Tìm hiểu về Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm

Trong mùa nóng, nhiệt độ 37,50C (99,50F). Trong mùa lạnh, chế độ ấp vẫn như trên, nhưng mỗi khi đưa một lô trứng mới vào phải tăng nhiệt độ buồng máy lên 37,80C (1000F) trong 24 giờ đầu, sau đó trở lại mức như trên 37,50C. Sau khi ấp được 18 - 18,5 ngày, trứng được chuyển từ máy ấp sang máy nở.

pdf28 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169 làm nhiều chế độ ấp trong cùng một máy, nên ở máy ấp đa kỳ phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng điều có thể chấp nhận được và do trứng trong máy không cùng một lứa tuổi nên máy ấp đa kỳ đòi hỏi máy nở riêng. Trong mùa nóng, nhiệt độ 37,50C (99,50F). Trong mùa lạnh, chế độ ấp vẫn như trên, nhưng mỗi khi đưa một lô trứng mới vào phải tăng nhiệt độ buồng máy lên 37,80C (1000F) trong 24 giờ đầu, sau đó trở lại mức như trên 37,50C. Sau khi ấp được 18 - 18,5 ngày, trứng được chuyển từ máy ấp sang máy nở. - Đảo trứng và thông thoáng Trong quá trình ấp, trứng cần được đảo và thông thoáng. Mục đích của việc đảo trứng là giúp phôi hấp thu đều nhiệt, tránh cho phôi bị dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất của phôi tốt hơn. Đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm giai đoạn đầu và giữa. Trứng được đảo 900 với thời gian 2 giờ/1 lần. Ngoài đảo trứng để thuận lợi cho phôi phát triển, không khí trong máy ấp cũng cần được lưu thông nhằm đẩy không khí bẩn, khí nóng trong máy ra ngoài và hút không khí sạch ở ngoài vào. Đảm bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển. Đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo CO2 không quá 0,2% trong máy ấp. - Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở Trước khi chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở thì máy nở phải được cọ rữa vệ sinh, để khô, xông sát trùng như máy ấp bằng hỗn hợp 17,5g thuốc tím + 35cc foocmon/m3 buồng máy. Sau đó cho máy chạy đồng thời điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ sao cho đạt chế độ nở. Tiếp đó tạm thời tắt bộ phận tạo ẩm của máy ấp, bật công tắc cho bộ phận đảo hoạt động để các khay về vị trí ngang, kiểm tra sinh vật học và chuyển trứng từ khay ấp sang khay nở của máy nở. 7). Ra gà 170 Trước khi ra gà cần chuẩn bị hộp đựng gà con đã được sát trùng, khay đựng trứng không nở, thùng rác đựng vỏ trứng và gà chết. Người chọn gà phải được mặc bảo hộ, đeo khẩu trang và sát trùng tay bằng xà phòng. Tiến hành tắt công tắc cho bộ phận tạo ẩm ngừng hoạt động, lần lượt lấy khay nở ra khỏi máy chọn những con gà khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, chân đứng vững, lông bông, kín rốn. Loại bỏ những con gà có những khuyết tật, bết lông, nặng bụng, hở rốn, mù mắt, chéo mỏ... nhặt trứng không nở ra khay. Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu dọn vệ sinh, cọ rữa và xông khử trùng. Tất cả các gà loại I được tiêm hoặc nhỏ vacxin hoặc các thuốc phòng các bệnh truyền nhiễm: Vacxin phòng bệnh Marek, thuốc Tyroxin phòng bệnh CRD, vacxin phòng bệnh Gumboro...Chọn tách trống mái nếu có yêu cầu. Gà con được đựng trong hộp cát- tông cứng, hộp đủ đựng 50 hoặc 100 gà con, ngăn thành từng ô, mỗi ô chứa được 20-25 gà 1 ngày tuổi. Mặt trên và xung quanh hộp phải đục lỗ tròn đường kính 1-1,2cm, cách nhau 7-8cm, chiều cao hộp 12-13cm. Hộp gà con trước khi xuất phải để trong phòng ấm, kín gió và thoáng khí. Quá trình vận chuyển phải đảm bảo tránh gió, tránh làm gà con xô đè lên nhau. Tốt nhất là dùng xe chuyên dụng để vận chuyển từ nơi ấp đến nơi nuôi, nếu phải đi xa để không ảnh hưởng đến gà con. Úm gà con tại nơi đã bật đèn sưởi và có sẵn nước uống pha vitamin B + đường glucoza. 6.4. Kiểm tra sinh vật học trứng ấp Trong quá trình ấp trứng gia cầm, trứng cần được kiểm tra sinh vật học. Bao gồm: soi trứng; theo dõi sự giảm khối lượng trứng trong quá trính ấp; giải phẫu, đánh giá các phôi chết nhằm để kiểm tra sự phát triển của phôi, phát hiện trứng không phôi, trứng chết phôi. Từ đó xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém để có biện pháp khắc phục như cải thiện việc nuôi dưỡng đàn gà sinh sản, điều 171 chỉnh chế độ ấp cho phù hợp... Trong quá trình ấp trứng thường kiểm tra sinh vật học trứng ấp 3 lần. Lần 1 ngày ấp thứ 6-7 ở gà, 7-8 ở vịt, ngỗng. Lần 2 vào ngày ấp 11-12 ở gà, 13-14 ở vịt, ngỗng. Lần 3 trước khi nở 2-3 ngày. Mỗi lần kiểm tra có mục đích cụ thể, nhưng đều nhằm làm tăng tỷ lệ nở, sử dụng máy ấp hiệu quả nhất. 1). Soi trứng. Dụng cụ soi trứng có thể là bóng đèn đặt trong một hộp gỗ, hộp cát- tông có các lỗ ở thành bên đặt vừa quả trứng, hoặc dụng cụ soi có bóng điện đặt trong bầu phản ánh sáng mạnh ra ngoài, có miệng chụp vừa quả trứng. (Hình 5.9). Hình 5.9: Soi trứng bằng đèn soi - Soi trứng kiểm tra sự phát triển phôi sau 6 ngày ấp Trong giai đoạn này có thể phân biệt và thấy rõ phôi phát triển tốt, phôi phát triển yếu, chết phôi, không phôi. Đặc điểm của trứng có phôi phát triển tốt là phôi lớn nằm 172 chìm sâu trong lòng đỏ, chỗ phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi nước ối lớn lên quanh phôi, bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch máu của lòng đỏ, trứng có màu hơi hồng. Khi soi phải xoay trứng hơi mạnh mới thấy phôi. Đối với trứng có phôi phát triển yếu, chết phôi trong giai đoạn này là phôi nhỏ nhẹ nằm sát vỏ trứng, túi nước ối nhỏ, hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt. Trứng bị chết phôi thì khi xoay trứng phôi không di động, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu màu sẫm, vòng máu chạy ngang. Trứng không phôi trong suốt có màu ánh hồng của lòng đỏ, hoặc lòng đỏ trôi tự do vì dây chằng trứng bị đứt (hình 5.10) Khi soi, loại bỏ trứng không phôi, chết phôi. Tính tỷ lệ trứng không phôi, chết phôi. Khi soi trứng đồng thời kiểm tra sự giảm khối lượng trứng sau 1 tuần ấp. Hình 5.10: Trứng không phôi và trứng có phôi - Soi trứng kiểm tra sự phát triển phôi sau 11 ngày ấp Đối với trứng ấp được 11 ngày, phải soi đầu nhọn của trứng, cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa. Quá trình soi trứng phải nhanh, để đưa vào máy ngay kéo trứng bị mất nhiệt. Phòng soi trứng bảo đảm vệ sinh, ấm và tuyệt đối không bật quạt máy. 173 Phôi phát triển tốt có màu đen phủ kín 2/3 vỏ trứng, hệ thống mạch máu phát triển hình mạng nhện, đỏ tươi, buồng khí rộng, rìa gọn. Quan sát thấy phôi di động mạnh. Đặc điểm để nhận biết phôi đã chết