Tìm hiểu Windows Server 2003

Những ai biết đến tin học đều biết đến một hệ điều hành nổi tiếng của Microsoft là Windows. Ngày nay Windows đã phát triển ở mức cao, được tích hợp trong đó rất nhiều công nghệ hiện đại và mới mẻ. Windows đã trở lên phổ biến và chiếm lĩnh thị phần công nghệ phần mềm. Bản thân hệ điều hành Windows cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển theo sự phát triển của công nghệ phần cứng, và theo yêu cầu của thị trường người dùng. Những giai đoạn phát triển đó hình thành nên nhiều các phiên bản của dòng hệ điều hành này và các phiên bản cũng được thay đổi về cấu trúc, được tích hợp các công nghệ khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng. Theo mục đích sử dụng hệ điều hành của con người, ta có thể chia hệ điều hành ra 2 loại. Loại thứ nhất là hệ điều hành được sử dụng cho các máy tính để bàn phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc một phòng ban nhỏ. Loại thứ hai đó là hệ điều hành được sử dụng cho các máy tính lớn như máy chủ Web, máy chủ tệp tin, phục vụ cho rất nhiều người sử dụng. Để đạp ứng thị trường, dòng hệ điều hành Windows cũng có đầy đủ các phiên bản, cho máy tính cá nhân, cho máy tính ở các trạm làm việc và cho các máy chủ rất lớn. Trước tiên chúng ta cần nhìn lại những bước phát triển của dòng hệ điều hành Windows phục vụ cho mục đích cá nhân, hay văn phòng nhỏ của một công ty (ta gọi đó là Windows Desktop)

doc32 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 8115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu Windows Server 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu Windows 2003 Server (Bài 1) Mở đầu Khái quát quá trình phát triển của hệ điều hành Windows =============================================== Những ai biết đến tin học đều biết đến một hệ điều hành nổi tiếng của Microsoft là Windows. Ngày nay Windows đã phát triển ở mức cao, được tích hợp trong đó rất nhiều công nghệ hiện đại và mới mẻ. Windows đã trở lên phổ biến và chiếm lĩnh thị phần công nghệ phần mềm. Bản thân hệ điều hành Windows cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển theo sự phát triển của công nghệ phần cứng, và theo yêu cầu của thị trường người dùng. Những giai đoạn phát triển đó hình thành nên nhiều các phiên bản của dòng hệ điều hành này và các phiên bản cũng được thay đổi về cấu trúc, được tích hợp các công nghệ khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng. Theo mục đích sử dụng hệ điều hành của con người, ta có thể chia hệ điều hành ra 2 loại. Loại thứ nhất là hệ điều hành được sử dụng cho các máy tính để bàn phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc một phòng ban nhỏ. Loại thứ hai đó là hệ điều hành được sử dụng cho các máy tính lớn như máy chủ Web, máy chủ tệp tin, phục vụ cho rất nhiều người sử dụng. Để đạp ứng thị trường, dòng hệ điều hành Windows cũng có đầy đủ các phiên bản, cho máy tính cá nhân, cho máy tính ở các trạm làm việc và cho các máy chủ rất lớn. Trước tiên chúng ta cần nhìn lại những bước phát triển của dòng hệ điều hành Windows phục vụ cho mục đích cá nhân, hay văn phòng nhỏ của một công ty (ta gọi