Tóm tắt
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên liệu chè khi qua công đoạn héo nhẹ sẽ tạo ra chất lượng
chè xanh thành phẩm cao hơn so với việc không qua công đoạn héo như trước đây. Vì vậy, mục tiêu
của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi một số thành phần hóa học trong quá trình
làm héo của giống chè LDP1 với chất lượng chè xanh thành phẩm. Kết quả cho thấy quá trình làm héo
nhẹ khiến cho hàm lượng tanin và chất hòa tan giảm, nhưng hàm lượng đường khử, axit amin tổng số
và hoạt tính của men PPO tăng lên. Qua quá trình làm héo hầu hết các axit amin tăng nhưng trong chè
thành phẩm thành phần này lại giảm. Sự biến đổi về thành phần hóa học này làm cho chè thành phẩm
sản xuất theo quy trình có áp dụng giai đoạn héo có vị dịu, độ ngọt có hậu hơn, không còn thấy vị chát
đắng, đồng thời hương thơm được cải thiện rất nhiều. Các thông số kỹ thuật cần đạt được theo quy
trình này như sau: Độ dày lớp chè là 20.16 cm, nhiệt độ làm héo là 32.67oC đến độ ẩm là 70%.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu mối liên quan giữa sự biến đổi một số thành phần hóa học của lá chè trong quá trình làm héo tới chất lượng chè xanh thành phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
101Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Tìm hiểu mối liên quan giữa sự biến đổi một số thành phần
hóa học của lá chè trong quá trình làm héo tới chất lượng
chè xanh thành phẩm
The relation between transformation of chemical compositions of tea leaf
in withering process and quality of green tea product
Tĕng Thị Phụng, Hoàng Thị Hòa
Email: tangphungcntp@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 26/11/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/3/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 28/3/2019
Tóm tắt
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên liệu chè khi qua công đoạn héo nhẹ sẽ tạo ra chất lượng
chè xanh thành phẩm cao hơn so với việc không qua công đoạn héo như trước đây. Vì vậy, mục tiêu
của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi một số thành phần hóa học trong quá trình
làm héo của giống chè LDP1 với chất lượng chè xanh thành phẩm. Kết quả cho thấy quá trình làm héo
nhẹ khiến cho hàm lượng tanin và chất hòa tan giảm, nhưng hàm lượng đường khử, axit amin tổng số
và hoạt tính của men PPO tĕng lên. Qua quá trình làm héo hầu hết các axit amin tĕng nhưng trong chè
thành phẩm thành phần này lại giảm. Sự biến đổi về thành phần hóa học này làm cho chè thành phẩm
sản xuất theo quy trình có áp dụng giai đoạn héo có vị dịu, độ ngọt có hậu hơn, không còn thấy vị chát
đắng, đồng thời hương thơm được cải thiện rất nhiều. Các thông số kỹ thuật cần đạt được theo quy
trình này như sau: Độ dày lớp chè là 20.16 cm, nhiệt độ làm héo là 32.67oC đến độ ẩm là 70%.
Từ khóa: Chè xanh; làm héo; thành phần hóa học; chè LDP1.
Abstract
Recent studies have reported that withering of tea leaves will yield better quality of the final green tea
products. Therefore, the aim of this study is to investigate the relation between transformation of some
chemical components of LDP1 tea variety due to withering process and the quality of green tea products.
The results showed that tea leaf withering decreased the content of tannins, soluble reducing agents
but increased reducing sugar, total amino acids and PPO activity. By the wilting process most amino
acids were increased but the chemical components of final tea product were reduced. This conversionis
profitable for production, because it forms the characteristic flavor and taste of the final product, such as
mildly sweet, non-bitter taste and improved aroma. The process parameters were obtained as follows:
Thickness of tea leaf layer was 20,16 cm withering temperature was 32,67oC with the moisture of 70%.
Keywords: Green tea; withering; chemistry components; LDP1 tea variety.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là
loại cây mà lá và chồi non của chúng được sử
dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chè khác
nhau. Trước đây, quy trình chế biến chè xanh theo
phương pháp truyền thống không có công đoạn
làm héo. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu
gần đây cho thấy nếu bổ sung công đoạn làm héo
trước khi diệt men giúp nâng cao chất lượng chè.
