Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu về mô hình Trung tâm tri thức của một
số đại học quốc tế, qua đó phân tích các yếu tố cấu thành Trung
tâm tri thức từ không gian vật lý, không gian số, nguồn nhân lực,
hạ tầng công nghệ, tài nguyên thông tin đến các dịch vụ thông
tin - thư viện và đưa ra đề xuất mô hình Trung tâm tri thức – Thư
viện cho các thư viện đại học Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu và đề xuất mô hình Trung tâm tri thức - Thư viện cho các thư viện đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC
- THƯ VIỆN CHO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Lê Bá Lâm1* - Đào Thị Phương Thảo**
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu về mô hình Trung tâm tri thức của một
số đại học quốc tế, qua đó phân tích các yếu tố cấu thành Trung
tâm tri thức từ không gian vật lý, không gian số, nguồn nhân lực,
hạ tầng công nghệ, tài nguyên thông tin đến các dịch vụ thông
tin - thư viện và đưa ra đề xuất mô hình Trung tâm tri thức – Thư
viện cho các thư viện đại học Việt Nam.
Từ khóa: Thư viện đại học; Trung tâm tri thức; Trung tâm tri thức
– thư viện.
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, trung tâm tri thức (TTTT) ngày càng trở thành xu
thế phát triển tất yếu của các cơ quan thông tin - thư viện, đặc biệt là
các thư viện có quy mô lớn. Đóng vai trò là nền tảng dịch vụ tri thức,
không chỉ thúc đẩy việc học tập, trau dồi và sáng tạo tri thức mà các
TTTT còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi lực lượng lao động và dịch vụ,
cải thiện hiệu quả hoạt động chung của tổ chức.
Qua nghiên cứu và đánh giá, có thể nhận xét rằng TTTT là mô hình
phát triển bậc cao, là sự phát triển tiếp nối của các thư viện hiện đại (ở đây
chủ yếu nói đến thư viện trường đại học và thư viện viện nghiên cứu).
TTTT là cơ quan của thông tin, tri thức và các dịch vụ thư viện.
Tại đây nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng là các nhân viên công
* Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
66
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
nghệ vận hành, cập nhật hệ thống phần cứng, phần mềm, các chuyên
gia trong nhiều lĩnh vực khoa học và đội ngũ cán bộ dịch vụ thư viện
trình độ cao; có không gian vật lý và hạ tầng công nghệ hiện đại; có
nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, chất lượng và phong phú cùng
hệ thống các dịch vụ thông tin thư viện hiện đại như kiến thức và năng
lực thông tin, định hướng sử dụng thông tin, tổ chức hội nghị, hội thảo
khoa học, hỗ trợ xuất bản hay hướng dẫn viết, hoàn thành công trình
khoa học,... Không chỉ có thế, TTTT còn là nơi hỗ trợ học tập, nghiên
cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát sinh ý tưởng mới; đồng thời
là nơi kết nối, giao lưu, hợp tác, chia sẻ học thuật và truyền cảm hứng.
TTTT còn đóng vai trò là nơi đưa con người tiếp cận thế giới thông tin
mở hiện nay. Sự phát triển của TTTT thể hiện trình độ khoa học và
công nghệ của cơ quan, quốc gia sở hữu nó đó.
