Tìm hiểu Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen

1.1 Giới thiệu về đậu Đậu là một món ăn rất quen thuộc với mọi người chúng ta vì trong hạt đậu cung cấp nguồn dinh dưỡng rất phong phú,vừa ngon mà lại rẻ tiền. Ðậu cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Ðậu có nhiều calcium, các loại đậu có lượng đạm cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần. Ða số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories, Ðậu có ít calories thường có nhiều nước. Một trăm gran đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7 gram chất đạm tương dương với số chất đạm trong 30 gram thịt động vật. Ðậu nẩy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn pha đậu với các loại hạt, chất đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật.

pdf31 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu về đậu Đậu là một món ăn rất quen thuộc với mọi người chúng ta vì trong hạt đậu cung cấp nguồn dinh dưỡng rất phong phú,vừa ngon mà lại rẻ tiền. Ðậu cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Ðậu có nhiều calcium, các loại đậu có lượng đạm cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần. Ða số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories, Ðậu có ít calories thường có nhiều nước. Một trăm gran đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7 gram chất đạm tương dương với số chất đạm trong 30 gram thịt động vật. Ðậu nẩy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn pha đậu với các loại hạt, chất đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật. Khi nói đến đậu không thể không nhắc đến đậu đỏ,đậu xanh, đậu đen nó vừa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vừa có tác dụng chữa bệnh Hình1.1 Các loại đậu Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 2 1.2 Tác dụng chữa bệnh của đậu Đậu đen: đậu đen có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hạ nhiệt, giải độc, bổ thận, chữa đầy bụng, tiểu ra máu, đau đầu, đau cổ, nóng sốt, đau lưng... Những người bị yếu thận, suy nhược cơ thể khi bị cảm nặng nên ăn nhiều đậu đen. Nấu cháo đậu đen giúp lợi tiểu, giải nhiệt và thích hợp với mọi lứa tuổi. Cách chế biến: Đậu đen ngâm nước khoảng 2 tiếng, cho thêm một ít gạo vào nấu nhừ thành cháo, ăn nóng hay nguội tùy thích Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng và trị được các bệnh thường gặp trong mùa hè như: mụn trứng cá, ung nhọt. Ngoài được dùng để nấu xôi, làm bánh ngọt, bánh mặn, nấu chè, làm giá ăn và còn được chế biến làm đẹp. Cách làm mặt nạ đậu xanh trị mụn như sau: Lấy 50g bột đậu xanh, 50g bột thanh đại và 5g băng phiến cho vào nước ấm trộn thành hồ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, đắp dung dịch này lên mặt để có làn da đẹp, không bị sậm màu hay nổi mụn trứng cá. Đậu đỏ: Đậu đỏ cũng là một loại ngũ cốc rất có lợi với sức khỏe của con người. Những món ăn có thể được chế biến từ đậu đỏ là: cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ... Nhiều nghiên cứu cho thấy, loại hạt này có Chè đậu đỏ nước cốt dừa cũng là một món giải khát ngon, mát và bổ dưỡng trong những ngày hè nắng, nóng. Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐẬU XANH 2.1.1 Sơ lược về cây đậu xanh Đậu xanh thuộc bộ Fables,họ Đậu – Fabaceae, chi Vigna, loài V. Radiata, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á Cây thảo mọc đứng cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ mảnh, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu, thường có màu xanh. Hoa tháng 8 - 10; quả tháng 3-11. Bộ phận dùng: Hạt - Semen Vignae Radiatae, thường gọi là Lục dâu Nơi sống và thu hái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, làm bánh, ủ giá. Hình 2.1 Cây đậu xanh Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 4 2.1.2 Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid. 2.1.3 Tác dung của đậu xanh Hạt Đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt. Vỏ hạt Đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc, có tác dụng giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ. 