Trong quá trình héo nhẹ, đọt chè xảy ra những
biến đổi sinh hóa có lợi đến chất lượng sản phẩm
chè xanh như phát huy hương thơm đặc trưng của
giống, tạo vị thuần dịu ở nước pha sản phẩm. Héo
chè tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm enzyme
hoạt động như enzyme thủy phân protein thành
các axit amin tham gia phản ứng tạo hương và vị
cho chè hay enzyme oxi hóa bước đầu được kích
hoạt tham gia phản ứng oxi hóa polyphenol tạo
thành sản phẩm có vị chát dịu. Vì vậy, héo chè là Người phản biện: 1. TS. Bùi Vĕn Ngọc 2. PGS.TS. Phan Thanh Tâm
102
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
công đoạn quan trọng xảy ra nhiều biến đổi các
thành phần hóa học cơ bản trong nguyên liệu hình
thành nên hương thơm đặc trưng cho sản phẩm
chè xanh. Ngoài những biến đổi có lợi cho sản
phẩm, héo chè còn có những biến đổi làm giảm
chất lượng sản phẩm mà chúng ta cần hạn chế
[6]. Do đó, tiến hành nghiên cứu quá trình biến
đổi một số thành phần hóa học cơ bản trong quá
trình héo làm cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện
quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm chè xanh
chất lượng cao là điều có ý nghĩa.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng giống chè LDP1 được trồng
tại Phú Thọ. Chè được lấy mẫu vào tháng 5 với
búp chè một tôm ba lá non.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Lập mô hình nghiên cứu sản xuất
chè xanh
Búp chè → diệt men → vò và rũ tơi → làm khô →
chè bán thành phẩm → chè thành phẩm
Hình 1. Mô hình sản xuất chè xanh theo phương
pháp truyền thống
- Nguyên liệu: chè hái vào buổi sáng ngày khô ráo.
Khối lượng chè tươi sử dụng một lần sản xuất là
10 kg. Tiến hành 3 lần sản xuất vào tháng 5.
- Diệt men: dùng máy sao gaz, lượng chè 10 kg/
mẻ, thời gian diệt men: 6÷7 phút, nhiệt độ diệt
men: 300oC.
- Vò và rũ tơi: vò trên máy vò VC-03, lượng chè vò
5 kg chè tươi/mẻ, chế độ vò: vò làm 2 lần: lần 1 vò
15 phút, lần 2 vò 20 phút, giữa 2 lần vò có rũ tơi.
- Làm khô: sấy sơ bộ trên máy sấy thí nghiệm kiểu
rút khay 5 kg chè tươi/mẻ. Nhiệt độ sấy 110÷120oC.
Thủy phần sau sấy 30%. Chè sau khi sấy rải ra
nong với độ dày 4÷6 cm trong thời gian 1 giờ. Sau
đó tiến hành sao khô: làm 2 lần trên máy S-30. Lần
1 sao 15 phút ở nhiệt độ thùng sao 140÷150oC,
thủy phần còn lại khoảng 10÷12%. Chè sao lần 2
được sàng tách vụn cám. Phần trên sàng đem sao
lần 2 ở nhiệt độ 110÷120oC, thủy phần chè 3÷4%.
Thời gian sao lần 2 khoảng 8÷10 phút.
Búp chè → Héo chè → diệt men → vò và rũ tơi
→ làm khô → chè bán thành phẩm → chè thành
phẩm
Hình 2. Mô hình sản xuất chè xanh theo phương
pháp có áp dụng giai đoạn héo
Các giai đoạn nguyên liệu, diệt men và làm khô
được tiến hành như với chè sản xuất theo phương
pháp truyền thống (hình 1). Trong giai đoạn héo,
chúng tôi tiến hành dựa trên nghiên cứu của Đỗ
Vĕn Chương [4] và có điều chỉnh cho phù hợp với
sản xuất chè xanh như sau:
Chè được héo trên các máng héo, nhiệt độ biến
động khoảng 25÷35oC, tốc độ lưu thông không khí
35.000 m3/giờ, độ dày lớp chè 15÷25 cm. Héo chè
đến độ ẩm 70%. Thí nghiệm được tiến hành trong
các ngày nắng ráo.
2.2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của nhiệt độ và bề dày lớp chè giai đoạn héo
Theo dõi ảnh hưởng của hai yếu tố là nhiệt độ và
bề dày của lớp chè héo với hàm mục tiêu là tanin,
đường khử và axit amin tổng số bằng phương
pháp đáp ứng bề mặt.
Bảng 1. Bảng thiết kế thực nghiệm
Nhân tố Nhân tố gốc (x)
Biến mã hóa (X)
-1 0 1
Nhiệt độ (oC) x
2
25 30 35
Độ dày (cm) x
2
15 20 25
Ma trận quy hoạch thực nghiệm thể hiện trên bảng 2.
