Đá vôi là loại một
loại đá trầm tích, về
thành phần hóa học
chủ yếu là khoáng
chất canxit (tức
cacbonat canxi CaCO3). Đá vôi ít
khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị
lẫn các tạp chất như đá phiến silic,
silica và đá mácma cũng như đất
sét, bùn và cát
Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được
sử dụng để sản xuất ximăng phục
vụ ngành xây dựng. Ngành công
nghiệp sản xuất ximăng đã và đang
trở thành ngành kinh tế quan trọng
của đất nước.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về đá vôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về đá vôi
Đá vôi là loại một
loại đá trầm tích, về
thành phần hóa học
chủ yếu là khoáng
chất canxit (tức
cacbonat canxi CaCO3). Đá vôi ít
khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị
lẫn các tạp chất như đá phiến silic,
silica và đá mácma cũng như đất
sét, bùn và cát
Đá vôi là nguyên liệu chủ yếu được
sử dụng để sản xuất ximăng phục
vụ ngành xây dựng. Ngành công
nghiệp sản xuất ximăng đã và đang
trở thành ngành kinh tế quan trọng
của đất nước.
Đồng thời đá vôi cũng là một
nguồn nguyên liệu quan trọng để
sản xuất bột nhẹ và nguyên liệu hóa
chất cơ bản là sôđa. Bột nhẹ được
sử dụng trong nhiều ngành công
nghiệp như công nghiệp giấy, cao
su, nhựa, xốp, thuốc đánh răng, mỹ
phẩm, sơn, dược phẩm v.v... Bột
nhẹ là một chất độn có nhiều tính
ưu việt, nó làm giảm độ co ngót và
tạo độ bóng cho bề mặt sản phẩm.
Trong công nghiệp cao su và giấy,
bột nhẹ vượt trội hơn cao lanh về
độ bền và độ trắng. Trong công
nghiệp sản xuất keo gắn bột nhẹ
được sử dụng làm chất độn do có
độ bám dính tốt.
Trong những năm tới, do các ngành
công nghiệp cao su, giấy, chất dẻo,
sơn..., phát triển mạnh cho nên việc
sản xuất bột nhẹ cũng đòi hỏi phải
có những bước nhảy vọt cả về
lượng và chất để đáp ứng được vị
trí tương xứng của nó.
Sôđa cũng là một trong những hóa
chất cơ bản thiết yếu của nền kinh
tế quốc dân. Sôđa được sử dụng
trong rất nhiều ngành công nghiệp
như : làm nguyên liệu sản xuất bột
giặt, sản xuất thuỷ tinh lỏng, sản
xuất kim loại màu, làm sạch các
sản phẩm dầu mỏ, dùng trong công
nghiệp dệt, sản xuất bông tơ nhân
tạo v.v... Vì vậy sản lượng sôđa
đang ngày càng tăng mạnh.
I. TIỀM NĂNG NGUYÊN
LIỆU ĐÁ VÔI CỦA VIỆT NAM
Đá vôi trầm tích có khoáng vật
chủ yếu là calcit. Thành phần hóa
học chủ yếu của đá vôi là CaCO3,
ngoài ra còn có một số tạp chất
khác như MgCO3, SiO2, Fe2O3,
Al2O3...
Tại nước ta, 125 tụ khoáng đá vôi
đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ
lượng ước đạt 13 tỷ tấn, tài nguyên
dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Đá vôi
Việt nam phân bố tập trung ở các
tỉnh phía Bắc và cực Nam. Đá vôi ở
Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố
rộng và có tiềm năng lớn hơn cả.
Tại Hải Dương, đá vôi được phân
bố chủ yếu trong phạm vi giữa
sông Bạch Đằng và sông Kinh
Thày. Những núi có quy mô lớn
như núi Han, núi áng Dâu, núi
Nham Dương đã được thăm dò tỉ
mỉ.
Tại Hải Phòng, đá vôi tập trung
chủ yếu ở Trại sơn và Tràng kênh
thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Ngoài
ra còn có những mỏ đá vôi phân bố
rải rác ở Dương Xuân - Pháp Cổ,
Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và
Nam Quan.
Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy
núi Han, núi dãy Hoàng Thạch -
Hải Dương với trữ lượng lên tới
150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá
vôi của khu vực Hải Phòng là
782.240 nghìn tấn cấp
A+B+C1+C2.
