Tìm hiểu học thuyết tương tác biểu tượng

Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xátvới các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội. Giáo dục là một khái niệm xét về logic kháiniệm, thì nó xếp dưới khái niệm xã hội hóa, đó là các hành vi và biện pháp mà qua đó con người cố gắng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người khác, để thúc đẩy nhân cách phát triển theo những thước đo giá trị nhất định. Như vậy, giáo dục chỉ là một phần của ảnh hưởng mà xã hội tác động đếnsự phát triển nhân cách, mà ảnh hưởng này được đưa vào khái niệm xã hội hóa, tức là ảnh hưởng có ý thức và có hoạch định. Học thuyết “Tương tác biểu tượng” của George Herbert Mead giải thích quá trình hình thành “Cái tôi”, sự phát triển nhân cách là sản phẩm của một quá trình biện chứng giữa người và môi trường. Học thuyết của Ông giải thích khái quát về sự hình thành và phát triển nhân cách bên trong các cơ cấu xã hội và nhấn mạnh rằng sự phát triển nhân cách là một quá trình “Tương tác biểu tượng” giữa “Con người” và “Xã hội”.

pdf12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6156 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu học thuyết tương tác biểu tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM ----------------- TRẦN HUY CƯỜNG TÌM HIỂU HỌC THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG (Symbolic Interactionism of George Herbert Mead) (TIỂU LUẬN MÔN HỌC “KHOA HỌC GIAO TIẾP”) TP. HCM - 2006 - 2 - LỜI MỞ ĐẦU Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội. Giáo dục là một khái niệm xét về logic khái niệm, thì nó xếp dưới khái niệm xã hội hóa, đó là các hành vi và biện pháp mà qua đó con người cố gắng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người khác, để thúc đẩy nhân cách phát triển theo những thước đo giá trị nhất định. Như vậy, giáo dục chỉ là một phần của ảnh hưởng mà xã hội tác động đến sự phát triển nhân cách, mà ảnh hưởng này được đưa vào khái niệm xã hội hóa, tức là ảnh hưởng có ý thức và có hoạch định. Học thuyết “Tương tác biểu tượng” của George Herbert Mead giải thích quá trình hình thành “Cái tôi”, sự phát triển nhân cách là sản phẩm của một quá trình biện chứng giữa người và môi trường. Học thuyết của Ông giải thích khái quát về sự hình thành và phát triển nhân cách bên trong các cơ cấu xã hội và nhấn mạnh rằng sự phát triển nhân cách là một quá trình “Tương tác biểu tượng” giữa “Con người” và “Xã hội”. Được sự hướng dẫn tận tình của Th.S. Châu Kim Lang, người nghiên cứu đã tìm hiểu học thuyết “Tương tác biểu tượng” để qua đó có thể ứng dụng học thuyết vào giáo dục, mà cụ thể là vào chuyên ngành mà người nghiên cứu đang giảng dạy. Tiểu luận bao gồm 2 chương, trong đó, Chương 1 người nghiên cứu tìm hiểu và giới thiệu tóm tắt tiểu sử tác giả và các tác phẩm có liên quan đến học thuyết; Chương 2 là phần tìm hiểu và trình bày nội dung học thuyết, qua đó ứng dụng học thuyết vào công tác giáo dục. - 3 - CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM HỌC THUYẾT “SYMBOLIC INTERACTIONISM” 1.1 TÁC GIẢ George Herbert Mead chào đời ngày 27/02/1863, tại thị trấn South Hadley, tiểu ban Massachusetts – thuộc nhóm