Bảng 2. Ma trận quy hoạch thực nghiệm
Số
TN
Biến chuẩn Biến thực
X
1
X
2
Nhiệt độ
(oC)
Độ dày
(cm)
1 -1 -1 25 15
2 1 -1 35 15
3 -1 1 25 25
4 1 1 35 25
5 -1,41 0 22,93 20
6 1,41 0 37,07 20
7 0 -1,41 30 12,93
8 0 1,41 30 27,07
9 0 0 30 20
10 0 0 30 20
11 0 0 30 20
2.2.3. Lấy mẫu
2.2.3.1. Mẫu chè tươi và chè sau khi héo
Chè tươi vừa thu hái và lá chè sau khi héo được
dàn đều để lấy mẫu trung bình theo phương pháp
đường chéo. Mẫu này được đem phân tích ngay
hoạt tính của enzyme polyphenol oxidaza, lượng
mẫu còn lại mang cố định để phân tích các chỉ
tiêu khác.
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
103Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Cố định mẫu: chè tươi đặt trong tấm vải màn ướt
hấp cách thủy ở 100oC, thời gian 3 phút sau đó
sấy ở nhiệt độ 70oC đến độ ẩm 4÷6%. Mẫu khô
được bảo quản trong túi PE [1].
2.2.3.2. Mẫu chè thành phẩm
Chè sau khi sản xuất được phối trộn, dàn đều
và lấy mẫu trung bình theo phương pháp đường
chéo. Mẫu được bảo quản khô trong túi PE đặt
trong bình hút ẩm.
2.2.4. Các phương pháp phân tích
- Chất hòa tan tổng số: chất hòa tan được xác định
theo phương pháp Voronxob [1].
- Tanin: hàm lượng tanin được xác định theo
phương pháp Levethal [1].
- Axit amin tổng số: phân tích axit amin tổng số
theo phương pháp (B.P. Pleshkov. 1968) [1].
- Xác định hàm lượng đường khử theo phương
pháp Bartrand [3].
- Xác định độ ẩm theo phương pháp sấy đến khối
lượng không đổi [3].
- Axit amin thành phần: sử dụng phương pháp sắc
ký lỏng cao áp (HPLC)
Cân 0,5 g chè khô đã nghiền nhỏ qua sàng 0,5
mm cho vào bình dung tích 50 ml. Rót 40 ml nước
đun sôi. Đặt bình trong nồi đun cách thủy trong
thời gian 30 phút. Lấy bình ra để nguội, lọc qua
phễu lọc có hút chân không được dung dịch chè
trong. Dung dịch chè trong định mức bằng nước
cất lên 50 ml. Lấy dịch phân tích đưa đi ly tâm ta
được mẫu đông khô. Mẫu đông khô được bổ sung
1 µl nước cất và bơm vào hệ thống HPLC.
Máy HPLC loại Agilent 110 Serries HPLC của
hãng Aligent Technologies. Detecto sử dụng loại
MWD1A với bước sóng λ = 338 nm, tốc độ dòng
0,45 ml/phút.
- Đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3218:2012 về chè.
2.2.5. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Design Expert 11.0 để thiết kế
quy hoạch thực nghiệm và xử lý số liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự biến đổi một số thành phần cơ bản trong
sản xuất chè xanh có áp dụng công đoạn héo
3.1.1. Sự biến đổi của chất hòa tan, tanin,
đường khử và axit amin tổng số
Kết quả phân tích một số thành phần hóa học của
chè xanh sản xuất có áp dụng công đoạn héo
được thể hiện trên bảng 3.
