũy đầy đủ cả hai yếu tố trên.
Khi tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc, điều khiến chúng tôi thực sự ngỡ ngàng và ấn
tƣợng là điệu hát dân ca Arirang- đƣợc coi là”Quốc hồn quốc túy”của dân tộc và là
bài”Quốc ca không chính thức”đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc yêu thích. Những giai điệu ấy đã
đi vào lòng ngƣời một cách vô thức, là linh hồn, sức sống, nơi hòa mình của những tâm
hồn đa cảm. Không giống với những bài hát cuồng nhiệt, những điệu nhảy chuyên nghiệp
ngày nay, điệu dân ca Arirang nhẹ nhàng, day dứt, là nỗi lòng chất chứa bao ƣu tƣ, tình
cảm, suy nghĩ của con ngƣời ẩn sau từng nét chữ. Không chỉ trƣớc đây mà ngay cả trong
xã hội hiện đại thời nay, Arirang vẫn luôn có sức ảnh hƣởng to lớn đối với đời sống tinh
thần của ngƣời Hàn Quốc. Sự gắn kết mật thiết ấy đã và đang tác động qua lại lẫn nhau, trở
thành chủ đề khai thác thú vị khi tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc. Với sự giúp đỡ tận tình
của giảng viên hƣớng dẫn cùng sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong bản
báo cáo khoa học này sẽ giúp cho mọi ngƣời hiểu biết hơn về điệu hát dân ca Arirang, qua
đó ta có thể hiểu đƣợc nét độc đáo trong đời sống của ngƣời Hàn Quốc.
2. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng thức nghiên cứu
Arirang đƣợc coi là đề tài khá rộng để tìm hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tìm
hiểu nét đặc trƣng nhất trong toàn bộ vai trò, ý nghĩa của điệu dân ca cổ truyền- đó là ảnh
hƣởng của Arirang đối với đời sống của ngƣời Hàn Quốc. Bài viết sử dụng một số tƣ liệu
có sẵn đƣợc thu thập, tóm lƣợc giúp bản nghiên cứu chính xác và phong phú đồng thời
giúp ngƣời đọc dễ tƣởng tƣợng và tiếp thu một cách tích cực hơn.
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
110
Phần 1 là những khái quát chung về điệu dân ca Arirang.Trong phần này chúng tôi sẽ
lí giải nguồn gốc, những dạng biến thể và lời hát Arirang, giọng điệu khi thể hiện bài
hát.Nội dung ý nghĩa của Arirang đối với đời sống tinh thần ngƣời Hàn Quốc sẽ đƣợc nêu
rõ qua phần 2.
Vì là sinh viên năm thứ nhất, sự hiểu biết về đất nƣớc, con ngƣời cũng nhƣ văn hóa
Hàn Quốc còn hạn hẹp nên không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình nghiên cứu nhằm
đƣa ra những thông tin đầy đủ cho bạn đọc. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự phản
hồi và những đóng góp từ phía các bạn để bài viết trở nên chính xác và phong phú hơn.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Arirang (tiếng Hàn là”아리랑”) là điệu nhạc dân ca Hàn Quốc. Bài hát thƣờng bắt
đầu bằng điệp khúc”Arirang arirang araryo”(tạm dịch nghĩa là”tôi đang vƣợt đèo
Arirang”.”Ari”trong tiếng Hàn Quốc cổ là đẹp, đáng yêu.”rang”là thân mến.
Còn”araryo”không có nghĩa, chỉ là những tiếng đệm. Có tài liệu nói rằng Arirang là một
ngọn núi chính, nằm trên con đƣờng có từ thời Jeonseon cổ, giữa Seoul và phía đông nam
tỉnh Gyeongsang. Vƣợt đèo Arirang chính là vƣợt qua những ngọn đồi ở giữa đông nam
Seuol.
1. Khái quát chung về Arirang
1.1. Nguồn gốc của Arirang
Có rất nhiều giả thuyết đƣợc đặt ra xung quanh vấn đề về nguồn gốc của Arirang.
Dƣới đây, chúng tôi sẽ trình bày 4 giả thuyết đƣợc coi là tiêu biểu nhất.
