Tìm hiểu thực trạng giáo dục nhằm hát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

1. MỞ ĐẦU Phát triển kĩ năng hợp tác cho con người là cần thiết và phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ MG 5-6 tuổi. Đây chính là thời điểm giáo dục thuận lợi và có hiệu quả. Việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau. Một trong những con đường thuận lợi để hình thành và phát triển là thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Bởi trò chơi ĐVTCĐ mang tất cả những nét cơ bản của trò chơi theo nghĩa rộng. Nó chứa đầy tính xúc cảm và lòng say mê của trẻ, tính tự lực và tự tổ chức, tính tích cực và sáng tạo, tính hợp tác Tuy nhiên, trong trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ chưa được giáo viên quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ một cách khoa học sẽ giúp giáo viên mầm non tìm ra các biện pháp cải thiện thực trạng trên.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục nhằm hát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 - Thaùng 2/2014 59 TÌM HIỂU TH C TRẠNG GIÁO DỤC NH M HÁT TRIỂN K NĂNG HỢ TÁC CỦA TR M U GIÁO - TUỔI THÔNG QUA TR CHƠI Đ NG VAI THEO CHỦ ĐỀ I THỊ XUÂN L A(*) TÓM TẮT Bài viết tìm hiểu về thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về kĩ năng hợp tác của trẻ G 5-6 tuổi trong tr chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ), Thực trạng mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ G 5-6 tuổi trong tr chơi ĐVTCĐ ở một số trường mầm non, Thực trạng các biện pháp giáo viên sử dụng và những khó khăn khi tổ chức tr chơi ĐVTCĐ tại thành phố Hồ Chí inh. Từ khoá: thực trạng giáo dục, mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viên mầm non, kĩ năng hợp tác ABSTRACT The paper will explore the current awareness of kindergarten teachers of the collaborative skills of children aged 5-6 in the theme role-play games (TRP), the current issue of the cooperative skills which children aged 5-6 have expressed in TRP games at some kindergartens and the current approaches which have been implemented by the teachers as well as the difficulties in organizing TRP games in Ho Chi Minh City. Key words: educational situation, kindergarten children aged 5-6, kindergarten teachers, collaborative skills 1. MỞ ĐẦU Phát triển kĩ năng hợp tác cho con người là cần thiết và phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ MG 5-6 tuổi. Đây chính là thời điểm giáo dục thuận lợi và có hiệu quả. Việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau. Một trong những con đường thuận lợi để hình thành và phát triển là thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Bởi trò chơi ĐVTCĐ mang tất cả những nét cơ bản của trò chơi theo nghĩa rộng. Nó chứa đầy tính xúc cảm và lòng say mê của trẻ, tính tự lực và tự tổ chức, tính tích cực và sáng tạo, tính hợp tác Tuy nhiên, trong trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ chưa được giáo viên quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ một cách khoa học sẽ giúp giáo viên mầm non tìm ra các biện pháp cải thiện thực trạng trên. 2. N I DUNG 2.1. ột số vấn đề về kĩ năng h p tác và việc giáo dục kĩ năng h p tác cho tr m m non Hiện nay, trong Tâm lí học và Lí luận dạy học nghiên cứu về kĩ năng có hai quan điểm: quan điểm thứ nhất nghiêng về mặt kĩ thuật của thao tác, quan điểm thứ hai lại nghiêng về mặt biểu hiện năng lực của con người. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm kĩ năng đều được hiểu là: Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động, công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có ph hợp với những điều kiện nhất định. (*) ThS, Trường Đại học Sài Gòn. 60 Cùng với khái niệm về kĩ năng, nội dung bài viết còn đề cập tới một số vấn đề có liên quan tới các khái niệm sau: - Kĩ năng hợp tác: “Kĩ năng hợp tác là khả năng tương tác c ng thực hiện có hiệu quả một hành động, một công việc nào đó của con người dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định”. - Trò chơi đóng vai theo chủ đề: “Tr chơi ĐVTCĐ là dạng tr chơi sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo, phản ánh một mảng hiện thực của cuộc sống xã hội, lao động, mối quan hệ giữa con người với con người, thông qua việc đóng vai người lớn mà trẻ thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận”. - Biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ được định nghĩa như sau: “Biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong tr chơi ĐVTCĐ là cách thức tổ chức của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ biết, hiểu và hành động hợp tác c ng nhau khi tham gia tr chơi ĐVTCĐ hiệu quả đến việc chơi tr chơi ĐVTCĐ hiệu quả hơn c ng như phát triển toàn diện . 