Bảng 3. Sự biến đổi của chất hòa tan, tanin, đường khử và axit amin tổng số trong quá trình sản xuất
chè xanh có áp dụng công đoạn héo
(Tính theo % chất khô)
TT Thành phần Búp chè tươiHàm lượng ±ε
Búp chè sau héo
Hàm lượng ±ε
Thành phẩm M2
Hàm lượng ±ε
1 Chất hòa tan 46,37 ± 2,65 45,53 ± 2,93 40,82 ± 2,48
2 Tanin 33,18 ± 3,25 31,12 ± 4,08 25,65 ± 1,61
3 Đường khử 4,05 ± 0,32 4,15 ± 0,37 3,32 ± 0,49
4 Axit amin tổng số 2,45 ± 0,21 2,54 ± 0,25 2,28 ± 0,29
Từ kết quả cho thấy hàm lượng tanin giảm đi
trong quá trình sản xuất. Hàm lượng tanin giảm đi
trong lá chè sau khi héo là vì tanin đã kết hợp với
protein. Tuy nhiên, quá trình này không làm ảnh
hưởng đến chất lượng chè thành phẩm vì trong
chè xanh hàm lượng tanin quá cao sẽ gây nên vị
chát mạnh, do đó nếu hàm lượng tanin giảm đi sẽ
tạo cho sản phẩm có vị chát dịu hơn. Chất hòa tan
trong quá trình sản xuất chè xanh có áp dụng giai
đoạn héo giảm dần. Hàm lượng chất hòa tan giảm
đi chứng tỏ một số chất tan đã tham gia phản ứng
tạo thành hợp chất không tan mà chủ yếu là do
hàm lượng tanin giảm đi khi tham gia phản ứng
với protein tạo thành hợp chất không tan làm giảm
hàm lượng tanin đồng thời cũng làm giảm hàm
lượng chất hòa tan.
Hàm lượng đường khử trong lá chè sau héo tĕng
lên so với lá chè tươi, nguyên nhân là do quá trình
thủy phân nhờ các enzyme tham gia thủy phân
tinh bột. Đường góp phần làm tĕng chất lượng
cảm quan cho chè vì nó tham gia vào điều vị cho
chè. Vì vậy, hàm lượng đường khử tĕng trong lá
chè héo là tốt và cần thiết giúp làm tĕng chất lượng
sản phẩm. Đường khử trong chè thành phẩm lại
giảm so với lá chè sau héo vì sau giai đoạn héo
104
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
lá chè héo được đưa đi diệt men, vò và làm khô,
đó là các giai đoạn chế biến có nhiệt độ cao nên
phản ứng giữa đường khử và các axit amin xảy
ra tạo hương cho sản phẩm [5, 7]. Chính vì vậy,
hàm lượng đường khử giảm xuống là tốt cho quá
trình hoàn thiện sản phẩm. Tỷ lệ giảm hàm lượng
đường khử so với chè sau khi héo càng cao thì
phản ứng xảy ra càng mạnh.
Hàm lượng axit amin tổng số của lá chè sau héo
tĕng lên so với lá chè tươi. Đây là một yếu tố có lợi
vì khi hàm lượng axit amin tổng số tĕng lên cũng
đồng nghĩa với hàm lượng các axit amin thành
phần tĕng, axit amin lại là thành phần có khả nĕng
tham gia phản ứng tạo mùi cho sản phẩm. Axit
amin tổng số trong chè thành phẩm giảm. Vì các
axit amin tham gia phản ứng tạo hương với tanin
và đường khử do đó hàm lượng các axit amin
giảm xuống.
3.1.2. Sự biến đổi các axit amin trong sản xuất
chè xanh có áp dụng công đoạn héo
Ngoài các thành phần hóa học trên, các axit amin
có vai trò quan trọng tạo nên chất lượng chè thành
phẩm vì axit amin tham gia phản ứng tạo mùi thơm
cho chè [6].
Theo nghiên cứu vai trò của đường khử, tanin
và các axit amin trong việc tạo mùi thơm cho chè
xanh tác giả Nguyễn Bá Ngọc tiến hành làm một
số thí nghiệm mô phỏng theo phương pháp của T.
Bacutrava [2]. Nghiên cứu khi cho thêm các axit
amin khác nhau vào dung dịch tanin chè và đun
nóng hỗn hợp ở 70oC giữ nguyên trong 12 giờ thu
được kết quả trong bảng 4.
Bảng 4. Mùi thơm của dung dịch sau khi cho tanin
chè tác dụng với các axit amin
Hỗn hợp phản ứng Mùi
Tanin
- Mùi tanin chè
Phenylalanine Hoa hồng
Acid glutamic Hoa tươi
Alanin Hoa tươi
Triptophan Khó chịu
Valin Hoa tươi
Xistein Không mùi
Tyrosine Không mùi
Ngoài ra còn xảy ra sự tương tác giữa đường khử
và các axit amin. Trong giai đoạn chế biến có nhiệt
độ cao axit amin sẽ chuyển hóa thành aldehid, CO
2
và NH3, còn đường khử thì chuyển thành fucfural
hoặc oxi fucfural. Mô phỏng thí nghiệm tạo thành
hương thơm khi cho hỗn hợp dung dịch đường và
phenylalanine đun nóng ở 70oC trong 12 giờ đã
được tiến hành kiểm nghiệm và thu được kết quả
trong bảng 5 [2].
