Tìm hiểu về kiều hối qua nhiều khía cạnh

Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: - Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép; - Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế;

doc56 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về kiều hối qua nhiều khía cạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết lại sợ trùng với ý của các bạn trong nhóm,nên Hưng gửi tài liệu này, nó nói khá đầy đủ về Kiều hối.Huệ xem xét và chắt lọc những ý cần thiết cho bài thuyết trình nhé. KIỀU HỐI LÀ GÌ ? Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép; Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.” Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào cuối năm 2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 15/12/2007 về kiều hối : " Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank-to-bank” Theo tôi cần kết hợp cả 2 định nghĩa trên để có một định nghĩa tổng quan về Kiều hối như sau: Kiều hối là bao gồm toàn bộ tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phải thông qua con đường chính thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép; thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu. CÁC DÒNG KIỀU HỐI. Nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia có thể phân thành 2 loại sau: 1.2.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức: Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng minh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại Ngân hàng, công ty kiều hối) An toàn. - Khuyết điểm của phương thức này: Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường tự do Phải xuất trình nhiều giấy tờ. 1.2.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức: Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu. Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các ngân hàng thương mại. Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ. - Khuyết điểm của phương thức này: Phí cao. Không an toàn. Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối được chuyển qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn). Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức trên. Do đó dể tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều qui định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và người gửi. Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây, quyền lợi của người nhận và người gửi được đảm bảo đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam (Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/06/2002). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm nhiều quyết định, nghị quyết từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần tạo điều kiện thông thoáng cho lượng kiều hối chuyển về nước nhiều hơn như: Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN nhày 19/08/2002 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mục đích là hoàn thiện mạng lưới của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển nhanh, an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ chuyển tiền tuân thủ theo các quy định của pháp luật; Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 22/05/2006 cuả Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn thành phố (trong đó có các nghiên cứu điều chỉnh bổ sung kịp thời các chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của kiều hối); Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP ngày 19/01/02007 của Chính Phủ về việc những giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà Nước năm 2007 (trong đó có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối)… VAI TRÒ CỦA KIỀU HỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Về phân tích cán cân vãng lai, có thể thấy ngay là kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai. Cụ thể trong nhiều năm liền Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, chỉ tính riêng năm 2007, nhập siêu của cả nước dự báo khoảng 12,4 tỷ USD. Trong khi đó chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 6 tỷ USD (chỉ bao gồm đường chính thức), giúp bù đắp gần 50 % thâm hụt cán cân thương mại. - Kiều hối cũng đóng vai trò quan trọng là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế, tạo ra một nguồn lực tài chính cho đất nước, làm tăng sức đề kháng của Việt Nam trước những chuyến biến phức tạp của nền kinh tế Thế giới. Đây là một nguồn lực tài