New England, USA. Ông là con thứ hai của ông Hiram Mead (đã mất vào năm 1881) – Là một Giáo chủ và Mục sư của nhà thờ tin lành South Hadley và bà Elizabeth Storrs Billings (1832-1917). Chị gái của ông, Alice sinh năm 1858. Năm 1970 gia đình ông dời đến thành phố Oberlin, Ohio, USA, tại đây cha ông đã trở thành giáo sư của Trường dòng Oberlin cho đến ngày mất – năm 1881. Sau khi chồng mất, bà Elizabeth Storrs Billings đã tham gia dạy học 2 năm tại Oberlin College và sau đó, từ năm 1890 đến năm 1900, bà là Hiệu trưởng của Mount Holyoke College ở South Hadley, Massachusetts , USA1. Năm 1879, lúc George Herbert Mead tròn 16 tuổi, ông đã vào học tại Oberlin College và sau đó 4 năm – năm 1883, ông đã nhận bằng cử nhân văn chương. Trong khoảng thời gian từ năm 1882 – 1883, ông đã cho đăng một bài báo trên Charles Lamb – do Oberlin Review phát hành, nhằm trình bày những quan điểm về văn học và lịch sử của ông và người bạn thân của ông - Henry Northrup Castle. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Oberlin College, ông tiếp bước con đường dạy học của cha mẹ mình, tuy nhiên, sự nghiệp giảng dạy của ông chỉ kéo dài được 4 tháng bởi vì ông chưa tìm thấy sự đam mê. Sau khi thôi công việc giảng dạy, từ năm 1883 đến mùa hè năm 1887, ông là kiểm sát viên của công ty Wisconsin Central Rail Road. 1 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 3 - Trang 1. - 4 - Trong hai năm, từ năm 1887 đến năm 1888, ông theo học chương trình sau đại học tại trường Đại học Harvard và đã nhận bằng Thạc sỹ về triết học tại đây. Ngoài chuyên ngành chính là triết học, ông còn học về tâm lý học và các ngôn ngữ Hy Lạp, La-tinh, ðức, và Pháp. H. Palmer (1842-1933) và Josiah Royce (1855-1916) là những người thầy mà ông ngưỡng mộ. Trong thời gian này chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa duy tâm của Royce đã ảnh hưởng và xâm nhập vào tư tưởng của ông rất nhiều (Ông đã bỏ lỡ cơ hội trở thành một nhà Chủ nghĩa thực dụng, mặc dù hai năm học tại Harvard, ông đã sống tại nhà William James (1842- 1910) – một người Thầy theo chủ nghĩa thực dụng). Mùa hè năm 1888, Bạn của Mead, Henry Castle và chị gái của Henry, Helen, đã đến Châu âu và sống tạm tại Leipzig, Đức. Sau đó, cuối năm 1888, Mead cũng đến Leipzig để nghiên cứu sinh về Triết và Tâm lý học. Từ năm 1888-1889, Ông say sưa nghiên cứu Thuyết tiến hóa cùng với Wilhelm Wundt (1832-1920) và G. Stanley Hall (1844-1924) - Họ là 2 người sáng lập Tâm lý học thực nghiệm, tại Trường Đại học Leipzig. Theo lời mời của Hall, mùa xuân năm 1889, Mead đã chuyển đến nghiên cứu tại Trường Đại học Berlin, để tập trung nghiên cứu Tâm lý học và Lý thuyết kinh tế. Trong thời gian cùng chung sống ở Leipzig, giữa Mead và Helen Castle (Chị gái của Henry – Bạn của Mead) đã nảy sinh tình yêu và họ đã tổ chức đám cưới vào ngày 1-10-1891 , tại Berlin. Năm 1892, họ sinh một con trai duy nhất, Herny Castle Albert Mead1. Mùa xuân năm 1891, công việc nghiên cứu sinh của Mead bị ngắt quãng bởi ông nhận lời giảng dạy Triết và Tâm lý học tại Trường Đại học Michigan để thế chổ của James Hayden Tufts (1862-1942) – rời Michigan để bảo vệ Tiến sĩ tại Trường Đại học Freiburg. Mead