Giả thuyết thứ nhất đƣợc đặt ra là: Arirang ra đời vào thời Shilla hơn 1000 năm
trƣớc.Ngƣời xƣa đã căn cứ vào lời bài hát để đƣa ra nhận định này bởi lẽ họ tìm thấy
những lời ca ngợi sự trinh tiết của Aryong- vợ ngƣời sáng lập ra triều đại Shilla. Trong khi
đó, giả thuyết thứ hai lại cho rằng: điệu Arirang có cách đây khoảng 600 năm về trƣớc và
khởi nguồn của điệu dân ca là vùng Jeongseon bởi Jeongseon Arirang đƣợc đánh giá là hay
nhất, chuẩn mực nhất. Không giống với 2 giả thuyết trên, tiên đoán thứ 3 đƣa ra khá khác
biệt: Arirang ra đời khoảng thế kỷ XIX- thời kỳ cuối của triều đại Jeonseon- khi những
ngƣời công nhân đang xây lại lâu đài Gyeongbok vốn bị ngƣời Nhật phá hủy từ thế kỷ XVI.
Tuy nhiên, trong”Lời giới thiệu về các bài hát Arirang”, tác giả lại viết”Arirang có từ
nghìn năm nay”. Lúc đầu, đó là những bài Moiari dùng trong nghi lễ về các thần núi
(Moiari, có nghĩa là âm thanh của núi). Moiari ngày càng phát triển, thành những bài
Arirang của những ngƣời làm nghề trồng trọt.
Tại một triển lãm đặc biệt riêng về Arirang ngày 4/4/2012 đƣợc tổ chức ở sân cung
Geyongbokcung trung tâm Seoul do Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc mở cửa, một
thông điệp trên tƣờng phòng viết rằng: “Ai đó nói rằng bài hát này bắt đầu cùng thời điểm
với lịch sử Hàn Quốc trong khi một số khác lại tranh luận rằng bài hát này bắt đầu vào giai
đoạn sau của Triều đại Joseon”. Nhƣ vậy, rất khó để đƣa ra kết luận chính xác về nguồn
gốc của bản dân ca này.
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
111
1.2. Những dạng biến thể và lời bài hát Arirang
Arirang không có một mẫu cố định. Nó có hàng trăm bài hát khác nhau, giai điệu và
lời ca có thể thay đổi từ vùng này sang vùng khác, với những hoàn cảnh diễn xƣớng khác
nhau. Mỗi địa phƣơng có một bản Arirang riêng biệt, tạo nên sức thu hút riêng cho bản dân
ca này. Sự đa dạng đó sở dĩ phần lớn là do nhân dân sáng tạo nên. Họ đã sáng tác những
bài hát của riêng mình bằng cách đặt lời mới cho nó dựa trên nguyên bản có sẵn mà không
làm mất giọng điệu đặc trƣng vốn có. Ví nhƣ ban nhạc Yoon Do-hyun- nhóm ca sỹ đã phối
Arirang theo phong cách nhạc Rock mạnh mẽ, rất phù hợp với bầu không khí lễ hội dành
cho giới trẻ hay nhƣ những bài hát ru giản đơn mà bao ngƣời mẹ đã hát cho con mình,
Một số bài hát nổi tiếng khác đã đƣợc các nhóm nhạc nhƣ Chị em nhà họ Kim thu âm hoặc
trở thành những hành khúc quân đội.
Chị em nhà họ Kim, nhóm nhạc nổi tiếng tại Mỹ vào những năm 50 và 60 giới thiệu
một lối diễn Arirang của riêng họ trong album đầu tay (trái). Bảo tàng trưng bày sách lời
bài hát cổ với bản dịch Arirang mới đây (phải).
Mặc dù vậy thì Arirang vẫn đƣợc lƣu truyền chủ yếu với các biến thể tiêu biểu:
- Arirang Jeongseon của Jeongseon, Gangwon-do (tỉnh Gangwon):
Tiếng Hàn Quốc
아리랑 아리랑 아라리요
아리랑고개로 넘어 간다
나를 버리고 가시는 님은
십리도 못가서 발병난다
아리랑 아리랑 아라리요
아리랑고개로 넘어 간다
청청하늘엔 별도 많고
우리네 가슴엔 꿈도 많다
아리랑 아리랑 아라리요
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
112
아리랑고개로 넘어 간다
아리랑 아리랑 아라리요
아리랑고개로 넘어 간다
저기 저 산이 백두산이라지
동지섣달에도 꽃만 핀다
Tạm dịch
"Arirang Arirang Arariyo
Hãy cho tôi vượt đèo Arirang "
Bước qua lối Arirang
Hỡi người đã bỏ rơi tôi
"Arirang Arirang Arariyo
Hãy cho tôi vượt đèo Arirang "
Bước qua lối Arirang
Hỡi người đã bỏ rơi tôi
Sẽ không thể đi mười li trước khi chân người đau...
