• Hiểu khái niệm phần cứng, nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính và các thiết
bị ngoại vi.
• Hiểu khái niệm phần mềm, có thể đưa ra các ví dụ về phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ điều
hành thông dụng.
• Hiểu cách thức sử dụng các mạng thông tin trong công nghệ máy tính và nhận biết những tùy chọn
khi kết nối với internet.
• Hiểu khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông, có thể đưa ra ví dụ về ứng dụng thực tế của
công nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống hàng ngày.
• Hiểu các vấn đề về sức khỏe, an toàn và môi trường khi sử dụng máy tính.
• Nhận thức các vấn đề bảo mật quan trọng khi sử dụng máy tính.
• Nhận thức các vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến bản quyền và bảo vệ dữ liệu khi sử dụng
máy tính.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô-đun 1
Các khái niệm về
công nghệ thông tin
và
truyền thông (ICT) 1
31Sao chép không được phép là trái pháp luật
Tin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL Mô-đun 1: Các khái niệm về ICT
1
Mô-đun 1
Các khái niệm về công nghệ thông tin
và truyền thông (ICT)
Phần 1 Các khái niệm cơ bản 34
1.1 Các loại máy tính 34
1.2 Máy tính cá nhân 34
1.3 Thiết bị cầm tay 35
1.4 Các bộ phận của máy tính để bàn 36
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính 38
Phần 2 Phần cứng 40
2.1 Định nghĩa 40
2.2 Bộ nhớ và lưu trữ 40
2.3 Các thiết bị đầu vào thông thường 42
2.4 Các thiết bị đầu ra thông thường 44
2.5 Các thiết bị đầu vào/đầu ra 45
Phần 3 Phần mềm 47
3.1 Định nghