Khái niệm nhóm
Theo quan điểm giải thích cổ điển, thì “Một nhóm được định nghĩa như là hai hay nhiều người có tương tác với một người khác theo cách mỗi một người đều gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi mỗi người khác” (Từ điển xã hội học, trang 299).
90 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về công tác xã hội nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2TỔNG QUAN VỀCÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM2.1. Khái niệm 2.1.1. Khái niệm nhóm, nhóm xã hộia. Khái niệm nhómTheo quan điểm giải thích cổ điển, thì “Một nhóm được định nghĩa như là hai hay nhiều người có tương tác với một người khác theo cách mỗi một người đều gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi mỗi người khác” (Từ điển xã hội học, trang 299).Theo quan điểm xã hội học đưa ra “Nhóm là một hệ thống xã hội mà mối quan hệ ý nghĩa của nó được xác định qua những quan hệ thành viên trực tiếp và phân tán cũng như qua tính bền lâu tương đối”.Dưới góc độ nhìn nhận của các nhà tâm lý, nhóm được xem là chủ thể của các hiện tượng tâm lý xã hội, ở đây các hiện tượng tâm lý xã hội hình thành, phát triển và diễn ra hết sức phức tạp. Người ta thường quan tâm đến hai khái niệm: Nhóm lớn và nhóm nhỏ. Nhóm lớn là “tập hợp đông người liên kết với nhau trong quá trình hoạt động sống tạo ra những giá trị, chuẩn mực và đặc điểm tâm lý chung có khả năng điều chỉnh, định hướng và điều hóa tâm lý, hành vi cá nhân”. Nhóm lớn được gắn với đặc trưng qua dấu hiệu định lượng (đông người) và qua dấu hiệu xã hội (giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp) cùng với tính lịch sử khách quan của sự hình thành và tồn tại của nhóm trong quá trình phát triển xã hội. Nhóm nhỏ là “một tập hợp người nhất định có quan hệ qua lại trực tiếp với nhau thường xuyên, liên kết với nhau trong một hoạt động chung, tồn tại trong một khoảng thời gian và không gian nhất định”. Nhóm nhỏ được xem là một nhóm xã hội/nhóm tâm lý, ở môi trường nhỏ này con người hình thành nên các đặc trưng xã hội, các chuẩn mực ứng xử xã hội, các kiến thức và kinh nghiệm xã hội.b. Nhóm xã hộiTheo các nhà xã hội học: “Nhóm xã hội là một tập hợp của những cá nhân được gắn kết với nhau bởi những mục đích nhất định.Những cá nhân có những hoạt động chung với nhau trên cơ sở cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt được những mục đích cho mọi thành viên” (Từ điển xã hội học phương Tây hiện đại, 1990). Theo tổng hợp quan điểm của các nhà tâm lý học, nhóm xã hội có ba dấu hiệu chung: Có một số lượng người nhất định.Có một hoạt động chung, trong đó các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.Cơ sở tâm lý – xã hội của hành động nhóm là cùng chung hứng thú, nhu cầu, chung mục đích thống nhất hành động và nhóm có thể trở thành chủ thể hoạt động khi ba yếu tố trên có sự thống nhất.Như vậy, theo cách hiểu đơn giản, nhóm là một tập hợp người có từ hai người trở lên.Giữa họ có một sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của tất cả các thành viên trong nhóm. Tất cả các thành viên trong nhóm được điều chỉnh và tuân theo các quy tắc và thiết chế nhất định.Qua việc nêu ra một số khái niệm về nhóm, nhóm lớn, nhóm nhỏ hay nhóm xã hội, chúng ta có thể xác định nhóm trong công tác xã hội là nhóm nhỏ xã hội. Bởi vì đây là loại hình nhóm nhấn mạnh đến những tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về