Arirang Arirang Arariyo
Hãy cho tôi vượt đèo Arirang
Có bao nhiêu sao trên trời quang,
Thì sẽ có bấy nhiêu mơ ước trong tim chúng ta
Arirang Arirang Arariyo
Hãy cho tôi vượt đèo Arirang
Arirang Arirang Arariyo
Hãy cho tôi vượt đèo Arirang
Đó, ở đó là núi Baekdu,
Nơi đó, ngay cả giữa mùa đông, những bông hoa vẫn nở
Cùng với lời bài hát là những câu chuyện đƣợc tƣơng truyền lại đến tận sau này để
giải thích về nguồn gốc của bài hát Arirang Jeongseon: “Vào cuối triều đại Goryeo có 72
ngƣời còn lại của triều đại này đã phản đối thành lập triều đại Joseon. Họ sống ẩn dật tại
Dumundong, sau đó 7 ngƣời trong đó có Jeonoryun đã dời tới Jeongseon và ẩn cƣ tại đó.
Họ thề giữ lòn trung thành với vƣơng triều Goryeo, bóc vỏ cây Sannamul để sống qua
ngày. Trong nỗi nhớ thƣơng, buồn đau và cô đơn khi nghĩ tới quê hƣơng và gia đình mà họ
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
113
đã bỏ lại và ra đi cùng với sự tôn thờ với vƣơng triều Joseon, họ đã ngâm thành một bài thơ.
Sau này ngƣời ta gọi tên là Jeongseon Arirang”. Bên cạnh đó còn một thuyết nữa kể lại
rằng: “Lời bài hát là câu chuyện tình yêu của một cô gái sống ở Yeoryang- bên cạnh sông
Songcheon và một chàng trai ở Yucheon. Hàng ngày ngƣời con gái đều lấy cớ đi hái trà ở
làng Ssari để qua Yucheon gặp ngƣời yêu. Thế nhƣng vào mùa mƣa nƣớc sông dâng lên
làm cô gái không thể qua sông để gặp chàng trai, oán giận vì điều này đã đứng bên sông và
hát”.
Nhạc điệu đƣợc thể hiện trong bài hát khá đặc biệt. Nó giản dị trong dòng chảy nhẹ
nhàng, giống nhƣ hơi thở của ngƣời phụ nữ. Jeongseon Arirang không có nhiều biến âm,
sự chênh lệch giữa âm cao nhất và âm thấp nhất không nhiều và sự biến đổi giai điệu cũng
không lớn, do vậy nhịp hát khá chậm và đều.
• Arirang Jindo từ hòn đảo Jindo ở Jeollanam-do (phía Nam tỉnh Jeolla).
(Điệp khúc) airang airang arariyo
Hãy cho tôi vượt qua đèo Arirang
Xin hãy đưa tôi qua sông Ahwooraji
Bầu ở làng Ssarigol đã rụng hết rồi,
Bầu rụng còn có lá rơi theo cùng,
(tạm dịch)
Nếu cháo ttak nấu bằng cỏ Gondeure sau núi Hanchi có vị giống như tình yêu
Thì cho dù có bị mất mùa vẫn sống qua được mùa xuân.
Không phải là minh sa thập lý mà tại sao hoa hải đường lại nở
Không phải là mùa xuân tháng 3 mà sao chim đỗ quyên lại hót
Cối giã gạo ấp Jeongseon 4 mùa có nước và luôn quay đều thế mà
Tại sao chồng tôi lại không biết ôm ấp yêu thương tôi.
Đi kèm theo đó là câu chuyện tình yêu của chàng thanh niên ở Jindo và thiếu nữ ở
Kyeongsang: “Chàng thanh niên Jindo là nông nô ở một nhà quý tộc ở Kyeongsang và đã
yêu cô con gái của chủ nhà. Hai ngƣời đã bỏ trốn đến Jindo để đƣợc tự do. Họ sống bên
nhau hạnh phúc, và rồi chàng thanh niên qua đời vì bệnh. Trƣớc kia chàng trai Jindo và
một cô gái đã có hôn ƣớc, nhƣng chàng trai đã dắt một cô gái khác vào đất liền. Câu
chuyện này đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài hát”. Một câu chuyện khác nữa kể về
Seol Yi Hyang và công tử So Yeong. Seo Yi Hyang và So Yeong đến Gultae, gặp nhau và
yêu nhau. Và rồi một ngày công tử So Yeong bỏ đi mất. Seo Yi Hyang tràn ngập trong đâu
khổ thì biết tin So Young đã kết hôn với một cô gái ở đất liền. Vì thờ thề nguyền sống chết
cùng nhau, cô không thể chết, nên đã tự xuống tóc bằng con dao găm và quy y ở
Ssangkyesa.