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC
Một số định nghĩa
“ Trung tâm tri thức là tập hợp của các tổ chức thông tin chuyên
sâu (bao gồm tổ chức công, tư nhân và nước ngoài) có nhiệm vụ tạo
lập, lưu trữ, chuyển giao, ứng dụng và chuyển đổi tri thức thông qua
quá trình giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu chung là thúc
đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.” [1]
“Knowledge Hub (KHub) là nền tảng dịch vụ công cộng tác lớn
nhất nước Anh. Đây là nơi những người làm việc trong lĩnh vực dịch
vụ công có thể cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và ý tưởng
của mình nhằm tìm ra các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo
ra kết nối với các chuyên gia trong ngành trong một môi trường học
thuật an toàn.” [2]
“Theo nghĩa rộng, trung tâm tri thức (Knowledge Hub) hoạt động
như một thư viện ảo dành cho các học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên và
các đơn vị đào tạo, đáp ứng nhu cầu tham khảo các nguồn tài nguyên
trực tuyến như tạp chí và sách điện tử, thông cáo, báo cáo nghiên cứu,
video, kỷ yếu hội thảo, các văn bản mẫu trên một nền tảng độc lập
Các đơn vị được cấp quyền truy cập thông qua dải IP hoặc tài khoản
67
TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN CHO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
người dùng dựa trên các lĩnh vực nghiên cứu hoặc chủ đề học thuật
họ lựa chọn.” [3]
Các yếu tố của Trung tâm tri thức
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) là một đại học thuộc Đông
Nam Á nhưng thường xuyên có mặt trong TOP 20 của bảng xếp hạng
QS World University Rankings. Năm 2020-2021, NUS xếp thứ 11 sau
Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Trường Đại học Stanford,
Trường Đại học Harvard,... [4]
Hệ thống thư viện của NUS (NUS-Libraries) là một trong những
hệ thống thư viện học thuật toàn cầu, là một TTTT thực sự hiện nay
trên thế giới.
Hình 1. Mô hình đơn giản TTTT của NUS-Libraries
Với mô hình trên đây, NUS-Libraries vẫn lấy người dùng tin/bạn
đọc làm trung tâm. Phục vụ “trung tâm” là không gian vật lý, các bộ
sưu tập vật lý, không gian ảo/số và các bộ sưu tập ảo/số.
Không gian vật lý
Trong thời đại 4.0, cùng với sự phát triển của công nghệ truyền
thông và Internet vạn vật (IoT), người dùng tin có thể truy cập các
sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện mọi lúc, mọi nơi mà không
cần đến trực tiếp thư viện. Một mặt, điều này giúp thư viện tiếp cận
được ngày càng nhiều người dùng tin mọi nơi và khẳng định sức lan
tỏa thương hiệu của mình. Mặt khác, điều này cũng vô hình chung trở
thành nguyên nhân chính khiến cho lượng người dùng tin sử dụng
thư viện tại chỗ, trực tiếp (offline) ngày càng giảm.
68
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Trước thực tế đó, vấn đề phát triển không gian vật lý của các thư
viện ra sao để thu hút người dùng tin đến sử dụng, để thư viện trở
thành nơi kết nối, giao lưu, hợp tác, chia sẻ học thuật, truyền cảm hứng;
là nơi người dùng tin có thể khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát sinh ý
tưởng mới thực sự là một thách thức không nhỏ. Đẹp, tiện ích, đầy đủ
các không gian chức năng như phòng chiếu phim, hội nghị, học nhóm,
sự kiện, thậm chí bố trí cả những tiện ích riêng tư dành cho cá nhân
như góc nghiên cứu cá nhân, khu vực sạc điện thoại và các thiết bị di
động cầm tay có lẽ là những yêu cầu cần có của các TTTT.
Hình 2. Không gian học tập, nghiên cứu tại Thư viện NTU Singapore
Hình 3. Thông báo số chỗ ngồi còn lại theo thời gian thực tại NTU-Libary
69
TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN CHO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Theo minh họa tại hình 2,3 có thể thấy rằng thư viện Trường Đại
học Công nghệ Nanyang (NTU-Singapore) thực sự là hình mẫu TTTT
lý tưởng dành cho sinh viên, học viên và các nhà nghiên cứu. Tại đây,
các khu vực dịch vụ được thiết lập, bố trí hiện đại, đẹp mắt, sáng tạo mà
không kém phần khoa học, thuận tiện. Sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa
những tiện ích phục vụ cho cá nhân và hội họp tập thể, giữa không gian
nghiên cứu học thuật và không gian giải trí, giữa chức năng thư viện
truyền thống và những tính năng thư viện số hiện đại mang lại một
không gian học tập – nghiên cứu – sáng tạo tuyệt vời, nơi thông tin được
khai thác, sáng tạo và tái tạo thành những tri thức mới, nơi con người
vừa đạt được thành quả lao động trí óc, vừa được thư giãn tinh thần.
