Tìm hiểu thực trạng điều kiện học tập nhằm hướng đến đề xuất các biện pháp cải thiện động cơ và năng lực tự học của sinh viên khoa tiếng Pháp hệ tín chỉ

1.1. Lý do chọn đề tài Động cơ và năng lực tự học vô cùng quan trọng đối với sinh viên nhất là khi học theo chương trình tín chỉ. Các yếu tố này mang tính quyết định đối với kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, không ít sinh viên và nhất là sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 2, những người ít hoặc chưa từng tiếp cận với môn học Tiếng Pháp, gặp lúng túng và không xây dựng được cho mình một tâm thế học tập phù hợp với điều kiện học tập ở đại học. Vậy sinh viên có thái độ học tập như thế nào? Câu hỏi này chưa được tìm hiểu từ khi Khoa Tiếng Pháp nói riêng và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) nói chung, áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Đa số các sinh viên trong Khoa Tiếng Pháp còn chưa phát huy được năng lực tự học vì động cơ học tập còn hạn chế. Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy từ phía sinh viên năm 1 có rất nhiều sự quan tâm, chú ý cũng như những thắc mắc về vấn đề các phương pháp học tập hiệu quả và tinh thần tự học của sinh viên hệ tín chỉ của năm 2 và 3. Vì thế, nhóm chúng tôi, được sự khuyến khích của thầy cô đã thực hiện đề tài này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thực trạng điều kiện học tập nhằm hướng đến đề xuất các biện pháp cải thiện động cơ và năng lực tự học của sinh viên khoa tiếng Pháp hệ tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 178 TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP NHẰM HƯỚNG ĐẾN ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘNG CƠ VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG PHÁP HỆ TÍN CHỈ Lâm Xuân Thơ, Nguyễn Thị Bích Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hòa (Sinh viên năm 3 và năm 2, Khoa Tiếng Pháp) GVHD: TS Nguyễn Thị Tươi 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Động cơ và năng lực tự học vô cùng quan trọng đối với sinh viên nhất là khi học theo chương trình tín chỉ. Các yếu tố này mang tính quyết định đối với kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, không ít sinh viên và nhất là sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 2, những người ít hoặc chưa từng tiếp cận với môn học Tiếng Pháp, gặp lúng túng và không xây dựng được cho mình một tâm thế học tập phù hợp với điều kiện học tập ở đại học. Vậy sinh viên có thái độ học tập như thế nào? Câu hỏi này chưa được tìm hiểu từ khi Khoa Tiếng Pháp nói riêng và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) nói chung, áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Đa số các sinh viên trong Khoa Tiếng Pháp còn chưa phát huy được năng lực tự học vì động cơ học tập còn hạn chế. Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy từ phía sinh viên năm 1 có rất nhiều sự quan tâm, chú ý cũng như những thắc mắc về vấn đề các phương pháp học tập hiệu quả và tinh thần tự học của sinh viên hệ tín chỉ của năm 2 và 3. Vì thế, nhóm chúng tôi, được sự khuyến khích của thầy cô đã thực hiện đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm nắm được thực trạng điều kiện học tập của sinh viên Khoa Tiếng Pháp và tìm ra các biện pháp cải thiện động cơ và năng lực tự học của sinh viên. Qua đó, chúng tôi muốn nêu ra một vài đề xuất làm thay đổi cách học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp sao cho có hiệu quả hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 thuộc ba hệ Sư phạm, Biên – Phiên Dịch và Du lịch của Khoa Tiếng Pháp năm học 2012 – 2013. 