Tóm TắT
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là một bộ phận hợp thành hệ thống tư tưởng kinh tế của Hồ
Chí Minh. Nó là cơ sở lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng cho Đảng và Nhà nước ta trong công
cuộc xây dựng đất nước và phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khuôn khổ
của bài viết này chỉ xin đề cập tới một số vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong các bài
viết, bài nói chuyện thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với vấn đề nông nghiệp,
nông thôn nước ta.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHCN 1 (30) - 2014 14
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Lưu Thế Vinh
Trường Đại học Hùng Vương
Tóm TắT
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là một bộ phận hợp thành hệ thống tư tưởng kinh tế của Hồ
Chí Minh. Nó là cơ sở lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng cho Đảng và Nhà nước ta trong công
cuộc xây dựng đất nước và phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khuôn khổ
của bài viết này chỉ xin đề cập tới một số vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong các bài
viết, bài nói chuyện thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với vấn đề nông nghiệp,
nông thôn nước ta.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp.
1. mỞ ĐẦU
Ngày 24-4-1956, trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) của BCHTƯ Đảng Lao động
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải luôn luôn nhớ rằng: điều quan trọng bậc nhất trong
kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân...”1. Đó là mục
đích phát triển kinh tế, là nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ, đồng thời là thước đo tính đúng đắn, ý
nghĩa cách mạng của đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Người nhấn mạnh: “Chính sách của
Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính
phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân
đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”2. “Độc lập rồi mà
dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ...”3.
Có thể thấy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn giữ một vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống, thu nhập của
người dân. Người luôn lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dân làm trung tâm chi phối mọi
hoạt động kinh tế của Đảng và Chính phủ.
1. Về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội. Phát
triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Trong “Thư gửi điền
chủ nông gia Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền
kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong
vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông
nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”4.
1. Hồ Chí Minh-Toàn tập-NXB CTQG-H-1996-T 8 - tr 157.
2. Hồ Chí Minh:Về kinh tế và quản lý kinh tế-NXB Thông tin lý luận-H- 1990- tr 31- 32.
3. Hồ Chí Minh Toàn tập-NXB CTQG-H-1995- T 4 - tr 152-215-86.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1995-1996, tr 215
KHCN 1 (30) - 2014 15
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
“Muốn nâng cao đời sống nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề
mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương
thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ
quan trọng.”5
“Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu
quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển
nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phát triển nông
nghiệp để tạo điều kiện cho công nghiệp hóa nước nhà”6.
Với tư tưởng coi trọng nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta, Người đã thể hiện phẩm chất một
nhà lãnh đạo am hiểu sâu sắc thực tiễn của đất nước mình. “Lấy nông nghiệp làm chính” và “phải
bắt đầu từ nông nghiệp” từ đây dần trở thành quy luật trong xác định nhiệm vụ kinh tế - xã hội của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đối với những nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta.
2. Về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế
Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, Bác Hồ luôn coi công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành
kinh tế quan trọng nhất. Theo Người, công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế, giúp
đỡ lẫn nhau và cùng phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và chóng đi
đến mục đích. “Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung
cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè...) cho nhà máy. Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung
cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết cho nông dân... Công nghiệp phát triển thì
nông nghiệp mới phát triển”7.
“Nước ta là một nước nông nghiệp... Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung,
phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì
không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công
nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra”8.
Theo Bác, thương nghiệp là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, thương nghiệp là cái
khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. “Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông
dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương
nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được công
nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ
bị rời rạc”9.
Trong tư tưởng của mình, Bác luôn coi nông nghiệp là lĩnh vực chủ yếu, là cơ sở, là nền tảng
của kinh tế, nhưng chưa bao giờ Người tuyệt đối hóa vai trò của nó. Người cho rằng, “phải lấy
nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài
chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế... các ngành này phải lấy phục vụ
5. Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 của BCH TƯ Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ngày 16/4/1962; t.10,tr.543-545.
6. Bài viết Ba mươi năm hoạt động của Đảng, ngày 6/1/1960; t10, tr13-15.
7. Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 của BCH TƯ Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ngày 16/4/1962; t.10, tr.543-545.
8. Bài nói tại ĐHCĐ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6, ngày 19/7/1960; t7, tr221-222.
9. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1995-1996, tr 174.
KHCN 1 (30) - 2014 16
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
nông nghiệp làm trung tâm”10. Điều này cho thấy trong mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục
tiêu phát triển của công nghiệp và các ngành kinh tế khác phải lấy nông nghiệp, nông thôn làm đối
tượng phục vụ, phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với nông nghiệp và nông thôn, nhưng đồng
thời cũng phải biết chú trọng đến phát triển toàn diện các lĩnh vực khác.