Tài nguyên thông tin
Tài nguyên thông tin là yếu tố không thể thiếu đối với các TTTT.
Khi sự cạnh tranh đến từ Internet ngày càng trở nên áp lực thì việc sở
hữu càng nhiều tài nguyên thông tin chất lượng càng trở thành yêu
cầu tiên quyết để TTTT thu hút người dùng.
Nguồn tài nguyên thông tin trong TTTT cần đảm bảo các yêu cầu
sau: lớn về số lượng; đa dạng, phong phú về loại hình; chất lượng và
giá trị học thuật cao; được bổ sung thường xuyên và đầy đủ, bao gồm
các bộ sưu tập tài liệu in ấn truyền thống, tài liệu nghe nhìn và tài liệu
số như sách điện tử, tạp chí điện tử, các cơ sở dữ liệu, phát minh sáng
chế tùy theo chức năng, nhiệm vụ của TTTT.
Bên cạnh yêu cầu duy trì nguồn tài liệu in truyền thống thì với ưu
thế cập nhật nhanh, truy cập nhanh, mọi lúc, mọi nơi nên những năm
gần đây, các đơn vị giáo dục đều có xu hướng ưu tiên mua tài liệu điện
tử để nâng cao hiệu suất triển khai dịch vụ thông tin.
Bảng 1. Thống kê tài nguyên thông tin một số thư viện đại học lớn châu Á
STT SINH VIÊN VÀ TÀI LIỆU
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
NUS
Singapore
Thammasat
Thái Lan
Thanh Hoa
Trung Quốc
Seoul
Hàn Quốc
1 Sinh viên 38.600 33.500 45.200 28.500
2 Sách in 2.961.000 1.220.408 5.000.000 4.563.624
70
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
STT SINH VIÊN VÀ TÀI LIỆU
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
NUS
Singapore
Thammasat
Thái Lan
Thanh Hoa
Trung Quốc
Seoul
Hàn Quốc
3 Tạp chí in 4.236 1.800 3.600 4.360
4 Cơ sở dữ liệu 327 106 586 216
5 Tạp chí điện tử 58.035 106.542 89.000 159.904
6 Sách điện tử 748.119 512.000 8.000.000 694.246
(Nguồn: https://libportal.nus.edu.sg/frontend/ms/central-library/resources
https://library.tu.ac.th/resources
https://library.snu.ac.kr/statisticscol?language=en)
Bảng 1 cho thấy nguồn tài nguyên thông tin của một số thư viện đại
học lớn châu Á. Không chỉ có số lượng sách in và tạp chí in lớn, mà người
dùng tin của các trường đại học được nêu trong bảng cũng được quyền
sử dụng một kho tài nguyên số khổng lồ với hàng trăm cơ sở dữ liệu, sách
và tạp chí điện tử. Được tiếp cận với kho tri thức đồ sộ như thế nên chẳng
phải ngẫu nhiên mà các trường đại học lớn lại có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học đến thế! Trong công tác nghiên cứu, khi sự thay đổi công
nghệ và cập nhật thông tin được tính bằng phút, thì người nào làm chủ
được càng nhiều tài nguyên thông tin, người đó sẽ càng có thêm nhiều cơ
hội để trau dồi tri thức, mở rộng tư duy, kiến tạo nên tri thức mới.
Hạ tầng công nghệ
Hiện nay Internet phát triển, các phần mềm thương mại và mã
nguồn mở cũng đa dạng và phong phú nên các thư viện và TTTT
ngày càng có nhiều lựa chọn đa dạng về hạ tầng công nghệ. Theo xu
hướng tinh giản hiện đại, thư viện và các TTTT có thể sử dụng tổ hợp
nhiều phần mềm/công cụ ngay trong một hệ thống để quản lý tài liệu,
quản lý người dùng, cũng như quản lý các ứng dụng khai thác, khám
phá thông tin. Bên cạnh các phần mềm thương mại và phần mềm mã
nguồn mở trong nước và quốc tế, có cả những phần mềm tích hợp
đồng thời hệ thống quản lý tài liệu in và tài liệu số,... Từ đó, các đơn vị
có thể lựa chọn giải pháp sử dụng dịch vụ đám mây (cloud) hoặc cài
đặt tại đơn vị (local).