nhận việc và không còn thời gian để hoàn thành bậc học Tiến sĩ. Mead dạy học tại Trường Đại học Michigan từ cuối năm 1891 đến đầu năm 1894, ông dạy cả Triết và Tâm lý học. Ở Michigan, ông đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng về Xã hội học ở Charles Horton Cooley (1864-1929), Tâm lý học ở Alfred Lloyd và Triết ở John Dewey (1859–1925). Mead và Dewey đã trở thành những người bạn thân thiết, cùng nhau nghiên cứu và hình thành nền tản chung về Triết và Tâm lý học mà họ quan tâm. Về sau, Mead chỉ dạy và nghiên cứu Tâm lý học (sau năm 1910, hầu như Mead chỉ dạy Tâm lý học xã hội). Năm 1894, Mead đã trở thành giáo sư trợ giảng Triết của Trường Đại học Chicago, do James Hayden Tufts (nhận bằng Tiến sĩ năm 1892) tiến cử. Như vậy, Trường Đại học Chicago đã trở thành trung tâm mới của Chủ nghĩa thực dụng và “Chủ nghĩa thực dụng Chicago” được sáng lập bởi James H. Tufts, John Dewey và George H. Mead. 1 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 3 - Trang 2. - 5 - Mead giảng dạy tại Trường Đại học Chicago cho đến khi mất. Từ năm 1894-1902, Ông là Giáo sư trợ giảng; Từ năm 1902-1907, Ông là Phó Giáo sư ; Từ năm 1907 cho đến khi mất (1931), Ông là Giáo sư chính. Trong thời gian này, Mead đã có những đóng góp đáng kể ở cà hai lĩnh vực Tâm lý học xã hội và Triết học. Đóng góp quan trọng nhất của Ông trong lĩnh vực Tâm lý học xã hội là cố gắng trình bày “Cái tôi” trong quá trình “Tương tác xã hội”. Sau khi vợ ông, Mrs. Helen Castle Mead mất ngày 25-12-1929, Ông đã bị “sốc mạnh”, bệnh nặng và qua đời ngày 26-4-1931, tại Chicago, và không thể đến giảng dạy tại Trường Đại học Columbia theo lời mời của John Dewey1. 1.2 TÁC PHẨM * Các tác phẩm quan trọng của G. H. Mead bao gồm2 : 1. “ Suggestions Towards a Theory of the Philosophical Disciplines” 1900 2. “ Social Consciousness and the Consciousness of Meaning” 1910. 3. “ What Social Objects Must Psychology Presuppose” 1910. 4. “ The Mechanisms of Social Consciousness” 1912. 5. “ The Social Self” 1913. 6. “ Scientific Method and the Individual Thinker” 1917. 7. “ A Behavioristic Account of the Significant Symbol” 1922. 8. “ The Genesis of the Self and Social Control” 1925. 9. “ The Objective Reality of Perspectives” 1926. 10. “ The Nature of the Past” 1929. 11. “ The Philosophies of Royce, James, and Dewey in Their American Setting” 1929. * Một số tác phẩm viết về học thuyết của ông3 : 1. The Philosophy of the Present (1932) edited by Arthur E. Murphy Mind. 2. Self and Society (1934) edited by Charles W. Morris. 3. Movements of Thought in the Nineteenth Century (1936) edited by Merritt H. Moore. 4. The Philosophy of the Act (1938) edited by Charles W. Morris. CHƯƠNG 2 HỌC THUYẾT “SYMBOLIC INTERACTIONISM” 1 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 3 - Trang 3. 2 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 1 - Trang 2. 