Câu 10: Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc điều quan trọng nhất cần phải làm gì?
Trả lời:
. Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc
Khẩu hiệu “Tự do - bình đẳng - bác ái” đã được giai cấp tư sản giương lên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVIII coi đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bình đẳng dân tộc trong quan niệm của Hồ Chí Minh khác xa bình đẳng dân tộc của giai cấp tư sản. Những gì mà giai cấp tư sản đã làm đối với các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chỉ là lời nói chứ không hề có trong thực tế. Ngược lại, Hồ Chí Minh cho rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ được cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế. Và chính Người đã thực hiện điều đó. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng và Chính phủ sẽ hết sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Ngay sau đó, trong Chính phủ, Nha Dân tộc thiểu số được thành lập “để săn sóc cho tất cả đồng bào”. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta tiếp tục đề ra những chính sách nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về dân tộc. Tiếp đó, tháng 6/1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam với tinh thần cơ bản là đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Các Hiến pháp của nước ta cũng khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và được cụ thể hóa bằng chính sách dân tộc qua các thời kỳ.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 10: Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc điều quan trọng nhất cần phải làm gì?
Trả lời:
. Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc
Khẩu hiệu “Tự do - bình đẳng - bác ái” đã được giai cấp tư sản giương lên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVIII coi đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bình đẳng dân tộc trong quan niệm của Hồ Chí Minh khác xa bình đẳng dân tộc của giai cấp tư sản. Những gì mà giai cấp tư sản đã làm đối với các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chỉ là lời nói chứ không hề có trong thực tế. Ngược lại, Hồ Chí Minh cho rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ được cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế. Và chính Người đã thực hiện điều đó. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng và Chính phủ sẽ hết sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Ngay sau đó, trong Chính phủ, Nha Dân tộc thiểu số được thành lập “để săn sóc cho tất cả đồng bào”. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta tiếp tục đề ra những chính sách nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về dân tộc. Tiếp đó, tháng 6/1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam với tinh thần cơ bản là đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Các Hiến pháp của nước ta cũng khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và được cụ thể hóa bằng chính sách dân tộc qua các thời kỳ.
2. Độc lập dân tộc là cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc
Bình đẳng dân tộc và độc lập dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, độc lập dân tộc là nền tảng để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Khi quốc gia dân tộc bị thống trị bởi đế quốc ngoại bang thì các quyền của mỗi dân tộc cũng bị chà đạp. Do đó, không giành được độc lập dân tộc thì cũng không thể nói tới việc thực hiện bình đẳng dân tộc. Và ngược lại, thực hiện tốt bình đẳng dân tộc là cơ sở để củng cố và giữ vững nền độc lập của dân tộc. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Khi thực dân Pháp thống trị nước ta, chúng đã thi hành những chính sách đi ngược lại với nguyện vọng và các quyền của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam. Đó là chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt đánh người Việt”, dùng người dân tộc này đánh người dân tộc khác, nhằm chia rẽ các dân tộc, phục vụ cho mưu đồ thống trị của chúng. Còn trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, chúng đã dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và ép buộc đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên chống lại cách mạng.
Do vậy, có giành được độc lập dân tộc, mới có điều kiện để chăm lo cho đồng bào các dân tộc, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Chính phủ đã có những kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước mang lại cuộc sống mới cho đồng bào. Đồng thời, khi chúng ta thực hiện bình đẳng dân tộc thì cách mạng cũng có thêm những nguồn lực quan trọng cho cuộc kháng chiến, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đi đến thắng lợi.
Ngày nay, khi đã có độc lập dân tộc thì chúng ta càng có điều kiện và càng phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
3. Thực hiện bình đẳng dân tộc là nhân tố quyết định để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn thấy rằng, nếu không xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc khi không có sự bình đẳng giữa các dân tộc. Khi một dân tộc này đi chà đạp, ép buộc các dân tộc khác thì sớm hay muộn sẽ tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đó khi cho rằng, để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì phải thực hiện bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc không những phải dựa trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, mà còn phải thực hiện đoàn kết các dân tộc. Tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 3/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”1. Cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền lợi, sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược lại. Vì thế nếu không đảm bảo và không có những chính sách và hành động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở thành hiện thực thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị lung lay.
4. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tạo lập sự bình đẳng giữa các dân tộc
Để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc cần phải có một xã hội mà ở đó, quyền bình đẳng giữa các dân tộc có điều kiện và cơ sở để thực hiện. Xã hội đó, không thể khác là xã hội xã hội chủ nghĩa. Kết luận trên của Hồ Chí Minh được Người rút ra trong quá trình khảo nghiệm các con đường cứu nước và trong quá trình khảo sát các xã hội tư bản. Năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi đến Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, nhưng không được chấp thuận. Người đã hiểu ra rằng, quyền tự do dân chủ mà chủ nghĩa tư bản rêu rao chỉ là cái “bánh vẽ”. Qua quá trình trải nghiệm thực tế ở các nước tư bản, Người rút ra kết luận: “Cách mạng tư sản, là cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lực công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”2, rằng “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối”3. Qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh rút ra kết luận hết sức cơ bản: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức”4. Do đó, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng, cách mạng Việt Nam đã thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm đem lại hạnh phúc ấm no thực sự cho nhân dân và mang lại quyền bình đẳng cho các dân tộc. Vì vậy, Người cho rằng, Đảng, Nhà nước phải tuyên truyền, vận động đồng bào chung tay xây dựng xã hội mới. Tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, ngày 31/8/1963, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết.
Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội”5. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chính là phương thức để thực hiện bình đẳng dân tộc thực sự.
5. Đảng, Nhà nước là chủ thể chính trong việc xác lập và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, các dân tộc coi nhau như anh em một nhà và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, trong quan hệ giữa dân tộc đa số có trình độ phát triển cao hơn với các dân tộc thiểu số có trình độ thấp hơn rất dễ nảy sinh tư tưởng kỳ thị dân tộc, và thường có hai thái cực: (1), người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo, và (2), cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc nhỏ bé, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được, rồi không cố gắng. Và Người cho rằng cần phải khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi và tự ti dân tộc. Trong nhiều hội nghị, trong nhiều bài viết, bài nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những từ rất thân mật, ruột thịt để nói về tình đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, như “anh em một nhà”, “giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” Người nhấn mạnh rằng, đồng bào miền xuôi với trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triển hơn phải giúp đỡ đồng bào thiểu số, để cùng tiến bộ. Trong bài nói chuyện với cán bộ và học sinh Trường Sư phạm miền núi tại Nghệ An, ngày 9/12/1961, Người nói: “Hồi trước, bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù ghét lẫn nhau, người Mường ghét người Kinh. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà”6. Trong bài viết nhan đề “Một thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân dân số 3149, ngày 8/11/1962, Người viết: “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt”7. Người đã khẳng định nhiệm vụ của Trung ương, Chính phủ và các cấp ủy đảng là phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc, phải giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Cụ thể:
Về chính trị: Xóa bỏ những quy định mang tính bất bình đẳng giữa các dân tộc; tẩy trừ thành kiến giữa các dân tộc; các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và mong muốn của mình; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và cất nhắc cán bộ người dân tộc thiểu số; trong thành phần Quốc hội và Chính phủ phải có đại biểu của các dân tộc thiểu số.; Chính phủ phải “làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việc của mình, để mau chóng phát triển kinh tế và văn hóa của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt.
Về kinh tế: Khuyến khích khai hoang; mở mang nông nghiệp; phát triển chăn nuôi; phát triển nghề rừng; trồng cây lương thực và cây công nghiệp; đề phòng sâu bệnh; làm và sửa chữa thêm nhiều đường xá; kết hợp chặt chẽ giao thông với thủy lợi; đẩy mạnh việc cải tiến công cụ, chống xói mòn
Về văn hóa - xã hội: Chú ý trình độ học thức cho dân tộc; chú trọng bổ túc văn hóa; khuyến khích anh chị em giáo viên miền xuôi xung phong lên miền núi làm công tác giáo dục; phát triển loại trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm; xóa bỏ mê tín hủ tục; phải đẩy mạnh việc vệ sinh phòng bệnh, để giữ gìn sức khỏe của đồng bào
Tóm lại là: Ra sức giúp đỡ đồng bào phát triển những việc có lợi ích cho đời sống vật chất và văn hóa của các dân tộc. Và Người khẳng định, có sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và đồng bào miền xuôi, đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ tiến nhanh hơn, thoát ra khỏi sự lạc hậu, đói nghèo.
Có thể nói, tư tưởng của Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc đã huy động và phát huy sức mạnh của cả dân tộc, cả miền xuôi và miền núi, tạo ra nguồn lực vật chất to lớn làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tạo nên thành công của sự nghiệp đổi mới ngày hôm nay.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, liên tục diễn ra ở nhiều nơi. ở nước ta, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những khó khăn của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, do đó càng đòi hỏi chúng ta phải tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Và để gắn kết đồng bào dân tộc thiểu số, không gì khác hơn là phải nhận thức và giải quyết thật tốt vấn đề bình đẳng dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Một thực tế là do trình độ lực lượng sản xuất của nước ta hiện còn thấp, nguồn lực có hạn, quyền bình đẳng dân tộc về mặt pháp lý và việc thực hiện quyền bình đẳng dân tộc trên thực tế còn có khoảng cách nhất định; để có bình đẳng dân tộc trên thực tế thì cần phải có một quá trình lâu dài. Song, phải từng bước, trong từng chính sách phát triển phải tạo ta sự chuyển biến về kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Phải từng bước tạo ra sự bình đẳng về các cơ hội hưởng thụ giáo dục, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, tham gia các sinh hoạt và các quan hệ cộng đồng, cơ hội tiếp cận các nguồn lực và được hưởng lợi từ các nguồn lực mang lại cho đồng bào. Đảng và Nhà nước cần phân bổ nguồn vốn đầu tư thích đáng hơn cho địa bàn khó khăn này, chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng vật chất, hạ tầng xã hội, xóa đói giảm nghèo, đồng thời có chính sách hợp lý và hướng dẫn, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tự vươn lên hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.