chính được huy động tư trong dân cư – nội lực tài chính của quốc gia - mang tính ổn định hơn những nguồn ngoại tệ khác như vốn vay, tiền viện trợ…giúp quốc gia giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. - Việt Nam là một nước sản xuất dầu thô và vừa nhận được số lượng kiều hối đáng kể. Do đó Việt Nam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu nhập từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi số thu nhập về dầu thô trong năm 2007 lên đến khoảng 12,7 tỷ USD (số liệu báo cáo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia) hoàn toàn nằm trong tay Nhà nước. Việc sử dụng số tiền này một cách hữu hiệu không tránh khỏi những mâu thuẫn liên hệ đến chính trị, giữa quyền lợi của Đảng và của nhân dân. Ngược lại Kiều hối gồm nhiều triệu món tiền nhỏ, được phân phối rộng rãi và không qua trung gian Nhà nước. Do đó kiều hối không bị ảnh hưởng tiêu cực như số lượng thu nhập từ dầu thô. - Quan trọng hơn cả, trên phương diện thực tế, kiều hối trực tiếp giúp nhiều gia đình nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm ăn. Như vậy kiều hối giúp giảm mức nghèo đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần đông công nhân xuất khẩu lao động phát xuất từ đây. Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2007 2.1 2.7 3.2 3.8 6,0 4.7 Nguồn: Niên giám của Tổng cục thống kê, Báo cáo ước tính các năm của Tổng cục thống kê, Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia. Trong 5 năm vừa qua lượng kiều hối chuyển về nước mỗi năm mỗi tăng vượt bậc (hình1.1) cho thấy kiều hối thực sự là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước và đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai. Những năm gần đây chính sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thêm nhiều thuận lợi cho cả người gửi và người nhận. Đây được coi là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục về lượng kiều hối chuyển tiền về nước. 1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG VỀ KIỀU HỐI ĐẾN NĂM 2010. 1.4.1. Xác định đúng đối tượng phục vụ. - Các đối tượng khác chuyển tiền về Việt Nam với mục đích hỗ trợ thân nhân và mục đích từ thiện khác. - Các công ty, tổ chức hoạt động dịch vụ kiều hối trong và ngoài nước. - Các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. 1.4.2. Xác định đúng nhu cầu khách hàng. 1.4.2.1. Đối với người gửi tiền: + Thuận tiện trong việc tiếp cận dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng. + Ngân hàng cung cấp dịch vụ phải ngân hàng có uy tín, đáng tin cậy. + Thời gian chuyển tiền nhanh. + Phí chuyển tiền thấp. + Thủ tục chuyển tiền đơn giản. + Được tiếp đón ân cần, lịch sự, được phục vụ nhanh. + Được hưởng lợi từ các chính sách khách hàng (ví dụ: chương trình khuyến mại…) của ngân hàng. 1.4.2.2. Đối với người nhận tiền: + Thuận tiện trong việc tiếp cận các địa điểm chi trả kiều hối và được nhận tiền tại nhà. + Được ngân hàng phục vụ thông báo số tiền đã được chuyển về và hướng dẫn các điểm chi trả kiều hối gần nhất. + Thời gian nhận tiền nhanh. + Không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào. + Thủ tục nhận tiền đơn giản. + Được hưởng lợi từ các chính sách khách hàng (ví dụ: tham gia các chương trình khuyến mại...) của ngân hàng. + Thích được nhận tiền mặt bằng ngoại tệ, đặc biệt đồng USD và EUR + Tỷ giá mua bán ngoại tệ cao. + Được tiếp đón ân cần, lịch sự, được phục vụ nhanh. + Được tư vấn về việc sử dụng những món tiền kiều hối nhàn rỗi sao cho sinh lợi nhiều nhất. + Được sử dụng các tiện ích dịch vụ khác của ngân hàng. 1.4.3. Xác định đúng thị trường tiềm năng. Từ năm 1991 đến năm nay, kiều hối tăng bình quân trên 10%/ năm. Thị trường kiều hối của cả nước sẽ tiếp tục phát triển và dự đoán năm 2008, lượng kiều hối vào Việt Nam sẽ đạt 7 tỷ USD và dự đoán đến năm 2010, lượng kiều hối vào Việt Nam sẽ gần đạt 10 tỷ USD. (nguồn www.mof.gov.vn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam) Trong năm 2006, Việt Nam đã đưa 83.440 lao động ra nước ngoài làm việc. Lượng ngoại tệ do lao động Việt Nam chuyển về nước đạt trên 2,5 tỷ USD. Theo Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, năm 2008 sẽ có khoảng 100,000 người đi lao động ở nước ngoài ở các nước như Anh, Hy Lạp, Canada, Lybia.. Theo báo cáo của một số ngân hàng và tổ chức kinh tế có doanh số kiều hối lớn, ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia như: Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Nhật, Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Nga,... Tại các nước và khu vực như Đài loan, Malaysia, Nhật, Trung Âu, Đông Âu... tuy có một số khá lớn người Việt nam đang lao động, học tập sinh sống nhưng ngoại tệ chuyển về chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số ngoại tệ từ nguồn kiều hối ở nước ngoài chuyển về. Hiện nay Việt Nam có 2,7 triệu Việt kiều sinh sống ở 90 nước trên thế giới. Trong đó: + Mỹ: 1,3 triệu người + Pháp: 300,000 người + Australia: 250,000 người + Canada: 180,000 người + Còn lại ở các nước khác (Nguồn Báo điện tử Vietnamnet: www.vnmedia.vn) QUY TRÌNH NHẬN VÀ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.5.1. Quy trình nhận tiền kiều hối. Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Nước ngoài Người chuyển tiền (NƯỚC NGOÀI) Người nhận tiền (VIỆT NAM) (2) (1) (3) Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Việt Nam (5) (4) 1.5.1.1. Sơ đồ nhận tiền kiều hối: (1) Người có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam sẽ lựa chọn tổ chức chuyển tiền phù hợp đến liên hệ. (2) Các Tổ chức chuyển tiền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền, nếu đồng ý, sẽ nhận tiền của khách hàng và chuyển đi theo yêu cầu. (3) Thông báo đã chuyển tiền, cung cấp thông tin cần thiết cho người thụ hưởng để nhận tiền (nếu có). (4) Các tổ chức chuyển tiền thông qua các hệ thống liên kết toàn cầu để xử lý các món tiền chuyển lẫn nhau. (5) Người thụ hưởng ở Việt Nam đến nhận tiền tại các tổ chức phù hợp. 1.5.1.2. Các cách thức nhận tiền kiều hối. Nhận tiền kiều hối thông qua tài khoản tại Ngân hàng. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn Ngân hàng đại diện cho mình, mở một tài khoản cá nhân sau đó sẽ cung cấp cho người thân của mình những thông tin sau: - Họ và tên (full name): - Số tài khoản (account’s number):………… - Số CMND (passport or ID card number) : - Địa chỉ (address): - Điện thoại (telephone number): TÊN NGÂN HÀNG NGƯỜI THỤ HƯỞNG (beneficiary’s bank) VD: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM  HO CHI MINH CITY BRANCH 134 NGUYEN CONG TRU, DIST. 1, HO CHI MINH CITY, VIET NAM SWIFT CODE: BIDVVNVX310 Khi Ngân hàng người thụ hưởng nhận được lệnh báo có từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ lập tức ghi có vào tài khoản khách hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ liên lạc với khách hàng để thông báo về số tiền chuyển về. Nếu khách hàng (người nhận tiền) không muốn mở tài khoản tại Ngân hàng thì có thể cung cấp cho người chuyển tiền đủ những thông tin trên kèm theo số chứng minh nhân nhân, Ngân hàng vẫn sẽ nhận tiền về an toàn cho khách hàng. Nhận tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển tiền quốc tế. Hiện nay trên các hệ thống Ngân hàng Việt Nam có mặt của nhiều tổ chức chuyển tiền lớn trên thế giới. Đại diện là hai công ty chuyển tiền nhanh toàn cầu là Western Union và Money Gram. Thông qua hệ thống toàn cầu của các tổ chức này khách hàng có thể nhận tiền kiều hối từ người thân một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phút). Với mỗi hệ thống Ngân hàng làm đại lý cho các tổ chức trên, cách thức nhận tiền cũng có vài điểm khác nhau. Và đây cũng là một trong những lợi thế thu hút lượng kiều hối của các hệ thống Ngân Hàng Việt Nam. Khách hàng chỉ cần mang chứng minh nhân dân (hoặc những giấy tờ tùy thân hợp lệ khác) đến ngân hàng và cung cấp mã số chuyển tiền mà người thân cung cấp, cùng với loại tiền tệ mà mình mong muốn nhận (VND, USD). Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp để kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở dữ liệu của công ty chuyển tiền quốc tế cung cấp (thông qua mạng internet), nếu khớp đúng nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền cho khách hàng, nếu sai thông tin thì nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp lại thông tin. Nhận tiền kiều hối bằng các loại Séc quốc tế (Bank’s draft). Ngoài hai phương thức trên, khách hàng còn có thể nhận tiền từ người thân bằng các loại séc quốc tế. Khi một khách hàng nhận được một tờ bank’s draft của người thân hoặc một công ty từ nước ngoài chuyển về. Khách hàng có thể đến ngân hàng của mình yêu cầu thu tiền hộ. Ngân hàng dựa trên những thông tin cung cấp trên tờ séc sẽ tiến hành nhờ thu đến ngân hàng phát hành tờ séc đó (hoặc một ngân hàng đại lý trung gian). Sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, nếu tờ séc hợp lệ ngân hàng sẽ nhận được báo có từ ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng đại lý trung gian), khi đó ngân hàng sẽ báo có đến cho khách hàng của mình. 1.5.2. Quy trình chuyển tiền kiều hối. 1.5.2.1. Sơ đồ chuyển tiền kiều hối. Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế tại Việt Nam Người chuyển tiền (VIỆT NAM) Người nhận tiền (NƯỚC NGOÀI) (2) (1) (3) Ngaân haøng, Bưu điện, Các Đại lý tổ chức chuyển tiền Quốc tế ở Nước ngoài (5) (4) 6 (1) Người có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài sẽ lựa chọn tổ chức chuyển tiền phù hợp đến liên hệ. (2) Các Tổ chức chuyển tiền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền, nếu đồng ý, sẽ nhận tiền của khách hàng và chuyển đi theo yêu cầu. (3) Thông báo đã chuyển tiền, cung cấp thông tin cần thiết cho người thụ hưởng để nhận tiền (nếu có). (4) Các tổ chức chuyển tiền thông qua các hệ thống liên kết toàn cầu để xử lý các món tiền chuyển lẫn nhau. (5) Người thụ hưởng ở nước ngoài đến nhận tiền tại các tổ chức phù hợp. 1.5.2.2. Các cách thức chuyển tiền kiều hối.. Chuyển tiền kiều hối mà người thụ hưởng nhận tiền thông qua tài khoản tại Ngân hàng. Sau khi Ngân hàng kiểm tra đầy đủ những giấy tờ cần thiết để chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp, và nguồn tiền hợp pháp (nếu là cá nhân không cư trú) của người chuyển tiền, ngân hàng sẽ chuyển tiền đến ngân hàng thụ hưởng (hoặc một ngân hàng đại lý trung gian). Theo thông lệ thì quy trình chuyển tiền này thì sẽ mất khoảng từ 1 đến 3 ngày làm việc. Khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng đại diện cho mình những thông tin của người thụ hưởng bao gồm: - Họ và tên (full name): - Số tài khoản (account’s number):………… - TÊN NGÂN HÀNG NGƯỜI THỤ HƯỞNG (beneficiary’s bank) VD: UNITED OVERSEAS BANK LIMITED BLK 1 TANJONG PAGAR PLAZA #01-404 SINGAPORE 082001 SWIFT CODE: SB007375 Chuyển tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển tiền quốc tế. Khách hàng chỉ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết để chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp và nguồn gốc tiền hợp pháp ( nếu là cá nhân không cư trú) với ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp về người thụ hưởng để chyển tiền thông qua hệ thống toàn cầu của công ty chuyển tiền quốc tế cung cấp (thông qua mạng internet). Sau khi chuyển tiền thành công, nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng mã số chuyển tiền. Người thụ hưởng có thể nhận tiền ngay tại bất kỳ đại lý nào của công ty chuyển tiền quốc tế ở quốc gia mình đang cư trú. Điều tiện lợi nhất ở đây là người thụ hưởng không cần mở tài khoản tại ngân hàng. 1.5.3. Những mục đích chuyển tiền kiều hối hợp pháp ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa đủ lực để mở cửa nền kinh tế hoàn toàn như các quốc gia đã phát triển khác, cho nên về vấn đề quản lý ngoại hối chính phủ vẫn còn quản lý khá chặt chẽ. Như đã trình bày ở trên, bất kỳ một cá nhân nào muốn chuyển tiền ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cũng đều phải chứng minh mục đích chuyển tiền hợp pháp của mình. Những mục đích đó là: 1.5.3.1. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích học tâp ở nước ngoài công dân Việt Nam đi du học phải có các giấy tờ sau: Giấy thông báo chi phí, học phí của trường nhận học. Bản sao hộ chiếu - Mức ngoại tệ được phép chuyển, mang ra nước ngoài, căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. - Trường hợp cơ sở đào tạo ở nước ngoài không có thông báo về tiền ăn ở, sinh hoạt phí và các chi phí khác có liên quan thì ngoài số tiền học phí đã thông báo thì được phép chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 7,000 USD/người đi học. Trong trường hợp công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài phải có thêm các giấy tờ sau: Giấy chứng minh quan hệ nhân thân Bản sao CMND của người đề nghị chuyển tiền.. 1.5.3.2. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài: - Công dân VN có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ để thanh toán tiền viện phí, tiền ăn ở, sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan đến quá trình chữa bệnh ở nước ngoài, cần các giấy tờ sau: Giấy t
Tài liệu liên quan