1.4. Giả thuyết khoa học - Điều kiện học tập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên. - Yếu tố rất quan trọng trong việc chủ động học tập của sinh viên thể hiện trong việc có kế hoạch học tập cụ thể. Năm học 2012 - 2013 179 - Biết lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp có thể cải thiện động cơ và khả năng tự học của sinh viên. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn, thu thập thông tin bổ sung cho bảng câu hỏi qua tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập và phân tích dữ liệu theo số liệu thống kê và diễn giảng. - Tổng hợp ý kiến của các sinh viên từ 3 hệ khác nhau có phương pháp học tập và thành tích học tập tốt từ buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm học tập. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng việc tự học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp Biểu đồ 1. Thời gian tự học của sinh viên Theo như bảng kết quả trên đây, chúng tôi nhận thấy ngoài giờ học trên lớp các sinh viên còn dành thời gian để học tập thêm. Các sinh viên thường bỏ ra khoảng 1 - 2 giờ tự học ở nhà (38,38%). Bên cạnh đó, còn có 21,21% sinh viên trả lời thời gian tự học còn tuỳ vào lượng bài tập được giao hoặc khi nào có hứng thú thì mới học. Qua đó, chúng tôi nhận thấy các sinh viên chưa chủ động tìm tòi thêm các kiến thức bên ngoài giáo trình mà thầy cô dạy trên trường, mà các sinh viên chỉ tự học khi nào có bài tập cần phải hoàn thành. Đã vậy, thời lượng học của hệ tín chỉ quá ít, các giờ của những môn thực hành tiếng giảm từ 1/3 đến 1/2 số tiết (vì hệ niên chế học 4 kĩ năng rõ rệt nhưng hệ tín chỉ thì gộp chung lại thành Tiếng Pháp 1, 2, 3,...), nhằm giúp sinh viên có thời gian tự tìm hiểu thêm kiến thức. Dường như các sinh viên không tận dụng được điều kiện thuận lợi này vào việc học mà dùng vào những việc khác như làm thêm. Theo bảng khảo sát thì 5,05% sinh viên không dành thời gian để tự học.Theo điều 3 quy chế 25 (2006) của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu như sau: “Để tiếp thu được một đơn vị Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 180 học trình, sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân”, vậy đối với hệ tín chỉ với thời gian học các môn giảm đi một nửa thì càng cần phải tốn thời gian chuẩn bị gấp đôi, tức là cần 30 giờ tự học ngoài giờ trên lớp. Có như vậy thì kết quả học tập mới khả quan và đáp ứng theo yêu cầu tự chủ trong việc học đối với sinh viên hệ tín chỉ. Nhưng không hẳn là học quá nhiều giờ thì kết quả sẽ tốt mà quan trọng là phải học như thế nào để đạt hiệu quả. Tốt nhất nên có mục tiêu rõ ràng và chủ động trong việc học, không thể trông chờ vào người khác. Kiến thức là của riêng bản thân mình, mỗi người đều có các cách tiếp nhận và vận dụng các kiến thức đã học khác nhau, vì vậy chính bản thân mình phải tự tìm ra một phương thức học tập phù hợp sao cho có hiệu quả. 2.2. Khó khăn trong các môn chuyên ngành tiếng Pháp và cách khắc phục Có phải vì các bạn học tiếng Pháp từ rất lâu học chung với các bạn mới học tiếng Pháp nên khả năng tự học giảm? Quan sát thấy các bạn đã học tiếng Pháp rồi vì ỷ lại nên cảm thấy chương trình học quá dễ. Dường như đây là một vấn đề khá nguy hiểm vì điều này dẫn đến các bạn ấy không tranh thủ tự bổ sung kiến thức, không cố gắng tiến lên mà còn có nguy cơ tụt lại. Để tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn mà các bạn sinh viên gặp phải, sau đây là biểu đồ về các môn học mà sinh viên cảm thấy khó: Biểu đồ 2. Những môn học sinh