Tìm hiểu mức sống của người dân trong các khu ổ chuột trên địa bàn Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những khu đô thị mới, những tòa nhà chọc trời, những cao ốc khang trang, vẫn còn tồn tại nhiều khu ổ chuột. Chúng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị cũng như đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Vừa qua, chúng tôi đã hoàn thành môn “Địa lý Đô thị”. Qua môn học này, vấn đề chúng tôi lưu tâm đến là sự tác động của các khu ổ chuột đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, là những sinh viên đang trọ học trên địa bàn quận 8, chúng tôi hàng ngày trực tiếp chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây. Do đó, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu mức sống của người dân trong các khu ổ chuột trên địa bàn Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 166 TÌM HIỂU MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÁC KHU Ổ CHUỘT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 TP HỒ CHÍ MINH Trương Thị Diễm My, Lê Quang Trực (SV năm 3, Khoa Địa lý) GVHD: ThS. Bùi Vũ Thanh Nhật 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những khu đô thị mới, những tòa nhà chọc trời, những cao ốc khang trang, vẫn còn tồn tại nhiều khu ổ chuột. Chúng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị cũng như đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Vừa qua, chúng tôi đã hoàn thành môn “Địa lý Đô thị”. Qua môn học này, vấn đề chúng tôi lưu tâm đến là sự tác động của các khu ổ chuột đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, là những sinh viên đang trọ học trên địa bàn quận 8, chúng tôi hàng ngày trực tiếp chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây. Do đó, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu hiện trạng mức sống của người dân trong các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 – TP HCM. Trên cơ sở đó, sẽ đề ra biện pháp thích hợp, hướng giải quyết cho đời sống của người dân cũng như vấn đề quy hoạch đô thị. Đồng thời chúng tôi cũng hy vọng rằng đề tài này sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo cho một số môn học Địa lý như: Địa lý Đô thị, Địa lý Kinh tế - Xã hội, Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu này cũng giúp nâng cao khả năng nghiên cứu của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là mức sống của người dân trong các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 – TP HCM. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Có thể nói quận 8 là nơi điển hình nhất của TP HCM về các khu ổ chuột, do đó phạm vi của chúng tôi gói gọn trong địa bàn này. Trong đó, chúng tôi tập trung khảo sát chủ yếu tại các phường 1, phường 4, phường 11. Tại các phường Năm học 2009– 2010 167 này, chúng tôi tiến hành khảo sát và tìm hiểu hiện trạng về mức sống của người dân nơi đây. 1.5. Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp thống kê, phân loại. – Phương pháp so sánh. – Phương pháp khảo sát thực tế. – Phương pháp phỏng vấn. 2. Nội dung 2.1 Các khái niệm liên quan Khu ổ chuột Theo Liên Hợp Quốc, định nghĩa khu ổ chuột chứa một vài yếu tố, gồm kiểu xây nhà, mức dịch vụ mà chính quyền cung cấp, sở hữu đất đai, tỷ lệ phạm tội, đói nghèo. Như vậy, khu ổ chuột là một khái niệm để chỉ những nơi có điều kiện sống tồi tàn và nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Mức sống Mức sống là một khái niệm liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng. Hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về mức sống. Nhìn chung, giữa các nhà nghiên cứu có hai cách tiếp cận đối với khái niệm này. Cách thứ nhất, lấy mức thỏa mãn nhu cầu của con người làm cơ sở xem xét. Cách thứ hai, chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm điều kiện xã hội, chính trị, mức sản xuất chung, môi trường 2.2 Tìm hiểu địa bàn nghiên cứu Điều kiện tự nhiên Quận 8 là một trong 19 quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí Tây Nam thành phố. Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vì bị chia cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt.  Phía Bắc giáp quận 5 và quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa.  Phía Đông giáp quận 4 và quận 7 với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn.  Phía Tây giáp quận Bình Tân.  Phía Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đây là vùng trũng và nhiều đồng ruộng. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 168 Các sông ở quận 8 bị nhiễm phèn nặng do chế độ bán nhật triều, ảnh hưởng từ gió mùa Đông Nam thổi từ biển Đông. Tuy nhiên, quận cũng có tới 1/2 diện tích là đất nông nghiệp vì được phù sa của các con sông bồi đắp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm, nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp. Điều kiện kinh tế - xã hội Quận 8 được chia làm 16 phường. Cư dân của quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: Đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường Về kinh tế, quận 8 đa dạng về nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp- xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế theo thành phần của quận: khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 50,3%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,6%, nông -lâm- ngư nghiệp chỉ chiếm 2,1%. 2.3 Tìm hiểu mức sống của người dân trong các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 TP Hồ Chí Minh 2.3.1. Việc làm và thu nhập Trong các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8, ngoài những người dân có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 thì đa phần là những người dân lao động đến từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Vĩnh Long, Long An, Bến Tre và các tỉnh miền Hình 1: Bản đồ hành chính quận 8 Năm học 2009– 2010 169 Trung như Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận Họ kiếm sống bằng các nghề như bán hàng rong bằng xe 3 bánh (rau, củ, quả, đồ biển) và làm trong các xí nghiệp gia đình (may, làm giày dép). Một bộ phận là học sinh, sinh viên đang trọ học. Đa số họ có việc làm nhưng không ổn định, lương thấp không đủ chi tiêu. Đối với công nhân, lương chỉ từ 800.000 – 1.500.000 đồng/tháng; những người bán hàng rong thì thu nhập từ 100.000 – 150.000đ/ngày, nhưng có khi từ 4 – 5 ngày không có thu nhập vì không có hàng để bán. Như vậy, thu nhập của họ chỉ khoảng 2.000.000 đồng/tháng. Với mức thu nhập này, họ phải chi tiêu nhiều khoảng, trong đó tiền nhà từ 200.000 – 400.000 đ/tháng, tiền điện nước từ 60.000 – 100.000 đ/tháng, ăn uống và chi tiêu khác từ 600.000 – 1.000.000 đ/tháng; còn lại gửi về quê để phụ giúp gia đình. Riêng đối với công nhân, với mức thu nhập trên thì chỉ đủ chi tiêu trong một tháng, đôi lúc thiếu hụt. Một bộ phận chưa có việc làm thì tìm những công việc tạm thời để kiếm sống như giúp việc nhà, đan giỏ lát Đối với những người đan giỏ trung bình làm được 100 cái/ngày với giá 300đ/cái, như vậy thu nhập chỉ khoảng 30.000đ/ngày. Đặc biệt, hiện nay, Nhà nước cấm xe 3 bánh lưu thông làm cho đời sống người dân đã khó khăn nay càng thêm bấp bênh hơn nữa. Họ phải chuyển sang làm công việc mới nên thu nhập thấp hơn so với trước đây. 2.3.2. Nhà ở Hiện nay trên địa bàn quận 8 có trên 10.615 căn nhà, khu đất ven kênh rạch và gần 16.000 căn nhà lụp xụp cấp 3, cấp 4, tạm bợ, chắp vá, manh mún không bảo đảm điều kiện sinh hoạt của người dân, dễ gây tai nạn và cháy nổ. Vật liệu làm nhà có khi chỉ là những tấm ván trôi sông được vớt lên hoặc là những miếng tôn cũ, miếng gỗ ép được nhặt từ bãi rác. Không gian sinh hoạt chật chội với diện tích từ 8 – 20m2, mật độ trung bình là 2,6m2/người, có gia đình gồm 4 thành viên cùng chen chúc trong ngôi nhà chỉ Hình 2: Phương tiện kiếm sống Hình 3: Khu ổ chuột phường 1 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 170 với 8m2. Thậm chí có những ngôi