mặt tâm lý xã hội của các thành viên trong nhóm. Nhóm nhỏ xã hội cung cấp cho các thành viên trong nhóm môi trường hoạt động để các thành viên đạt được mục đích của mình và của nhóm.Nhóm nhỏ xã hội trong CTXH nhóm là nhóm thân chủ bao gồm tập hợp từ hai cá nhân thân chủ, những người dễ bị tổn thương cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp của CTXH. Bên cạnh đó, nhóm công tác xã hội cần được xác định là nhóm nhân viên xã hội, tình nguyện viên, các nhà chuyên môn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thân chủ2.1.2. Khái niệm phương pháp công tác xã hội nhómTheo các tác giả Toseland và Rivas (1998) có nhiều cách tiếp cận với CTXH nhóm và mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và những ứng dụng thực hành cụ thể.Vì vậy, các tác giả này đưa ra một định nghĩa bao quát được bản chất của CTXH nhóm và tổng hợp những điểm riêng biệt của các cách tiếp cận với CTXH nhóm như sau: “Công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ”. Hoạt động có mục đích được các tác giả này nhấn mạnh là hoạt động có kế hoạch, đúng trật tự, hướng tới nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như: để hỗ trợ hay giáo dục nhóm, giúp các thành viên trong nhóm giao tiếp và phát triển cá nhân. Định nghĩa này cũng nhấn mạnh hoạt động có định hướng không chỉ với cá nhân thành viên trong nhóm mà với cả toàn thể nhóm. Trong Từ điển Công tác xã hội của Barker (1995), CTXH nhóm được định nghĩa là: “Một định hướng và phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu của CTXH nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề tâm lý, tình cảm mà còn trao đổi thông tin, phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả. Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình CTXH nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu”.Khái niệm trên có đưa ra sự khác biệt giữa công tác xã hội nhóm và trị liệu tâm lý nhóm ở việc “phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi định hướng giá trị và làm chuyển biến hành vi chống lại xã hội”. Để kiểm chứng cho những khác biệt trên, chúng ta tìm hiểu khái niệm về trị liệu tâm lý, trong đó bao gồm cả trị liệu tâm lý nhóm. Từ điển Công tác xã hội (Barker -1991) nêu:“Trị liệu tâm lý là một hoạt động tương tác đặc biệt và chính thức giữa một nhân viên xã hội hay các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần khác với thân chủ (cá nhân, hai người, gia đình hay nhóm) Ở đó mối quan hệ trị liệu được thiết lập để giúp giải quyết những biểu hiện của rối nhiễu tâm thần, căng thẳng tâm lý xã hội, các vấn đề về quan hệ và những khó khăn gặp phải trong môi trường xã hội”. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt lớn của trị liệu tâm lý nhóm và công tác xã hội nhóm là ở những hoạt động mang tính chuyên sâu hơn và thường được các nhà tâm lý học hay tâm thần học sử dụng trong quá trình hỗ trợ, trị liệu thân chủ có những tổn thương sức khỏe tâm thần và rối nhiều tâm lý nghiêm trọng hơn.Tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998) đưa ra khái niệm trị liệu nhóm mô tả rõ nét hơn thân chủ và yêu cầu của cán bộ chuyên môn trong trị liệu nhóm. Theo bà: “Trị liệu nhóm nhằm trị liệu cá nhân các bệnh tâm thần, những người bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bệnh nhân được sử dụng để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý, tâm lý trị liệu và tâm thần học”.Theo các khái niệm trên, không phải có nhiều điểm khác biệt giữa công tác xã hội nhóm và trị liệu nhóm. Trị liệu nhóm nhấn mạnh nhiều hơn vào cách thức thực hiện trị liệu, độ chuyên sâu của các hình thức trị liệu,Còn công tác xã hội nhóm đề cập đến phương pháp tiếp cận ở mức tổng thể. Nói tóm lại, dù được định nghĩa trên phương diện nào thì CTXH nhóm trước hết phải được coi là một phương pháp can thiệp của CTXH. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và cũng có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm).THẢO LUẬN NHÓM NỘI DUNG THẢO LUẬN Các nhóm bốc thăm chủ đề thảo luận:Nhóm 1 + 2: Các đặc điểm của CTXH nhómNhóm 3 + 4: Tầm quan trọng của CTXH nhómNhóm 5 + 6: Chức năng của CTXH nhómNhóm 7 + 8: Các mục tiêu của CTXH nhómNhóm 1 + nhóm 2: Các đặc điểm củaCTXH nhóm2.2. Các đặc điểm của công tác xã hội nhómHoạt động nhóm là nơi giúp thoả mãn nhu cầu của cá nhân.Thông qua môi trường sinh hoạt nhóm, cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Mối quan hệ tương tác trong nhóm giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và từ đó nhờ vào sự tác động của NVXH tạo được một môi trường thuận lợi cho việc phát huy năng lực.Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Chính mối quan hệ tương tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt các mục tiêu xã hội.Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng của người khác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác.Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân.Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt: cá tính, suy nghĩ, tâm sự TV1TV2TV3TV4TV5TV6NVXHQuan tâmTác độngChương trình hoạt động là một công cụ của công tác xã hội nhóm: Trị liệu thông qua nhóm nhằm giúp cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt được cảm nghĩ, tâm tư của mình cho nên nói, đối thoại là hoạt động chủ yếu. Diễn kịch, vẽ hay một vài hình thức nghệ thuật khác được sử dụng nhưng mục đích không phải nhắm vào khía cạnh kỹ thuật diễn hay vẽ mà chỉ tạo điều kiện cho sự bộc lộ.Trong CTXH nhóm ngoài những hình thức trên, chương trình là công cụ chủ yếu, nhất là khi CTXH nhằm vào mục đích xã hội hóa. Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao, học kỹ năng sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên. Chương trình có mục tiêu sẽ là động lực liên kết để vươn tới. Ví dụ: sinh hoạt văn nghệ với mục đích luyện tập cho một buổi biểu diễn thời trang nội bộ, tập kịch để trình diễn vào cuối năm, sưu tầm các văn bản, hiện vật tiến tới một cuộc triển lãm về truyền thống v.v... Nếu có nhiều nhóm khác nhau cùng nhằm tới một mục đích, sẽ có sự tranh đua lành mạnh giữa các nhóm. Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Chương trình đối với một nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh, giải quyết một vấn đề khu phố. Chương trình cần được nghiên cứu, chuẩn bị cho phù hợp và mang tính thu hút cao đối với đối tượng. NVXH trong CTXH nhóm không nhất thiết là người giỏi về kỹ năng sinh hoạt vì họ có thể mời sự hợp tác của các chuyên viên, và huy động tiềm năng của chính nhóm viên.Tuy nhiên, nếu là một NVXH thường xuyên phụ trách sinh hoạt trẻ thì kỹ năng sinh hoạt hay thủ công rất cần thiết. Hoạt động cụ thể (lao động) rất tốt về mặt ổn định tâm lý và tạo cơ hội tương tác thật. Có điều cần nhắc lại là chương