Tìm hiểu về hệ thống các văn bản pháp quy về Kson không khí

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),. Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn,từ đó yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp hiệu quả trong kiểm soát một trong số đó có các văn bản pháp quy .

pptx25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về hệ thống các văn bản pháp quy về Kson không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/18/2013 ‹#› Gv:Ths.Bùi VănNăng Sv:Đỗ Văn Đông Msv:1053060122 Lớp:55a-KHMT TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ KSON KHÔNG KHÍ Mục lục Đặt vấn đề I.tổng quan về các văn bản pháp quy trong kson không khí 1.pháp luật quốc gia 2.Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập 3.Pháp luật về công tác phòng chống ,nghiên cứu ,dự đoán ,đánh giá tác động tới ô nhiễm không khí 4.Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch,năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí 5.Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh cư về bảo vệ môi trương không khí 6.Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí II.kết luận ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn,từ đó yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp hiệu quả trong kiểm soát một trong số đó có các văn bản pháp quy . HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Pháp luật quốc gia Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập Pháp luật về công tác phòng chống, dự đoán, đánh giá các tác động làm ô nhiễm không khí Pháp luật trong khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Pháp luật về kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm không khí Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo vệ môi trường không khí 1.Tổng quát về các văn bản pháp quy trong kiểm soát ô nhiễm không khí 1.1.1.luật bvmt 2005 ngày 29/11/2005 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng -Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.cx -Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. -Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Với tổng số XV chương và 136 điều 1.1. Pháp luật Quốc gia Chỉ thị số 24/2000/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc sử dụng xăng không pha chì; Quyết định số 249/2005/QĐ- TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quyết định số 328/2005/ QĐ- TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 Quyết định số 22/2006/ QĐ- BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 banh hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ( Trong 5 bộ tiêu chuẩn về môi trường có đến 4 bộ tiêu chuẩn quy định về chất lượng về chất lượng không khí, như: TCVN 5937:2005, TCVN 5938:2005, TCVN 5939:2005, TCVN 5940: 2005) Nghị định 81/2006/NĐ-CP về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 6.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hoá học QCVN 21:2009/BTNMT 7 . Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện QCVN 22:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng QCVN 23:2009/BTNMT 9. Tiêu chuẩn Việt Nam về âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn tối đa cho phép TCVN 5949:1998 10. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của BộTrưởng Bộ Y tế V/v Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế QCVN 02:2008 / BTNMT 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT 3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06:2009/BTNMT 4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT 5.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20:2009/BTNMT 1.2 một số tiêu chuẩn quy chuẩn về kiểm soát ô nhiễm không khí 2. Các điều ước Quốc tế mà Việt Nam gia nhập Việt Nam đã gia nhập chính thức vào các Điều ước Quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí sau: - Công ước Vienna 1985: Được thông qua vào ngày 22 tháng 03 năm 1985 tại Vienna sau nhiều nỗ lực xây dựng và Tổ chức khí tượng thế giới( WMO) dưới sự điều hành của UNEP. Công ước này gồm 21 điều nêu ra những cam kết Quốc tế nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động tiêu cực do tầng Ozon bị suy giảm, hợp tác trong nghiên cứu, quan trắc và trao đổi thông tin trong lĩnh vực này. - Nghị định thư Montreal: Nghị định thư được thông qua vào ngày 16 tháng 09 năm 1987( sau này được công nhận là Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozon ) tại Montreal( Canada) nhằm xác định những biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát được việc sản xuất và tiêu thụ các hóa chất làm suy giảm tầng ozon, kêu gọi cắt giảm 50% các chất CFC trước năm 2000. Nghị định này bao gồm 20 điều và 5 phụ lục. Nghị định thư Kyoto: Đây là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005. Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện “ Cơ chế phát triển sạch” CDM. Dự án CDM được đầu tư vào các lĩnh vực như : năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển thông qua dự án CDM. 3. Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá các tác động tới ô nhiễm không khí: Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức cá nhân nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực mà các hoạt động của con người có thể gây ra cho môi trường không khí khắc phục các sự cố cho môi trường không khí để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường không khí từ các sự cố đó - Hoạt động trắc quan và định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan nhà nước được quy định từ điều 94 đến 97 của Luật bảo vệ môi trường 2005 - Hoạt động ĐTM và ĐMC: kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, ĐMC là cơ sở để cơ quan thẩm quyền quyết định xét duyệt dự án hoặc chiến lược có được thực hiện hay không, hoặc đưa ra các biện pháp bắt buộc thực hiện giải quyết các tồn tại về môi trường đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động (được quy định từ điều 14 đến điều 23 Luật bảo vệ môi trường 2005) . Các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí bao gồm : Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khi: được quy định trong điều 102,103,104 Luật bảo vệ môi trường 2005. - Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí: trách nhiệm đầu ra, xác định khu vực bị ô nhiễm thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và bộ tài nguyên môi trường; các cá nhân tổ chức gây ô nhiễm không khí phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm để giảm đến mức tối đa những thiệt hại và chịu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định pháp luật được quy định tỏng điều 93 Luật bảo vệ môi trường 2005 Hoạt động cải thiện chất lượng không khí : Nội dụng của hoạt động này bao gồm thực hiện các biện pháp hạn chế nguồn thải gây ô nhiễm không khí hoặc các biện pháp giải tỏa mức độ tập trung của nguồn thải; trồng cây xanh hoặc mở rộng diện tích cây xanh, công viên; thực hiện các biện pháp hấp thụ khí thải, làm sạch không khí 4. Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí Trong luật bảo vệ môi trường 2005 có một số quy định liên quan đến việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, quy định này mang tính chất khuyến khích. Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió,mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác.Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất. Nhà nước khuyến khích sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, hàng hoá ít gây ô nhiễm môi trường, dễ phân huỷ trong tự nhiên; sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân huỷ trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái, sản phẩm khác thân thiện với môi trường. 5. Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo vệ môi trường không khí Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo vệ môi trường không khí bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, bảo vệ môi trường nơi công cộng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đói với hộ gia đình, các biện pháp tự quản về bảo vê môi trường được quy định trong các điều sau của luật bảo vệ môi trường( được quy định từ điều 50 đến điều 54 luật bảo vệ môi trường quốc gia) 6. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí: Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi trường xung quanh trong các hoạt động của họ. Có hai loại nguồn thải vào không khí là nguồn thải tĩnh và nguồn thải động, pháp luật đưa ra những quy định khác nhau để kiểm soat hai loại nguồn này. *Kiểm soát các nguồn thải tĩnh: Các quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005 chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tổ chức, cá nhân có phát sinh khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ: các cá nhân, tổ chức trong trường hợp này phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như: +Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tánbụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn. ( khoản 1 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005) +Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. ( khoản 3 điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2005) +Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. ( khoản 4 điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2005) +. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. ( khoản 1 điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005) + Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư. ( khoản 2 điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005) *Kiểm soát các nguồn thải động: Nguồn thải này chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải gây ra, pháp luật có một số quy định như sau: + Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường( khoản 2 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005) +Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường ( khoản 3 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005) +. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. ( khoản 3 điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005) +Phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn cho phép lớn nhất của khí thải: TCVN6438-2001 +Cấm lưu hành trên đường phố các loại xe cơ giới sử dụng xăng pha chì, hoặc xả khói đen làm ô nhiễm môi trường.( Khoản 1 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toan giao thông đô thị). + Các chủ phương tiện giao thông phải đảm bảo không gây tiếng ồn quá giới hạn chi phép. Cụ thể: Các loại xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây tiếng ồn vượt quá 79 dba, các loại xe có động cơ trên 1000cc không được gây tiếng ồn quá 89 dba. + Các loại phương tiện cơ giới được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn II.KẾT LUẬN. Hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh riêng trong lĩnh vực kiểm soát không khí, hầu hết các quy định liên quan đến vấn đề này đang nằm rải rác trong các điều khoản của Luật bảo vệ môi trường 2005 và một số văn bản riêng rẽ. Việt Nam đã tham gia, ký kết các điều ước quốc tế (Công ước Vienna năm 1994, Nghị định thư Montreal và Nghị định thư Kyoto năm 1998 về giảm phát thải khí nhà kính). Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết quốc tế và đưa pháp luật vào cuộc sống lại chưa được tích cực. thực tế việc thực thi pháp luật còn rất lỏng lẻo,pháp luật đến thực tiễn còn nhiều bất cập Ngoài ra chúng ta nên có sự kết hợp sức mạnh của người dân cùng tham gia để công tác kson không khí cung như kiểm soát ô nhiễm môi trường đạt được những thành công . BÀI TẬP Một nhà máy nhiệt điện có công suất 5000 tấn than/ngày.biết trong than sau khi đốt tạo ra 12% tro về khối lượng,40% tro này sẽ rơi xuống đáy lò đốt.Phần còn lại sẽ được đi ra ngoài cùng nhiệt độ và đi vào hệ thống lọc bụi tĩnh điện với hiệu suất của thiết bị là 99.5%.vẽ sơ đồ mô tả quá trình trên và tính toán tốc độ phát thải theo khối lượng,hàm lượng tro từ nhà máy đi vào khí quyển Nhà máy (5000 tấn than/ ngày Tổng lượng tro được tạo ra : 5 000 x 12% = 600 tấn/ngày Lượng tro thoát ra ngoài (vào ESP): 600 x 60% = 360 tấn/ ngày Lượng tro thoát ra ngoài môi trường: 360 x (100% - 99,5%) = 1,8 tấn/ngày = 75 kg/h Tro (chiếm 12% lượng than Rơi xuống đáy lò ( chiếm 40%) Khí thải Thoát ra ngoài ( chiếm 60%) ESP H= 99,5 % Phát thải ra ngoài môi trường Đốt H3.Sơ đồ quá trình Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Luật môi trường - Trường Đại học KTQD, 2010 2. Giáo trình Luật môi trường - NXB Công an nhân dân - 2006. 3. Các website: Bộ tài nguyên - môi trường: Tổng cục Môi trường: Văn phòng phát triển bền vững: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Diễn đàn các Nhà báo Môi trường: Báo Tài nguyên và Môi trường: Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường: Báo điện tử Vietnamnet: Báo điện tử Dân trí: Thanks you for listen