LUẬT PHÁ SẢN
I. NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN
1. Phá sản một hiện tượng tất yếu trong thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại khách quan. Điều đó được lí giải bằng các lí do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp cũng giống như một thực thể xã hội, cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Điều đó phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật hiện tượng.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường với đa hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa loại hình kinh tế nhiều loại hình doanh nghiệp song song tồn tại. Trong nền kinh tế đó thì lợi nhuận luôn là vấn đề tối cao để doanh nghiệp hướng tới và đồng thời đó cũng là nguyên nhân khiến họ lao vào quá trình cạnh tranh gây gắt.
Thứ ba, đi kèm với lợi nhuận thì doanh nghiệp phải chịu không ít những rủi ro. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản có thể là do những nguyên nhân cơ bản sau đây: do sự yếu kém về năng lực tổ chức, không thích ứng với những biến động trên thị trường và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản.
Mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng không thanh toán được nợ, mà còn là doanh nghiệp rơi vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là doanh nghiệp không trả hết được nợ, không có lối thoát.
13 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Luật phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT PHÁ SẢN
NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN
Phá sản một hiện tượng tất yếu trong thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại khách quan. Điều đó được lí giải bằng các lí do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp cũng giống như một thực thể xã hội, cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Điều đó phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật hiện tượng.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường với đa hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa loại hình kinh tế nhiều loại hình doanh nghiệp song song tồn tại. Trong nền kinh tế đó thì lợi nhuận luôn là vấn đề tối cao để doanh nghiệp hướng tới và đồng thời đó cũng là nguyên nhân khiến họ lao vào quá trình cạnh tranh gây gắt.
Thứ ba, đi kèm với lợi nhuận thì doanh nghiệp phải chịu không ít những rủi ro. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản có thể là do những nguyên nhân cơ bản sau đây: do sự yếu kém về năng lực tổ chức, không thích ứng với những biến động trên thị trường và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản.
Mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng không thanh toán được nợ, mà còn là doanh nghiệp rơi vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là doanh nghiệp không trả hết được nợ, không có lối thoát.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kì hoạt động nào mà sao đó phát sinh ra các khoản nợ thì các khoản nợ này được coi là cơ sở để đánh giá tình trạng phá sản của doanh nghiệp.
Pháp luật không quy định cụ thể là doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì tình hình tài chính của các doanh nghiệp là khác nhau nên không thể quy định mức tài khoản bao nhiêu là lâm vào tình trạng phá sản.
Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với bên ngoài là doanh nghiệp trả được nợ hay không.
Tóm lại: phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên trong bất kì nền kinh tế thị trường trên thế giới.
Khái niệm
Phá sản là hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường, là hậu quả tất yếu của quy luật cạnh tranh.
Phá sản được hiểu dưới góc độ sau:
Dưới góc độ tài chính:
Luật Phá Sản sửa đổi năm 2004 qui định:
Doanh nghiệp, Hợp Tác Xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3). Biểu hiện của việc không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là việc ngưng trả nợ. Việc trả nợ do nguyên nhân không có tiền mặt trả ngay cho chủ nợ mặc dù tài sản của doanh nghiệp lớn hơn hay thấp hơn số nợ đến hạn.
Luật phá sản Việt Nam không dùng khái niệm phá sản trực tiếp mà dùng khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”.
Dưới góc độ pháp lý:
Phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Phá sản khác với việc đòi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự.
Phá sản, dưới góc độ tài chính và góc độ pháp lý là 2 khái niệm không thể tách rời; không thể giải quyết doanh nghiệp khi doanh nghiệp không rơi vào tình trạng phá sản, việc rơi vào tình trạng phá sản là căn cứ để mở thủ tục giải quyết phá sản.
Phân loại phá sản
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản, phá sản được chia ra: Phá sản trung thực và phá sản gian trá.
Phá sản trung thực là hiện tượng phá sản do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro trong kinh doanh gây ra.
Phá sản gian trá là hiện tượng phá sản do con nợ có những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ phát lí, phá sản có thể chia ra thành: phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.
Phá sản tự nguyện là phá sản do chính con nợ yêu cầu khi thấy mình lâm vào tình trạng phá sản.
Phá sản bắt buộc là phá sản được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ hoặc của đại diện chủ sở hữu ở một số loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp doanh).
Dựa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản , phá sản được chia thành: phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và phá sản cá nhân.
Phá sản cá nhân. Cá nhân đó phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.
Phá sản pháp nhân. tổ chức có tư cách pháp nhân, tổ chức này phải gánh chịu hậu quả của việc phá sản, Việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản cuả pháp nhân.