71
TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN CHO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Bảng dưới đây liệt kê một số giải pháp hạ tầng công nghệ phần
mềm mà các thư viện, TTTT thường sử dụng:
Bảng 2. Các giải pháp công nghệ, phần mềm, ứng dụng thường dùng
Hạng mục Thương mại Nguồn mở
Tìm kiếm tập trung
(Discovery)
Encore, EDS, Primo,
Summon, WorldCat
Discovery,
Vufind
Quản lý thư viện
Sierra, Virtua, Alma,
Aleph, Voyager, Libol, Ilib,
Kipos, Verbrary,
Koha
Quản lý tài liệu số nội sinh
Dspace, Eprint,
Greenstone
Quản lý và bảo quản tài
liệu số
ContentDM, Rosetta,
ContentPro, Nainuwa
Quản lý và chia sẻ dữ liệu
nghiên cứu
Dataverse
Quản lý truy cập CSDL
điện tử
Ezproxy, RemoteXs,
OpenAthens
Quản lý và phát triển dịch
vụ thông tin – thư viện
Springshare
Quản lý cơ sở dữ liệu người
dùng thư viện
LDAP
Đăng nhập 1 lần (SSO)
Okta, Lastpass,
OneLogin, CAS
Hình 4: Ứng dụng tìm kiếm tập trung cùng lúc truy vấn tất cả tài nguyên
thông tin
Nguồn nhân lực
Để thích ứng với chức năng, nhiệm vụ của TTTT, nguồn nhân lực
làm việc tại đây cũng cần có đủ kỹ năng và năng lực cần thiết nhằm
72
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin, tri thức ngày càng đa dạng của
người dùng tin.
Mỗi cán bộ làm việc tại TTTT cần giữ vai trò là một chuyên gia
thông tin. Nhiệm vụ của họ không còn đơn giản trong việc lưu trữ và
cung cấp thông tin như thư viện truyền thống, mà dần chuyển sang
thực sự làm chủ nguồn tài nguyên thông tin. Cán bộ trong TTTT không
chỉ chủ động quản lý thông tin, mà còn đóng góp tích cực vào quá trình
sáng tạo ra những tri thức mới.
Với vai trò là tư vấn viên của các nhà nghiên cứu, mỗi cán bộ có thể
phụ trách một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học sát hợp với những chuyên
ngành đào tạo, nghiên cứu của đơn vị. Họ có các nhiệm vụ cụ thể như:
- Thường xuyên cập nhật thông tin vào các chủ đề, lĩnh vực được
giao phụ trách.
- Hỗ trợ giải đáp thông tin trực tuyến/ngoại tuyến cho người
dùng tin.
- Hỗ trợ người dùng tin tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin
hợp lý.
- Hướng dẫn, giảng dạy kiến thức, kỹ năng thông tin cho người
dùng tin.
- Hướng dẫn cách thức tổ chức, quản lý thông tin và dữ liệu khoa học.
- Tư vấn, định hướng thông tin cho người dùng tin.
- Hướng dẫn quy trình nghiên cứu, quy trình xuất bản.
- Tạo ORCID (Open Researcher and Contributor ID)
- Làm trung gian kết nối nhà nghiên cứu với những chuyên gia
hàng đầu trong ngành/lĩnh vực nghiên cứu.
73
TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN CHO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Hình 5. Các chuyên gia hỗ trợ học tập, nghiên cứu, xuất bản của MIT
(Nguồn: https://libraries.mit.edu/)
Dịch vụ thông tin - thư viện
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông, người dùng tin có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận những nội
dung số có sẵn trên Internet. Xu hướng này khiến cho các thư viện đại
học nhận thức được tính cấp thiết của việc điều chỉnh những dịch vụ
truyền thống vốn có, không chỉ tập trung vào việc thu thập và phân
bố nội dung, mà còn phải cung cấp các dịch vụ gia tăng nhằm duy trì
tính cạnh tranh.