trình là công cụ, không phải cứu cánh. Mục đích cuối cùng của CTXH nhóm không phải là một vở diễn xuất sắc, một cuộc triển lãm hay mà là sự phục hồi hay tăng trưởng của nhóm viên, khả năng hợp tác, liên kết, kỹ năng giao tiếp v.v... Khác với một lớp dạy nghề chẳng hạn mà mục đích cuối cùng là sự chuyên môn hóa học viên. Chương trình và tiến trình tâm lý xã hội phải được quyện vào nhau. Đặt nặng khía cạnh nào tùy mục tiêu của nhóm. Nhưng ví dụ đối với một nhóm thiếu nữ nghèo (ít được chăm sóc) trong một lớp học may thì cả hai mục tiêu: huấn nghệ và giáo dục phát triển nhân cách đều quan trọng như nhau.Vì khía cạnh tâm lý xã hội khó nắm bắt nên thường các CLB đội nhóm chỉ quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật của sinh hoạt. Nhưng trong công tác xã hội nhóm cần quan tâm đến 7 yếu tố sau: Đối tượng là ai?Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt có thuận lợi không vì nhóm rất cần có môi trường hội họp và sinh hoạt vui chơi giải trí. Nhu cầu gì cần được đáp ứng? (nhu cầu thông tin, nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu đào tạo nghề). Một nhóm có nhu cầu giống nhau thì sẽ đồng nhất và thể hiện sự quan tâm, hòa hợp mạnh mẽ hơn. Ở một nhóm có nhu cầu và mối quan tâm khác nhau, sự tham gia vào hoạt động chung của nhóm sẽ bị giới hạn nhiều. Mục tiêu cần đạt được là gì? Mục tiêu là giải quyết vấn đề của nhóm viên, nhóm viên thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi và có khả năng đương đầu với những khó khăn mới.Cần phân biệt giữa mục tiêu của các hoạt động và mục tiêu xã hội. Giá trị: sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì? (Tại sao phải lập nhóm?). Ví dụ: Nhóm người cai nghiện tại cộng đồng: Giá trị là tăng sức mạnh trong nỗ lực cai nghiện và cương quyết không tái nghiện. Hay Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm: Giá trị là giúp họ có khả năng thoát nghèo và tiếp cận được các tài nguyên xã hội.Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào và cơ sở lý luận của nó? Chủ yếu là dựa trên lý thuyết về tâm lý và năng động nhóm. Phương cách thực hành: Cơ cấu (số lượng, thành phần, tuổi, giới tính, trình độ), Vai trò (vai trò do phân công, vai trò thể hiện theo tình huống, cảm xúc, công việc khi sinh hoạt nhóm), Trách nhiệm, Mối quan hệ bên trong (cơ cấu phi chính thức và chính thức) và bên ngoài nhóm (quan hệ với tài nguyên bên ngoài), Các loại hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức Đặc trưng của CTXH nhómĐể trả lời cho câu hỏi khi nào sử dụng phương pháp này là phù hợp, chúng ta cần xem xét các đặc trưng của công tác xã hội nhóm. Công tác xã hội nhóm có ba đặc trưng cơ bản sau:Thứ nhất: là đối tượng tác động của phương pháp CTXH nhóm là toàn nhóm. Điều này có thể hiểu thông qua các hoạt động thực tiễn của công tác xã hội nhóm hướng đến toàn thể các thành viên trong nhóm. Nhóm và ảnh hưởng của nhóm được sử dụng để giải quyết vấn đề của cá nhân và của nhóm.Thứ hai: là công cụ tác động của nhóm chính là mối quan hệ, sự tương tác của các thành viên trong nhóm. - Công tác xã hội nhóm nhấn mạnh vào sự tác động qua lại, tương tác giữa các thành viên trong nhóm để xây dựng và củng cố nhân cách của các thành viên. Thứ ba: là ở vai trò của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp đỡ thân chủ.Khác với cách tiếp cận trực tiếp của nhân viên công tác xã hội trong phương