Đối tượng áp dụng của luật phá sản
Luật phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, được thành lập và hoạt động theo quy luật của pháp luật.Cụ thể:
Công ty Nhà nước;
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
Công ty cổ phần;
Công ty hợp doanh;
Công ty liên doanh;
Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
Hợp tác xã;
Liên hiệp hợp tác xã;
Doanh nghiệp liên doanh;
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Phân biệt phá sản với giải thể
Thủ tục giải thể là thủ tục mang tính chất hành chính nhằm chấm dứt hoạt động (tư cách pháp nhân) của một doanh nghiệp. Giải thể trước hết là công việc nội bộ của doanh nghiệp, nhưng để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, các cổ đông hoặc thành viên của công ty, mà nhà nước phải quy định và can thiệp vào các quyết định giải thể của doanh nghiệp.
PHÁ SẢN
GIAI THỂ
LÝ DO
Vì một lý do duy nhất là doanh nghiệp, Hợp Tác Xã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
Có nhiều lý do dẫn đến giải thể:
Kết thúc thời hạn hoạt động
Doanh nghiệp không đủ số lượng thành viên tối thiểu.
Bị thu hồi giấy chứng nhận Đăng Kí Kinh Doanh
Doanh nghiệp không muốn hoạt động nữa.
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
Khi doanh nghiệp, Hợp Tác Xã rơi vào tình trạng phá sản và có các chủ thể nộp đơn yêu cầu phá sản
Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã phải thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết hợp đồng và không rơi vào tình trạng phá sản.
TÍNH CHẤT CỦA THỦ TỤC
Là thủ tục tư pháp và là thủ tục đòi nợ, thanh toán nợ đặc biệt.
Mang tính chất hành chính để thanh lý tài sản
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
Chỉ có toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản và ra quyết định thông báo phá sản doanh nghiệp
Nhìn chung do chủ sở hữu quyết định trừ trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
THÁI ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHỦ DOANH NGHIỆP HOẶC NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Doanh Nghiệp và người quản lý Doanh Nghiệp bị hạn chế quyền thành lập Doanh Nghiệp và quản lý Doanh Nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã bị Thông Báo Phá Sản trừ 1 số trường hợp nhất định
Nhà Nước không hạn chế và quản lý Doanh Nghiệp của những người này ( vì việc giải thể Doanh Nghiệp không ảnh hưởng đến chủ thể khác)
KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
Khái niệm pháp luật phá sản
Pháp luật phá sản có thể được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Pháp luật phá sản là một bộ phận cấu trúc thành nhóm các chế định pháp luật về giải quyết hậu quả của khung pháp lí kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
à Như vậy, pháp luật phá sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội: quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a. Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ
Chủ nợ là những người có quyền yêu cầu con nợ thực hiện một số nghĩa vụ tài sản nhất định. Theo quy định của luật phá sản , chủ nợ được chia ra ba loại: CHủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không bảo đảm (xem khoản 1, 2, 3 Điều 6 Luật phá sản).
Con nợ chính là doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toánđược các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu (xem Điều 3 luật phá sản).
b. Quan hệ tố tụng
Quan hệ tố tụng giữa các đương sự và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chủ thể của các quan hệ này bao gồm: Các đương sự và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nội dung của pháp luật phá sản
Những yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của luật phá sản:
Thứ nhất, nội dung của luật phá sản bị quyết định bởi tính chất của nền kinh tế.
Thứ hai, nội dung của luật phá sản chịu ảnh hưởng của trình độ của nền kinh tế.
Thứ ba, nội dung của luật phá sản phụ thuộc vào khả năng làm chủ của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các công việc của mình.
Thứ tư, nội dung của luật phá sản chịu sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Vai trò của phá luật phá sản
Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chung chính đáng của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ một công cụ để thực hiện việc đòi nợ.
Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, đem lại cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng phá sản một cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thương trường một cách có trật tự.
Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của người lao động.
Pháp luật phá sản góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế.
Pháp luật phá sản góp phần bảo đảm trật tự, kỉ cương xã hội.
CHỦ THỂ TIẾN HÀNH VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT QUÁ TRÌNH PHÁ SẢN
Bao gồm toà án, các chủ nợ, doanh nghiệp, Hợp Tác Xã, người lao động
Cơ quan tiến hành thủ tục phá sản : là toà án (Điều 7 & Điều 8)
Thẩm quyền của toà án:
Xác định thẩm quyền của toà án theo cấp Đăng Kí Kinh Doanh gồm:
Tòa Án Nhân Dân cấp huyện: có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với Hợp Tác Xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan Đăng Ký Kinh Doanh cấp huyện đó.