2.1.3.1 Đối với thực phẩm Dùng đậu xanh để chế biến món sôi, chè, cháo, các loại nước giải khác Hình 2.2 xôi đậu xanh 2.1.3.2 Một số bài thuốc trong dân gian Hình 2.3 Hạt đậu xanh Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 5 - Chữa cảm nắng: Đậu xanh: lọc sạch cho vào nồi đổ thêm nước. Đun cho sôi. Chắt nước có màu trong xanh để nguội uống. Nước có màu đục thì thuốc không tốt. Giải khát, đi tiểu bình thường. Đậu xanh 60g lọc sạch cho vào 1.000ml nước đun nhừ, chắt nước uống sáng và tối trước lúc ăn cơm, mỗi lần 200ml. - Đi lỵ đỏ mạn tính: Đun Đậu xanh nhừ, ăn tuỳ thích. Viêm tuyến mật: Đậu xanh tươi 60g. Bỏ vào nồi đun cho nhừ, cho lõi Bắp cải 2 – 3 cái, đun thêm 20 phút. Chắt nước ra uống. Ngày một, hai lần. Nếu phát hiện bệnh sớm, uống ngay thời kỳ đầu thì hiệu quả càng tốt hơn. - Nhiễm độc chì: Mỗi ngày dùng 120g Đậu xanh, 15g Cam thảo, đun thành canh, chia làm hai lần uống với 300mg vitamin C. Liệu trình chữa trị là 15 ngày. Liên tục điều trị hai liều là cơ bản có thể chữa được bệnh. - Nóng sốt với viêm ruột: Vỏ hạt Đậu xanh 15g đun với nước cho thêm 15g đường trắng mà uống cho đến khi hết bệnh. - Bị phong cảm: Đậu xanh 30g, Ma hoàng 9g (hai vị này cho đun với nước uống), Đậu xanh 30g (giã nát), lá Chè 9g (bỏ vào túi vải). Một bát to nước lã đổ vào nấu. Khi còn nửa bát, lấy túi chè ra, cho đường đỏ vào mà uống. - Đề phòng nóng sốt: Đậu xanh, rễ Cỏ gianh tươi 30g, Song hoa 15g, cho hai bát nước vào đun đến khi còn một phần hai bát thì uống. Ngày ba lần, uống liên tục trong ba ngày. - Đau bụng nôn oẹ: Đậu xanh 100g hạt, cùng nghiền bột nhỏ, rót nước sôi vào ngâm mà uống; hoặc Đậu xanh, đường phèn, mỗi loại 16g đun với nước mà uống. - Viêm niệu đạo: Giá Đậu xanh 500g, ép lấy nước cho đường trắng vào uống. - Nhiễm độc 666: Đậu xanh, Đậu tương mỗi thứ 125g, cũng xay bột uống với nước cơm. - Trúng độc thuốc nông dược lân hữu cơ: Đậu xanh bốn phần, Cam thảo một phần. Đun sôi cho vào rửa ruột. - Bị bỏng: Vỏ Đậu xanh 30g, Sa hoàng, thêm một ít Băng phiến. Nghiền nát thành bột, đắp vào chỗ bỏng. - Ít sữa: Đậu xanh, Đường đỏ vừa đủ. Đun thành canh uống thay chè. - Bệnh đái đường: Đậu xanh 200g, Lê hai quả, Củ cải xanh đun chung cho chín mà ăn. - Giải cảm nhiệt, phòng cảm nắng, tiêu phù thũng, chữa cao huyết áp, bớt mỡ trong Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 6 máu, - viêm túi mật: Đậu xanh 100g, Mơ chua, Đường trắng mỗi thứ 50g. Đun Đậu xanh và Mơ chua cho nhừ, cho đường vào khuấy đều, để nguội rồi ăn. Đậu xanh và gạo cũ mỗi thứ lượng vừa đủ, cùng đun thành cháo, cho thêm ít đường phèn mà ăn. - Viêm gan mạn tính: Đậu xanh 100g, Táo tàu 10 quả cho nước vừa đủ đun thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần. - Bạch đới quá nhiều: Đậu xanh 500g, Mộc nhĩ đen 100g, cùng rang vàng, nghiền thành bột nhỏ. Mỗi ngày hai lần. Mỗi lần 15g, ăn cùng với cơm hoặc nước cháo. - Huyết áp cao: Đậu xanh, rau Sen, Đường phèn, mỗi thứ 100g, đun nước uống, mỗi ngày hai lần. - Ho lao: Đậu xanh 200g, Rong biển 50g, Đường trắng vừa đủ. Cho nước vừa đủ đun Đậu chín nở. Rong biển ngâm cho mềm rửa sạch cắt thành sợi nhỏ, cho lên trên đậu, rồi rải một lớp Đường trắng lên trên, làm lại ba lớp như thế. Cho vào nồi chưng lửa nhỏ trong 30 phút. Mỗi ngày ăn từ hai đến ba lần. - Viêm vòm họng, vòm họng bị lở loét: Đậu xanh 20g, Trứng gà tươi một quả. Đập trứng