Bảng 5. Sự tạo thành hương thơm khi cho dung
dịch đường phản ứng với phenylalanin
Hỗn hợp phản ứng Mùi
Phenylalanin
Anabioza Hoa hồng
Fructoza Hoa hồng
Glucoza Hoa hồng
Galactoza Hoa hồng
Maltoza Hoa hồng
Saccaroza Không mùi
Raphynoza Hoa hồng
Khi tiến hành nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
các axit amin, chúng tôi thu được kết quả trên
bảng 6.
Bảng 6. Sự biến đổi hàm lượng các axit amin trong
lá chè khi sản xuất chè xanh có áp dụng công
đoạn héo
(Tính theo: % chất khô)
TT Axit amin Lá chè tươi
Lá chè
sau héo
Thành
phẩm
1 Aspartic 0,0569 0,0672 0,0524
2 Glutamic 0,1820 0,2031 0,1755
3 Serine 0,0230 0,0371 0,0197
4 Histidine 0,0079 0,0088 0,0076
5 Glycine 0,0433 0,0485 0,0402
6 Threonin 0,0426 0,0580 0,0365
7 Alanine 0,0507 0,0647 0,0448
8 Arginine 0,0473 0,0555 0,0436
9 Tyrosine 0,0325 0,0322 0,0312
10 Valine 0,0580 0,0727 0,0512
11 Methionin 0,0151 0,0232 0,0188
12 Phenilalanine 0,0469 0,0563 0,0499
13 Isoleucine 0,0479 0,0511 0,0459
14 Leucine 0,0768 0,0830 0,0752
15 Lysine 0,0488 0,0472 0,0342
16 Proline 0,0964 0,1312 0,0664
17 Tổng 0,8761 1,0398 0,7931
Nghiên cứu đã xác định được hàm lượng 16 loại
axit amin trong lá chè tươi, cũng như trong lá chè
sau khi héo và chè thành phẩm. Các axit amin
xuất hiện trên sắc ký đồ cũng theo thứ tự lần lượt
như trên sắc ký đồ hình 3, 4 và 5.
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
105Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Hình 3. Sắc ký đồ phân tích axit amin lá chè tươi
Hình 4. Sắc ký đồ phân tích axit amin lá chè
sau héo
Hình 5. Sắc ký đồ phân tích axit amin chè
thành phẩm trong qua trình sản xuất chè xanh
có áp dụng giai đoạn héo
Trong lá chè tươi axit glutamic có hàm lượng cao
nhất 0,1820%, cũng như trong lá chè héo và chè
thành phẩm. Ngoài ra, các axit amin khác như
aspartic, alanine, valine, phenilalanine, leucine và
proline cũng có hàm lượng rất cao. Sau khi héo,
hầu hết toàn bộ các axit amin trong lá chè đều
tĕng lên so với lá chè tươi, còn hàm lượng các
axit amin trong chè thành phẩm đều thấp hơn so
với lá chè sau khi héo. Tổng hàm lượng các axit
amin vẫn tĕng lên 18,68%. Trong giai đoạn héo
chè, hầu hết hàm lượng các axit amin đều tĕng lên
vì trong giai đoạn héo, protein bị thủy phân thành
các axit amin dưới xúc tác của enzyme thủy phân
protein có sẵn trong lá chè tươi. Như vậy, héo chè
không chỉ góp phần tích cực cho quá trình điều vị
cho chè như làm hàm lượng tanin-catechin trong
lá chè giảm, hàm lượng đường khử tĕng lên do đó
có tác dụng làm cho chè có vị chát dịu hơn mà còn
làm tĕng hàm lượng các axit amin là chất có khả
nĕng tham gia phản ứng tạo mùi hương cho sản
phẩm. Các axit amin tĕng lên trong giai đoạn héo
là một biến đổi có lợi cho mùi sản phẩm. Do đó,
hàm lượng axit amin càng cao càng tốt. Kết quả
còn cho thấy lá chè sau héo có serine, methionine
và proline lại là những axit amin có tỷ lệ tĕng nhanh
nhất. Axit amin tham gia vào phản ứng tạo hương
ngay trong giai đoạn héo chè, ta có thể cảm nhận
được hương thơm bay ra từ giàn héo. Lá chè
tươi ban đầu ta ngửi thấy mùi hĕng, ngái nhưng
sau khi héo ta thấy mùi thơm của hương hoa và
mùi thơm hoa quả, đặc biệt cảm nhận rõ nhất mùi
hương hoa hồng. Hiện tượng này cho thấy ngay
trong thời gian héo chè xanh thì các axit amin tự
do đã tham gia vào phản ứng tạo hương thơm cho
sản phẩm hay các tiền chất thơm như các aldehid
để hình thành chất lượng sản phẩm trong các giai
đoạn chế biến tiếp theo.