Tòa Án Nhân Dân cấp tỉnh: có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã Đăng Ký Kinh Doanh tại cơ quan Đăng Ký Kinh Doanh cấp tỉnh đó. Theo luật tổ chức toà án đó là Tòa Án Nhân Dân cấp tỉnh, trường hợp cần thiết Tòa Án Nhân Dân cấp tỉnh để tiến hành thủ tục phá sản đối với Hợp Tác Xã thuộc thẩm quyền của Tòa Án Nhân Dân cấp huyện. Đối với Doanh Nghiệp có vốn Đầu Tư Nước Ngoài thì Tòa Án Nhân Dân nơi đặt trụ sở chính của Doanh Nhiệp có quyền giải quyết.
Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Điều 9, Điều 10)
Thành phần tổ quản lý thanh lý tài sản:
Chấp hành viên cơ quan thi hành án làm tổ trưởng
1 cán bộ toà án
1 đại diện chủ nợ
Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã bị mở thủ tục phá sản.
Trong trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện cơ quan chuyên môn thì thẩm phán quyết định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ quản lý thanh lý tài sản: (Điều 10 Luật Phá Sản)
Là quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản.
Và các quyền nhiệm vụ được quy định tại điều 10 Luật Phá Sản .
Tóm lại: theo Lạm Phá Sản năm 2004, các quy định về tổ quản lý thanh lý tài sản có những điểm mới so với Luật Phá Sản năm 1993 như sau:
Nhập hai tổ quản lý thanh lý tài sản vào 1 tổ chung gọi là tổ quản lý thanh lý tài sản.
Thành phần gọn hơn ( còn có 4 người là chủ yếu, theo Luật Phá Sản năm 1993 phải có 7 thành viên mỗi tổ). Người trực tiếp thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản là thẩm phán chứ không phải chánh toà kinh tế như Lạm Phá Sản năm 1993. Tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ giải thể khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội Nghị Chủ Nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã.
Chủ nợ: (Điều 13)
Các chủ nợ tham gia vào quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, Hợp Tác Xã chủ nợ theo quy định của Luật phá sản bao gồm chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm tài sản 1 phần và chủ nợ không có tài sản bảo đảm.
chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã hoặc của người thứ 3.
Chủ nợ có bảo đảm 1 phần: là chủ nợ có khoản nợ bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã hoặc của người thứ 3.
Chủ nợ không có bảo đảm: là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã hay của người thứ 3.
Mức độ tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu Thông Báo Phá Sản doanh nghiệp, Hợp Tác Xã của chủ nợ nói trên là khác nhau, điều này được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ đó.
Đại diện người lao động:
Người lao động tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Hợp Tác Xã với tư cách là chủ nợ.( hoặc các khoản nợ khác)
Khi doanh nghiệp, Hợp Tác Xã không trả và các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã
Những người khác:
Cổ đông của công ty cổ phần.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC PHÁ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn theo yêu cầu Thông Báo Phá Sản:
Thủ tục nộp đơn:
Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn:
Các chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo 1 phần mới có quyền đệ đơn (Điều 13)
Đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp , Hợp Tác Xã không trả được lương cho người lao động và doanh nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản.
Đại diện chủ sở hữu Nhà Nước.
Cổ đông của công ty cổ phần.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Chủ doanh nghiệp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Hợp Tác Xã khi thấy doanh nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản.
Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã kể từ ngày xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng lệ phí phá sản. Trong trường hợp người nộp đơn không nộp tạm ứng lệ phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày toà án nhận được đơn.
Toà án có trách nhiệm thông báo cho Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản biết về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Điều 23)
Toà án phải trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
Người nộp đơn không có quyền nộp đơn.
Có toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với Doanh Nghiệp.
Người nộp đơn không nộp tạm ứng phí trong thời hạn do Toà án định.
Có toà án khác đã mở thủ tục phá sản.
Có căn cứ cho rằng việc nộp đơn mở thủ tục phá sản là không khách quan, ảnh hưởng xấu đến dnah dự của doanh nghiệp, Hợp Tác Xã hay có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã chứng minh được mình không rơi vào tình trạng phá sản.
à Tóm lại: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản và việc nộp đơn không thuộc một trong các trường hợp trả lại đơn thì Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp (Điều 28).
Mở hay không mở thủ tục phá sản:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 28 Luật Phá Sản)
Căn cứ điều 3 Luật Phá Sản
Nội dung quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 28 Luật Phá Sản)
Phải đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và báo ngày của Trung ương 3 số liên tiếp.
Quyết định không mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Hợp Tác Xã (Điều 28 Luật Phá Sản)
Kết luận:
Với quyết định không mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, Hợp Tác Xã không bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Việc giải quyết doanh nghiệp, Hợp Tác Xã không tiến hành.
