Tìm hiểu về Công nghệ RFID

Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kì giao tiếp vật lý nào giữa hai vật không nhìn thấy. Công nghệ này cho ta phương pháp truyền, nhận dữ liệu từ một điểm đến một điểm khác. Kỹ thuật RFID sử dụng truyền thông không dây trong dải tần sóng vô tuyến để truyền dữ liệu từ các tag (thẻ) đến các reader (bộ đọc). Tag có thể được đính kèm hoặc gắn vào đối tượng được nhận dạng chẳng hạn sản phẩm, hộp hoặc giá kê (pallet). Bộ đọc quét dữ liệu của thẻ(tag) và gửi thông tin đến cơ sở dữ liệu có lưu trữ dữ liệu của thẻ(tag). Chẳng hạn, các thẻ(tag) có thể được đặt trên kính chắn gió xe hơi để hệ thống thu phí đường có thể nhanh chóng nhận dạng và thu tiền trên các tuyến đường.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Công nghệ RFID, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ RFID Giới thiệu chung Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kì giao tiếp vật lý nào giữa hai vật không nhìn thấy. Công nghệ này cho ta phương pháp truyền, nhận dữ liệu từ một điểm đến một điểm khác.   Kỹ thuật RFID sử dụng truyền thông không dây trong dải tần sóng vô tuyến để truyền dữ liệu từ các tag (thẻ) đến các reader (bộ đọc). Tag có thể được đính kèm hoặc gắn vào đối tượng được nhận dạng chẳng hạn  sản phẩm, hộp hoặc giá kê (pallet). Bộ đọc quét dữ  liệu của thẻ(tag) và gửi thông tin đến cơ sở dữ liệu có lưu trữ dữ liệu của thẻ(tag). Chẳng hạn, các thẻ(tag) có thể được đặt trên kính chắn gió xe hơi để hệ thống thu phí đường có thể nhanh chóng nhận dạng và thu tiền trên các tuyến đường.   Dạng đơn giản nhất được sử dụng hiện nay là hệ thống RFID bị động làm việc như sau:   - Bộ đọc (Reader) truyền một tín hiệu tần số vô tuyến điện từ qua anten của nó đến một con chip.   - Bộ đọc (Reader) nhận thông tin trở lại từ chip và gửi nó đến máy tính điều khiển đầu đọc và xử lý thông tin lấy được  từ chip.   - Các chip không tiếp xúc không tích điện, chúng hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng nhận từ tín hiệu được gửi bởi Bộ đọc(reader).   Đây là một phương pháp đáng tin cậy để phát hiện và giám sát điện tử, một dạng mới của phương pháp truyền thông tin vô tuyến. Cũng có thể hiểu RFID như một loại mã vạch điện tử, trong đó dữ liệu được mã hóa dưới dạng bít, được truyền đi và nhận biết thông qua sóng vô tuyến.   Thẻ RFID có hai loại: tích cực và thụ động. Các bộ thu phát tích cực có một nguồn nuôi trong khi các bộ thu phát thụ động thu năng lượng từ chính tín hiệu sóng vô tuyến mà nó nhận được từ các máy dò hay máy đọc. Loại thẻ thụ động được ứng dụng rộng rãi hơn cả. Thẻ RFID thụ động hoạt động nhờ năng lượng sóng vô tuyến thu được qua ăng-ten mà không cần nguồn nuôi. Điện thế AC cảm ứng này được chỉnh lưu để cung cấp nguồn điện cho thiết bị. Thiết bị bắt đầu hoạt động khi điện thế DC đạt được một giá trị xác định. Bằng việc cung cấp một tín hiệu RF mang năng lượng, một máy đọc có thể giao tiếp từ xa với một thiết bị không có nguồn nuôi. Các thành phần chính trong hệ thống RFID là thẻ, reader và cơ sở dữ liệu. Một hệ thống RFID toàn diện bao gồm bốn thành phần: Thẻ RFID được lập trình điện tử với thông tin duy nhất. Các reader hoặc sensor (cái cảm biến) để truy vấn các thẻ. Anten Server Lịch sử phát triển công nghệ RFID Công nghệ RFID đã có trong thương mại trong một số hình thức từ những năm 1970. Bây giờ nó là một phần trong cuộc sống hằng ngày, có thể thấy trong những chìa khóa xe hơi, thẻ lệ phí quốc lộ và các loại thẻ truy cập an toàn, cũng như trong môi trường mà nơi đó việc đánh nhãn bằng mã số kẻ vạch trên hàng hóa (yêu cầu giao tiếp vật lý hoặc nhìn thấy) là không thực tế hoặc không hiệu quả lắm. Kỹ thuật RFID đã bắt đầu trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ II và được gia tăng trong vài năm qua. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, sóng radio được sử dụng để xác định xem máy bay đang đến thuộc đồng minh hay thù địch. Từ đó, việc khảo sát tỉ mỉ kỹ thuật radio được đem ra nghiên cứu và phát triển trong các hoạt động thương mại cho đến thập niên 1960 và tiến triển rõ vào những năm 1970 bởi các công ty, học viện, và chính phủ Mỹ. Chẳng hạn, bộ năng lượng Los Alamos National Laboratory đã phát triển hệ thống theo dõi nguyên liệu hạt nhân bằng cách đặt thẻ vào xe tải và đặt các reader tại các cổng của bộ phận bảo vệ. Đây là hệ thống được sử dụng ngày nay trong hệ thống trả tiền lệ phí tự động. Kỹ thuật này cải tiến so với các kỹ thuật trước như các mã vạch trên hàng hóa và các thẻ card viền có tính từ. Ví dụ một thẻ có thể mang nhiều dữ liệu hơn một mã vạch hoặc viền từ và có thể được lập trình với thông tin mới nếu cần. Thêm nữa là các thẻ không yêu cầu nhìn thấy mới đọc như mã vạch, đọc nhanh và ở khoảng cách xa. Công nghệ RFID đang ngày càng được hoàn thiện dựa trên nền tảng nhữngCông nghệ mới ra đời. Hiện nay đã có những phát triển mới trong công nghệ RFID, tuy nhiên, việc thực hiện thực tế trong các ngành và các quá trình sản xuất đã đưa ra nhiều đề xuất hấp dẫn hơn. Transponders đang sẵn sàng được thiết kế để gắn trực tiếp vào bề mặt kim loại và trên thùng chứa chất lỏng, cùng với các đầu đọc được áp dụng theo tiêu chuẩn IP 65 và cũng đã đưa ra một số giao diện cho các ứng dụng văn phòng và di động. Chìa khóa của sự phát triển này là việc sử dụng công nghệ MID cho phép thực hiện các cấu trúc ăng ten 3 chiều, như transponders thụ động trong dải tần UHF (868 MHz), hoạt động được với khoảng cách hơn 5m. Hai phát triển quan trọng khác là sự sẵn có của các phần mềm để tích hợp dữ liệu dựa trên nền RFID trong môi trường công nghiệp, và các tiêu chuẩn truyền thông dựa trên chuẩn Ethernet công nghiệp để dữ liệu có thể được chuyển qua một cơ sở hạ tầng mạng và được liên kết với hệ thống thông tin tổng thể của nhà máy hay cơ sở sử dụng. Ứng dụng Kỹ thuật RFID hiện nay đang được sử dụng trong cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước, từ việc theo dõi sách trong thư viện đến việc xác nhận một chiếc chìa khóa khởi động xe. Các nhà bán lẻ tầm cỡ và DoD đang yêu cầu các nhà cung cấp lớn sử dụng thẻ RFID, cùng với những tiến bộ kỹ thuật và giảm giá cả đã thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật này, ứng dụng trong các lĩnh vực: Quản lý đối tượng, nhân sự; quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị; nghiên cứu động vật học; quản lý hàng hóa trong xí nghiệp, kho hàng...; quản lý các phương tiện giao thông qua trạm thu phí; lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa; làm thẻ hộ chiếu, chứng minh nhân dân... công nghệ RFID ứng dụng trong công nghiệp và điều khiển không dây Ví dụ, trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp thức ăn gia súc, các container bằng sắt không gỉ cần được làm sạch thường xuyên nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh đặt ra bởi ủy ban châu Âu nhằm bảo vệ người tiêu dùng và vật nuôi. Chỉ khi dữ liệu được lưu trữ và cập nhật một cách liên tục mới có thể chứng minh rằng container đã được làm sạch theo yêu cầu sau mỗi lần sử dụng và do đó quá trình đạt được sự an toàn cao. Trong lĩnh vực bán lẻ và hậu bán hàng, quá trình nhận dạng và giám sát sản phẩm được sử dụng bằng mã vạch. Tuy nhiên, trong các ứng dụng công nghiệp, các yếu tố như yêu cầu làm việc cao, bụi và việc thường xuyên thay đổi vị trí làm cho việc sử dụng mã vạch trở nên khó khăn. Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nhận dạng sử dụng tần số vô tuyến (RFID) được xem như một giải pháp để thu giữ các dữ liệu mà các quá trình giám sát cần phải đạt được. Ngoài việc kiểm tra tự động để đảm bảo rằng các quy trình được xác định có thể được kiểm soát, công nghệ RFID cũng làm tăng tính an toàn trong quá trình sản xuất và nó có thể được sử dụng để chứng minh các tiêu chuẩn được chứng nhận trong các lĩnh vực yêu cầu có tính đảm bảo an toàn cao như công nghiệp dược hoặc hoá chất. Các ứng dụng trong công nghiệp vận tải Ngày nay, UHF RFID transponders có thể thỏa mãn các điều kiện sử dụng đòi hỏi khắt khe nhất. Một phát triển gần đây là việc sử dụng để xác định và kiểm soát toa xe chở hàng đường sắt chứa hàng hóa đặc biệt bao gồm xỉ nóng. Sử dụng kỹ thuật này, quá trình vận chuyển sử dụng đường sắt và các vấn đề liên quan có thể được theo dõi và xác định chính xác, thậm chí ở tốc độ cao. Một giao thức được biết đến như EPC Gen2 đã trở thành một tiêu chuẩn xây dựng trong công nghệ RFID, và điều này đã đẩy mạnh những nỗ lực của nhà sản xuất thiết bị RFID để phát triển transponders tầm xa để gắn vào bề mặt kim loại. Một trong những lĩnh vực mà công nghệ này được xem như đặc biệt hấp dẫn là vận tải hàng hóa công nghiệp sử dụng đường sắt. Với các transponders hiện đại, tốc độ dữ liệu giữa các transponders và các phần tử đọc/ghi là rất cao trên nền EPC Gen2 với các ID có thể được đọc khi tàu hỏa đang đi ở tốc độ 80 - 100 km/h. Tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu, quá trình ghi có thể tốn nhiều thời gian hơn, nhưng ngay cả điều đó cũng không phải là vấn đề nếu có đủ thời gian dừng tại các nhà ga hoặc bãi chứa hàng. Theo automation.net.vn Trong y học: Một số bệnh viện đang sử dụng RFID gắn lên thiết bị y học và các sản phẩm dược để ngăn ngừa sự thất thoát. RFID còn đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung cấp các thiết bị y khoa sao cho chúng luôn có sẵn khi cần. Các nhà sản xuất dược phẩm đang bắt đầu gắn nhãn cho các sản phẩm của họ nhằm triệu hồi chúng nhanh hơn khi cần. Họ còn gắn nhãn cho các sản phẩm dùng để chữa bệnh để bệnh nhân biết những viên thuốc của họ là an toàn khi sử dụng. Lý do: sự giả mạo trong y khoa tiêu tốn hơn 200 tỷ đô la Mỹ làm giảm doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Và quan trọng hơn hết là nó làm mất đi mạng sống của con người.  Trong thuỷ hải sản: Ở Việt Nam, công nghệ RFID đang được ứng dụng trong các lĩnh vực: Kiểm soát vào - ra; chấm công điện tử; quản lý phương tiện qua trạm thu phí; kiểm soát bãi đỗ xe tự động; logistics... Việc áp dụng công nghệ RFID trong truy xuất nguồn gốc thuỷ sản đem lại rất nhiều lợi ích, nhất là đối với người tiêu dùng, vì công nghệ này góp phần kiểm soát được an toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì... Do đó, tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sử dụng hệ thống này, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Tập đoàn bán lẻ WAl-MART Giới thiệu chung Năm 1962, Sam Walton thành lập Wal-Mart bằng việc mở cửa hàng bán lẻ tại Rogers, bang Arkansas. Mỗi cửa hàng đều phục vụ sở thích của người dân địa phương và đề cao những loại hàng hóa sản xuất trong vùng. Kiến trúc xây dựng được xếp thứ yếu; sự đa dạng của hàng hóa là điều quan trọng nhất. Vào thập niên 80, Wal-Mart bắt đầu thực hiện việc vi tính hóa khâu bán hàng và kho hàng, làm cho công việc trở nên ngày càng hiệu quả. Họ đã trở thành một nỗi ghen tị của nền công nghiệp bán lẻ. Từ đó, Wal-Mart không ngừng lớn mạnh và đến năm 1990 đã trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 ở Mỹ. Không chịu bó hẹp trong thị trường nội địa, năm 1991, Wal-Mart bắt đầu thâm nhập thị trường thế giới với việc mở siêu thị ở Mexico. Tháng 12-1993 là mốc đáng nhớ trong lịch sử của Wal-Mart khi doanh thu mỗi tuần của hãng lần đầu tiên vượt mức 1 tỉ USD. Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỉ USD. Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người. Nếu như giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe hơi General Motors và cuối thế kỷ là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart. Wal-Mart hiện có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng. Một số thông tin chính hiện nay : Trụ sở chính: Bentonville, Arkansas, Mỹ; người sáng lập là Sam Walton (1918 – 1992); Lãnh đạo chủ chốt: H.Lee Scott, tổng giám đốc điều hành; S.Robson Walton, chủ tịch hội đồng quản trị; Tom Schowe, giám đốc tài chính. Ngành: kinh doanh bán lẻ; Doanh thu: 373,80 tỉ USD (2007) Lợi nhuận dòng sau thuế: 12,88 tỉ USD (2007) Tổng tài sản: 151,193 tỉ USD (2007) Số lượng nhân viên: 1.9 triệu (2007), hơn 1.3 triệu là ở Mỹ Thị trường của Wal-mart: Mỹ, Mêxicô, Anh, Nhật, Argentia, Braxin, Canađa, Trung Quốc, Puerto Rico,…Wal-Mart hoạt động với hơn 3.800 cơ sở ở nước Mỹ và hơn 2.600 ở nước ngoài.Wal-Mart hoạt động ở Mexico với tên Walmex, ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tên ASDA, và ở Nhật Bản với tên The Seiyu Co., Ltd.. Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần của nó nằm ở Argentina, Brazil, Canada, Puerto Rico, và Anh quốc. Việc đầu tư của Wal-Mart bên ngoài Bắc Mỹ đã thu được kết quả hỗn hợp. Năm 2006, Wal-Mart đã bán lại các đơn vị bán lẻ ở Hàn Quốc và Đức do lỗ triền miên và do một thị trường cạnh tranh cao. Với hơn 176 triệu lượt khách hàng mỗi tuần viến thăm cữa hàng Wal-Mart trên toàn thế giới, trong đó ở Mỹ là 127 triệu lượt mỗi tuần. Ngày nay, người ta biết tới Wal-mart như là một đế chế bán lẻ lớn nhất thế giới mà doanh thu của nó hàng năm của nó có thể được xếp vào danh mục những quốc gia có GDP cao nhất thế giới, 373,80 tỉ USD (2007). Wal-Mart được mệnh danh là nhà bán lẻ của thế kỷ bơỉ Discount Store News và được xếp vào danh sách những công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới của tạp chí nổi tiếng Finacial Time. 2.Quản trị công nghệ và đổi mới Tập đoàn bán lẻ này coi công nghệ vừa như một đầu tư trong kinh doanh vừa là một lợi thế cạnh tranh. Điều có ý nghĩa lớn nhất trong sự thành công của wal mart đó là ý tưởng sáng tạo và đột phá. Để có thể thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự thay đổi về tâm lý của người tiêu dùng, wal mart đã thực hiện những hành động đột phá mà bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng biết mà không làm được. Không như những nhà bán lẻ vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, Wal–Mart