Câygỗnhỏhay trung bình, đơn
tính cùng gốc (rất ít khi gặp khác gốc),
rụng lá vềmùa khô; thân thẳng, tròn,
cao 5-15m; cành non không có lông, lỗ
bì rõ; vỏngoài màu xám, thịt vỏmàu
hồng, có nhựa mủ trong. Lá mọc so le;
phiến lá nguyên hoặc chia 3-5 thuỳ, kẽ
giữa các thuỳcótuyến dạng cốc; đầu có
mũi nhọn ngắn; gốc hình tim, gần tròn
hoặc bằng; cuống lá dài 7-20cm, phía
đỉnh có 2 tuyến.
Cụm hoa chùm hoặc chuỳmọc ở
đầu cành, thường cụm hoa đực vàcái
riêng biệt; đôi khi cũng gặp một vài cụm
mang cảhoa đực vàcái.Hoa đực có
đài hợp, chia 2-3 thuỳ; cánh tràng 5,
màu trắng hay hồng nhạt, đĩa mật khá
rõ; nhị8-10(-14) xếp thành 2 vòng, chỉ
nhịdính ởphía dưới thành ống. Hoa cái
có đài và tràng tương tựnhư ởhoa đực;
bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn; vòi nhuỵ3, dính
nhau ởgốc và có lông.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về cây Trẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẨU
Vernicia montana Lour., 1790
Tên đồng nghĩa: Dryandra vernicia Corr., 1806; Aleurites cordata auct., non (Thunb.) Br.
ex Steud., 1841; Aleurites vernicia Hassk, 1842; Aleurites montana
(Lour.) E. H. Hemsl., 1906; Aleurites montana (Lour.) Wilson, 1913.
Tên khác: Trẩu nhăn, trẩu ba hạt, trẩu núi, trẩu ta, trẩu vietnam, trẩu bắc bộ, trẩu
cao, trẩu nghìn năm, dầu sơn, vong tong, co cao, mạy bo, mạy trẩu
(Tày).
Họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae
Tên thương phẩm: Wood-oil tree, abrasin-oil tree, mu tree
Hình thái
Trẩu - Vernicia montana Lour.
1- Cành mang là và cụm hoa; 2- Quả
Cây gỗ nhỏ hay trung bình, đơn
tính cùng gốc (rất ít khi gặp khác gốc),
rụng lá về mùa khô; thân thẳng, tròn,
cao 5-15m; cành non không có lông, lỗ
bì rõ; vỏ ngoài màu xám, thịt vỏ màu
hồng, có nhựa mủ trong. Lá mọc so le;
phiến lá nguyên hoặc chia 3-5 thuỳ, kẽ
giữa các thuỳ có tuyến dạng cốc; đầu có
mũi nhọn ngắn; gốc hình tim, gần tròn
hoặc bằng; cuống lá dài 7-20cm, phía
đỉnh có 2 tuyến.
Cụm hoa chùm hoặc chuỳ mọc ở
đầu cành, thường cụm hoa đực và cái
riêng biệt; đôi khi cũng gặp một vài cụm
mang cả hoa đực và cái. Hoa đực có
đài hợp, chia 2-3 thuỳ; cánh tràng 5,
màu trắng hay hồng nhạt, đĩa mật khá
rõ; nhị 8-10(-14) xếp thành 2 vòng, chỉ
nhị dính ở phía dưới thành ống. Hoa cái
có đài và tràng tương tự như ở hoa đực;
bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn; vòi nhuỵ 3, dính
nhau ở gốc và có lông.
Quả gần hình cầu, đường kính 3-5cm, có 3 gờ dọc nổi rõ, vỏ ngoài nhăn nheo với những
gờ có dạng mạng lưới; khi chín nứt thành 3 mảnh, mỗi mảnh chứa 1 hạt (rất ít khi có 4-5 mảnh
với 4-5 hạt). Hạt màu nâu xám, nhân chứa nhiều dầu.