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
114
Nhịp điệu của bài hát là nhịp Semachi - thƣờng là nhịp 4/6 nhanh, ngoài ra cũng có
nhịp 8/9. Giai điệu dân gian vui tƣơi sống động với những âm luyến và âm mũi làm nền
tảng đã góp phần tạo nên âm điệu riêng biệt cho bài hát.
• Miryang Arirang từ Miryang ở tỉnh Nam Gyeongsan.
Đoạn 1:
Hãy nhìn ta! Hãy nhìn ta! Hãy nhìn ta!
Vào giữa mùa đông, khi người ngắm một đóa hoa, xin hãy nghĩ về ta !
Điệp khúc: Ari- arirang ! Ssurri- Ssurrirang ! Arariga nanne !
O’er Arirang- ngọn đèo ta mong mỏi được đi qua hôm nay.
Đoạn 2:
Đèo Chim Moonkyung có quá nhiều khúc quanh
Lượn lên, lượn xuống, ta đi trong lệ sầu.
Đoạn 3:
Mang tôi đi, mang tôi đi, mang tôi đi !
Khi hoa nở, xin hãy mang tôi đi.
Để lý giải nguồn gốc của bài hát, có một truyền thuyết đƣợc lƣu lại rằng: “Ngày xƣa,
phó sứ vùng Mirang có một một đứa con tên là Arang. Cô bé có dáng ngƣời xinh xắn lại
rất hiền lành nên cô đƣợc mọi ngƣời yêu mến và ngƣỡng mộ. Lúc đó, ở Kwana có một
chàng trai trẻ sau khi gặp Arang thì đem lòng yêu mến cô, chàng trai không thể quên
Arang nên vào làm thợ may ở nhà Arang để quyển rũ cô. Arang đã bị ngƣời thợ may lôi
kéo cùng đi ngắm trăng, chàng thanh niên không có chốn dung thân đã tha thiết mong chờ
tình yêu của cô. Nhƣng mà Arang lại không chút rung động và còn trách móc thái độ vô lễ
của anh. Không thể làm Arang rung động chàng trai vô cùng hoảng loạn, từ yêu cô hắn đã
cảm thấy căm ghét cô và dùng một con dao đâm Arang chết thế là Arang đã bị chôn vùi
trong rừng”.”Miryang Arirang”đƣợc truyền lại cho đến tận bây giờ chính là do những
ngƣời con gái ở Miryang lúc đó quá mến mộ sự trinh tiết của Arang và từ những câu
hát”Arang, arang”đã đƣợc lan truyền khắp nơi và trở thành dân ca Arirang của ngày hôm
nay.
Tốc độ hát đƣợc thể hiện trong bài tƣơng đối nhanh, dứt khoát và có phần vui nhộn.
Mặc dù cấu trúc ngôn ngữ đơn giản nhƣng lời hát, giai điệu, tiết tấu vô cùng phong phú, có
khả năng diễn tả mọi cung bậc tình cảm.
Mỗi biến thể đều tạo nên sự đa dạng cho bản dân ca này. Đó chính là cái hay và độc
đáo của điệu nhạc Arirang.
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
115
II. ẢNH HƢỞNG CỦA ARIRANG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀN
QUỐC
Nhà mỹ học Nga Biêlinxki thế kỷ XIX từng nói: “Dân ca Nga- đó là lịch sử của tâm
hồn Nga”.
Vậy liệu rằng chúng ta cũng có thể nói Arirang là lịch sử tâm hồn Hàn Quốc đƣợc
chăng ?