pháp CTXH cá nhân, trong phương pháp này, nhân viên xã hội chủ yếu đóng vai trò tổ chức, điều phối, hướng dẫn, định hướng sinh hoạt của nhóm. Ảnh hưởng của nhân viên xã hội trong hoạt động nhóm chủ yếu mang tính gián tiếp thông qua việc tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy các tương tác nhóm hướng đến sự thay đổi và hỗ trợ trưởng nhóm điều hành nhóm. Vai trò nhân viên xã hội giảm dần và tương đối gián tiếp để các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng tích cực lên nhau. Những đặc trưng trên đã gợi mở cho chúng ta những vấn đề nào có thể sử dụng CTXH nhóm.Trước hết đó là những vấn đề liên quan đến việc giải quyết nhu cầu tương đối giống nhau của nhiều người. Ví dụ như: sử dụng công tác xã hội nhóm cho những trẻ em lang thang, những phụ nữ bị bạo hành gia đình.Bên cạnh đó, CTXH nhóm cũng có thể được sử dụng trong việc xử lý những vấn đề nảy sinh trong mối tương tác giữa hai hay nhiều người.Đơn cử như việc cải thiện các mối quan hệ giao tiếp trong các thành viên của nhóm thân chủ tại trung tâm/cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Công tác xã hội nhóm được sử dụng đáp ứng nhu cầu chung nào đó của một số thân chủ , ví dụ như: đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu nâng cao nhận thức về các quyền, sức khỏe sinh sản Công tác xã hội nhóm còn sử dụng khi xuất hiện yêu cầu công việc hỗ trợ một cách gián tiếp thân chủ như yêu cầu vận động chính sách (biện hộ) và tổ chức các dịch vụ.Nhóm 3 + nhóm 4: Tầm quan trọng của CTXH nhóm2.3. Tầm quan trọng của công tác xã hội nhómCông tác xã hội nhóm ra đời dựa trên niềm tin hoạt động nhóm là một biện pháp tích cực xây dựng tính cách và thúc đẩy sự phát triển của con người, đặc biệt là những con người yếu thế, có những rối nhiều chức năng xã hội Những hoạt động nhóm sẽ giúp từng cá nhân nâng cao khả năng hoàn thành các nhiệm vụ giảm bớt những căng thẳng, lo âu, nhận ra giá trị bản thân mình, Từ đó giúp nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và ngăn ngừa nảy sinh ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng khác.Công tác xã hội nhóm có nhiều lợi ích, có thể đưa ra bốn lợi ích lớn như sau:Thứ nhất, công tác xã hội nhóm tạo ra cảm giác được thuộc về nhóm cho các thân chủ. Đây là một nhu cầu cơ bản bậc 3 của con người được nhà tâm lý học Abraham H.Maslow (1908-1970) đưa ra trong 5 bậc thang nhu cầu của con người. Được tham gia vào sinh hoạt nhóm, thân chủ có những trải nghiệm được thuộc về nhóm. Những trải nghiệm này thể hiện ở chính sự chấp nhận và được tôn trọng của các thành viên trong nhóm đem lại cho mỗi cá nhân có được cảm nhận mình là một phần của nhóm. Quan trọng hơn, quá trình trải nghiệm nhóm, thông qua các tương tác giúp thân chủ sẽ thấy mình quan trọng và có giá trị. Thứ hai, công tác xã hội nhóm tạo ra cơ hội để thử nghiệm thực tế. Trong nhóm các thành viên sẽ có cơ hội thực hành thay đổi hành vi trước khi thực hiện những hành vi đó trong các tình huống thực tiễn. Từ đó thân chủ có được ý niệm những hành vi mới thay đổi này sẽ được chấp nhận ở ngoài nhóm như thế nào.Thứ ba, công tác xã hội nhóm tạo ra sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Trong quá trình sinh hoạt nhóm, qua quá trình tương tác qua lại giữa các thành viên, các thành viên sẽ tạo ra sự gắn bó với nhau và với nhóm. Mỗi thành viên có cơ họi được giúp và giúp đỡ người khác