viên gặp nhiều khó khăn Vậy thì, các sinh viên có tìm cách khắc phục khó khăn hay không? Sau đây là kết quả điều tra: Thống kê số lượng các sinh viên có tìm cách khắc phục khó khăn Năm học 2012 - 2013 181 Theo bảng kết quả điều tra ở trên thì câu trả lời là có, 91.75% sinh viên đều tìm cách khắc phục khó khăn. Một kết quả thật đáng mừng. Điều này chứng tỏ sinh viên vẫn luôn lo lắng cho việc học của mình, luôn mong muốn tìm được một phương pháp học tập đúng đắn để nâng cao kết quả học tập. Nhưng chúng tôi cảm thấy đáng lo là 4.12% sinh viên không tìm cách khắc phục khó khăn và 4.12% sinh viên không trả lời. Từ đó, chúng tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên còn thờ ơ với việc học. Bên cạnh đó,dù sinh viên có tìm cách khắc phục khó khăn nhưng có đến 44,33% (43/97 sinh viên) số lượng sinh viên không thành công và 49,48% (48/97 sinh viên) số lượng sinh viên còn lại có thành công khi áp dụng các phương pháp học tập của riêng mình. Nhưng trên kết quả khảo sát chúng tôi thấy có 3.09% (3/97 sinh viên) số lượng sinh viên không trả lời và 2.06% (2/97 sinh viên) số lượng sinh viên không biết mình có thành công hay không. Biểu đồ dưới đây biểu diễn sự thành công hay không thành công của các sinh viên trong việc khắc phục khó khăn. Chúng tôi nhận xét thấy đa phần sinh viên chọn “tham gia vào bài học dễ dàng” (40/132 ý kiến = 30,3%), “kĩ năng giao tiếp được cải thiện” (36/132ý kiến = 27,27%), “ thực hiện được tốt các yêu cầu học tập của giáo viên” (33/132ý kiến = 25%), chứ không tự đánh giá qua “điểm số được cải thiện” (18/132 ý kiến= 13,64%). Từ đó chúng tôi nhận xét đối với sinh viên quan trọng là kiến thức thật sự đạt được là gì chứ không chỉ vì điểm số. Bên cạnh đó vẫn còn phần lớn sinh viên tự đánh giá là không thành công. Các đánh giá của sinh viên đa phần rơi vào “điểm số không được cải thiện” (17/59 ý kiến = 28.81%) và “kĩ năng giao tiếp không được cải thiện” (17/59 ý kiến = 28.81%). Chúng tôi nhận thấy rằng vẫn còn có những sinh viên coi trọng điểm số. Ý nghĩ này không hẳn là sai vì dù như thế nào thì điểm số có thể đánh giá một phần quá trình học của sinh viên và quyết định thành quả học tập một học kỳ của sinh viên. Tuy nhiên, để đánh giá một sinh viên có năng lực tự chủ tốt trong việc học hay không, không phải chỉ dựa vào điểm số là đánh giá được, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: điều kiện học tập, động cơ, mục tiêu, v.v Theo kết quả điều tra, có một số sinh viên không trả lời câu hỏi này (4/132 ý kiến = 3.03% không trả lời khó khăn được cải thiện và 4/59 ý kiến = 6.78% không trả lời khó khăn không được cải thiện). Chúng tôi suy đoán có thể có 3 trường hợp phát sinh : - Trường hợp thứ nhất, các sinh viên này không tìm thấy được phương pháp học tập khắc phục khó khăn; Bạn có tìm cách khắc phục khó khăn không? Tổng Tỉ lệ (%) Có 89 91.75 Không 4 4.12 Không trả lời 4 4.12 Tổng 97 100 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 182 - Trường hợp thứ hai, các sinh viên có tìm thấy phương pháp học tập khắc phục khó khăn nhưng không thành công; - Trường hợp thứ ba, các sinh viên có phương pháp học tập giúp khắc phục khó khăn, sinh viên áp dụng và đã thành công nhưng không biết dựa trên cơ sở nào để khẳng định sự thành công hay không. 