2.2. Th c trạng giáo d c k n ng hợp tác cho tr m u giáo - tuổi trong tr ch i đóng vai theo chủ đ trư ng m m non 2.2.1. ục đích, phạm vi khảo sát nghiên cứu thực trạng M c đ ch h o át Tìm hiểu thực trạng biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi của giáo viên mầm non, đồng thời tìm hiểu biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Phạm i h o át Tìm hiểu nhận thức và việc sử dụng các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ từ phía giáo viên mầm non liên quan đến hoạt động tổ chức trò chơi. 2.2.2. Tổ ch c nghi n c u th c trạng Khách thể nghi n c :Để khảo sát thực trạng biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi sử dụng hệ thống bảng câu hỏi gồm 11 câu. Số liệu cụ thể nghiên cứu trên 77 giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ ở một số quận tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghi n c Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp quan sát và phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để thống kê dữ liệu. 2.2. . h n tích kết quả nghiên c u 2.2.3.1. Khảo sát nhận thức của giáo viên mầm non về phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ G 5-6 tuổi trong tr chơi ĐVTCĐ Qua điều tra, chúng tôi tìm hiểu đánh giá của giáo viên mầm non về thực trạng mức độ phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTC. Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Đánh giá của giáo vi n m m non v k n ng hợp tác của tr MG - tuổi trong TCĐVTCĐ M c độ Tỉ lệ (%) Rất cao 20.8 Cao 67.5 Trung bình 10.4 Thấp 1.3 Rất thấp 0 61 Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy, sự đánh giá của giáo viên về kĩ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo trong trò chơi ĐVTCĐ là khá khả quan. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự đánh giá ban đầu của giáo viên còn trong thực tế kĩ năng hợp tác của trẻ chưa thật sự đạt ở mức cao như đánh giá của giao viên; dựa trên kết quả quan sát, chúng tôi nhận thấy trong quá trình chơi có nhiều trẻ còn thụ động, chưa biết cách liên kết các nhóm chơi hoặc trong khi chơi còn xảy ra mâu thuẫn, trẻ phải nhờ cô giải quyết. Chúng tôi hi vọng rằng các kĩ năng hợp tác ở trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cần được nâng cao hơn nữa mà trong đó giáo viên sẽ là người đóng vai trò khá quan trọng. Khảo sát sự đánh giá của giáo viên MN về những biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 2: Đánh giá của giáo vi n m m non v các iểu hiện k n ng hợp tác của tr MG - tuổi trong tr ch i ĐVTCĐ Các biểu hiện Tỉ lệ (%) Rất Cao Cao TB Thấp Rất thấp Biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi cùng bạn 7.8 62.3 29.9 0 0 Biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt mình 2.6 54.5 37.7 5.2 0 Biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi 10.4 66.2 22.1 1.3 0 Biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung 0 31.2 59.7 7.8 1.3 Chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình trong khi chơi cùng nhau 5.2 51.9 40.3 2.6 0 Kết quả nghiên cứu từ bảng 2 cho thấy: biểu hiện biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi được giáo viên đánh giá hàng đầu. Ở biểu hiện này, kết quả điều tra cho thấy tính hợp tác được trẻ nhận thức và thực hiện rõ ràng nhất, nhóm chơi bắt đầu có sự ảnh hưởng quan trọng với trẻ. Kết quả quan sát cho thấy trong quá trình chơi, các vai chơi được trẻ thực hiện tốt, kể cả các vai phụ. Khi được hỏi: “tại sao con lại đóng vai này mà không đóng vai chính? Thì câu trả lời chúng tôi nhận được là: mỗi bạn sẽ đóng một vai, bạn phân cho con đóng vai này, con thấy vai này c ng hay mà . Biểu hiện biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ d ng, đồ chơi c ng bạn cũng được giáo viên đánh giá ở mức cao. Cụ thể có đến 70.1% giáo viên đánh giá biểu hiện này từ cao đến rất cao. Khi quan sát hoạt động của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi đã ghi nhận được điều này thông qua một số biểu hiện như: trao đổi với nhau cách trang trí bàn tiệc sao cho đẹp, chỉ cho bạn cách làm nhanh hơn, chuẩn bị đồ dùng cho bạn, nói với bạn những điều mà mình biết... và rất vui vẻ khi được bạn khác hướng dẫn mình. Ở biểu hiện này chúng tôi cũng có cái nhìn tương đối giống với đánh giá của giáo viên. Nhìn chung, các biểu 62 hiện về kĩ năng hợp tác trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi được bộc lộ một cách khá đầy đủ. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ các biểu hiện này cần được nâng cao nâng hơn nữa nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ; đặc biệt là biểu hiện biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung nhằm góp phần phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ tại các trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2.2.3.2. Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi trong tr chơi ĐVTCĐ Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: M c độ thư ng xuyên sử d ng các biện pháp phát triển k n ng hợp tác của giáo vi n m m non khi tổ ch c tr ch i ĐVTCĐ cho tr MG - tuổi Các biện pháp Tỉ lệ (%) Thứ hạng Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa giáo viên với trẻ và các trẻ với nhau 36.4 5 Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi trò chơi ĐVTCĐ 44.2 2 Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng hợp tác 33.8 6 Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau 41.6 4 Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú 59.7 1 Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột 42.9 3 Xem xét tần suất sử dụng các biện pháp của giáo viên MN khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ, dựa trên số liệu bảng 3, chúng tôi nhận thấy rằng: các biện pháp Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú (tần số sử dụng đạt 59,7%); Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi trò chơi ĐVTCĐ (44,2%); Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột (42,9%) được GVMN sử dụng thường xuyên hơn cả. Theo đánh giá của GV thì đây là những biện pháp quen thuộc, phù hợp, thuận tiện và dễ sử dụng nhất. Khi được phỏng vấn: Tại sao chị không thay đổi cách sử dụng các biện pháp chơi tích cực? Chúng tôi nhận được phần lớn câu trả lời là: những biện pháp đó giáo viên đã sử dụng quen, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ; nếu phải thay đổi các biện pháp tổ chức chơi một cách thường xuyên, giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn: tốn rất nhiều thời gian, công sức tìm tòi tài liệu; nếu không nghiên cứu thì không thể làm tốt. Nhìn trên bình diện chung, có duy nhất một biện pháp để sử dụng trên một phần hai mẫu nghiên cứu. Các biện pháp còn lại dao động từ 33.8% đến 44.2% ứng với hơn một phần ba mẫu gần đến một phần hai mẫu nghiên cứu sử dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc thực trạng sử dụng biện pháp để phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là: giáo viên MN thường lựa chọn và sử dụng những biện pháp nhằm truyền đạt nội dung kiến thức cho trẻ hơn là những biện pháp liên quan đến phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ. Trong thực tế, khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ, nếu trẻ gặp khó khăn, giáo viên thường làm thay trẻ hoặc tỏ thái độ không hài lòng mà không chú ý đến việc gợi ý, tạo cơ hội để trẻ nói lên ý kiến, cho trẻ thời gian được cùng bạn thực hiện nhiệm vụ 63 chung. Số liệu thống kê này giúp chúng tôi có thêm định hướng để lựa chọn những biện pháp phù hợp khi thực hiện việc phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ. Tóm lại, có thể nói hiện nay nhìn chung giáo viên MN trực tiếp giảng dạy trẻ đều chưa nhận thức đầy đủ và rõ ràng về kĩ năng hợp tác cũng như vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác của trẻ. Đặc biệt các biện pháp mà giáo viên sử dụng chưa thật sự phù hợp và tạo cho trẻ cơ hội hợp tác cùng nhau trong khi tham gia vui chơi nói chung và trò chơi ĐVTCĐ nói riêng. Số liệu nghiên cứu cho thấy hiệu quả việc sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo ở mức trung bình. Nếu không được tác động bởi yếu tố giáo dục một cách khoa học thì kĩ năng hợp tác của trẻ sẽ không được nâng cao. Vì vậy, chúng tôi cho rằng thực trạng trên là cơ sở khẳng định sự cần thiết phải đề ra các biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trong trò chơi ĐVTCĐ. 3. M T S ĐỀ NGH Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số đề nghị sau: - Xây dựng các dự án phát triển giáo dục mầm non; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, tổ chức tập huấn cho giáo viên MN về mặt lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi ĐVTCĐ nói riêng, nhằm từng bước khắc phục những tồn tại hiện có ở các trường mầm non hiện nay. - Trong giáo dục MN, cần nhấn mạnh việc phát triển kĩ năng sống mà cụ thể là kĩ năng hợp tác chứ không chỉ là dạy trẻ chơi, dạy trẻ kiến thức. - Cần tạo mọi điều kiện để giúp trẻ phát triển kĩ năng hợp tác trong trò chơi ĐVTCĐ đúng mức và kịp thời để trẻ được làm chủ cuộc chơi và cảm nhận được niềm vui sướng khi tham gia trò chơi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang (1997), Giáo dục học MN, Tập 3, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo UNICE Hà Nội, Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 8/2009. 3. Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1981), Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi ( ẫu giáo) Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2012), Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên) (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5-6 tuổi), Nxb Giáo dục. 6. Phạm Thị Thu Hương (1998), Một số biện pháp hình thành tính hợp tác qua tr chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo từ 3-4 tuổi, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Mầm non. 7. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kĩ năng sống, Nxb Giáo dục. 8. Lê Minh Thuận (1989), Tr chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách trẻ Mẫu giáo, Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Xuân Thức (1997), Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, Luận án Phó Tiến sĩ khoa sư phạm Tâm lí, ĐHSP Hà Nội. * Nhận bài ngày: 17/10/2013. Biên tập xong: 16/2/2014. Duyệt đăng: 24/2/2014.
Tài liệu liên quan