3 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 1 - Trang 2. - 6 - 2.1 HỌC THUYẾT “SYMBOLIC INTERACTIONISM” Học thuyết của George Herbert Mead (1863-1931), đưa ra sự giải thích về cách thức cá nhân học tập để đáp ứng lại các kỳ vọng của người khác và cách thức họ tự đánh giá về bản thân mình mỗi khi bị phản ứng. Qua đó “Cái tôi” của mỗi người được hình thành thông qua quá trình “Tương tác xã hội”. Chính tương tác biểu tượng là trung tâm của tác động hỗ tương trong xã hội và chính nó qui định kinh nghiệm xã hội đối với cá nhân, khả năng có tính duy nhất này đã giải thích tính duy nhất chỉ có được qua các ứng xử của con người1. Đây là học thuyết được đánh giá là một trong mười học thuyết về xã hội vĩ đại nhất của nhân loại. Ông quan niệm “Sở hữu không giống như là hành vi của con chó hướng tới cục xương”. Học thuyết của ông có một số khái niệm quan trọng như : “Self - Cái tôi”, “I – Tôi chủ động”, “Me – Tôi thụ động”, “Interaction - Tương tác”, “Generalized other - Cái tổng quát hóa của người khác”, “Universal human society - Ảnh hưởng của xã hội loài người”2. Học thuyết này được sáng tạo bởi George Herbert Mead, nhưng khi ông mất (1931) học thuyết này vẫn không có tên. Sau khi ông mất, năm 1934, người học trò “chân truyền” của ông, Herbret Blumer và một số học trò khác đã cùng nhau đặt tên cho học thuyết là “Symbolic Interactionism” và cùng nhau viết sách về học thuyết dựa vào 3 nguyên tắc chính : “Meaning – Ý nghĩa”, “Language – Ngôn ngữ”, “Thought – Tư duy”3. Học thuyết “Tương tác biểu tượng” của George Herbert Mead được xây dựng dựa trên các khái niệm “Self – Cái tôi” của mỗi người được bộc lộ thông qua quá trình “Tương tác biểu tượng (Giao tiếp)” : 1. Mỗi người trong quá trình giao tiếp sẽ nhìn thấy bản chất của mình thông qua quan điểm của người mà mình giao tiếp. Nói cách khác “Cái tôi trong gương” hay “Cái tôi” là hình ảnh tinh thần không phải là hình ảnh vật chất và đó là kết quả có được từ việc nắm được vai (diễn) của người mà mình giao tiếp; 2. “Cái tôi” được bộc lộ bằng ngôn ngữ (Động vật không có khả năng này); 3. “Cái tôi” vừa là “I - chủ thể“ (vì là tác nhân của hành động), vừa là “Me - đối tượng” (vì có thể nhìn chính mình qua phản ứng người khác)4; 4. “Me” là tổng quát hóa người khác, là “Cái tôi” được tạo thành dựa trên cơ sở người khác phản ứng lại trong quá trình giao tiếp. Như vậy, “Cái tôi” của một người là sự phản chiếu của cộng đồng (xã hội hóa) – Nghĩa là “Mỗi người không thể tự quyết định “Cái tôi” của mình, “Cái tôi” của mỗi người phụ thuộc vào môi trường mà họ sinh ra và lớn lên” 5. 1 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 12 - Trang 6. 2 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 12 - Trang 7. 3 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 9 - Trang 1. 4 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 2 - Trang 2. 5 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 2 - Trang 3. - 7 - “Cái tôi” được hình thành từ kinh nghiệm mà ta có được trong quá trình “Đóng vai người khác”. Ví dụ : một đứa trẻ có thể “Bắt chước” điệu bộ, cử chỉ lời nói của người khác; “Nô đùa” bằng các vai diễn khác nhau; “Trò chơi” bằng các vai diễn phức tạp; “Tổng quát hóa từ người khác” bằng các vai diễn trong nhóm1. Điều này được khẳng định qua câu chuyện “Mạnh mẫu trạch lân”2 : “Năm Mạnh Kha (Mạnh Tử) lên ba, đã mơ cơi cha, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa tại chân núi, thấy người ta