2.3. Phương pháp học tập hiệu quả Biểu đồ 3. Phương pháp nào giúp bạn học tập hiệu quả? Đây là biểu đồ kết quả nghiên cứu về các phương pháp giúp SV học tập hiệu quả + 64/177 (= 36,16 %) ý kiến chọn “làm việc theo nhóm” + 57/177 (= 32,2 %) ý kiến chọn “làm việc cá nhân” + 27/177 (= 15,25%) ý kiến chọn “làm projet” + 17/177 (= 9,6%) ý kiến chọn “thực hiện thường xuyên tự đánh giá” + 4/177 (= 2,26%) ý kiến chọn “thực hiện tự đánh giá theo portfolio” + 4/177 (= 2,26 %) ý kiến chọn “khác”, theo phiếu điều tra thì có nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ như: “chưa tìm ra phương pháp học tập thích hợp”; “thực hành nhiều, làm bài tập nhiều thì sẽ có kết quả tốt hơn”; “tìm hiểu theo chủ đề, nếu có thắc mắc hỏi anh, chị khoá trên”; “tự học, tự đọc sách thêm” + 4/177 (= 2,26 %)ý kiến chọn “không trả lời” Ghi chú: Tổng số ý kiến của câu hỏi này là 177 ý kiến, do đây là câu hỏi được lựa chọn nhiều đáp án nên chúng tôi tổng kết qua việc cộng tổng các lần lựa chọn của các sinh viên trên phiếu khảo sát Nhận xét thấy phương pháp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân được sinh viên chọn nhiều nhất. Điều này chứng tỏ các bạn cũng đánh giá khá cao phương pháp học và làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, nếu chỉ làm việc theo nhóm thôi thì chưa đủ, Năm học 2012 - 2013 183 bởi vì có thể sẽ có trường hợp có một số bạn ỷ lại không chịu làm việc còn nếu chỉ làm việc cá nhân thôi thì đôi lúc sẽ cảm thấy nhàm chán, không có động lực muốn học, như vậy hiệu quả đạt được cũng không cao. Theo nhóm chúng tôi các bạn sinh viên có thể kết hợp tất cả các phương pháp trên để nâng cao kết quả học tập, vì mỗi phương pháp có một cái hay riêng. Làm việc cá nhân luôn là phương pháp chủ yếu của mỗi người bởi vì có thêm nhiều thời gian để tự học, tìm tòi thêm các kiến thức bằng nhiều phương thức khác nhau. Ngoài ra cũng có thể kết hợp các phương pháp khác như làm nhóm, làm projet vì các phương pháp này giúp sinh viên học tập được những cái hay ở những bạn khác, tạo điều kiện mở rộng các mối quan hệ xã hội và cũng giúp bản thân mình có được những kinh nghiệm khi làm việc chung với một tập thể. Thỉnh thoảng cũng nên tự đánh giá hoặc đánh giá theo portfolio vì nó giúp ta nhìn lại những kiến thức mà bản thân đã lĩnh hội được trong quá trình học tập. Bên cạnh việc có phương pháp học tập hiệu quả thì cũng cần phải nhắc đến điều kiện học tập, vì nó là một yếu tố mà nhóm chúng tôi cho là khá quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Theo biểu đồ kết quả chúng tôi đã phân tích được như sau: + 69/283 ( = 24,38 %) ý kiến chọn “có động cơ học tập rõ ràng”. + 59/283 ( = 20,85 %) ý kiến chọn “ciều kiện học tập tốt (máy vi tính, nối mạng internet, tài liệu đầy đủ, băng đĩa,.)”. + 54/283 (= 19,08%) ý kiến chọn “có kế hoạch học tập cho mỗi học kỳ/năm học”. + 51/283( = 18,02%) ý kiến chọn “càm nhiều bài tập ở nhà”. + 39/283 ( = 13,78%) ý kiến chọn “có nhiều thời gian”. + 7/283( = 2,47%) ý kiến chọn “khác” như “tự học dưới sự hướng dẫn rõ ràng”, “tập nói trên lớp với giáo viên”, “phải có hứng thú”, “tự rèn luyện thêm kĩ năng ở nhà”,... + 4/283(= 1,41%) ý kiến chọn “không trả lời” Ghi chú: Tổng số ý kiến của câu hỏi này là 283 ý kiến, do đây là câu hỏi được lựa chọn nhiều đáp án nên chúng tôi tổng kết qua việc cộng tổng các lần lựa chọn của các sinh viên trên phiếu khảo sát Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 184 Biểu đồ 4. Điều kiện cho việc học tập đạt kết quả tốt Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy muốn việc tự học có kết quả cao thì đa phần sinh viên chọn “có động cơ học tập rõ ràng”, “có kế hoạch học tập cho mỗi học kỳ/năm học”, “điều kiện học tập tốt (máy vi tính, nối mạng internet, tài liệu đầy đủ, băng đĩa,.)”, “làm nhiều bài tập ở nhà” và “có nhiều thời gian”; vậy nếu sinh viên đi làm thêm thì có