Các thông tin khác về thực vật
Trầu (Vernicia) là một chi nhỏ, với 3 loài. Ở nước ta có 2 loài: trẩu (Vernicia montana) và
trẩu trơn (Vernicia fordii (Hemsl.) Airy Shaw). Loài thứ ba (Vernicia cordata (Thunb.) Airy Shaw
phân bố tại Nhật Bản.
Trẩu là loài rất đa dạng về hình thái, đặc biệt là hình dạng
thân, tán cây, phiến lá, cụm hoa, quả, hạt, tỷ lệ nhân cũng
như hàm lượng dầu trong hạt. Song những nghiên cứu về
vấn đề này ở nước ta đến nay vẫn còn ít được quan tâm.
Phân bố của trẩu ở Việt Nam
Tại Indonesia hiện đã xác định được 2 dạng (Form.) chủ
yếu:
- Dạng trẩu đông dương: Sinh trưởng nhanh, thân thẳng,
cao và thường phân cành tạo thành nhiều tầng (2-5 tầng).
Cây đơn tính cùng gốc, có cây cụm hoa đực chiếm phần lớn, có
cây cụm hoa cái lại chiếm ưu thế; đôi khi trên một cụm hoa có
cả hoa đực và hoa cái.
- Dạng trẩu trung quốc: Cây gỗ nhỏ hoặc bụi, thường sinh
trưởng chậm, hoa đơn tính khác gốc.
Phân bố
Việt Nam:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lao Cai, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Lâm Đồng, Tây Ninh.
Thế giới:
Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Myanmar. Hiện đã được đưa trồng ở nhiều nước nhiệt đới:
Indonesia, Madagascar và Malawi.
Đặc điểm sinh học
Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố tại các khu vực nằm trong vùng từ 100 (Tây Ninh,
Lâm Đồng - Việt Nam) đến 270 vĩ Bắc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam - Trung Quốc). Ở
nước ta, trẩu có thể sinh trưởng từ vùng thấp đến các vùng núi cao 1.000 (-1.200)m. Cây ưa
sáng và ẩm; có khả năng chịu hạn tốt. Có thể chịu được nhiệt độ tối cao tới 420C (thị xã Lai
Châu cũ) hoặc nhiệt độ tối thấp 00C, thậm chí tới -50C (Mộc Châu - Sơn La, đèo Lêa - Cao
Bằng). Trẩu mọc tự nhiên hoặc được trồng ở các khu vực có lượng mưa hàng năm từ
1.000mm đến 3.000mm. Cây ưa điều kiện địa hình bằng phẳng hoặc dốc nhẹ, khuất gió và có
độ ẩm không khí tương đối cao (>80%). Thường gặp trẩu trên đât ẩm, thoát nước tốt, với độ
chua và độ kiềm nhẹ; phong hoá trên phiến thạch, sa phiến thạch, đá vôi, đá bazan Cây sinh
trưởng tốt trên các nương rẫy cũ, các vùng đất phong hoá từ đá vôi. Ở Tuyên Quang gặp trẩu
tái sinh cùng với bồ đề (Styrax tonkinensis) sau nương rẫy tạo thành một loại hình thực bì khá
đặc biệt.
Trẩu sinh trưởng nhanh, ở điều kiện thích hợp cây 3 tuổi có cao 4-5m. Cây bắt đầu ra hoa,
kết quả ở giai đoạn sau 6-7 năm tuổi.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả chín tháng 9-10. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Tuổi thọ của
cây khoảng 35-50 năm hoặc lâu hơn, tuỳ thuộc điều kiện môi trường sống và chế độ canh tác.
Những nghiên cứu của các nhà thực vật Pháp trước đây (Borel, A.L, 1942; Bonelli, F.,
1942; Billaux, F. M et al, 1950) và những dẫn liệu đã thu được của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ hoa
cái hoặc hoa đực trên mỗi cá thể không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của cây giống mà
còn biến đổi dưới tác động của các yếu tố khác (tuổi cây, điều kiện dinh dưỡng của đất, chế độ
chăm bón, điều kiện sinh thái, tình trạng ra hoa và năng suất quả của năm trước cùng hàng loạt
các nguyên nhân khác).
Công dụng
Thành phần hoá học:
Nhân chiếm 50-70% trọng lượng hạt. Hàm lượng dầu trong nhân khá cao (46 – 65%).
Các chỉ số lý hoá chính của dầu: Tỷ trọng (ở 150C): 0,9208-0,9450; chỉ số chiết quang (ở
350C): 1,504-1,517; chỉ số iod: 149,5-170,58; chỉ số xà phòng: 193,38-196,73; chỉ số acid: 1,4.
Dầu chứa acid béo chủ yếu là α-eleostearic (70 – 80%). Đây là dạng acid béo chưa no với
3 nối đôi có khả năng oxy hoá mạnh, nên dầu mau khô.
Sau khi ép dầu, khô bã còn lại chứa tới 50% protein thô, 7,5% tro, 3% cellulose và một số
hợp chất khác (trong đó có saponin).
Công dụng:
Trong công nghiệp, dầu trẩu được dùng làm sơn cao cấp, (sơn ô tô, máy bay, tầu
thuyền), sơn cách điện, cách nhiệt, chất dẻo, cao su nhân tạo, xà phòng, da nhân tạo, vải
sơn, vải dầu, sơn mỹ thuật, mực in Khô dầu dùng làm phân bón hoặc làm thức ăn gia súc
sau khi đã khử các độc tố.
Vỏ quả có thể dùng làm than hoạt tính.
Gỗ màu trắng, mềm dễ bị mối mọt, nên có thể dùng làm bột giấy hoặc làm củi đun. Những
nghiên cứu gần đây của Đại học Lâm nghiệp cho biết, gỗ trẩu có thể xử lý để sản xuất đồ mộc
dạng ván ghép thanh.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Ghép mắt là phương pháp nhân giống có hiệu quả cao trong việc gây trồng trẩu trên diện
tích lớn. Đây là biện pháp nhân giống cho phép tạo ra những quần thể trẩu có năng suất, chất
lượng cao và đồng đều trong sản xuất hàng hoá.
Chọn và lấy mắt ghép, ngọn ghép: Cần chọn cây sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt, năng
suất quả và hạt cao, ở độ tuổi 10-15 năm và đã thích ứng với điều kiện sinh thái của địa
phương sẽ được gây trồng. Cần chọn cành khỏe, 1 năm tuổi, mắt đầy và rõ, ở phía ngoài hoặc
giữa tán. Cần ghép ngay sau khi cắt cành để lấy mắt ghép hoặc ngọn ghép. Nếu cần mang đi
xa phải bảo quản cành mang mắt ghép ở điều kiện thích hợp. Bảo quản tốt có thể giữ được
mắt ghép tới 10-15 ngày.
Chọn và bồi dưỡng gốc ghép: chọn hạt giống từ cây địa phương có tính thích ứng cao,
đem gieo trong bầu đất hoặc theo rạch ở vườn ươm, cũng có thể gieo thẳng theo hố. Hạt trẩu
chứa dầu béo nên mất sức nẩy mầm rất nhanh. Cần gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản ở
điều kiện nhiệt độ thấp trong một vài tháng (nếu cần). Hạt bắt đầu nẩy mầm 15-45 ngày sau khi
gieo.
Tiến hành ghép vào mùa xuân hoặc mùa thu khi cây con ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi. Đây là
thời điểm cây con có sức sống khoẻ, tỷ lệ sống của mắt ghép cao.
Dùng chồi ghép vào ngọn gốc ghép chẻ đôi chỉ là biện pháp hỗ trợ để tận dụng cành ghép.
