Tìm hiểu về ngành Luật (tiếp theo)

Nghề luật là gì? Vì sao nghề luật hấp dẩn bạn? Chúng ta đang sống trong một đất nước thanh bình. Bạn được đi học, vui chơi, mơ ước và phấn đấu cho tương lai. Nhưng hãy thử tưởng tượng, cuộc sống sẽ ra sao nếu một ngày mọi thứ bỗng đảo lộn: bạn không thể đến trường vì tắc đường do không có tín hiệu giao thông; số tiền ít ỏi mẹ cho bị kẻ xấu móc mất; về nhà thì thay vì mâm cơm ngon lành thường lệ là bộ mặt ỉu xìu của mẹ: “Tháng này bố bị ông chủ quịt lương nên mẹ không có tiền đi chợ” v.v. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có pháp luật và không có những người đảm bảo cho pháp luật được thi hành

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về ngành Luật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghề luật là gì? Vì sao nghề luật hấp dẩn bạn? Chúng ta đang sống trong một đất nước thanh bình. Bạn được đi học, vui chơi, mơ ước và phấn đấu cho tương lai. Nhưng hãy thử tưởng tượng, cuộc sống sẽ ra sao nếu một ngày mọi thứ bỗng đảo lộn: bạn không thể đến trường vì tắc đường do không có tín hiệu giao thông; số tiền ít ỏi mẹ cho bị kẻ xấu móc mất; về nhà thì thay vì mâm cơm ngon lành thường lệ là bộ mặt ỉu xìu của mẹ: “Tháng này bố bị ông chủ quịt lương nên mẹ không có tiền đi chợ” v.v... Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có pháp luật và không có những người đảm bảo cho pháp luật được thi hành. · Vậy pháp luật và nghề luật là gì? Hiểu đơn giản thì pháp luật là các quy định do Nhà nước ban hành mà mọi người dân, mọi tổ chức đều phải tuân thủ để đảm bảo duy trì trật tự tốt đẹp của xã hội. Chắc hẳn các bạn đều nhớ những quy tắc xử sự mà mình đã từng được bố mẹ dạy dỗ từ thuở ấu thơ như phải nghe lời và quan tâm, chăm sóc ông bà, bố mẹ; không được tham lam lấy của người khác; khi đi đường phải đi bên phải, thấy đèn đỏ thì dừng lại... Để mọi người cùng biết và thực hiện thống nhất trong cả nước, Nhà nước ghi nhận các quy tắc xử sự này và chuyển thành những quy định trong các văn bản gọi là văn bản pháp luật. Ngoài việc quy định về quy tắc mà mọi người phải tôn trọng, pháp luật còn quy định về các biện pháp xử lý khi ai đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Ví dụ, Luật giao thông đường bộ quy định các quy tắc mà những người tham gia giao thông cần tuân thủ; các biện pháp xử phạt khi có người vi phạm như vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều, gây cản trở giao thông v.v... Như vậy trước hết, phải có những cán bộ pháp luật soạn thảo các văn bản pháp luật để trình Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành. Khi pháp luật đã được ban hành thì mọi công dân, tổ chức phải chấp hành và thi hành pháp luật. Nhưng không phải ai trong xã hội cũng có ý thức chấp hành pháp luật. Để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc, phải có một đội ngũ đông đảo những người làm công tác thi hành pháp luật. Nhiệm vụ của những người này là giúp người dân hiểu rõ pháp luật, tạo điều kiện cho họ hưởng các quyền công dân của mình, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích riêng của từng người dân. Nhưng việc vi phạm pháp luật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và với các mức độ khác nhau. Có người do vô tình mà phạm luật, không hiểu biết mà phạm luật, hoàn cảnh xô đẩy mà phạm luật hay cố tình phạm luật để trục lợi. Để áp dụng những biện pháp xử lý thích hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật đó, cần phải có các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát. Mặt khác, trong đời sống xã hội cũng có thể nảy sinh nhiều tranh chấp. Ví dụ, bố mẹ bạn cho thuê nhà nhưng người thuê nhà lại nói rằng đó là nhà của họ và chiếm luôn nhà. Nếu tự bố mẹ bạn không đòi lại được nhà thì có thể yêu cầu tòa án đứng ra phán xử để xác định căn nhà đó là của ai. Nếu đúng là nhà của bố mẹ bạn, tòa sẽ ra bản án buộc người thuê phải trả lại nhà. Như vậy chúng ta thấy pháp luật và những người làm công tác pháp luật rất cần thiết đối với mọi quốc gia. Những người có kiến thức pháp luật có thể công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại tòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v... Vì sao nghề luật hấp dẩn bạn? Như bạn đã khám phá qua những hàng ghế trước, trên đất nước ta, ở đâu cũng cần những người có chuyên môn luật. Nếu không phải để giúp người thì cũng là để giúp cho chính bản thân mình. Có rất nhiều bạn trẻ đã có một bằng đại học rồi vẫn