sẵn sàng đầu tư vào công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho tương lai việc hợp tác chuỗi cung ứng. Những nỗ lực ban đầu của Wal-Mart trong việc truyền đạt dữ liệu về doanh số bán và các kế hoạch bổ sung cho các đối tác làm ăn bao gồm việc sử dụng hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử như là ống dẫn thông tin. Khi công nghệ tiến bộ, Wal–Mart đã phát triển kênh trao đổi riêng, gọi là Retail Link, để hỗ trợ các đối tác sẵn sàng truy cập vào thông tin của Wal–Mart. Bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng biết được chuỗi cung ứng chính là mạch máu của sự tồn tại của họ, tuy nhiên họ vẫn không thể nào thoát ra khoải kiểu kinh doanh cổ điển kém hiệu quả, trong khi đó wal mart tìm mọi cách để liên kết với nhà cung ứng của mình. Lợi dụng vào sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin để phá vỡ rào cản giữa Wal-Mart và các nhà cung cấp của mình. Wal–Mart đã cung cấp những thông tin bán lẻ của mình miễn phí, điều này hoàn toàn trái ngược với những qui tắc của ngành trong những năm 1980. Thật vậy, Wal–Mart được xem như một nhà cách mạng trong lĩnh vực bán lẻ đồng thời điều này cũng xúc phạm những nhà bán lẻ khác.Tại một vài hội nghị của ngành vào giữa những năm 1990, các nhà CEO và các nhà quản trị của các công ty bán lẻ thề rằng sẽ không bao giờ tiết lộ dữ liệu bán hàng của họ cho các nhà cung cấp.Wal-Mart nhận thức rằng nếu đối tác của mình có những con số rõ ràng về doanh số, nhu cầu thị trường thì cả Wal-Mart lẫn các đối tác sẽ giảm được các hoạt động nghiên cứu và các hoạt động khác thông qua chuỗi cung ứng. Làm như vậy, chi phí sẽ được loại bỏ đồng thời cắt giảm chi phí cho người tiêu dùng. Họ sẽ thỏa mãn với giá cả lẫn sản phẩm. Kết quả là làm tăng lòng trung thành của người tiêu dùng, điều này hiển nhiên sẽ làm tăng doanh thu. Đi vào cụ thể Những nét nổi bật trong hệ thống Wal-mart logistics : Ứng dụng tiên phong, thành công trong công nghệ thông tin, viễn thông, hệ thống thông tích hợp với đối tác như: RFID, vệ tinh nhân tạo, CPFR; là nền tảng cho sự tính hiệu quả của cả hệ thống logistic. Tiên phong xây dụng hệ thống các nhà kho đa chức năng “Cross – docking” thành công; đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng và tạo ra các giá trị tăng thêm cho hàng hoá. Chiến lược mua hàng hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh về giá. Dựa trên nền tảng công nghệ để tăng tính hiệu quả của hoạt động vận tải, mức độ đáp ứng của các trung tâm phân phối, tiết giảm tồn kho bằng hệ thống Just in time,… Quản trị vận tải: Wal-Mart đã có một sáng kiến thú vị, đó là trang bị cho các nhân viên lái xe hệ thống thông tin liên lạc bằng vô tuyến. Khi các nhân viên chở hàng từ trung tâm phân phối đến một cửa hàng của Wal-Mart sẽ được thông tin tiếp tục (qua hệ thống liên lạc) đến một nhà sản xuất gần đó, nhân tiện lấy hàng và mang về trung tâm. Như vậy là tiết kiệm được một chuyến xe về không, tiết kiệm được chi phí vận chuyển lẽ ra phải trả cho nhà sản xuất Wal-Mart trang bị cho nhân viên lái xe tai nghe có phát giọng nói được lập trình sẵn. Với tai nghe này, họ có thể biết được những chỉ dẫn trong công việc và quan trọng hơn, nó sẽ nhắc nhở người lao động “anh đang làm nhanh hay chậm hơn so với tiến độ đề ra”. Bên cạnh tai nghe tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả ấy, Wal-Mart còn đưa ra một công cụ gọi là “máy đo lường năng suất” để kiểm tra