Trường hợp tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với Doanh Nghiệp và các hoạt động toà án phải tiến hành.
Tổ chức hội nghị chủ nợ:
Ý nghĩa của Hội Nghị Chủ Nợ
Là cơ quan có quyền cao nhất của các chủ nợ, là hình thức thực hiện quyền dân chủ đối với nhau.
Đối với Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản, Hội Nghị Chủ Nợ là cơ quan quyết định sự sống còn của nó.
Thẩm phán và thời gian triệu tập Hội nghị chủ nợ
Thẩm phán phụ trách tiến trình thủ tục phá sản có thẩm quyền triệu tập và chủ trì Hội Nghị Chủ Nợ.
Thời gian triệu tập Hội nghị chủ nợ được quy định như sau (Điều 61)
Nếu việc kiểm kê tài sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội Nghị Chủ Nợ.
Nếu việc kiểm kê tài sản kết thúc sau ngày kiểm tra danh sách chủ nợ thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kiểm kê xong tài sản của Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã.
Các Hội Nghị Chủ Nợ tiếp theo có thể được thẩm phán triệu tập bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị tổ quản lý thanh lý tài sản hoặc của chủ nợ đại diện cho ít nhất 1/3 tổng chủ nợ không có bảo đảm.
Yêu cầu của việc triệu tập
Thẩm phán gửi giấy triệu tập chậm nhất là 15 ngày trước khai mạc những người có quyền lợi và nghĩa vụ tham dự.
Thành phần tham gia của Hội Nghị Chủ Nợ
Những người có quyền tham gia Hội Nghị Chủ Nợ:
Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ ( có thể uỷ quyền)
Đại diện người lao động hay có quyền đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền.
Người bảo lãnh sau khi trả nợ cho Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã lâm vào tình trạng phá sản thì họ sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Những người có nghĩa vụ tham gia Hội Nghị Chủ Nợ là những người đã thủ tục phá sản Doanh Nghiệp, bao gồm:
Chủ Doanh Nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của Doanh Nghiệp, Hợp Tác Xã (Điều 15 Luật Phá Sản).
Chủ sở hữu Doanh Nghiệp Nhà Nước (Điều 16).
Cổ đông công ty cổ phần (Điều 17).
Thành viên hợp danh (Điều 18).
Điều Kiện Hợp Lệ Của Hội Nghị Chủ Nợ (ĐIỀU 65)
Phải có đủ 2 điều kiện sau:
Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia.
Sự tham gia của những người có nghĩa vụ.
Hoãn Hội Nghị Chủ Nợ: theo quy định tại điều 66, Hội Nghị Chủ Nợ có thể hoãn 1 lần trong các trường hợp sau đây:
Không đủ tỉ lệ để Hội Nghị Chủ Nợ hợp lệ.
Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt biểu quyết đề nghị hoãn thì Thẩm phán ra quyết định hoãn.
Người có nghĩa vụ tham gia Hội Nghị Chủ Nợ vắng mặt vì có lý do chính đáng.
Lưu ý: Trường hợp Thẩm phán ra quyết định hoãn Hội Nghị Chủ Nợ thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội Nghị Chủ Nợ, Thẩm phán phải triệu lại Hội Nghị Chủ Nợ.
Nội dung của Hội Nghị Chủ Nợ và nghị quyết Hội Nghị Chủ Nợ lần thứ nhất
Nội dung Hội Nghị Chủ Nợ lần thứ nhất (Điều 64)
Nghị quyết của Hội Nghị Chủ Nợ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội Nghị Chủ Nợ đại diện cho 2/3 tổng số chủ nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý.
Nghị quyết của Hội Nghị Chủ Nợ có giá trị ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ. Như vậy Hội Nghị Chủ Nợ chỉ thông qua các vấn đề sau: Kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, ý kiến đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp hoặc của đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thủ tục phục hồi Sản xuất kinh doanh
Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi (Điều 68)
Doanh nghiệp, Hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi lại hoạt động Sản xuất kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông quá Nghị quyết cho doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng thủ tục phục hồi. (Khoản 1 Điều 68)
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi để nộp cho toà án theo nội dung quy định tài điều 69.
Ngoài doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì bất kì chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã được gửi cho toà án.(Khoản 2 Điều 68)
Thẩm phán xem xét nội dung phương án và quyết định đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ quyết định (Đ70).
Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ (gọi là Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi). Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm tài sản có mặt đại diện cho từ 2/3 số chủ nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết đồng ý (Điều 72).
Thẩm phán ra quyết định công nhận quyết định trên. Quyết định có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. quyết định này phải gửi cho doanh nghiệp, HTX và các chủ nợ trong thời hạn 7 ngày