3. Về phát triển hợp tác hóa và xã hội hóa nông nghiệp
Theo Người, hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, là điều kiện cần thiết để xã hội hóa nông nghiệp, nông thôn. Bởi hợp tác xã nông nghiệp,
nông thôn là chiếc cầu nối đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân
từ chỗ làm ăn phân tán, manh mún lên chỗ làm ăn tập thể. “Muốn làm hòn núi cao, phải vào tổ đổi
công và hợp tác xã, vì nhiều người họp lại thì làm được nhiều, được tốt”11.
Người cho rằng “Muốn xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã tốt phải đoàn kết, phải làm cho mọi
người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân chủ và phải tính toán cho công bằng, hợp lý”12. “Đồng
bào phải coi hợp tác xã, tổ đổi công như cái nhà của mình; phải chăm nom, săn sóc làm cho nó
vững chắc”. Xem “hợp tác xã, tổ đổi công chẳng những có lợi ngay cho mình mà còn lợi về sau
cho con cháu mình”13.
Về bản chất hợp tác xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Hạt nhân, trung tâm của hợp tác xã là xã
viên; xã viên hợp tác với nhau để có lợi ích thiết thực và vẫn duy trì tính độc lập của mình; xã viên là
chủ đích thực của hợp tác xã, là mục tiêu mà hợp tác xã phải phục vụ; hợp tác xã là phương tiện để
phục vụ xã viên, phải đảm bảo đem lại lợi ích cho xã viên - thực là “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”.
“Để phát triển hợp tác xã phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc: Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý
dân chủ, từ thấp lên cao và có sự giúp đỡ của Nhà nước. Phải là tổ đổi công thực sự chứ không phải
tổ đổi công trên giấy, tổ đổi công theo đường lối dân chủ, tự nguyện, tự giác, thực sự có ích cho
mọi người trong tổ, thực sự tiến bộ”14. Hợp tác xã phải tôn trọng nguyên tắc tự giác, tự nguyện và
tính hiệu quả; tránh việc cạnh tranh không cần thiết giữa các hợp tác xã trên cùng địa bàn và chú
trọng sự liên kết giữa các hợp tác xã.
Là nhà tổ chức thiên tài của cách mạng Việt Nam, Bác rất chú ý cách thức tổ chức hợp tác xã,
đặc biệt là sự hợp tác, liên kết của các hợp tác xã. Bác chỉ rõ: Không phải làng nào cũng phải lập
mỗi làng mỗi hợp tác xã. Cũng không phải mỗi làng phải lập cả mấy hợp tác xã. Cũng không phải
có hợp tác xã này thì không lập được hợp tác xã kia.
Phong trào hợp tác hóa phải đi từ thấp đến cao mới phát triển thuận lợi. “Đưa nông dân làm ăn
riêng lẻ đi từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa) tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội
chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa)”15. Việc xây dựng hợp tác xã cần chú
trọng đến chất lượng, không nên chạy theo số lượng. Xây dựng hợp tác xã nào cần làm cho tốt hợp
tác xã đó.
10. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1995-1996, tr 352.
11 Nói chuyện với nông dân HTX nông nghiệp Cầu Thành, Đại Từ Thái Nguyên, ngày 2/3/1958; t9, tr133-134
12 Nói chuyện với nông dân HTX nông nghiệp Cầu Thành, Đại Từ Thái Nguyên, ngày 2/3/1958; t9, tr133-134
13 Nói chuyện với nông dân HTX nông nghiệp Cầu Thành, Đại Từ Thái Nguyên, ngày 2/3/1958; t9, tr133-134
14 Nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An, ngày 14/6/1957; t8,tr410-412.
15 Bài viết Ba mươi năm hoạt động của Đảng, ngày 6/1/1960;t10, tr13-15.
KHCN 1 (30) - 2014 17
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Để củng cố và phát triển hợp tác xã, điều rất quan trọng là: cán bộ phải chí công vô tư; lãnh đạo
phải dân chủ, quản lý phải chặt chẽ và toàn diện; Phân phối phải công bằng; Phải chú ý ba điều:
Giữ đúng nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, phải có cán bộ để giúp hợp tác xã về các mặt tổ
chức quản lý, phải coi trọng chất lượng, làm đến đâu phải chắc chắn đến đấy, rồi phát triển dần ra;
Khẩn trương nhưng hết sức thận trọng.