thể vẫn tự học tốt? Nếu chỉ có một trong những yếu tố trên thôi thì việc tự học vẫn đạt hiệu quả? Chúng tôi nghĩ rằng câu trả lời là có, thực tế là có nhiều bạn sinh viên không có những điều kiện học tập tốt (ví dụ như: máy vi tính, băng đĩa, sách,) nhưng các bạn vẫn học tốt và đạt kết quả cao. Điều này có thể thấy rằng chỉ cần có phương pháp học tập đúng đắn và phải có niềm đam mê đối với ngành học thì có thể vượt qua những khó khăn. 3. Kết luận và đề xuất Tính độc lập tự chủ của người học có một vai trò hết sức quan trọng trong học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng. Tuy nhiên, theo quan sát của nhóm chúng tôi khả năng này còn yếu đối với rất nhiều sinh viên học các môn chuyên ngành tiếng Pháp tại Trường ĐHSP TPHCM. Vì vậy, đề tài này nhằm gợi ý một số giải pháp nâng cao tính độc lập tự chủ của nhóm sinh viên hệ tín chỉ, từ đó hướng đến đề xuất các biện pháp cải thiện động cơ học tập.Trong khuôn khổ các kết quả của đề tài, chúng tôi thấy sinh viên cần:  Chủ động rèn luyện tính tự học,  Biết quản lý thời gian,  Xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân,  Xác định vai trò của thầy giáo, cô giáo trong rèn luyện việc tự học của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên hệ tín chỉ với thời gian chính trên lớp đã bị rút ngắn khá nhiều, cần phải biết cách tự chủ động trong việc học, tự lĩnh hội kiến thức cho bản thân. Năm học 2012 - 2013 185 Một phần cũng chính vì đặc thù của môn ngoại ngữ là phải học và luyện tập thường xuyên, nếu không, kiến thức sẽ dễ quên và kĩ năng sẽ bị mài mòn ngay. Mặt khác, cần lưu ý rằng để việc học tập có hiệu quả, sinh viên nên kết hợp giữa việc học và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Ngọc Cảnh & Huỳnh Văn Đà. (2011), “Nâng cao tính chủ động của sinh viên – Giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 22 tr.71 – 79. 2. Nguyễn Duy Cần (2012), Tôi tự học, Nxb Trẻ. 3. Cyr, P. (1998), Les stratégies d’apprentissage, CLE international. 4. Fabre, M. (1994), Penser la formation, PUF l’éducateur. 5. Nguyễn Thành Hải (2010), Phương pháp học tập chủ động ở bậc Đại học, Trung tâm Nghiên cứu Cải tiến Phương pháp dạy và học đại học (CEE) - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc Gia TPHCM. 6. Nguyễn Minh Huệ (2008), “Nâng cao tính độc lập tự chủ cho người học kĩ năng viết thông qua việc phát triển các chiến lược làm chủ quá trình học”, Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 24, tr. 253 – 258. 7. Le petit LAROUSSE illustré (1996), Éditeur LAROUSSE. 8. Mai Nghiêm (2012), “Tự học của sinh viên – yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy”, Nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 9. Robert, J.-M. (2009), Manières d’apprendre. Pour des stratégies d’apprentissage différenciées, Hachette français langue étrangère. 10. Mỵ Giang Sơn (2010), “Quản lý chất lượng dạy học các học phần về phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 22, tr. 148 – 151. 11. Huỳnh Văn Sơn & Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu. (2011), “Thực trạng kĩ năng quản lý thời gian của sinh viên một số trường đại học tại TP Hồ Chí Minh hiện nay phân tích trên góc nhìn thói quen sử dụng thời gian”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 28 (62), tr. 112 – 116. 12. Trương Công Thanh (2010), “Khắc phục dạy học theo lối đọc-chép từ phía học sinh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 23, tr. 123 - 129. 13. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học Xã hội – Trung tâm Từ điển học.
Tài liệu liên quan