Dịch vụ thông tin của TTTT là những dịch vụ thông tin – thư viện
được thiết lập nhằm phục vụ cho các nhà khoa học, hỗ trợ tối đa quá
trình nghiên cứu và xuất bản, bao gồm:
- Tổ chức và quản lý thông tin.
- Tư vấn thông tin.
74
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
- Cung cấp thông tin theo chuyên đề.
- Hỗ trợ tìm kiếm, khai thác và truy cập nguồn tài nguyên thông tin.
- Quản lý dữ liệu nghiên cứu, cụ thể là:
+ quản lý dữ liệu hiện hành;
+ tư vấn việc lập kế hoạch quản lý dữ liệu mới;
+ lựa chọn và bảo quản dữ liệu;
+ lập thư mục dữ liệu;
+ đề xuất các phương án truy xuất, sao lưu, phục hồi dữ liệu
- Cung cấp các dịch vụ tham khảo tài liệu cho người dùng ở xa
bằng hình thức trò chuyện trực tuyến hoặc qua thư điện tư.
- Hỗ trợ mượn liên thư viện.
- Hướng dẫn viết nghiên cứu.
- Cung cấp thông tin, hồ sơ pháp lý cần thiết về các vấn đề liên
quan đến việc viết – xuất bản: bản quyền, đạo văn, đạo đức trong
nghiên cứu khoa học.
- Trắc lượng thư mục và xuất bản.
KẾT LUẬN
Qua những nội dung tìm hiểu và phân tích ở trên, có thể thấy
rằng: để có thể “được coi” là trung tâm tri thức, thực sự là một thách
thức không hề nhỏ đối với các thư viện đại học Việt Nam.
Trước hết, với vai trò là không gian cho sáng tạo, là nơi giao lưu, gặp
gỡ, khởi nghiệp, tổ chức hội thảo, học nhóm, thì yếu tố thư viện vật lý
là tối cần thiết, đòi hỏi các thư viện đại học phải có thiết kế bắt mắt, tích
hợp nhiều tiện ích thân thiện, độc đáo nhằm thu hút người sử dụng.
Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại, nguồn lực thông
tin của thư viện phải lớn, đầy đủ và cập nhật, có thể hỗ trợ việc đọc trực
tiếp cũng như sao chụp, in ấn. Yếu tố này hiện nay vẫn còn là khó khăn
chung của nhiều thư viện đại học Việt Nam khi kinh phí đầu tư cho tài
liệu, nhất là tài liệu điện tử hàng năm thấp hoặc không có.
75
TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN CHO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Ngoài ra, để dễ dàng triển khai các dịch vụ thông tin thì các thư viện
cũng cần có các công cụ hỗ trợ tạo lập sản phẩm thông tin như ứng dụng
dịch vụ thư viện trực tuyến Springshare. Tuy nhiên, kinh phí dành cho
những loại hình ứng dụng thông tin – thư viện như thế là không hề nhỏ.
Cuối cùng, nhưng lại là yếu tố tiên quyết – là yếu tố con người. Để
đáp ứng những yêu cầu đặt ra khi vận hành trung tâm tri thức, các thư
viện đại học cần có lộ trình, kế hoạch rõ ràng nhằm bổ sung, đào tạo và
cập nhật tri thức cho đội ngũ cán bộ hiện có.
Hình 6: Đề xuất mô hình Trung tâm Tri thức - Thư viện cho các Thư viện đại học VN
(Nguồn: Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người [6])
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https://www.ukessays.com/essays/commerce/definition-of-knowledge-
hub-commerce-essay.php.
2 https://www.improvementservice.org.uk/products-and-services/
k n o w l e d g e - m a n a g e m e n t - a n d - c o l l a b o r a t i o n / k n o w l e d g e -
hub#:~:text=Knowledge%20Hub%20(KHub)%20is%20the,experts%20
in%20a%20secure%20environment.
3
4 https://www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-
rankings/2021.
5 https://www.lib.uts.edu.au/research.
6 Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu – Con người (2018), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.