Hàm lượng (%)
Mỏ
CaO
SiO
2
Fe2O
3
Mg
O
MK
N
Tràng
kênh
(Hải 55,44 0,2 0,48 0,4 41,36
Phòn
g)
Chùa
Trầm
(Hà
Tây) 55,33 0,23 0,1 0,41 43,28
Núi
Voi
(Bắc
Thái) 50,57 0,87 0,63 0,65 31,3
Núi
Nhồi
(Than
h
Hóa) 53,4 0,8 0,65 1,21 43,5
Diễn
Châu
(Ngh 50,51 1,24 0,24 3,12 43,57
ệ An)
II. TÌNH HÌNH KHAI THÁC
Ở Miền Bắc Việt nam hiện có tới
340 mỏ và các điểm khai thác đá
vôi đang hoạt động. Quy mô, công
suất khai thác khác nhau khá nhiều.
Trên các mỏ đá lớn ở Miền Bắc
Việt nam, người ta áp dụng công
nghệ khai thác lớp bằng.
Hiện nay, đá vôi ở nước ta chủ
yếu được khai thác để phục vụ cho
làm đường giao thông, sản xuất
ximăng. Sản lượng phục vụ cho các
ngành khác như luyện kim, thuỷ
tinh, sản xuất hóa chất... là tương
đối ít.
III. THỰC TRẠNG SẢN
XUẤT
A. Sản xuất bột nhẹ
1. Tình hình sản xuất bột nhẹ tại
Việt Nam
Việt nam có trên 10 cơ sở sản
xuất bột nhẹ.
Hà nội có: 2 cơ sở
TP. Hồ chí Minh có: 2
Hải Phòng có: 2
Phủ Lý có: 1
Vĩnh Phúc có 1
Bắc Giang có 1
Lạng Sơn có 1
Công nghệ sản xuất bột nhẹ chủ
yếu theo công nghệ hấp thụ CO2.
Sản phẩm bột nhẹ của ta thường có
độ kiềm cao và không ổn định về
chất lượng do qui trình thiết bị lạc
hậu, thủ công, không đầu tư sâu
vào việc nghiên cứu chế độ công
nghệ. Tuy một số cơ sở có cải tiến
thiết bị ở một số khâu nhưng việc
thay đổi cục bộ, đơn lẻ cũng ít đem
lại hiệu quả. Kể cả một dây chuyền
nhập công nghệ cũng như thiết bị
toàn bộ của nước ngoài cũng không
hoạt động hiệu quả vì giá thành sản
phẩm cao hơn nhiều so với giá của
sản phẩm được sản xuất trên dây
chuyền thủ công và sản phẩm cũng
không hoàn toàn đạt tiêu chuẩn
"bột nhẹ cao cấp".
2. Tình hình sản xuất bột nhẹ
trên thế giới
Trên thế giới có Mỹ, Canada,
Châu Âu, Châu Á là những nơi sản
xuất và tiêu thụ bột nhẹ lớn nhất.
Chất độn khoáng trong sản phẩm
giấy gồm canxi cacbonat nghiền
mịn, bột nhẹ, cao lanh và titan
dioxyt. Canxi cacbonat tự nhiên
chất lượng cao không dễ kiếm ở
Bắc Mỹ. Do đó sản lượng sản xuất
bột nhẹ tăng lên rất mạnh trên thị
trường chất độn của ngành giấy ở
Bắc Mỹ. Một lý do khác cũng làm
tăng nhu cầu bột nhẹ trong công
nghiệp sản xuất bột giấy là việc sử
dụng giấy tái sinh. Sợi giấy tái sinh
ngắn hơn và mềm hơn nên độ trắng
kém hơn sợi ban đầu, vì vậy đòi hỏi
một lượng lớn hơn các chất độn có
độ trắng cao để nâng độ trắng của
giấy lên.
Mức độ độn của các khoáng
trong bột giấy có thể lên đến 50%.
Công thức độn của Bắc Mỹ là 80%
cao lanh, 20% CaCO3. Hiện nay
đang chuyển dần sang công thức là
40% cao lanh và 60% bột nhẹ.
Ngoài nhu cầu bột nhẹ trong sản
xuất giấy còn có nhu cầu bột nhẹ
trong sản xuất cao su, chất dẻo,
sơn, dược phẩm v.v...
Tổng sản lượng bột nhẹ ở Bắc
Mỹ là 600.000 tấn/năm. Các công
ty sản xuất bột nhẹ hàng đầu ở Bắc
Mỹ là Plizer Inc và ECC
international Inc. Plizer có 25 cơ sở
sản xuất bột nhẹ trên toàn nước
Mỹ. Các cơ sở sản xuất bột nhẹ này
nằm trong khu vực sản xuất giấy.
Bột nhẹ dạng huyền phù được vận
chuyển theo đường ống sang cơ sở
nghiền bột giấy. Đến cuối năm
1992 Plizer có tổng số cơ sở sản
xuất bột nhẹ lên đến 32 cơ sở.