“Cần phải nêu cao tính chất hơn hẳn của hợp tác xã bằng những kết quả thiết thực là làm cho
thu nhập của xã viên được tăng thêm, làm cho xã viên sau khi vào hợp tác xã thu hoạch nhiều hơn
hẳn khi còn ở ngoài. Như thế thì xã viên sẽ phấn khởi, sẽ gắn bó chặt chẽ với hợp tác xã của mình.
Đó là phương pháp tuyên truyền thuyết phục tốt nhất để khuyến khích nông dân vào hợp tác xã”16.
Nhưng hiện nay có hợp tác xã lại thu nhập không bằng nông dân riêng lẻ, có một số những hợp tác
xã cấp cao thu hoạch kém thua hợp tác xã cấp thấp. Vì cán bộ lãnh đạo chỉ biết phát triển con số
mà không lo củng cố, không lo làm cho hợp tác xã thật vững mạnh. Vì nóng vội không đi từ thấp
đến cao để rút kinh nghiệm mà lại muốn tổ chức ngay hợp tác xã cấp cao. Phải nhớ rằng hợp tác xã
cấp cao có nghĩa là thu nhập phải cao.
4. Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Người nhấn mạnh: “Muốn no thì phải sản xuất nhiều gạo. Muốn ấm thì phải sản xuất nhiều vải.
Muốn có gạo, có vải thì nông nghiệp không thể mãi như ngày nay mà phải có máy móc... phải có
nhiều máy và máy tốt”17. “Muốn như vậy, thì công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp nhiều máy
làm thủy lợi, máy cày, máy bừa...”18
Trong bài “Con đường phía trước” đăng trên Báo Nhân dân số 2143 ngày 20/1/1960, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta...
Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi:
dùng máy móc cả trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức
người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường...”.
Tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 ngày 19/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh một
lần nữa xác định tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước:
“Nước ta là một nước nông nghiệp... muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung
phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển
công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng
hóa của công nghiệp làm ra”.
Đó là con đường tất yếu chúng ta phải đi để xây dựng đất nước giàu mạnh. Vận dụng sáng tạo
những điều Bác dạy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước thực hiện thành công sự nghiệp
vĩ đại này.
5. Về điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp
Người luôn coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu của việc canh nông. Muốn nhân dân ăn no phải
đẩy nhanh nông nghiệp. Muốn phát triển tốt nông nghiệp thì phải làm tốt thủy lợi. Bởi khí hậu
16 Bài nói tại Hội nghị sản xuất Đông Xuân tỉnh Ninh Bình, ngày 16/10/1959; t9, tr530.
17 Bài nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng, ngày 16/3/1961; t10, tr298.
18. Bài nói tại Hội nghị Bộ Công nghiệp nặng, ngày 31/12/1964; t11, tr352.
KHCN 1 (30) - 2014 18
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
nước ta không kém phần khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều hay gây hạn hán, lũ lụt. Làm tốt công
tác thủy lợi sẽ điều hòa được nước tưới tiêu, góp phần khắc phục thiên tai. Phòng lụt chống lụt
như là một chiến dịch lớn trên một mặt trận dài, trong một thời gian khá lâu. Toàn thể đồng bào
và cán bộ phải có quyết tâm, vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ đắp đê, giữ đê, phòng lụt,
chống lụt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, mở rộng hệ thống giao thông nông thôn, xem đây là
công việc của mọi cấp, mọi ngành. “Đắp đường lớn là do Trung ương phụ trách, Bộ Giao thông
chịu trách nhiệm. Nhưng địa phương có thể làm những đường nhỏ. Làng này qua làng khác thì xã tự
động làm, nhiều xã đã làm tốt. Nên cho đồng bào thấy rõ lợi ích của việc làm thêm đường xá”. Có
thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người đầu tiên đề ra phương châm: “Nhà nước
và nhân dân cùng làm” cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
6. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về nông nghiệp
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, Đảng ta đã vận dụng sáng
tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu. Ngay từ Đại hội III (9/1960), Đảng ta đã quyết
tâm: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại kết hợp với nông nghiệp, lấy
công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra
sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc
hậu thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại”.
Nghị quyết số 6-NQ-TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông
nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: “Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển
nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội... đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời
sống nông dân, Đại hội X của Đảng (4/2006) nêu rõ: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hướng tới xây dựng một nền nông
nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng
cạnh tranh cao”.
Và mới đây nhất, Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 5/8/2008 về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nông nghiệp, nông
thôn theo hướng hiện đại. “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng”.
2. KẾT LUẬN
Nhờ vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp, sau hơn 20 năm đổi mới,
Đảng ta đã từng bước hoàn thiện đường lối phát triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những thay đổi
khá toàn diện: Kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, diện mạo nông