đăng ký học thêm ngành luật. Có những lớp học luật với thành phần rất đa dạng: từ các bạn mới tốt nghiệp phổ thông trung học tại các báo đã hoặc sắp nghỉ hưu; từ các anh chị công nhân tới các vị tiến sĩ chuyên ngành khác; ai ai cũng tìm thấy ích lợi của việc học luật. Còn bạn, tại sao lại không chọn nghề luật nhỉ? · Cơ hội tìm việc làm Rất nhiều nghề cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật. Nhất là khi vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao trong một xã hội dân chủ, văn minh. Ở nhiều công ty lớn của nước ngoài, dù bạn là người thừa kế duy nhất của Chủ tịch công ty, để nhận “ngôi vị” Chủ tịch, bạn cũng phải có bằng kinh tế và bằng luật. Ở nước ta hiện nay, nghề luật đã bắt đầu được coi trọng và tương lai sẽ phát triển rất mạnh. Theo báo cáo mới đây của các cơ quan có thẩm quyền thì mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật. Tính tới năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm khoảng 2.500 kiểm sát viên, nhu cầu xã hội cần thêm hàng chục nghìn luật sư, đó là chưa kể nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an cần cán bộ có trình độ cử nhân luật. Tới đây, chắc chắn nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao hiện nay các sinh viên luật tốt nghiệp ra trường lại khó kiếm việc làm? Một câu hỏi rất hay và không dễ trả lời. Trong rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có một lý do quan trọng là nhiều cử nhân luật chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Bản thân chúng tôi đã nhiều lần giới thiệu cử nhân luật cho các doanh nghiệp nhưng sau một thời gian làm việc, doanh nghiệp đành phải cắt hợp đồng và lần nào cũng với lý do giống nhau: “Không đáp ứng được yêu cầu công việc”. Điều này cũng dễ hiểu thôi các bạn nhỉ, chúng ta thiếu là thiếu cán bộ giỏi cơ, còn không giỏi thì... Mặt khác, với nghề luật, khả năng lựa chọn địa bàn công tác cũng rất rộng. Bạn có thể chọn nơi làm việc phù hợp trên tất cả các địa phương trong toàn quốc. Nếu không muốn trở thành công chức nhà nước thì các bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoặc hành nghề luật sư. · Được xã hội coi trọng Nghề luật có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống và được xã hội coi trọng. Những người làm nghề luật đang hàng ngày, hàng giờ thầm lặng góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội. Người Nhật Bản thường trân trọng gọi ba nghề bằng từ “thày”: thày giáo, thày thuốc và thày cãi (luật sư). Lựa chọn nghề luật, bạn có cơ hội thỏa mãn khao khát bảo vệ công lý, trở thành Bao Công thời hiện đại. Thử tưởng tượng xem, bạn ngồi trên ghế quan tòa thật oai nghiêm, còn dưới vành móng ngựa là bọn tội phạm nguy hiểm với xã hội đang run sợ trước ánh sáng chói lòa của công lý. Những phán quyết công bằng, hợp tình hợp lý của bạn sẽ giúp làm trong sạch xã hội. Quyền lợi của biết bao người được bảo vệ và xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Những tên tội phạm khác chưa bị phát giác cũng “kinh” mà không dám làm liều. Kiến thức pháp luật còn tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp của bạn nếu bạn ham thích các công việc chính trị, xã hội. Bạn biết không, rất nhiều chính trị gia danh tiếng cũng từng học luật như lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới Vlađimia Ilich Lê-nin, Tổng thống Liên bang Nga Vlađimia Putin, Thủ Tướng Anh Tony Blair, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton... · Có thu nhập tốt Nhà nước ta rất coi trọng nghề luật. Đối với những người hành nghề luật trong biên chế nhà nước như các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, mức lương Nhà nước trả thường cao hơn các nghề khác. Ở nước ngoài, lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn cao hơn lương Bộ trưởng. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà nguồn thu nhập của họ là do khách hàng trả. Nhưng các bạn có biết không, thu nhập của luật sư ở nước ngoài còn cao hơn nhiều so với lương của thẩm phán. Tại nhiều nước, nghề luật sư có thu nhập cao thứ hai trong các ngành nghề của xã hội, chỉ sau bác sĩ nha khoa. Phu nhân đương kim Thủ tướng Anh Tony Blair, phu nhân cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đều từng là luật sư và nằm trong số 100 luật sư giỏi nhất của Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thu nhập từ nghề luật sư của họ còn cao hơn nhiều so với lương Thủ tướng và Tổng thống của đức phu quân.
Tài liệu liên quan