Mùa xuân tiết trời ấm áp (nhiệt độ 18-270C), độ ẩm không khí cao (80-90%), có mưa phùn
rất thích hợp cho việc ghép mắt trẩu trực tiếp trên gốc ghép. Còn mùa thu chỉ thích hợp cho
việc ghép mắt trẩu ở điều kiện vườm ươm, trên cây con 6 tháng tuổi (gieo vào mùa xuân).
Sau khi ghép khoảng 7-10 ngày cần kiểm tra và ghép bổ sung nếu mắt ghép bị chết hoặc
chưa đạt yêu cầu. Mấy ngày tiếp theo (khoảng nửa tháng sau khi ghép) mở dây buộc cho mắt
nẩy chồi. Cần thường xuyên theo dõi, chặt bỏ những chồi nẩy ra trên gốc ghép. Đây là việc
quan trọng để mắt ghép không bị lấn át.
Gieo hạt: Là biện pháp đã được nhiều địa phương áp dụng từ lâu, song hiệu quả thường
không cao. Vì quần thể trẩu trồng từ hạt thường không đồng đều; đôi khi số cá thể “đực” (cây
có hoa đực chiếm ưu thế) chiếm tỷ lệ rất cao, nên năng suất quả, hạt thấp. Hạt giống cần chọn
từ những cây mẹ sinh trưởng khoẻ, không bị sâu bệnh, hoa cái chiếm ưu thế, quả nhiêu. Có
thể gieo hạt vào bầu đất, gieo theo rạch, trên luống ở vườn ươm hoặc gieo thẳng vào hố trên
diện tích sản xuất.
Trồng và chăm sóc:
Cây ghép sống rồi nên đem đi trồng ngay, không nên để lâu trong vườn ươm. Trường hợp
nhân giống bằng hạt, khi cây giống đạt 6-7 tháng tuổi có thể đưa trồng trên diện tích sản xuất.
Trẩu có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc có thể ăn sâu 4-5m, song phần lớn các rễ ngang thường
phân bố ở độ sâu 40-60cm. Do đó hố trồng cần đào rộng, sâu (40x40x40cm hoặc
50x50x50cm). Nên bón lót 1-2kg phân chuồng + 0,1-0,3kg supe phôtphát/hố trước khi trồng.
Tùy theo độ phì của đất có thể bố trí mật độ trồng dày (5x5m, 6x6m) hoặc thưa (8x8m). Một số
tác giả cho rằng, trồng xen kẽ giữa trẩu và sở là biện pháp có hiệu quả kinh tế cao. Trong
những năm đầu cần đảm bảo cho đất đủ ẩm và làm sạch cỏ quanh gốc trẩu. Nên trồng xen
sắn, ngô, lạc để tận dụng đất, chống xói mòn, đỡ công chăm sóc và tăng thu nhập.
Trẩu ít bị sâu bệnh hại. Đôi khi có thể gặp hiện tượng rụng quả non nhiều. Có thể muối
khoáng và độ ẩm trong đất cùng điều kiện khí hậu là những yếu tố chủ yếu gây ra hiện tượng
trên. Chế độ canh tác, biện pháp thâm canh thích hợp là điều kiện cần thiết đảm bảo cho trẩu
sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất hạt và dầu cao.
Có thể trồng trẩu thành rừng thuần loại hay hỗn giao, trồng ven đường giao thông, ven đồi
hoặc trồng làm cây che bóng cho chè, cà phê
Khai thác, chế biến và bảo quản
Khoảng tháng 9-10 quả chín rụng xuống gốc (để dễ thu quả, trước đó nên dọn sạch cỏ
quanh gốc). Giai đoạn trưởng thành (10-20 năm tuổi) mỗi cây có thể cho 20-30(-50)kg hạt khô.
Năng suất trung bình có thể đạt 2,5-4 tấn hạt/ha. Quả thu về cần tách hạt, phơi và bảo quản ở
điều kiện khô, mát, thông thoáng. Công việc chế biến hạt trẩu để lấy dầu khá đơn giản, bao
gồm các công đoạn: phơi sấy hạt, ổn định độ ẩm, loại bỏ tạp chất, tách nhân, nghiền, hấp, ép
hoặc chiết bằng dung môi (sau đó tách dung môi khỏi dầu).