trong giai đoạn 11 ngày ấp, đó là phôi không chuyển động, trứng có màu nâu sẫm, sờ vỏ trứng lạnh, buồng khí hẹp, ranh giới buồng khí không rõ. Phôi nhỏ trôi tự do. Sau khi soi hết một khay, kiểm đếm số trứng chết phôi tính số trứng phôi sống, xếp lại và đặt vào máy ấp. - Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 19 ngày ấp Đây là lần kiểm tra sinh học lần thứ 3 trước lúc gà bắt đầu mổ mỏ. Đặc điểm của phôi phát triển trong giai đoạn này có thể chia làm 4 loại. Loại thứ nhất: Gồm những trứng khi soi thấy màng niệu nang phát triển, buồng khí lớn, đầu nhọn trứng tối sẫm, thấy rõ cổ gà con ngọ nguậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có khả năng nở tốt và sớm. Loại thứ hai: Gồm những trứng khi soi thấy màng niệu nang đã tiếp giáp với buồng khí, đầu nhọn của trứng tối sẫm, nhưng đầu gà con chưa nhô lên buồng khí. Những trứng có phôi phát triển như vậy là bình thường nhưng nở chậm hơn loại thứ nhất. Loại thứ ba: Đầu nhọn của trứng còn có vùng sáng do màng niệu chưa phủ kín vỏ trứng và lòng trắng chưa tiêu hết. Loại trứng này phôi phát triển yếu (không bình thường), gây tỷ lệ chết và nở kém, gà mổ vỏ nhưng không nở được (gọi là chết tắc), khi nở ra túi lòng đỏ không được hấp thu hết vào xoang bụng. Loại thứ 4: Gồm những trứng có phôi phát triển không hoàn chỉnh. Đầu nhọn còn sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, buồng khí nhỏ. Gà không nở hoặc nở chậm, rải rác, kéo dài. Gà nở được chất lượng cũng kém, gà xấu và yếu. Kết thúc 21 ngày ấp, gà nở hết trừ những trứng tắc. Gà con 174 được chọn lọc, phân loại: gà nở tập trung, đều, gà khoẻ (loại I); gà xấu, yếu (loại II); gà bị khuyết tật (loại III); gà nở ra bị chết, hoặc mổ vỏ nhưng không nở được... Tiến hành đếm từng loại gà và tính tỷ lệ, cân khối lượng gà 1 ngày tuổi. 2). Kiểm tra sự giảm khối lượng trứng. Trong quá trình ấp, đồng thời với soi trứng, cân kiểm tra khối lượng trứng và tính ra tỷ lệ giảm khối lượng trứng qua các giai đoạn ấp trứng. Khối lượng trứng giảm quá nhiều hoặc quá ít so với tiêu chẩn đều ảnh hưởng đến sự nở của gà và cần được kiểm tra, điều chỉnh chế độ ấp trứng kịp thời. 3). Giải phẫu phôi chết. Phôi chết trong quá trình ấp cần được giải phẫu kiểm tra. Phôi chết giai đoạn nào để lại đặc trưng về giải phẫu ở giai đoạn đó. Từ kết quả giải phẫu phôi chết cho định hướng khắc phục sai sót trong ấp trứng và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đàn gia cầm giống thích hợp để có kết quả tốt hơn. 6.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ấp nở 6.5.1. Nguyên nhân di truyền. Tỷ lệ nở cũng do một vài gen chi phối. Ngoài ra các điều kiện môi trường có ảnh hưởng quyết định. Khối lượng của quả trứng ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ lệ nở, tỷ lệ giữa lòng đỏ và lòng trắng, khuyết tật về cấu tạo của quả trứng cũng có một ảnh hưởng như vậy. Mối tương quan giữa độ dày và độ xốp của vỏ trứng với tỷ lệ nở đã được xác định. Các yếu tố gây chết và nửa gây chết có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng của chúng biểu hiện ở chỗ gà con có thể không nở ra được hoặc chết trong giai đoạn phát triển đầu của phôi. Điều này làm khó khăn cho việc tìm ra nguyên nhân của sự chết. Phần lớn các yếu 175 tố gây chết di truyền dưới dạng lặn, được thể hiện trong giao phối cận huyết. 6.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ thường nằm trong khoảng 37 - 38 0 C. Giai đoạn đầu 6 -7 ngày sau khi ấp cần nhiệt độ khoảng 37,8 - 38 0C. Nhiệt độ này làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hoá thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm. Nước trong trứng bốc hơi nhanh, tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội sinh (nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất). Do đó kích thích phôi tiêu hoá nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn bã. Vào cuối chu kỳ ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang tiêu đi, lúc này phôi hô hấp bằng phổi. Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém. Làm phôi chết nhiều trong 4 - 6 ngày ấp, những trứng chết lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt. Nếu thiếu nhiệt kéo dưới 370C gà nở bị nặng bụng, thường bị ỉa chảy sau này. Sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà hoặc hồng nhạt. Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35 - 36 0C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn. 6.2.3. Ảnh hưởng của ẩm độ Phần lớn trong thời gian ấp, độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào ẩm độ tương đối của máy ấp. Nếu ẩm độ máy tăng thì lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại. Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hoà tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỷ lệ chết phôi. Vì vậy ẩm độ tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ bay hơi nước trong trứng, giữ nhiệt. 176 Sau 10 ngày ấp lượng nước trong trứng bớt dần, cho nên ẩm độ tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh. Vào cuối thời kỳ ấp khi chuyển sang máy nở phôi đã phát triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để cho gà con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng. Nếu độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà chết trong trứng. Độ ẩm trong máy nở ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 75 - 80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu, gà con nở chậm lông ướt (bảng 5.5). Bảng 5.5: Một số biểu hiện do ảnh hƣởng của nhiệt độ và ẩm độ trong ấp trứng qua các giai đoạn (Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002) Giai đoạn ấp Do nhiệt độ Do ẩm độ 6 ngày (gà) NHIỆT ĐỘ CAO - Tỷ lệ trứng chết có vành máu cao. - Phôi chết dính vào màng vỏ. - Trọng lượng trứng giảm nhiều. - Phôi phát triển nhanh ẨM ĐỘ THẤP - Tỷ lệ trứng chết phôi có vành máu cao. - Phôi chết dính vào màng vỏ. - Trọng lượng trứng giảm rõ rệt. - Buồng khí quá lớn. 11 ngày - Túi niệu phát triển nhanh. Màng niệu khép kín sớm trước thời hạn. - Túi niệu khép kín trước thời hạn. 19 ngày - Hao hụt trọng lượng quá lớn, buồng khí rộng. - Gia cầm mổ vỏ sớm, lỗ - Hao hụt trọng lượng lớn buồng khí rộng hơn 1/3 dung tích trứng. 