Anh quốc có 3 công ty sản xuất
bột nhẹ là ICI, PLC, Rhon-Poulenc
và một công ty nhỏ hơn là
WR.Luscombe Ltd.
ICI sản xuất bột nhẹ chủ yếu
dùng làm chất độn cho công nghiệp
cao su, keo gắn, keo trát. Sản phẩm
của hãng 60% cung cấp cho Châu
âu.
Nhà máy bột nhẹ đầu tiên được
Rhon-Poulenc khánh thành vào
năm 1991. Nhà máy được thiết kế
hoàn toàn tự động và có công suất
30.000 tấn/năm. Sản phẩm bột nhẹ
của Rhon-Poulenc cung cấp cho
ngành công nghiệp sản xuất kem
đánh răng, giấy, keo gắn, keo trát,
sơn, dược phẩm và mỹ phẩm.
Công ty WR.Lurcombe Ltd. có
trụ sở ở London, công ty này chỉ
sản xuất bột nhẹ với công suất
1.000 tấn/năm do khai thác các sản
phẩm phụ trong công nghiệp làm
mềm nước.
Công ty Fax Kalk của Đan mạch
hiện được xem là công ty cung cấp
bột nhẹ lớn nhất Châu Âu. Nhà
máy sản xuất bột nhẹ đầu tiên của
Fax Falk là nhà máy Lesebo đặt tại
Thuỵ Điển với công suất 6.000
tấn/năm. Nhà máy sản xuất bột nhẹ
thứ hai được đặt tại Nymola (Thuỵ
điển). Sản phấm bột nhẹ của nhà
máy này được ký hiệu PCC95. Sản
phẩm của nó cung cấp cho tập đoàn
làm giấy Stora, đây là tập đoàn sản
xuất giấy và bột giấy lớn nhất Châu
Âu.
Phần Lan cũng là một nước cung
cấp bột nhẹ quan trọng ở Châu Âu.
Tổng công suất của tập đoàn Partek
là 60.000 tấn/năm.
ở khu vực châu á thì chỉ hai nước
Trung Quốc và Nhật Bản đã vượt
xa các khu vực khác về tổng sản
lượng bột nhẹ. Năm 1992 sản
lượng bột nhẹ của Trung Quốc đạt
tới 550.000 tấn.Trong đó nhu cầu
thị trường trong nước là 512.000
tấn.
ở Nhật Bản người ta sản xuất 2
loại bột nhẹ chính. Một loại là light
PCC và loại cloidal PCC. Cũng
như các khu vực khác nhu cầu bột
nhẹ cho ngành giấy là cao nhất, sau
đó là các ngành sơn, chất dẻo, cao
su v.v...
3. Công nghệ sản xuất bột nhẹ
Có 3 phương pháp để sản xuất
bột nhẹ, đó là phương pháp
cacbonat hóa, phương pháp clorua
canxi và phương pháp trao đổi sữa
vôi.
Phương pháp cacbonat hóa được
sử dụng rộng rãi nhất do có nhiều
ưu điểm về công nghệ cũng như
nguyên liệu.
Phương pháp trao đổi sữa vôi có
nhược điểm lớn là sản phẩm có lẫn
một lượng đáng kể canxi hydroxyt
và xút. Vì vậy để đảm bảo chất
lượng cần phải tốn rất nhiều công
lọc, rửa... Vì vậy phương pháp trên
chỉ nên áp dụng tại các nhà máy
sản xuất sôda.
Còn phương pháp canxi clorua
thì sẽ tạo được sản phẩm có độ tinh
khiết cao. Phương pháp này có thể
khống chế chế độ kết tủa canxi
cacbonat, do đó có thể tạo được các
tinh thể có kích thước như mong
muốn. Vì vậy người ta thường sử
dụng phương pháp này để tạo sản
phẩm có độ tinh khiết cao, được sử
dụng vào các mục đích đặc biệt.
4. Tình hình thị trường
Nhu cầu sử dụng bột nhẹ của các
lĩnh vực trong nước như sau:
Ngành sơn
12%
Sản xuất nhựa
14%
Giấy
4%
Chất tẩy rửa
10%
Kem đánh răng và mỹ
phẩm 24%
Cao su
31%
Sản xuất vỏ bình
acqui 5%
Sản phẩm bột nhẹ của ta chưa
cung cấp đủ cho các nhu cầu sử
dụng ở trong nước, hơn nữa đối với
những nhu cầu đòi hỏi chất lượng
sản phẩm cao thì của ta chưa đạt
yêu cầu, vì vậy hàng năm ta phải
nhập khoảng 150.000 tấn bột nhẹ
cho các nhu cầu sử dụng ở trong
nước như ngành sơn, nhựa, mỹ
phẩm, giấy v.v...
.