năng suất lao động của nhân viên. Thực chất, đó là một hệ thống máy tính kiểm tra số lượng hàng được chất lên xe tải trong mỗi giờ làm việc của công nhân tại trung tâm trước khi chở đến các cửa hàng của Wal-Mart. Quản trị tồn kho Wal-mart đã tiến hành việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản trị tồn kho, song song với việc áp dụng kỹ thuật “cross – docking” để tạo ra hiệu quả cao nhất. Kĩ thuật “cross – docking” Cross-Docking Example Hàng được nhận, được kiểm tra tính chính xác và chuẩn bị cho việc đưa đến các cửa hàng. (nhãn mã vạch được ghép vào các thùng carton) Máy đọc mã vạch nhận dạng sản phẩm và chuyển các thùng carton xuống theo từng line bốc hàng thích hợp Các thùng carton xuyên suốt nhà máy trên các băng chuyền nhằm cắt giảm nhân công và tốc độ chu chuyển hàng hoá thùng carton được bốc lên các xe móc hàng và sẽ được giao khi các xe móc hàng đầy hàng. Quản trị hệ thống thông tin và những ứng dụng công nghệ (information systems management and using technology) Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp (Integration information system) Hệ thống thông tin tích hợp là việc sử dụng một phần mềm hệ thống để thực hiện việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phân liên quan lẫn nhau trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Đó là việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin “4 liên kết”, bao gồm: Cửa hàng Wal-Mart Trụ sở công ty của Wal-Mart Trung tâm Wal-Mart Nhà cung cấp. Thông qua hệ thống này, Wal-Mart nối kết thông tin giữa các cửa hàng với trụ sở công ty và trung tâm Wal-Mart để xác định lượng hàng tồn kho. Sau đó, Wal-Mart cho phép nhà cung cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán hàng. Từ đó, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý. Wal-mart có hơn 60.000 nhà cung cấp nếu chỉ tính riêng trong nước Mỹ, có thể giữ cho mọi thành viên am hiểu thông tin là rất khó. Công ty phải làm xuyên suốt từng mắt xích của hệ thống bán lẻ, nơi mà các nhà cung cấp có thể kết nối thông tin trong một hệ thống internet bảo mật. Họ có thể kiểm tra độ lưu kho và khả năng bán hàng của từng cấp độ các cửa hàng cá biệt. Có một mối liên hệ trực tiếp giữa kiểm kê và thông tin, và khi một công ty càng có nhiều thông tin về nhà cung cấp và khách hàng của nó thì càng có thể làm tốt hơn, vượt kế hoạch. Một sự hiểu biết lớn hơn về mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng còn có thể nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Giải pháp CPFR Giải pháp CPFR (Collaborative planning, forecasting, and replenishment): Là một kế hoạch, trong đó các nhà cung cấp và Wal-mart kết hợp với nhau, dự báo nhu cầu khách hàng để từ đó tối ưu hoạt động cung ứng. CPFR sẽ cung cấp một một kế hợp tác, gồm: Cải thiện hoạt động dự báo cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng và thực hiện việc chia sẻ thông tin này. Sau đó Wal-mart và các nhà cung cấp thực hiện việc điều phối (điều chỉnh) các hoạt động logistics có liên quan. CRM là giải pháp phần mềm giúp Wal-mart quản lí mối quan hệ khách hàng hiệu quả hơn thông qua những kênh trực tiếp hoặc gián tiếp mà khách hàng lựa chọn sử dụng. Với CRM, Wal-mart có thể lựa chọn một giải pháp quan hệ khách hàng hợp lý dựa trên tiêu chí đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, quan tâm tới nhu cầu của khách hàng nhằm đạt được mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với
Tài liệu liên quan