nhà siêu mỏng với chiều rộng chỉ khoảng 1m. Bên cạnh đó, do người dân tùy ý chọn hướng dựng nhà cho mình nên nhà cửa được dựng lên lộn xộn không theo bất kì một trật tự nào cả. 2.3.3. Nhà vệ sinh Theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, trong các khu ổ chuột này có tới 68,3% nhà ở không có nhà vệ sinh tự hoại. Đối với những ngôi nhà ven sông thì hầu hết đều vệ sinh trực tiếp xuống sông. Đa phần những nhà vệ sinh ở đây không đảm bảo về mặt an toàn và sức khỏe. Nói là nhà vệ sinh nhưng thật ra chỉ là nơi được che chắn bởi những miếng tôn cũ hoặc những tấm nilông. Có khi cả một dãy nhà trọ chỉ có duy nhất 1 nhà vệ sinh như vậy, vừa là nơi để vệ sinh, vừa là nơi để tắm giặt. 2.3.4. Vấn đề điện nước Vấn đề điện nước đã và đang là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nơi đây. Đối với những người sống trong các dãy nhà trọ thì giá điện trung bình là 3500đ/kwh và hiện nay giá điện sắp tăng lên 4000 đ/kwh. Đây là một giá khá đắt, làm tăng thêm chi phí sinh hoạt của người dân lao động. Giá điện đắt đỏ nhưng việc sử dụng nguồn điện của người dân thì gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải mở công tắc điện từ 15h mới mong có điện sinh hoạt vào buổi tối. Bên cạnh đó, hiện tượng cúp nước xảy ra thường xuyên gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, có khi hiện tượng này kéo dài đến nửa tháng. Đây là nỗi lo lớn nhất, lớn hơn cả nỗi lo về cơm áo. Giá nước cũng khá đắt: 18.000đ/m3. Thêm vào đó, vì thường xuyên bị cúp nước nên người dân phải mua nước ở bên ngoài với giá 1.500đ/can/20lít, hoặc phải sử dụng nước giếng. Tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn nên nhiều lúc không có cả nước giếng để sử dụng. 2.3.5. Môi trường và sức khỏe Hình 4: Nhà vệ sinh Hình 5: Mua nước sinh hoạt Năm học 2009– 2010 171 Tất cả các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 mà chúng tôi tìm hiểu thì hầu hết môi trường đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân phải sống chung với các bãi rác. Nguyên nhân do nước và rác thải sinh hoạt được đổ trực tiếp xuống sông và vứt bừa bãi. Đặc biệt, khi thủy triều rút, đáy sông phơi lên ngổn ngang các loại rác thải sinh hoạt như bao nilông, chai lọ, các hộp đựng thức ăn Chính vì môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, vấn đề nhà ở, nhà vệ sinh còn khó khăn, chưa đảm bảo nên đã trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Họ thường xuyên mắc các chứng bệnh như ghẻ lở, sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm mũiNgoài ra, người dân còn mắc phải những bệnh khác như tiểu đường, tim mạch, ung thư Về môi trường an ninh thì khá phức tạp do có nhiều thành phần cùng sinh sống. Ở đây thường xảy ra các vụ trộm cắp, đá gà, đánh đề, đánh bàiTuy nhiên, cũng không có những vụ việc xảy ra nghiêm trọng vì đa số là những người lao động bận rộn làm ăn kiếm sống. Ngoài một số ít có hộ khẩu thường trú và KT3 thì đa số là ở bất hợp pháp, không có tạm trú, tạm vắng. 2.3.6. Giáo dục Hầu hết những người dân lao động ở đây đều biết đọc, biết viết nhưng với trình độ thấp. Đối với con em của những người có hộ khẩu thường trú thì được đến trường đúng tuổi quy định, song việc học cũng không được quan tâm. Đa số chỉ dừng lại ở bậc Phổ thông, ngoại lệ có một vài em được học lên Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp chuyên nghiệp; phần còn lại chủ yếu được định hướng học nghề. Hình 6: Ngổn ngang rác thải Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 172 Bên cạnh đó, con em của những người nhập cư thì không được đến trường đúng tuổi quy định do hoàn cảnh kinh tế, phải phụ giúp gia đình từ rất sớm như bán vé số, đánh giày, phụ quán ănMột số em được đi học ở những trường tình thương nhưng cũng chỉ theo học được một thời gian ngắn. 2.3.7. Tiện nghi sinh hoạt Đời sống kinh tế khó khăn nên tiện nghi sinh hoạt của người dân không cao. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có 29% gia đình có ti vi, trong đó có những ti vi cũ được mua lại, thiếu an toàn, hình ảnh không rõ nét; 97% không có máy giặt, tủ lạnh. Như vậy bên trong những ngôi nhà lụp xụp, tồi tàn không có nhiều vật dụng đáng giá. Bên cạnh đó mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần khác cũng hạn chế. Trong những người chúng tôi khảo sát thì có tới 98,2% là không bao giờ đi xem phim ở rạp, nghe ca nhạc ở các sân khấu; chỉ có 1,8% có điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần đó. 2.4 Định hướng và giải pháp Các khu ổ chuột đã và đang tác động đến đời sống kinh tế - xã hội và mỹ quan của quận 8 cũng như của TP Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta cần phải có các biện pháp trong công tác quy hoạch. Thật ra, việc tồn tại các khu ổ chuột là một đặc điểm chung của các nước đang phát triển, ngay cả các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Úc... vẫn có các khu ổ chuột trong các thành phố lớn. Không riêng gì quận 8 mà ở các quận 1, quận 3, quận 5 vẫn còn xuất hiện các khu ổ chuột. Chúng tôi nhận thấy rằng nguyên nhân của sự bất cập, lộn xộn trong các khu ổ chuột này là do chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức và quy hoạch không hợp lý. Một số khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 đã có sự quy hoạch, di dời song cách làm chưa triệt để, giữa người dân và chính quyền địa phương chưa tìm được tiếng nói chung trong công tác đền bù, giải tỏa. Từ đó, dẫn đến việc di dời chậm chạp, có khi kéo dài nhiều năm vẫn chưa giải quyết được, chẳng hạn như các hộ dân ở phường 11, một số đã đồng ý chuyển đi nơi khác nhưng một số vẫn còn ở lại do chưa nhận được tiền đền bù thỏa đáng. Các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 như quả bom nổ chậm mà sức công phá của nó rất lớn. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải tiến hành Hình 7: Trong nhà không có vật gì đáng giá Năm học 2009– 2010 173 quy hoạch. Việc quy hoạch có thể tiến hành bằng nhiều cách, phụ thuộc vào tình hình thực tế. Việc giải quyết các khu ổ chuột không khó nhưng không thể diễn ra một sớm, một chiều. Chúng ta phải xác định đây là hướng lâu dài và phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể. Chúng ta phải có sự tính toán để có thể giải quyết ổn thỏa và tránh những hệ lụy về sau. Khi tiến hành quy hoạch trước hết phải đảm bảo đời sống của người dân. Bởi lẽ khi người dân được tạo công ăn, việc làm ổn định thì họ sẽ có thu nhập trang trải cho cuộc sống của mình. Khi đó, họ có điều kiện để sửa chữa và nâng cấp nhà cửa. Chúng ta cứ tưởng tượng xem, nếu như tất cả mọi gia đình trong các khu ổ chuột đều xây dựng nhà cửa thì sẽ không còn là một khu ổ chuột lụp xụp mà thay vào đó là những khu phố khang trang, đảm bảo các điều kiện của cuộc sống. Đồng thời, khi đời sống vật chất của người dân được cải thiện thì ý thức bảo vệ môi trường của họ được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, chăm sóc sức khỏe, giáo dục được nảy sinh và quan tâm. Để tạo công ăn việc làm cho người dân có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp, đầu tiên là thu hút đầu tư trong và ngoài nước để thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp theo là đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Quận 8 cần phải phối hợp với các địa phương khác, đặc biệt là đầu tư vào các làng nghề để người dân có công ăn việc làm tại chỗ, tránh tình trạng xuất hiện hoặc làm trầm trọng thêm các khu ổ chuột. Ngoài ra, chúng ta cần phải chú ý đến vấn đề giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề xóa các khu ổ chuột. Chúng tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết vấn đề các khu ổ chuột trên thế giới. Qua đó chúng tôi thấy mô hình giải quyết của Thái Lan là hiệu quả và thiết thực mà chúng ta có thể áp dụng. Để giải quyết, chính quyền Thái Lan xây dựng dự án Bann Mankong (An cư), biến khu “ổ chuột” thành khu nhà ở tươm