Các thiết bị và công nghệ chế biến hạt có dầu hiện nay đã đạt đến trình độ cao và khá
hoàn hảo, không chỉ với dầu thực phẩm mà cả với dầu công nghiệp.
Giá trị kinh tế khoa học và bảo tồn
Trước Cách mạng Tháng Tám, khối lượng dầu trẩu đã xuất khẩu từ Việt Nam thường vào
khoảng 3.000-6.000 tấn/năm (tương đương 10.000-20.000 tấn hạt). Sau 1954, ở miền Bắc
nước ta đã hình thành những vùng trẩu khá tập trung tại các tỉnh Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc,
Trung Du và khu 4 cũ. Hạt và dầu trẩu là nguồn nguyên liệu, nguồn hàng xuất khẩu có giá trị ở
nước ta trong từng thời kỳ.
Đến tháng 6/1999, các huyện thị thuộc tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Lai Châu và Điện Biên)
đã trồng được khoảng 4.400 ha trẩu (riêng huyện Mường Lay đã trồng ngót 2.300 ha) và dự
kiến sẽ trồng tới trên 30.000 ha.
Trong những nam 80 của Thế kỷ trước, nhu cầu về dầu trẩu trên thị trường thế giới rất lớn,
mấy năm vừa qua có giảm do một số sản phẩm hoá dầu đã có thể thay thế được dầu trẩu.
Song với tính ưu việt của nó, nhiều sản phẩm vẫn cần tới dầu trẩu. Giá xuất khẩu dầu trẩu
trong một số năm gần đây thường trong khoảng 1.300-1.500 USD/tấn.
Để mặt hàng trẩu phát triển vững chắc, cần quy hoạch các vùng trồng tập trung, ứng dụng
các kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng dầu; đồng thời với công nghệ chế biến
dầu trẩu tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao và đa dạng.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Trần Cầu và cộng sự (2000). Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài “Điều tra hiện trạng, phân bố và khả năng
phát triển cây trẩu ở Lai Châu” 70 Tr. Hà Nội; 2. Lã Đình Mỡi, Dương Tấn Phước (1974). Một số kết quả nghiên cứu về
đặc tính sinh học và động thái của hàm lượng cùng chỉ số iod của dầu ở Trẩu cao (Vernicia montana Lour.) – Báo cáo
kết quả đề tài nghiên cứu về cây trẩu ở miền Bắc Việt Nam 50 tr. Hà Nội; 3. Phạm Văn Nguyên (1981). Những cây có
dầu béo ở Việt Nam – Tr. 104-116. Nxb Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội; 4. Viện Điều tra quy hoạch rừng – Bộ Lâm
nghiệp (1978). Cây gỗ rừng Việt Nam. Tập II. Tr. 182-183. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 5. Viện Hàn lâm khoa học Trung
Quốc (1961). Trung Quốc kinh tế Thực vật chí – Tập I. Tr. 827-828. Khoa học xuất bản xã (Tiếng Trung); 6. Airy Shaw,
H. K. (1967). Generic segregation in the affinity of Aleurites J. R. & G. Foraster. Kew Bulletin 26: 393-395; 7. Billaux, P.,
Castagnol, F. M., Chavaney, A. (1950). Etude des floraisons et fructification des Aleurites montana et fordii. Saigon; 8.
Borel, A. L., (1942). La culture de l’ abrasin – Hanoi; 9. Radunz, A., He P. & Schmid, G. H. (1998). Analysis of the seed
lipids of Aleurites montana. Zeitschrift fuer Natuaforschung 53: 305-310; 10. Webster, C. C., Wiehe, P. O. & Smee, C.
(1950). The cultivation of the tung-oil tree (Aleurites montana) in Nyasaland (A practical guide for growers): The
Government Printer Zomba Malawi. 48 pp.