Tìm hiểu về phong cách Typographic quốc tế

Để hiểu lý do tại sao phong cách Typographic quốc tế lại bắt nguồn từ Thụy Sĩ, chúng ta cần xem lại đôi chút về lịch sử, địa lý của đất nước mà có lẽ với nhiều người nó nổi tiếng bởi các hoạt động của Ngân hàng

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về phong cách Typographic quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về phong cách Typographic quốc tế. Nói tới phong cách Typographic quốc tế hay còn là Swiss Style là nhắc tới đất nước Thụy Sĩ nơi khởi nguồn của phong cách nổi tiếng trên thế giới vào những năm 50 của thế kỷ XX. Để hiểu lý do tại sao phong cách Typographic quốc tế lại bắt nguồn từ Thụy Sĩ, chúng ta cần xem lại đôi chút về lịch sử, địa lý của đất nước mà có lẽ với nhiều người nó nổi tiếng bởi các hoạt động của… Ngân hàng. Lịch sử Thụy Sĩ nằm ngay giữa trung tâm của Châu Âu, bên cạnh các nước có lịch sử nghệ thuật vĩ đại như Pháp, Đức, Ý… Tại Thụy Sĩ có tới 3 thứ tiếng được sử dụng, bởi vậy nó dễ dàng hấp thu những gì tinh tuý nhất cuả nghệ thuật thời bấy giờ. Các phong trào tân tiến nhất đều được các nghệ sĩ tiếp nhận đầy đủ như Art Nouveau, Constructivist, De Stijl, và trường Bauhaus tại Đức – Nhìn chung các phong trào này đều hướng tới việc đưa nghệ thuật phục vụ xã hội. Trong những năm đầu của Thế kỷ 20, Thụy Sĩ còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của thế giới, chính phủ khuyến khích ngành công nghiệp du lịch và các dịch vụ liên quan tới nó, tất nhiên thiết kế đồ họa cũng không nằm ngoại lệ. Các thiết kế giúp truyền tải hình ảnh về đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp với các khu Spa, trượt tuyết… Vì các lý do trên không nước nào khác ngoài Thụy Sĩ là nơi sản sinh nhiều nhất các poster được xếp vào hàng kinh điển của lịch sử thiết kế đồ họa. Trong đó có thể kể tới tấm Poster “hiện đại” Matterhorn của Emil Cardinauz năm 1908, sử dụng màu sắc phong phú, thiết kế đơn giản đã gây nên một sự chú ý lớn từ công chúng. Tại thời điểm này cũng đánh dấu một bước quan trọng của nền công nghiệp thiết kế đồ hoạ khi Hebert Matter – một nhà thiết kế mới 30 tuổi, sáng tạo ra thể loại Áp phích sử dụng Photography (thời điểm đó, sử dụng hình minh hoạ đang thống trị). Bất chấp hiệu quả tuyệt vời của thể loại poster sử dụng Photography, thì trước những năm 40, phương pháp này vẫn bị từ chối. Rồi phong cách Sachplakat hay Object Poster (sử dụng chất liệu) được giới thiệu bởi Lucien tại Đức năm 1905 cũng được người Thụy Sĩ hưởng ứng nhiệt tình. Năm 1923 Otto Baumberger hoàn thành kiệt tác Poster cho PKZ, tạo bởi các vật liệu hàng ngày như sợi len, lụa, nhãn hàng PKZ, tất cả nhìn vô cùng thật và đặc biệt poster hoàn toàn không có chữ. Tới năm 1934, Peter Birkhauser ghi dấu ấn với poster cho PKZ khi chỉ có 1 chiếc nút áo được vẽ rất thật mang tới cho Sachplakat một phong cách vô cùng đơn giản. Đây cũng là đặc điểm đối với các Poster Thụy Sĩ khi các biểu tượng đều cất tiếng nói. Với sự hỗ trợ của phương pháp in Thạch bản tiên tiến nhất thế giới. Nền công nghiệp thiết kế của Thụy Sĩ khiến cả thế giới ghen tị. Phong cách Typographic quốc tế Với một nền công nghiệp thiết kế đồ họa vĩ đại, tiên tiến trong những năm 30; và sự xuất hiện bởi các nhà thiết kế có ảnh hưởng to lớn như: Ernst Keller – người dạy tại trường Thiết kế Zurich năm 1918 – nơi đào tạo các nghệ sĩ mà sau thế chiến II tạo nên phong cách “International Typographic”. Hay Jan Tschichold, cha đẻ của trường phái Typography mới, người tới sống tại Basel năm 1933 và cùng giảng dạy tại đây. Rồi Theo Ballmer, học trò của Keller, người từng nghiên cứu thời gian ngắn tại Bauhaus và cũng dạy tại Basel. Phong cách thiết kế đồ họa mới, được gọi là Internation Typographic Style đã ra đời và tác động vượt ra ngoài biên giới Thụy Sĩ, ảnh hưởng to lớn lên toàn bộ nền công nghiệp thiết kế đồ họa những năm 50. Phong cách này có những đặc điểm nổi bật như: - Sử dụng hệ thống lưới để cung cấp các trật tự có sự thống nhất chung - Sử dụng phông sans – serif (Đặc biệt là Helvetica được giới thiệu năm 1961) - Sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh trắng đen, thay vì hình minh họa. Ấn tượng chung là “hình thức đi liền với chức năng”, các thiết kế đều đơn giản, cấu trúc chặt chẽ, nghiêm túc. Các đối tượng hình học được sử dụng đồng nhất nhằm dễ dàng truyền tải thông điệp. Các khoảng không gian được tôn trọng. Phông chữ sử dụng kích thước đa dạng, phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Nhiếp ảnh (một bước tiến lớn) được sử dụng để truyền tải thông điệp một cách ấn tượng nhất. Người xác định ra những đặc điểm phong cách này phải nói tới Joseph Muller -Brockmann, giảng dạy tại trường thiết kế ở Zurich, hay Armin Hofman và Emil Ruder giảng dạy ở Basel, tất cả đều từng học với Keller tại trường thiết kế ở Zurich trước thế chiến II. Các thiết kế đáng chú ý của phong cách này phải kể tới loạt Poster của Hofmann cho Nhà hát quốc gia Basel, hay của Muller cho Zurich’s Tonhalle. Hofmann nhấn mạnh sự tương phản của các yếu tố thiết kế khác nhau, trong khi Muller thì nhịp điệu và các hình thức trực quan là điểm nổi bật. Các phong cách này cực kỳ phù hợp với thị trường thời hậu chiến lúc đó, tất cả đang cần một sự mới mẻ, những lớp áo mới thay cho bộ mặt điêu tàn của thế giới sau thế chiến thứ II. Hầu hết các trường đại học đều tiến hành giảng dạy Internanional Typographic Style, các công ty chọn nó là một giải pháp tối ưu cho hình ảnh của mình, ngay cả Thế Vận Hội cũng sử dụng phong cách “thời thượng” này. Sự nổi lên cuả chủ nghĩa Hậu hiện đại – Postmodernism Sau quãng thời gian thống trị của mình – International Typographic Style bắt đầu mất đi ảnh hưởng của nó vào đầu những năm 80, do một số nhà thiết kế bắt đầu chỉ trích những giáo điều có phần cứng nhắc của nó. Wolfgang Weingart, người từng giảng dạy với Armin Hofmann ở Basel, dẫn đầu cuộc “nổi loạn” và mở ra một phong cách chiếm ưu thế ngày này được biết đến như là Postmodern Design. Weingart bắt đầu bằng các câu hỏi về những quy định của International Typographic Style. Các thí nghiệm của ông trùng hợp với việc chuyển đổi các khuôn chữ kim loại qua cách in ảnh mới, và ông bắt đầu sử dụng sự “tự do” này để tái tạo lại các quy tắc. Đến giữa những năm 70, Weingart bắt đầu tìm hiểu quá trình in Offset, công việc đã dẫn ông tới một kỹ thuật mới bằng việc xếp các lớp phim để tạo ra những hình ảnh phong phú, phức tạp. Weingart tự làm phức tạp các thiết kế của mình, tất cả “hỗn loạn và tự phát” hoàn toàn trái ngược với những người tiền nhiệm của ông. Những thử nghiệm này đã hầu như xoay chuyển hướng đi của nền công nghiệp thiết kế trên thế giới. Một xu hướng khác của chủ nghĩa Hậu hiện đại được thực hiện bởi đội ngũ thiết kế của Siegfried Odermatt và Romarie tại Zurich. Ít “nổi loạn” hơn với tinh thần của Weingart. Họ chọn cách bẻ cong luật lệ, thay vì phá vỡ nó. Các thiết kế trực quan, vui tươi, tiến hành phát triển các giải pháp về typography, làm giàu vốn từ vựng của International Typographic Style. Xu hướng cuối cùng của Hậu hiện đại là tiếp bước theo con đường của các họa sĩ minh họa tại Mỹ và Đức. Các sản phẩm của Paul Bruhwiler cho Festival Phim Filmpodium tại Zurich gần gũi hơn so với các hình của Thụy Sĩ và mạnh mẽ theo phong cách Đức. Những nhà thiết kế hàng đầu theo chủ nghĩa Hậu hiện đại có thể kể tới như Werner Jeker, người kết hợp phong cách minh họa Đức với cấu trúc chặt của Thiết kế Thụy Sĩ, và Ralph Schraivogel tại Zurich, với các sản phẩm là sự kết hợp phong phú của chất liệu liên tưởng tới Weingart. Theo iDesign.vn
Tài liệu liên quan