177 thủng vỏ nhỏ, mổ vỏ nhiều ở đầu nhọn của trứng. - Tỷ lệ chết phôi cao - Tỷ lệ chết phôi cao. 21 ngày - Gia cầm nở ra hở rốn nhiều. - Trọng lượng gia cầm nở không đồng đều, nhẹ. - Nhiều gia cầm con lòng đỏ không tiêu thụ hết, khô chân chậm chạp, khó nuôi. 6 ngày NHIỆT ĐỘ THẤP - Hao hụt trọng lượng ít, buồng khí nhỏ. - Tỷ lệ chết phôi cao. - Phôi phát triển chậm, mạch máu mờ nhạt, khó nhìn thấy. - Hình thành các vành mạch máu chậm. ẨM ĐỘ CAO - Hao hụt trọng lượng ít. - Buồng khí nhỏ - Phôi phát triển yếu, chậm 11 ngày - Tỷ lệ trứng có màng niệu chưa khép kín cao. - Phôi chậm phát triển - Niệu nang chậm phát triển. - Dinh dưỡng hấp thụ kém, rối loạn trao đổi chất, phôi chậm phát triển. 21 ngày - Gia cầm nở chậm, muộn, thời gian nở kéo dài. - Tỷ lệ chết phôi cao. - Mổ vỏ nhiều nhưng không đẩy vỏ ra ngoài được, hay mổ vỏ nhưng máu đông đọng xung - Gia cầm nở chậm, vỏ trứng bẩn. - Tỷ lệ gia cầm yếu nhiều nặng bụng, hở rốn. - Tỷ lệ chết cao. 178 quanh chỗ mổ. - Gia cầm nở ra nặng bụng, chậm chạm, hở rốn. 6.2.4. Ảnh hưởng của độ thông thoáng Độ thông thoáng là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và tốc độ đẩy không khí bẩn, khí nóng trong máy ra ngoài. Đảm bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo lượng CO2 không quá 0,2% trong máy. Nếu nồng độ khí CO2 vượt cao, nồng độ khí oxy giảm có thể làm cho phôi chết hàng loạt. Dấu hiệu phôi chết ngạt thường thấy ở phôi của trứng được ấp sau 9 - 12 ngày và một số nguyên nhân khác như trứng bị bẩn lấp hết lỗ thông khí trên mặt vỏ trứng. Để đảm bảo độ thoáng khí, thì những hệ thống quạt hút, quạt đẩy phải làm việc liên tục chạy đủ tốc độ. 6.2.5. Ảnh hưởng của đảo trứng Trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to chứa buồng khí lên trên, đầu nhọn xuống dưới. Nếu xếp ngược lại, tuy phôi phát triển bình thường, nhưng vào ngày cuối chu kỳ ấp đầu phôi gà ở phía đầu nhọn không có buồng khí sẽ không có không khí thở. Có thể đặt trứng nghiêng 450 sẽ không ảnh hưởng đến sự ấp nở. Nếu đảm bảo đầu to lên trước khi sang máy nở thì trứng không phải xếp như trên mà đặt trứng nằm ngang. Vì lúc này gà con đã ngóc đầu lên buồng khí. Trứng trong khay ấp phải được đảo nghiêng 2 chiều theo chu kỳ 1 - 2 giờ/1 lần. Trong những ngày ấp đầu tiên nếu không đảo trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển sẽ bị ngừng lại và phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy một vết đen dính vào vỏ. 179 6.2.6. Ảnh hưởng của khối lượng trứng Khối lượng trứng ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I. (Theo Bùi đức Lũng, Nguyễn Thị San 1993). Bảng 5.6: Kết quả ấp nở theo mức khối lƣợng khác nhau Khoảng khối lƣợng trứng (g) Tỷ lệ ấp nở % Tỷ lệ gà loại I (%) Khối lƣợng gà con 1 ngày tuổi 44 - 48 49 - 52 53 - 56 57 - 60 61 - 64 65 - 70 63,0 74,0 81,0 86,1 86,5 76,7 61,0 73,0 80,7 85,1 85,7 74,7 30,2 34,1 36,4 39 40,9 44,9 Trứng nở cao và tỷ lệ gà con loại I cao nhất ở khoảng khối lượng trứng từ 53 - 65g. 6.2.7. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản và phương thức bảo quản. Kết quả ấp nở không những chịu ảnh hưởng của thời gian bảo quản mà còn phụ thuộc vào phương thức bảo quản trứng ấp (Nguyễn Quí Khiêm và CTV -2001) Bảng 5.7). 180 Bảng 5.7: Kết quả ấp nở ở hai phƣơng thức qua các thời gian khác nhau Chỉ tiêu theo dõi Bảo quản kho lạnh 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày Tổng số trứng ấp Tỷ lệ phôi Tỷ lệ chết phôi Tỷ lệ chết tắc Tỷ lệ nở/tổng Tỷ lệ nở/phôi 948 96,62 6,96 5,17 84,49 87,45 1030 95,63 8,16 6,12 81,36 85,08 1040 95,38 11,44 7,98 75,96 79,64 1040 95,67 13,27 11,92 70,48 73,67 Chỉ tiêu theo dõi Bảo quản môi trƣờng tự nhiên 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày Tổng số trứng ấp Tỷ lệ phôi Tỷ lệ chết phôi Tỷ lệ chết tắc Tỷ lệ nở/tổng Tỷ lệ nở/phôi 875 96,00 6,17 4,91 84,91 88,45 957 96,45 9,09 7,21 80,15 83,10 960 95,83 12,71 12,81 70,42 73,48 960 96,25 22,19 15,63 58,44 60,71 Thời gian bảo quản càng dài thì kết quả ấp nở càng giảm ở cả hai phương thức bảo quản. Trong điều kiện vụ thu đông thì trứng có thể kéo dài đến 6 ngày, để trứng lâu hơn thì phải bảo quản lạnh, nếu nhiệt độ môi trường cao hơn thì thời gian bảo quản phải ngắn hơn. Ngoài ra sự thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là thiếu chúng trong thức ăn cho gà đẻ trứng) cũng ảnh hưởng lớn đến 181 sự phát triển phôi, quá trình ấp nở và chất lượng của gà con. 6.6. Một số bệnh lý thƣờng gặp ở ấp trứng bằng máy 1). Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, muộn, gà nở chậm. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp. 2). Bệnh chân, cánh ngắn Phôi bị biến dạng, do sự phát triển sụn, xương của tứ chi kém. Biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to. Xương ống ngắn và cong, đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông không bông. Phôi bị chết sớm, đôi khi cơ thể sưng mọng. Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng trong trứng chính là do đàn gà sinh sản ăn thức ăn không cân đối, không đầy đủ chất đạm, chất khoáng vitamin. 3). Bệnh khèo chân Các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị sưng, gân bị trượt khỏi khớp. Làm cho chân gà khoeo về một phía, gà không đi lại được hoặc đi bằng khuỷu chân. Nguyên nhân do thiếu chất khoáng trong thức ăn cho gà. 4). Bệnh động kinh Gà con vừa nở ra cử động hỗn loạn, gà ngả đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, hoặc đầu gục vào bụng. Thần kinh không điều khiển được quá trình vận động. Gà không ăn uống được, kiệt sức và chết ngay trong 1 - 2 ngày đầu. Nguyên nhân của bệnh là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin và chất khoáng. 5). Bệnh dính bết khi nở Bệnh xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt, cũng có thể làm lông dính 182 bết. Có khi dính cả vỏ trứng gà không cử động được. Nguyên nhân là thức ăn cho bà bố mẹ thiếu vitamin, thừa chất đạm. Ngoài ra gà con mới nở cũng có thể bị bệnh hở rốn, lông xoăn tỷ lệ chết cao... NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Cấu tạo bộ máy sinh dục gà mái và quá trình hình thành trứng ở gia cầm. 2. Thời gian ấp trứng ở các loại gia cầm. Sự phát triển phôi gia cầm và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển phôi gia cầm. 3. Quy trính ấp trứng nhân tạo bằng máy ấp tự chế và quy trình ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. 4. Kỹ thuật kiểm tra sinh vật học trứng trong quá trình ấp. 183 CHƢƠNG 6 THỨC ĂN VÀ DINH DƢỠNG GIA CẦM Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi. Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao. Vì vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Tài liệu liên quan