tất cho người nghèo. Dự án Bann Mankong do Viện Phát triển cộng đồng Thái Lan (CODI) thành lập năm 2000. Nhiệm vụ chính của CODI là đàm phán với chủ đất những khu nhà ổ chuột để thuê lâu dài cho người dân. CODI còn cung cấp nhiều khoản cho vay hỗ trợ để người dân có tiền xây nhà mới và cải thiện hạ tầng cơ sở. Cái hay của dự án này là dựa trên niềm tin: người nghèo cũng có tiềm lực để phát triển và thoát nghèo, nếu cơ hội đến với họ. Cách làm là khuyến khích các cộng đồng cùng hợp tác với chính quyền các thành phố một cách bình đẳng nhằm đạt được một quy hoạch tổng thể về nâng cấp, giải quyết các vấn đề giải tỏa. Đối với mỗi khu “ổ chuột” khác nhau, dự án sẽ có những cách giải quyết Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 174 khác nhau. Một số sẽ nâng cấp, xây dựng lại trên chính khu vực đó. Số khác sẽ phải dỡ bỏ hoàn toàn để chuyển sang khu vực khác thuận tiện hơn. Theo số liệu của dự án, từ năm 2004 đến 2008 ở Thái Lan có 703 dự án được duyệt với gần 77.000 hộ được hỗ trợ. Thành công của dự án Bann Mankong là kinh nghiệm đáng tham khảo để giải quyết vấn đề nhà “ổ chuột’ nhằm nâng cấp đời sống người dân và chỉnh trang đô thị ở Việt Nam. Có ba bài học được rút ra từ dự án Bann Mankong: cách làm này ít xáo trộn đời sống người dân vì ít phải di dời; chi phí để người dân nâng cấp nhà cửa thấp vì cộng đồng có thể chia sẻ với nhau; chính quyền cũng ít nhọc công vì công việc đã được người dân tham gia gánh vác Theo chúng tôi được biết thì một số thành phố của Việt Nam như Việt Trì, Vinh, Cà Mau... đang thực hiện xóa nhà ổ chuột theo mô hình Bann Mankong. Tại Cà Mau, dự án “Thiết kế, chỉnh trang tuyến dân cư ven sông rạch trung tâm thành phố Cà Mau” đã khởi động từ tháng 12-2006. Hy vọng rằng với sự thành công của Cà Mau trong việc chỉnh trang các khu nhà ổ chuột ven sông rạch theo mô hình Bann Mankong, Việt Nam sẽ có một mô hình chung để chỉnh trang những tuyến dân cư đang sống trong các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm đem lại lợi ích cho hàng triệu người dân. 3 Kết luận Chúng tôi nhận thấy rằng mức sống của người dân trong các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 còn rất thấp, cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. Họ đã và đang phải chống chọi với những nỗi lo về vật chất, thiếu thốn về tinh thần, đặc biệt là những điều kiện thiết yếu của cuộc sống. Chính vì những khó khăn như thế nên môi trường ở đây không được quan tâm. Đây là nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Qua khảo sát nguyện vọng của người dân trong các khu ổ chuột này thì hầu hết họ đều mong muốn có sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương. Trước tiên là có công ăn việc làm ổn định, có nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Một số người dân mong muốn được giúp đỡ trực tiếp về vật chất cũng như được Nhà nước tạo điều kiện cho con em họ được đến trường. Đây là những nhu cầu chính đáng của người dân. Đây chỉ là quan điểm của những sinh viên buổi đầu làm nghiên cứu khoa học, có thể nó không được trau chuốt về mặt từ ngữ. Song, chúng tôi đưa ra Năm học 2009– 2010 175 những ý kiến ở vị trí là một người dân, một sinh viên quan tâm tới vấn đề này, hy vọng có thể góp một ý tưởng nhỏ để các nhà quy hoạch đô thị quận 8 và TP Hồ Chí Minh tham khảo. Chúng tôi mong muốn việc quy hoạch các khu ổ chuột trên địa bàn quận 8 diễn ra sớm và triệt để, nhanh chóng, góp phần cải thiện mức sống của người dân. Đây là nội dung trọng tâm mà chúng tôi muốn hướng đến trong bài nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lý Đô thị, NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2009), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục. [3] Bùi Thị Hải Yến (2007), Địa lý kinh tế xã hội thế giới, NXB Giáo dục. [4] Website Bách khoa toàn thư Wikipedia. [5] ận_8,_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh. [6] kho/ [7]
Tài liệu liên quan