đó là Windows Desktop) (Ảnh có nguồn từ Microsoft) Lược đồ trên được trích từ . Qua lược đồ chúng ta có thể thấy rằng những hệ điều hành như Windows 3X, Windows 95, Windows 98 và Windows ME được phát triển từ kiến trúc của hệ điều hành MS DOS và Windows 3.1. Phiên bản Windows ME được xem như là phiên bản cuối cùng của dòng hệ điều hành được phát triển từ hệ điều hành Windows 95. Ngày nay Microsoft không tiếp tục phát triển dòng hệ điều hành này mà thay vào đó là phát triển dòng hệ điều hành Windows NT. Trên hình chúng ta cũng thấy Windows NT được ra đời vào năm 1993, NT có nghĩa là New Technology. Microsoft tích hợp rất nhiều những công nghệ mới cho dòng hệ điều hành này điển hình là công nghệ NTFS (NT File System) – Một công nghệ mới trong việc tổ chức, quản lí và lưu trữ dữ liệu trên đĩa cứng, một công nghệ thể hiện ưu điểm và sức mạnh vượt trội so với FAT (File Allocation Table). Windows NT 32 là hệ điều hành có kiến trúc 32 bit thực sự, nó có thể chạy trên các bộ xử lí 32 bit của Intel, AMD (Advanced Micro Devices). Sớm nhận thấy nhiều ưu điểm vượt trội của dòng hệ điều hành Windows NT nhất là trong lĩnh vực bảo mật, Microsoft đã tập trung đầu tư phát triển dòng hệ điều hành này. Trên lược đồ, bạn có thể thấy hệ điều hành Windows 2000 Professional và Windows XP phổ biến ngày nay được phát triển từ kiến trúc của Windows NT 1993. Windows XP đã thực sự chứng tỏ được sức mạnh của mình bằng việc chiếm lĩnh thị trường phần mềm Hệ Điều Hành. Còn về dòng hệ điều hành dành Windows cho các máy chủ mà chúng ta cần nghiên cứu ở đây phát triển ra sao, chúng ta cùng xem lược đồ sau: (Ảnh có nguồn từ Microsoft) Đúng là kiến trúc của hệ điều hành Windows NT có nhiều sức mạnh, nhiều ưu điểm hơn so với Windows 9x (Windows 95, Windows 98 .v.v.) nên Microsoft đã chọn nó để phát triển hệ điều hành này không chỉ ở mức phục vụ cho các máy PC mà còn phục vụ cho các máy chủ cỡ lớn. Windows Server 2000 không chiếm được thị phần máy chủ so với các hệ điều hành *nix, Windows Server 2000 còn một số nhược điểm, nhưng dù sao đó cũng là một hệ điều hành máy chủ mạnh mẽ, ngày nay số lượng những máy chủ sử dụng Windows Server 2000 vẫn còn nhiều. (Thực tế, Windows Server 2000 cũng rất mạnh mẽ, so với hệ điều hành Linux thì không kém phần nào, nhưng do chi phí cao, nên các nhà cung cấp Host đã chuyển hướng sang dùng hệ điều hành Linux) Nếu như Windows Server 2000 chưa thể hiện được nhiều ưu điểm, sức mạnh hơn so với Linux, chưa chiếm được thị trường hơn, còn tồn tại một số nhược điểm, thì đến phiên bản Windows Server 2003 tất cả đã khác. Vậy Windows Server 2003 có những ưu điểm gì, có những công nghệ gì vượt trội, đó có thực sự là sự lựa chọn cho tương lai không chúng ta cùng từng bước tìm hiểu. Tìm hiểu Windows 2003 Server (Bài 2) Phần I – Cơ bản về hệ điều hành Windows Server 2003 -------------------------------------------------------------------------------- Phần I của Topic này được viết dựa theo cấu trúc của giáo trình Exam 70-290 khóa học MCSE của Microsoft. Thông tin về giáo trình và khóa học MCSE bạn có thể tham khảo tại Về phần giáo trình tham khảo bạn có thể