1. Ảnh hƣởng mang tính văn hóa
Arirang là điệu hát tiêu biểu của đất nƣớc Hàn Quốc, là một trong số ít những bài dân
ca mà ngƣời Hàn Quốc- từ trẻ em tới ngƣời già, từ ngƣời Hàn trong nƣớc đến Hàn kiều đều
hát đƣợc. Đi tới bất kỳ nơi nào có ngƣời Hàn sinh sống thì ở đó đều vang vọng lên lời ca
Arirang. Có thể nói, dân ca Arirang là một trong những dấu ấn văn hóa quan trọng nhất của
Hàn Quốc trong suy nghĩ của ngƣời nƣớc ngoài. Khi muốn giới thiệu nét văn hóa nào đó ra
thế giới, thứ đầu tiên ngƣời Hàn nghĩ đến chính là Arirang. Ngƣời Hàn Quốc không những
coi Arirang nhƣ bài hát đại diện cho dân tộc mình, mà còn nhƣ bài Quốc ca thứ hai của đất
nƣớc- một bài hát buồn về sự chia ly và mất mát trong tình yêu. Arirang là một biểu tƣợng
quốc gia không chỉ của quá khứ xa xôi mà còn là lịch sử hiện đại đầy xáo động của Hàn
Quốc. Bài hát này đƣợc coi là một biểu tƣợng cho sự đấu tranh giành độc lập chống lại
Nhật Bản của Hàn Quốc và mối liên hệ của bài hát này vẫn còn lƣu lại qua suốt những thập
kỷ chia ly và nội chiến. Arirang đã phản ánh quá trình lịch sử hiện đại của dân tộc và là sợi
dây liên kết mọi tâm hồn Hàn, dù chính kiến không đồng nhất. Tại liên hoan Arirang lần
thứ nhất ở Seoul, Arirang là bài hát hƣớng tới sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên. Điệu
dân ca ấy đã đƣợc hát lên ở Bình Nhƣỡng do đoàn nghệ thuật Seoul biểu diễn. Theo nhƣ
phó Chủ tịch Ủy ban xúc tiến toàn cầu hóa ArirangLee Si-hwa cho rằng: “ Theo thời
gian, Arirang còn ảnh hƣởng đến cả văn hóa đại chúng cũng nhƣ văn hóa nghệ thuật mang
tính sáng tạo. Trong các sự kiện cần đến sự cổ vũ nhƣ World Cup hay Olympic, dù là
ngƣời nhà, hàng xóm hay kiều bào, hễ gặp nhau là ngƣời Hàn lại cùng hát Arirang”.
2. Ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời dân Hàn Quốc
- Nội dung của Arirang là toàn bộ đời sống tâm hồn ngƣời dân Hàn Quốc
Trong nhịp sống hối hả, giữa những bộn bề công việc thì việc tìm cho mình một
nguồn cảm hứng để cân bằng nhịp sống là điều không hề dễ dàng. Bởi vậy, khi điệu hát
dân ca Arirang chứa đựng bao tình yêu, hạnh phúc, bất hạnh, nỗi khổ đau, những nhọc
nhằn vất vả, sự không bằng lòng về cuộc sống hiện tại, lời than thân, trách móc, hờn
giậnra đời thì nó đƣợc coi nhƣ một nơi lý tƣởng để trút bầu tâm sự. Phải chăng vì thế mà
từ ngữ của lời ca Arirang thƣờng buồn rầu, đa cảm, có lúc đến mức thảm thƣơng, nhịp điệu
khoan thai, thậm chí rất chậm. Nội dung Arirang có gì đó giống với những vang động sâu
thẳm nhất từ trái tim Hàn Quốc: sự giận dữ và nỗi đau đớn. Ngƣời Hàn Quốc đã cố gắng
giải quyết nỗi xúc động tinh thần của họ thông qua lối đi của thời gian hơn là tìm cách giải
toả căng thẳng ngay lập tức.
Lời lẽ của Arirang thƣờng là sự thú nhận những tình cảm thật của tình yêu , cũng nhƣ
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
116
sự tiếc nuối của chia l y, những tình cảm nồng nàn nhƣng rất đỗi dịu dàng. Đó là nỗi nhớ
trong xa cách:
Ơi người lái đò sông Awooraji
Xin hãy đưa tôi qua sông
Bầu ở làng Ssarigil đã rụng hết rồi
Bầu rụng còn có lá rơi theo cùng
Em không thể sống nếu thiếu anh.
(Trích Arirang Jindo)
- Arirang là bức tranh chân thực về một cuộc sống vất vả, khó khăn của con
ngƣời
Trƣớc hết, đó là nghề sông nƣớc của những chàng trai vùng Jeongseon đi đốn gỗ, thả
bè xuôi về Seoul. Điệu dân ca Arirang đã theo họ suốt trong quá trình lao động. Điều kiện
làm việc tƣơng đối khắc nghiệt và hiểm trở, bốn bề là núi cao và rừng rậm. Theo nhƣ Lee
Joong Hwan- nhà địa lý học sống vào Trung kỳ triều đại Joseon, đã viết về vị trí của
Jeongseon trong sách Taekriji: “Dù đã đi bộ 4 ngày trong rừng mà vẫn không trông thấy
trời và biển đâu cả". Đối với những ngƣời luôn phải vất vả vỡ hoang những dốc núi hiểm
trở và sống một cuộc đời nghèo khó thì Arirang chính là thú tiêu khiển tốt nhất giúp họ
quên đi những lo lắng, mệt mỏi hàng ngày. Arirang đƣợc cất lên ngay khi làm, bởi thế mà
nhịp điệu của Jeongseon Arirang mang đậm đặc trƣng của con ngƣời và cách sống của họ
ở vùng sơn cƣớc. Ông Jin Yong Seon, Viện trƣởng Viện nghiên cứu Jeongseon Arirang
nói: “Những câu hát bắt nguồn từ tỉnh Gangwon chủ yếu là những giai điệu thuộc gam
nguyên. Những giai điệu đó bắt nguồn từ vùng đất này, gắn bó và hòa hợp với môi trƣờng
nơi đây.”Không giống với những điệu Arirang khác, lời bài hát Jeongseon Arirang lại ở thể
bị động: “Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vƣợt đèo Arirang ”bởi một lẽ dù họ đã
hết sức cố gắng để vƣợt qua những chông gai nhƣng cuộc sống đầy khó khăn và ngăn cách
với thế giới bên ngoài đã không cho phép họ. Vì thế, bây giờ, Arirang đối với ngƣời
Jeongseon là âm nhạc, là điệu hát, nhƣng trƣớc đây nó chính là tiếng nói của họ. Arirang
đã là một phần cuộc sống của những con ngƣời thời xƣa.
Theo Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc cho biết”Arirang thể hiện tất cả niềm vui
và nỗi buồn trong lịch sử và cuộc sống của ngƣời Hàn Quốc. Nó ăn sâu vào cảm xúc của
ngƣời Hàn Quốc nhƣ một DNA văn hóa”.
Xướng Nghệ thuật Dân Gian Jindo Silver biểu
diễn Arirang tại Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn
Quốc.
- Arirang mang lại niềm vui, giải toả mọi
nỗi niềm và giúp cho những công việc nặng nhọc
trở nên thú vị, đỡ nặng nề hơn
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC
117
Arirang đƣợc con ngƣời nơi đây hát lên để an ủi, để xoa dịu đi nỗi vất vả của cuộc
sống khó khăn, cực nhọc
Tại hòn đảo Jindo- nơi đầu tiên phải đối đầu với bao lần xâm lƣợc của Nhật Bản, hình
ảnh của bao ngƣời đàn ông đã ngã xuống không chỉ trong chiến tranh mà còn trong nghề đi
biển khôn lƣờng đã khiến trái tim những ngƣời phụ nữ nhƣ câm lặng. Có những thời điểm
hòn đảo này vắng quá nhiều bóng dáng đàn ông. Để xoa dịu nỗi đau tột cùng ấy, họ đã hát
để biến nỗi buồn thành niềm vui, để đƣợc tiếp thêm sức mạnh. Thƣờng bắt đầu là những
lời than thân trách phận, nhƣng cùng với lời ca, nỗi buồn chất chứa trong lòng cũng tan
biến. Lời ca ấy nhƣ vang vọng mọi lúc ngay cả khi ăn, khi chiến đấu, thậm chí cận kề cái
chết.
Đối với những con ngƣời nơi đây thì Arirang trở thành cách duy nhất làm tiêu tan
những ƣu phiền và khó nhọc của cuộc sống lao động ngoài đồng ruộng. Dù điều kiện sống
khá khắc nghiệt nhƣng họ đã vƣợt qua tất cả khó khăn, vất vả bởi họ có Arirang. Vì vậy
mà trong Arirang, cuộc sống của những con ngƣời nơi đây đƣợc miêu tả một cách đầy đủ
và chân thật. Đối với ngƣời dân Hàn Quốc, Arirang giống nhƣ một phần cuộc sống của họ-
nó khiến bao tâm hồn trở nên cứng