từ đó cho họ cảm nhận về trách nhiệm với người khác và với chính mình.Thứ tư, CTXH nhóm tạo ra sức mạnh, nghị lực cho thân chủ.Trong nhiều trường hợp, khi cá nhân thân chủ đến với các nhóm sẽ có cảm giác bất lực và vô vọng.Với các hoạt động trong nhóm bày tỏ và chia sẻ những kinh nghiệm dưới sự điều phối của NVXH giúp các thành viên nhận ra những điểm mạnh và lấy lại sức mạnh, nghị lực vươn lên.Nhiều tác giả cũng đã nhấn mạnh nhóm có vị trí quan trọng và ảnh hưởng lớn lao tới đời sống cá nhân. Cụ thể thể hiện ở 3 tác động sau:(1) Nhóm đem lại quyền được công nhận, vì khi tham gia vào các hoạt động nhóm, cá nhân được tham gia, được chấp nhận thuộc về nhóm xã hội và được công nhận.(2) Nhóm đem lại cho cá nhân sự quan tâm, chăm sóc vì mục đích của công tác xã hội nhóm là giúp các thành viên nhận thức về hành động, suy nghĩ, cảm xúc và sử dụng áp lực nhóm để có được sự thay đổi.(3) Nhóm làm tăng cường sự gắn bó giữa các cá nhân, tác giả cho rằng nhóm giúp các cá nhân chia sẽ thông tin, nhu cầu giao tiếp, chia sẻ tâm tư, tình cảm, tạo ảnh hưởng của cá nhân với nhóm và ngược lại.Tóm lại, CTXH nhóm có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ thân chủ yếu thế có những khó khăn trong xã hội. Vai trò quan trọng của CTXH nhóm thể hiện ở những tác động về mặt tâm lý tình cảm, mang lại cho các cá nhân có khó khăn trong cuộc sống như giải tỏa tâm tư, tình cảm, giúp họ lấy lại sự lạc quan, giá trị bản thân. Bên cạnh đó, công tác xã hội nhóm còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cá nhân về mặt xã hội, giúp họ tự tin trong quản lý cuộc sống của bản thân, của gia đình và hòa nhập hơn với cuộc sống xã hội.Nhóm 5 + nhóm 6: Chức năng của CTXH nhóm2.4. Chức năng của công tác xã hội nhómCông tác xã hội nhóm ra đời và phát triển với mục đích thông qua hoạt động của nhóm giúp các cá nhân giải quyết vấn đề và thỏa mãn các nhu cầu được an toàn, chia sẻ, cảm thông, được công nhận, được yêu thương gắn bó, được khẳng định mình và nâng cao năng lực phát huy tiềm năng.Công tác xã hội nhóm là môi trường tốt tạo cơ hội cho các cá nhân phát triển, học hỏi, hàn gắn tổn thương. Vì vậy, chức năng của CTXH nhóm là:Chữa trị: là việc giúp đỡ các thành viên chữa trị những hành vi lệch chuẩn như: vi phạm pháp luật, các chuẩn mực, giá trị cuộc sống. Chẳng hạn như việc giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho các em vi phạm pháp luật thông qua hoạt động nhóm để các em hiểu và sửa đổi hành vi của mình(2) Phòng ngừa: là việc dự đoán những khó khăn trước khi xảy ra và cung cấp những biện pháp cần thiết đáp ứng nhu cầu con người. Ví dụ như: trang bị kiến thức, kỹ năng giúp trẻ hiểu các quyền của mình để ngăn ngừa việc bị lạm dụng, ngược đãi.(3) Phục hồi: là quá trình khôi phục cho thân chủ năng lực trước đây của họ. Phục hồi trong công tác xã hội nhóm là hỗ trợ cho thân chủ có đủ sức mạnh trở lại giải quyết những khó khăn, vấn đề về tâm lý, tình cảm và hành vi của họ. Ví dụ như việc: những thân chủ sau những tổn thương về tâm lý xã hội, mất đi khả năng giao tiếp và hòa nhập cộng đồng, công tác xã hội nhóm giúp họ có được sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập cộng đồng trở lại.(4) Xã hội hóa hay còn gọi là hòa nhập xã hội: là việc tạo ra môi trường nhóm hỗ trợ thân chủ học được những gì xã hội mong đợi và sống hòa đồng với những người khác.Trong nhiều trường hợp, thâ