download tại đây Mật khẩu để giải nén là : vniss.net Chương I – Làm quen với Windows Server 2003 ============================================ Đây là chương mở đầu cung cấp cho bạn những hiểu biết ban đầu về hệ điều hành Windows Server 2003. Nếu bạn là người đã từng qua sử dụng hệ điều hành này thì bạn có thể bỏ qua tìm hiểu chương này. Nhưng với những bạn chưa từng sử dụng hệ điều hành này thì chương này sẽ là chương quan trọng bổ ích, cung cấp cho bạn cái nhìn đầu tiên về đối tượng mà chúng ta nghiên cứu. Sau chương này bạn có thể biết bạn nên dùng phiên bản nào của Windows Server 2003 cho mục đích của mình. Chúng tôi tham khảo cấu trúc bài giảng của giáo trình Exam 70-290 khóa học MCSE của Microsoft và chia chương này làm 2 bài: Bài 1: Giới thiệu về hệ điều hành Windows Server 2003 và các phiên bản. Mục đích của bài 1 là cung cấp cho bạn các thông tin về dòng sản phẩm thuộc họ Windows Server 2003. Qua bài này, bạn có thể có thêm thông tin về dòng sản phẩm này, qua đó bạn biết được nên lựa chọn phiên bản nào cho phù hợp với mục đích của bạn. Bài 2: Hướng dẫn cách cài đặt Windows Server 2003 để có môi trường, công cụ cho bạn học các chương sau. Trong bài này chúng ta cũng đề cập sơ lược các công cụ quản lí server, một ít hiểu biết về Active Directory. __________________ Bài 1 – Giới thiệu về hệ điều hành Windows ============================================= Lịch sử phát triển và ra đời của Windows Server 2003 có lẽ chúng ta cũng đã biết trong những bài đầu tiên của Topic này. Do tính thương mại, do nhu cầu của việc sử dụng mà bản thân Windows Server 2003 cũng được Microsoft đóng gói thành một số các phiên bản, các phiên bản này lập thành một gia đình Windows Server 2003. Tuy kiến trúc các bản là tương đương nhau, nhưng mỗi một phiên bản thì có thể có bổ xung thêm một số công cụ cho phù hợp. Việc hỗ trợ phần cứng, khả năng quản lí server của các phiên bản này cũng khác nhau. Hiện nay các thành viên của gia đình Windows Server 2003 là: Windows Server 2003, Web Edition Windows Server 2003, Standard Edition Windows Server 2003, Enterprise Edition Windows Server 2003, Datacenter Edition Các phiên bản trên được ra đời vào năm 2003. Một năm sau đó Microsoft đưa ra bản Service Pack 1 với nhiều bản vá các lỗi bảo mật, bổ xung thêm một số các công cụ khác. Bản Service Park 1 đã làm cho Windows Server 2003 tăng thêm nhiều sức mạnh trở thành một trong những lựa chọn số một cho máy các máy chủ. Không dừng ở đó, tháng 12 năm 2005 Microsoft đã mở rộng thêm rất nhiều tính năng cho hệ điều hành này và đưa ra bản Release 2 và đặt thêm cụm từ R2 vào sau tên các phiên bản trên. Và như vậy hiện nay ta có: Windows Server 2003 R2, Standard Edition Windows Server 2003 R2, Enterprise Edition Windows Server 2003 R2, Datacenter Edition Chú ý: Tôi có tham khảo trong trang của Microsoft thì thấy không có phiên bản Windows Server 2003 R2, Web Edition. Windows Server 2003 R2 có kiến trúc và giao diện không khác mấy so với Windows Server 2003 được bổ xung thêm rất nhiều các công nghệ, công cụ mới thuận tiện hơn cho việc quản lí Server. Mỗi một phiên bản, được đóng gói thành 2 