Như vậy, héo chè không những xảy ra quá trình
thủy phân làm tĕng hàm lượng các axit amin tự
do góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà
còn tạo điều kiện cho các phản ứng hóa sinh xảy
ra trong chè ngay trong giai đoạn héo hình thành
hương thơm và các chất làm tiền đề tham gia vào
quá trình tạo hương cho sản phẩm. Kết quả này
một lần nữa khẳng định những nghiên cứu trước
đây về các phản ứng hóa học xảy ra trong chế
biến chè xanh về vai trò của axit amin trong quá
trình tạo mùi cho sản phẩm, vì vậy làm cho các
axit amin giảm đi. Vì axit amin có vai trò rất lớn
trong quá trình hình thành hương thơm cho sản
phẩm, do đó axit amin có trong lá chè trước khi
đưa đi vò, sấy càng lớn càng tốt, qua đây một
lần nữa khẳng định vai trò của công đoạn héo rất
quan trọng trong việc nâng cao hàm lượng của
các axit amin thành phần.
3.2. So sánh sự biến đổi các thành phần hóa
học trong sản xuất chè xanh có áp dụng giai
đoạn héo và chè xanh truyền thống
3.2.1. So sánh sự biến đổi chất hòa tan, tanin,
đường khử và axit amin tổng số
Ta thấy chè xanh thành phẩm chế biến theo
phương pháp truyền thống và chè xanh sản xuất
106
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019
Bảng 7. Tỷ lệ biến đổi hàm lượng chất hòa tan, tanin, đường khử và axit amin tổng số
TT Thành phần
Chè xanh thành phẩm
truyền thống M1
Chè xanh thành phẩm có áp dụng giai
đoạn héo M2
Hàm lượng (%
CK)±ε
Tỷ lệ biến đổi
(%)
Hàm lượng (% CK)
±ε Tỷ lệ biến đổi (%)
1 Chất hòa tan 42,12±2,78 -9,16 40,82±2.48 -10,34
2 Tanin 28,71±0,27 -13,47 25,65±1,61 -17,58
3 Đường 3,34±0,59 -17,53 3,32±0,49 -20,00
4 Axit amin tổng số 2,30±0,25 -6,52 2,28±0,29 -10,24
Chú giải: dấu (-) thể hiện tỷ lệ giảm
Hàm lượng chất hòa tan và tanin trong chè thành
phẩm sản xuất theo phương pháp truyền thống
cao hơn so với chè thành phẩm sản xuất có áp
dụng giai đoạn héo. Do hàm lượng tanin thấp hơn
nên hàm lượng chất hòa tan cũng thấp hơn. Hàm
lượng tanin trong chè thành phẩm cao chứng tỏ
tanin trong chè xanh truyền thống biến đổi ít hơn
trong chè có áp dụng giai đoạn héo, hay nói cách
khác là các thành phần hóa học này tham gia phản
ứng hóa học với hàm lượng thấp hơn. Trong chè
xanh thành phẩm, hàm lượng tanin lớn sẽ gây ra
vị chát mạnh cho nước chè, đó chè thành phẩm
truyền thống sẽ có vị chát mạnh hơn chè có áp
dụng giai đoạn héo. Polyphenol-catechin có vị
đắng chát còn tanin riêng (polyphenoldi-catechin)
cho vị chát dịu đậm đà dễ chịu. Oxi hóa tanin một
phần làm cho vị chè dịu đi. Tanin trong chế biến
chè xanh truyền thống ít bị biến đổi chỉ có một bộ
phận nhỏ có khả nĕng tự oxi hóa, do đó chè có
vị chát mạnh, hương thơm đặc trưng. Quá trình
héo đã tạo ra sự chuyển hóa nội bộ rất quan trọng
của tanin. Đây là những biến đổi có lợi cho sản
phẩm vì hương, vị của chè sẽ tĕng lên rất nhiều
nếu hàm lượng các chất tham gia các phản ứng
tạo hương tĕng. Vai trò của men PPO là xúc tác
cho quá trình oxi hóa hợp chất tanin. Tuy nhiên
với chè xanh phả