đào chơn xác chết, lăn khĩc thì về nhà cũng bắt chước đào chơn, lăn khĩc. Thấy vậy, Chương Thị (Mạnh mẫu) dọn nhà ra gần chợ. Mạnh Kha thấy người ta buơn bán đảo điên, thêm bớt tiền nong thì về nhà cũng bắt chước nơ nghịch đảo điên. Thấy vậy, Chương Thị dọn nhà đến cạnh trường học. Mạnh Kha thấy trẻ nhỏ đua nhau học lễ phép, tập đọc, tập viết thì cũng bắt chước học lễ phép.” Theo Mead “Cái tôi” là một sự giao tiếp ở “Bên trong” bao gồm : 1. “I” là “Cái tôi” giống như là một “Chủ thể”; 2. “Me” là “Cái tôi” giống như một “Đối tượng”; 3. “Xã hội” là cái tổng quát hóa từ người khác, nhóm. Ông quan niệm “Mỗi người đã được xã hội hóa là một xã hội thu nhỏ”3. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau4 : Theo đó, quá trình “Tương tác” là quá trình đóng vai bao gồm 4 bước (1.Khách thể -- 2.Dấu hiệu -- 3. Ý nghĩa -- 4. Chủ thể/Khách thể). Khi một người (“I”-Chủ thể) “Giao tiếp” (Tương tác) với một Xã hội nào đó thì người đó sẽ 1 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 4 - Trang 5. 2 3 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 4 - Trang 6. 4 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 4 - Trang 6. - 8 - nhận được những quan điểm từ Xã hội đó về “Cái tôi (vai diễn)” của mình và người đó sẽ quyết định phải làm như thế nào là tốt nhất để mình (“ME”-Khách thể) có thể hòa hợp được với Xã hội này dựa vào các dấu hiệu/từ ngữ (biểu tượng) mà người đó có trên cơ sở so sánh giữa “Cái tôi-hiện hữu” và “Cái tôi-vừa mới vừa tổng quát”. Nói cách khác “Tương tác biểu tượng” là quá trình bao gồm 3 bước : 1. Cá nhân thực hiện hành vi và nhận được những phản ứng từ những người xung quanh quan sát; 2. Cá nhân lý giải việc đánh giá về những phản ứng của người khác đối với ứng xử của mình; 3. Cá nhân phản ứng lại với những đánh giá của những người khác (đã được cá nhân tri giác) bằng sự hãnh diện hay xấu hổ1. Như vậy, quan niệm về cái tôi được định hình nhờ sự tương tác với người khác và nó quyết định cách thức hành động trong quan hệ xã hội (Cá nhân có thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của các cá nhân khác và mã hóa những phản ứng đó thành các thông tin, vì vậy cá nhân hiểu được cái tôi của mình). Ngoài ra, người học trò ruột của ông, Herbert Blumer đã rút ra được 3 nguyên tắc cơ bản của quá trình “Tương tác biểu tượng” đó là : 1. “Meaning – Ý nghĩa”; 2. “Language – Ngôn ngữ”; 3. “Thought – Tư duy”2. Nguyên tắc “Meaning – Ý nghĩa” : Chúng ta hành động (giao tiếp) với người hoặc vật như thế nào là dựa trên cơ sở ý nghĩa của người hoặc vật đó đối với chúng ta như thế nào (Họ có ý nghĩa như thế nào là do chính chúng ta qui định cho họ)3. Nguyên tắc “Language – Ngôn ngữ” : “Ý nghĩa” sẽ xuất hiện trong quá trình “Tương tác xã hội” có sử dụng ngôn ngữ (Biểu tượng). Định rõ biểu tượng (ngôn ngữ) là nền tảng của xã hội loài người (Loài vật không có đặc điểm này) và phạm vi hiểu biết của con người cũng chính là phạm vi được định rõ biểu tượng4. Nguyên tắc “Thought or Minding – Tư duy” : Sự hiểu của cá nhân về biểu tượng chính là sự thay đổi có được từ quá trình tư duy của cá nhân đó. Biết suy nghĩ nghĩa là phải biết tạm dừng mọi hoạt động khác. Tư duy là nền tảng của ngôn ngữ, đó là quá trình giao tiếp thuộc về tinh thần có được phụ thuộc vào quá trình “Đóng vai”5. 