phiên bản con khác, một cho các bộ vi xử lí 32 bit và một cho bộ vi xử lí 64 bit. 1 – Về cách đóng gói hệ điều hành để tương thích với hệ thống phần cứng. ============================================ Xét về khả năng địa chỉ hóa bộ nhớ, ngày nay chúng ta đều biết có 2 kiến trúc bộ vi xử lí. Một là kiến trúc 32 bit – kiến trúc phổ biến cho các máy PC, hai là kiến trúc 64 bit. Trước đây kiến trúc 64 bit thường được áp dụng cho các bộ vi xử lí cao cấp dành cho các máy chủ. Hiện nay do công nghệ phát triển, do nhu cầu người dùng, mà các nhà sản xuất bộ vi xử lí đã đưa công nghệ 64 bit tích hợp vào hệ thống PC. Tương lai kiến trúc vi xử lí 64 bit sẽ thay thế vi xử lí 32 bit. Nhưng có lẽ đó là khoảng thời gian dài, bởi lẽ bản thân kiến trúc vi xử lí 32 bit vẫn còn phù hợp, không gây nhiều các hạn chế. Thời gian để thế giới chuyển từ kiến trúc vi xử lí 32 bit lên kiến trúc 62 bit theo cá nhân tôi đánh giá là lâu hơn so với việc con người chuyển từ kiến trúc vi xử lí 16 bit lên kiến trúc 32 bit. Trở lại với vấn đề, các phiên bản của Windows Server 2003 và Windows Server 2003 R2 cũng được đóng gói để chạy trên nền tảng bộ vi xử lí 32 bit và 64 bit. Và chú ý là Windows Server 2003 được chạy trên các nền tảng là bộ xử lí của Intel và AMD (Advanced Micro Devices), các nền tảng khác không hỗ trợ. Với các phiên bản cho vi xử lí 32 bit, tên của hệ điều hành thường được thêm cụm “x86” để chỉ rằng hệ điều hành Windows Server 2003 phiên bản đó có thể chạy trên kiến trúc tập lệnh của bộ xử lí Intel 80386 và các bộ xử lí tương đương. Các bộ vi xử lí 32 bit hiện đại ngày nay của Intel đều là mở rộng của kiến trúc Intel 80386, có tập lệnh tương đương với tập lệnh của Intel 80386 (mặc dù được bổ xung thêm nhiều lệnh mới). Như vậy khi ta nói đến Windows Server 2003, Enterprise Edition có nghĩa ta đang nói đến Windows Server 2003, Enterprise x86 Edition, và phiên bản này phải được cài đặt trên nền tảng phần cứng tương đương với Intel 80386 thì mới có thể hoạt động. Với các phiên bản đóng gói để chạy được trên kiến trúc bộ vi xử lí 64 bit của Intel hay AMD thì được thêm cụm “x64”. Và tương tự ta cũng có phiên bản Windows Server 2003, Enterprise x64 Edition. Phiên bản này được cài trên các hệ thống máy tính có bộ xử lí Intel Pentium, Intel Xenon 64 bit (EMT 64 – Intel Extended Memory 64 Techlonogy), các bộ xử lí thuộc họ AMD Athlon 64. Chú ý là giữa Windows Server 2003, Enterprise x64 Edition và Windows Server 2003 Enterprise x86 Edition không có sự khác nhau về mặt kiến trúc hệ điều hành, giao diện, nguyên lí hoạt động .v.v. chúng chỉ khác nhau là nền tảng để chúng hoạt động. Do đó mà những kiến thức bạn học được ở Windows Server 2003 x86 Edition hoàn toàn có thểi sử dụng được cho Windows Server 2003 x64 Edition. 