vào trong bát đánh kỹ. Đun Đậu xanh cho chín tới (không đun quá kỹ). Lấy nước đun Đậu đánh trứng vào mà húp. Mỗi ngày hai lần vào sáng và tối. 2.1.3.3 Đối với mỹ phẩm Đậu xanh vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều hòa ngũ tạng và trừ được các bệnh thuộc nhiệt như: mụn trứng cá, các chứng ung nhọt. ¾ Mặt nạ đậu xanh + Lấy 50 gr bột đậu xanh, 50 gr bột thanh đại và 5 gr băng phiến cho vào nước ấm trộn thành hồ. Mỗi tối trước khi đi ngủ đắp dung dịch này lên vùng mặt, sẽ có tác dụng dưỡng nhan, đẹp da, dùng thích hợp cho người nét mặt tiều tụy, không sáng sủa. Nước nấu đậu xanh + Dùng 100 gr đậu xanh nấu với nước đến nhừ, dùng nước này để uống, có tác dụng giải thử thanh nhiệt (làm mát, ngừa say nắng), sáng mắt, dưỡng nhan. Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 7 ¾ Trị mụn - Chè đậu xanh trị mụn + Nguyên liệu: 15 gr đậu xanh, 15 gr phổ tai, 10 gr hạnh nhân, 6 gr bông hồng, đường thẻ lượng vừa. Dùng nấu chè để ăn, sẽ có tác dụng hoạt huyết, ứ, lý khí tán kết, hóa đàm, trị mụn. - Bột đậu xanh đắp mặt + Dùng một lượng đậu xanh vừa đủ tán thành bột mịn. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ lấy 100 gr bột này khuấy với nước ấm thành dạng hồ, chờ khi nguội thoa lên mặt. Làm liên tiếp nhiều ngày như thế sẽ có công dụng thanh nhiệt, mát máu, giải độc, thích hợp dùng chữa mụn trứng cá. 2.2 ĐẬU ĐEN Đậu đen là thực phẩm có sẵn có thể dùng quanh năm, kể cả loại đóng hộp, phơi khô hoặc vừa thu hoạch. Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm ngũ cốc như: gạo nâu, gạo lức sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không có mỡ và dưới đây là một số lợi thế chính chữa bệnh từ đậu đen. Hình2.4: hạt đậu đen Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 8 2.2.1 Sơ lược về cây đậu đen Hình 2.5 Cây đậu đen Đậu đen có tên khoa học là Vigna cylindrica skeels Cây của vùng nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, và các bài thuốc chữa bệnh 2.2.2 Thành phần dinh dưỡng của đậu đen Đậu đen còn là một thực phẩm có nhiều muối khoáng và vitamin. Trong 100g đậu đen có 56mg canxi, 354mg photpho, 6,1mg sắt, 0,06mg caroten, 0,50mg vitamin B1, 0,21mg vitamin B2, 1,8mg vitamin PP, 3mg vitamin C... Do giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao nên những món ăn chế biến từ đậu đen đều có tác dụng bồi bổ cơ thể tốt. Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 9 2.2.3 Tác dung của đậu đen Hình2.6 Hạt đâu den Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. ¾ cung cấp nguồn chất xơ hữu ích giúp giảm cholesterol, giảm hàm lượng đường trong máu. Có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường kháng insulin và một khi kết hợp với các loại thực phẩm khác nhất là thực phẩm ngũ cốc như gạo nâu, gạo lức... sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không có mỡ và dưới đây là một số lợi thế chính chữa bệnh từ đậu đen. ¾ Đậu đen có tác dụng khử độc sulfates Do có chứa khoáng chất vi lượng molupden - một thành phần của enzyme oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. ¾ Đậu đen - thực phẩm giàu chất xơ Trong những loại thực phẩm giàu chất xơ, đậu đen đươc xem là ứng cử viên đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa gluco ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy: chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate, có trong đậu đen. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật - Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 10 thành phần làm tăng cholesterol. Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài chất xơ mang theo cả axit mật và kết quả làm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo. Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khó chịu có liên quan. ¾ Giàu chất chống ôxy hóa Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Mỹ đầu tháng 3 vừa qua cho biết đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống ôxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống chất có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây... Đặc biệt đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu hóa chất anthocyanins, chất chống ôxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như cam, nho hoặc dâu. ¾ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều cá, đậu đen, rau xanh, ngũ cốc và sử dụng rượu vang điều độ là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Một nghiên cứu khác thực hiện ở 1.000 người Mỹ trong 19 năm cho thấy những ai ăn nhiều chất xơ (21 gam/ngày) giảm được 12% bệnh tim vành (VHD) và 11% các chứng bệnh tim khác so với nhóm chỉ tiêu thụ 5 gam/ngày. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và manhê giúp làm giảm hormocystein, một loại axit amin hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn. ¾ Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp có thể kháng insulin mắc bệnh tiểu đường thì nên ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết. Tại Mỹ người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh tiểu đường túyp 2 được chia ra làm hai nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 11 người tiểu đường, khẩu phần ăn có 24 gam chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50 gam chất xơ/ngày. Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycirin giảm 10.2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12.5%. ¾ Đậu đen tăng cường sắt và mangan cho cơ thể Đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt trong cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh, cũng như nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Măngan vi lượng có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình ôxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu măngan cho cơ thể mỗi ngày. ¾ Đậu đen - nguồn bổ sung protein tiềm ẩn cho cơ thể Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hữu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng. Một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15.2 gam protein (tương đương 30.5% nhu cầu protein và 74.7% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 272 gam đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ. Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 12 3.1.3.1 Đối với thực phẩm Đậu đen dùng để nấu chè, xôi, .. 2.7 Chè đậu xanh 2.8 Xôi đậu xanh 2.2.3.2 Một số bài thuốc trong dân gian Đậu đen có vị ngọt, tính bình, có công dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, bổ thận tư âm, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can minh mục, thường được dùng để chữa các chứng thủy thũng trướng mãn, cước khí do phong độc, hoàng đản phù thũng, các bệnh lý hậu sản, lở loét ngoài da, di niệu tự hãn, tiêu khát, tai ù, tai điếc và mờ mắt do thận hư... Ngoài ra, loại đậu này còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ, rất có lợi cho người già, trẻ em và phụ nữ sau khi sinh. Một số cách dùng cụ thể như sau: Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống. ¾ Liệt dương, giảm khả năng tình dục, tai ù, tai điếc do thận hư: đậu đen 60g, thịt chó 500g, ninh nhừ làm thức ăn hằng ngày. ¾ Các chứng bệnh hậu sản: Đậu đen 1.500g sao cháy ngâm với 1.000ml rượu trắng trong một tháng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. ¾ Thủy thũng do thận hư: Đậu đen 150g, ý dĩ 30g, đãi sạch, ninh bằng nồi đất trong 60 phút, chia ăn vài lần trong ngày Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 13 ¾ Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. ¾ Kinh nguyệt không đều: Đậu đen 50g sao cháy, tô mộc 12g, sắc uống. ¾ Động thai đau bụng: Đậu đen 50g sắc lấy nước pha thêm một chút rượu vang uống. ¾ Tăng huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Đem sắc hạ khô thảo lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. ¾ Bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch não: Đậu đen 100g, độc hoạt 15g, một ít rượu gạo. Cho hai vị vào nồi sắc với 2.000ml nước còn 500ml, hòa với rượu chia uống vài lần trong ngày. ¾ Sỏi đường tiết niệu: Đậu đen 50g, vỏ bí đao 50g, sinh khương 10g, sắc uống. ¾ Tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống. ¾ Di tinh: Đậu đen 30g, thanh hao 30g, sắc uống. ¾ Rối loạn tiền đình: Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín, ăn trứng, uống nước sắc. ¾ Đái tháo đường: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ ăn hằng ngày. ¾ Đau lưng: Đậu đen 80g, tang ký sinh 80g, tục đoạn 40g, rượu 60ml. Các vị thuốc sao thơm rồi đem ngâm với rượu, sau 7 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml. ¾ Giải rượu: Uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt. ¾ Làm đen tóc, mọc tóc: Đậu đen 50g, nhục quế 15g, đại táo 50g, ninh nhừ ăn trong ngày. ¾ Tăng tuổi thọ: Đậu đen 50g, đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g, ninh thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày. ¾ Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước ¾ Trúng hàn (cảm lạnh): Đậu đen sao cháy; đang lúc còn nóng thì chế rượu vào uống, sau đó trùm chăn cho ra mồ hôi là khỏi. Bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm. ¾ Ngộ độc nấm dại: Đậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống. Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 14 ¾ Trĩ ra máu: Dùng bồ kết sắc lấy nước để tẩm với đậu đen, để một lát rồi đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ, tán nhỏ. Lấy mỡ lợn để luyện thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo. ¾ Đau đầu: Đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết. ¾ Đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Đậu đen 1 đấu, chia làm 5 phần: 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín. Thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào, chưng cách thủy nửa giờ. Để nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức. ¾ Mất ngủ: Đậu đen rang nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay. ¾ Tiểu đường: Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên. Hoặc: Đậu đen, thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ, khuấy hồ, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần. 3.3 ĐẬU ĐỎ 2.3.1 Sơ lược về cây đậu đỏ Đậu đỏ có tên khoa học là Vigna angularis (Willd) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd), thuộc họ đậu (Fabaceae). Cây đậu đỏ dạng thân thảo, leo đứng thẳng, bên ngoài thân có lông bao phủ, cao 30-80cm. Lá kép, có 3 lá chét, cuống dài từ 4- 10cm, cuống lá giữa bao giờ cũng dài hơn cuống lá hai bên. Cụm hoa chùm mọc ở nách lá hoặc đầu cành, gồm từ 5-20 hoa màu vàng sáng. Quả đậu đỏ dài, hình hơi lưỡi liềm dài từ 7-20cm. Trong quả có từ 8-15 hạt hình trụ tròn hơi dẹt, vỏ hạt đậu có màu đỏ nâu hoặc nâu tím, nhẵn bóng, dài 0,5-1cm, rộng 0,3-0,6cm. Tìm hiểu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen Lớp C3SH2 15 Hình 2.9 Đậu đỏ 2.3.2 Thành phần dinh dưỡng của đậu đỏ Đậu đỏ có thành phần dinh dưỡng rất cao gồm đường, protid, chất xơ, tro, chất béo và khoáng gồm calcium, phosphor, sắt, acid nicotinic, vitamin B1, B2... Người ta đã phân tích 100g hạt đậu đỏ khô thấy chứa chất đường 60,9g, protid 20,9g, chất xơ 4,8g, tro 3,3g, chấ
Tài liệu liên quan