2.2 ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT “SYMBOLIC INTERACTIONISM” VÀO GIÁO DỤC 1 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 4 - Trang 6. 2 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 2 - Trang 1. 3 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 2 - Trang 1. 4 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 2 - Trang 2. 5 Tài liệu tham khảo (đính kèm), số 2 - Trang 2. - 9 - Như vậy, ứng xử của con người, hồn tồn khác về chất so với ứng xử của các động vật. Một đức trẻ mới ra đời như một sinh vật sinh lý, trở thành một sinh vật xã hội. Sự chuyển biến này thơng qua quá trình xã hội hĩa. Xã hội hĩa, về thực chất vừa là quá trình dạy dỗ vừa là quá trình học tập, trong đĩ các cá nhân học được cách hành động đúng đắn theo những chuẩn mực của một nhĩm người cụ thể nào đĩ. Nội dung của việc dạy dỗ, phản ánh các truyền thống văn hĩa mà nhĩm tán thành và khi gia nhập vào nhĩm mới, mọi người đã được xã hội hĩa. Xã hội hĩa, làm một quá trình lâu dài và phức tạp suốt cả cuộc đời của một con người từ khi sinh ra tới khi mất đi và chính tương tác biểu tượng là trung tâm của tác động hỗ tương trong xã hội và chính nĩ qui định kinh nghiệm xã hội đối với cá nhân1. Ứng dụng trong học tập ta có thể dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản của học thuyết “Tương tác biểu tượng” : 1. Meaning - Ý nghĩa, khi truyền đạt một kiến thức mới cho người học ta phải gắn nó với ý nghĩa. Ý nghĩa của kiến thức mới đối người học càng lớn thì quá trình tiếp thu càng nhanh nhờ vào sự cố gắng và tích cực cao của người học; 2. Language – Ngôn ngữ, khi truyền đạt ta cần phải sử dụng các ngôn ngữ, biểu tượng gần gủi, dễ hiểu với đa số người học, sao cho người học kém nhất cũng có thể hiểu được những gì mà mình cần truyền đạt. Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình truyền đạt bởi nếu người học không hiểu được ngôn ngữ của người thầy thì không thể nào tiếp thu được kiến thức mà người thầy cần truyền đạt; 3. Thought – Tư duy, khi truyền đạt người thầy không nên truyền đạt kiến thức theo kiểu “Ban phát”, mà phải làm cho học sinh biết “Tư duy”, chính “Tư duy” sẽ giúp cho kiến thức đi vào người học một cách tự nhiên và người học sẽ ghi nhớ kiến thức này lâu hơn so với việc tiếp thu kiến thức một cách gò bó. Mặt khác khi truyền đạt ta cần phải dựa vào 3 bước của học thuyết “Tương tác biểu tượng”: 1. “Cá nhân thực hiện hành vi và nhận được những phản ứng từ những người xung quanh quan sát”, nghĩa là, khi truyền đạt ta cần phải tạo điều kiện cho người học thực hiện các hành vi về kiến thức mà mình mới tiếp thu, để qua đó có được sự đánh giá từ người khác; 2. “Cá nhân lý giải việc đánh giá về những phản ứng của người khác đối với ứng xử của mình”, nghĩa là, từ những đánh giá có được người học sẽ thấy được những hành vi của mình là đúng hay sai; 3. “Cá nhân phản ứng lại với những đánh giá của những người khác (đã được cá nhân tri giác) bằng sự hãnh diện hay xấu hổ”, nghĩa là, từ những kiến thức đã tiếp thu và những đán
Tài liệu liên quan