2 – Phân biệt sự khác nhau giữa các phiên bản trong gia đình Windows Server 2003 (R2) ================================================== ======== Bạn đặt câu hỏi là giữa các phiên bản Web Edition, Standard Edition, Enterprise Edition, Datacenter Edition có gì khác nhau? Trích: 2.1 – Dưới góc nhìn ở mức độ người sử dụng (thường là các nhà cung cấp dịch vụ Host) thì câu trả lời đó là khả năng ứng dụng của chúng trong thực tế và khả năng kinh tế. Và ta có so sánh sau: Phiên bản Web Edition; Có lẽ tên của phiên bản đã nói nên khả năng ứng dụng của nó. Phiên bản Web Edition được dùng cho các hệ thống máy chủ Web nhỏ (thế nào là “nhỏ” bạn nên xem phần sau). Phiên bản Web Edition cung cấp các công cụ cho việc triển khai các dịch vụ Web, phát triển các ứng dụng Web. Giá cả của phiên bản này cũng chấp nhận được, so với các phiên bản khác thì phiên bản này có giá rẻ nhất. Giá của phiên bản này bạn có thể tham khảo tại . Tuy nhiên do giá cả rẻ, nên nhiều chức năng cũng bị hạn chế. Ta sẽ so sánh dưới con mắt của người quản trị hệ thống. Phiên bản Standard Edition; Phiên bản này có nhiều ưu điểm hơn phiên bản Web Edition bởi nó hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn. Bạn cũng có thể sử dụng phiên bản này cho những Server cỡ vừa. Giá của phiên bản cũng không cao. Hiện đã có Windows Server R2, Standard Edition. Theo bảng giá của Microsoft thì là 1999 USD. Phiên bản Enterprise Edition; Đây thực sự là phiên bản đầy sức mạnh và được nhiều nhà cung cấp dịch vụ Host chuyên dùng. Nó thích hợp với các server cỡ vừa và lớn. Phiên bản Enterprise Edition hỗ trợ rất nhiều các dịch vụ giúp bạn có thể quản trị Server dễ dàng hơn. Đây là sự lựa chọn hơn cả cho bạn nếu công ty của bạn là công ty lớn, hoặc bạn là nhà cung cấp Host cho một số lượng lớn các Site. Phiên bản có giá là 3999 USD. Phiên bản Datacenter Edition; Phiên bản này ít được sử dụng hơn so với 2 phiên bản Standard Edition và Enterprise Edition. Yêu cầu và cũng là sự hỗ trợ khả năng phần cứng của phiên bản này rất cao. Phiên bản thích hơp hơn với những máy chủ cho cơ sở dữ liệu. Giá của phiên bản là 2999 USD. Trích: 2.2 – Dưới góc nhìn của người cài đặt, lắp đặt hệ thống, bạn cần biết những thông tin sau. Khi bạn cài đặt các phiên bản này cho một công ty, một tổ chức, bạn cần biết được rằng mức độ dữ liệu cần lưu trữ, số lượng dịch vụ máy chủ mà công ty đó cần đáp ứng để từ đó có thể chọn mua những máy chủ có cấu hình phù hợp tránh lãng phí. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng phải chọn một hệ điều hành để mà phù hợp với cấu hình của máy chủ đó, phát huy được tối đa khả năng của phần cứng cũng như phần mềm. Microsoft đưa ra nhiều phiên bản cho hệ điều hành Windows Server 2003 như vậy, nhưng mức độ hỗ trợ khả năng phần cứng của các phiên bản cũng khác nhau. Chúng ta cùng xem xét mức độ hỗ trợ phần cứng của từng phiên bản để từ đó có thêm thông tin khi triển khai lắp đặt hệ thống máy chủ. Để có thêm thông tin về khả năng của các phiên bản trên bạn có thể tham khảo tại địa chỉ: Phiên bản Web Edition; Như đã trình bày, phiên bản này được sử dụng cho các máy chủ cỡ nhỏ phục vụ cho các yêu cầu Web. Do vậy mà khả năng hỗ trợ phần cứng cũng không cao. Sau đây là thông tin về cấu hình phần cứng mà phiên bản này hỗ trợ: Cấu hình phần cứng tối thiểu của Server để phiên bản có thể hoạt động: Như vậy để phiên bản này hoạt động được, ta cần có một bộ xử lí tốc độ tối thiểu 133MHz. Và để ổn định hơn thì cần bộ vi xử lí với tốc độ 550MHz. Bộ nhớ RAM cần là 128Mb tối thiểu, 256Mb RAM cho cấu hình đề nghị. Và 1.5Gb không gian đĩa cứng để có thể cài hệ điều hành. Bạn chú ý đây chỉ là những cấu hình vừa đủ để bản thân phiên bản này có thể làm việc, chưa kể đến các dịch vụ khác. Nếu cài đặt thêm các dịch vụ khác, máy chủ có nhiều trang Web, nhiều truy cập, thì cấu hình phải khác mới đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Cấu hình phần cứng tối đa mà phiên bản này hỗ trợ là hệ thống máy có tối đa 2Gb RAM; tối đa 2 bộ vi xử lí song song (Symmetric Multiprocessor - SMP). Như vậy nếu hệ thống Server của ta mà có đến 4 CPU – SMP hoặc quá 2Gb RAM thì nếu có cài phiên bản này, hệ thống cũng chỉ làm việc với 2 bộ vi xử lí mà thôi. Chú ý: 1 – Trước kia nhắc đến công nghệ SMP người ta chỉ nói đến server bởi lẽ các server mới cần nhiều bộ vi xử lí. Mainboard của hệ thống máy chủ cho phép bạn cắm nhiều chip giống nhau lên đó. Trong các hệ thống máy chủ lớn thường cắm từ 8 đến 16 (bội mũ của 2) thậm chí hơn nữa các bộ vi xử lí giống nhau. Các bộ vi xử lí này xét về tốc độ thì chúng cũng ngang so với các vi xử lí cho máy PC ngày nay, nhưng chúng bền bỉ và ưu việt hơn vi xử lí cho PC. 2 – Hiện nay Intel áp dụng công nghệ siêu phân luồn cho các bộ vi xử lí (HT – Hyper Threading) khiến cho các xử lí được coi như là 2 bộ xử lí song song tách biệt (Mặc dù chúng chỉ có một nhân). Mới đây, Intel lại đưa ra công nghệ Dual Core cho các vi xử lí và bây giờ thì đúng là 2 bộ vi xử lí tách biệt (nhưng được tích hợp trên cùng một chip). Điều đó có nghĩa nếu hệ thống máy tính của bạn sử dụng chip HT hoặc chip Dual Core của Intel thì được coi như là một hệ thống SMP. Và các vi xử lí hiện đại ngày nay của Intel hoàn toàn là điều kiện rất tốt để phiên bản Web Edition làm việc bởi lẽ tốc độ và sự ưu việt của chúng. Phiên bản Standard Edition; Phiên bản này có nhiều ưu việt hơn phiên bản Web Edition, khả năng ứng dụng cũng rộng hơn. Sau đây là thông tin về cấu hình phần cứng mà phiên bản hỗ trợ: Cấu hình phần cứng tối thiểu của Server để phiên bản có thể hoạt động: Yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu cho phiên bản này cũng tương tự như phiên bản Web Edition. Hệ thống Server của bạn cần thêm một mornitor hỗ trợ hiển thị với độ phân giải 800 x 600. Và tất nhiên là ổ đĩa CD-ROM để cài đặt hệ điều hành từ CD-ROM Cấu hình phần cứng tối đa mà phiên bản hỗ trợ là: hệ thống server có tối đa 4 bộ xử lí song song (four way – SMP) và tối đa 4Gb bộ nhớ RAM. Phiên bản Enterprise Edition; Là một trong những phiên bản ưu việt nhất của gia đình Windows Server 2003. Phiên bản Enterprise Edition xứng đáng dành cho những server cỡ lớn. Cấu hình phân cứng tối thiểu: Trên hình bạn hoàn toàn có thể tìm được thông tin về yêu cầu phần cứng để phiên bản có thể hoạt động được: Bộ vi xử lí có tốc độ tối thiểu 133MHz (hệ thống vi xử lí 32 bit – x86); 733MHz (hệ thống vi xử lí 64 bit – x64); tối thiểu 128Mb RAM. 1.5Gb đến 2Gb không gian ổ cứng. Cấu hình phần cứng tối đa phiên bản hỗ trợ là: Hệ thống 8 bộ vi xử lí song song (8-way SMP); 32Gb RAM (với kiến trúc máy x86) và 64Gb RAM (kiến trúc x64). Như vậy ta có thể thấy phiên bản Enterprise Edition có khả năng hỗ trợ những server có cấu hình phần cứng rất cao. Phiên bản Datacenter Edition; là một phiên bản được coi là hỗ trợ những máy chủ có cấu hình phần cứng rất cao, thường là những máy chủ cơ sở dữ liệu. Tuy khả năng hỗ trợ phần cứng cao hơn bản Enterprise Edition, nhưng phiên bản này không có nhiều các công cụ quản lí server, không được dùng phổ biến như bản Enterprise Edition. Cấu hình phần cứng tối thiểu: Trên hình bạn có thể thấy yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu để phiên bản hoạt động được là: Bộ vi xử lí có tốc độ 400MHz (x86) và 733MHz (x64); Tồi thiểu là 512Mb RAM, cấu hình đề nghị là 1Gb RAM; và 1.5Gb đến 2Gb không gian đĩa cứng còn trống. Cấu hình phần cứng tối đa phiên bản hỗ trợ là: 32 bộ xử lí song song (32 way - SMP) và 64Gb RAM với hệ thống x86 (32 bit); 64 bộ xử lí song song (64 way - SMP) và 512Gb RAM với hệ thống x64 (64 bit). Như vậy khả năng hỗ trợ cấu hình phần cứng của phiên bản này là rất cao, cao hơn các phiên bản khác trong họ Windows Server 2003. Có lẽ trên thực tế cũng ít các nhà cung cấp dịch vụ Host sử dụng phiên bản này, thay vào đó người ta chỉ cần dùng bản Enterprise Edition là đủ, hơn nữa bản Enterprise Edition hỗ trợ nhiều dịch vụ, nhiều công cụ quản lí server hơn. Các phiên bản Windows Server 2003 R2 tương tự như Windows Server 2003. Trích: 2.3 – Dưới góc nhìn của người quản trị hệ thống (các Administrator) Phiên bản Web Edition; Phiên bản cung cấp IIS (Internet Information Service) và các công cụ để cho bạn có thể triển khai một máy chủ chuyên về Web cỡ vừa và nhỏ. Bên cạnh đó phiên bản cũng có một số những hạn chế như: Không thể là một Domain Controller, bạn không thể cài được Microsoft SQL Server lên đó được; Server không thể là một Internet Gateway, không thể là một DHCP hay fax server … Chúng ta sẽ xem xét cụ thể sau. Phiên bản Standard Edition; Phiên bản này đã cung cấp một cách khá đầy đủ các công cụ cho triển khai một Server phục vụ cho các mục dích thương mại điện tử vừa và nhỏ. Phiên bản tích hợp các dịch vụ như POP3 (Post Office Protocol version 3); SMTP (Simple Mail Transfer Protocol); Network Load Banacing (NLB) … Phiên bản Enterprise Edition; Có thêm rất nhiều các dịch vụ mà phiên bản này cung cấp. So với phiên bản Standard Edition, phiên bản này được bổ xung một số những dịch vụ điển hình như Microsoft Mediadirectory Services (MMS); Windows System Resource Manager (WSRM). Phiên bản Enterprise Edition là phiên bản mà chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ nhất. Phiên bản Datacenter Edition; Phiên bản này tích hợp một số các chức năng của các phiên bản Standard Edition. Ngoài ra có thêm một số các chức năng như: Expanded physical memory space – Mở rộng khả năng quản lí bộ nhớ, với kiến trúc 64 bit thì có thể mở rộng bộ nhớ lên đến 2Tb; với kiến trúc 32 bit thì có thể mở rộng quản lí bộ nhớ đến 128 Gb RAM; Intel Hyper-Threading support – Hỗ trợ công nghệ HT của Intel .v.v. ====================== Trên đây tôi đã cung cấp cho các bạn một số cái nhìn đầu tiên về Windows Server 2003. Tuy rằng t
Tài liệu liên quan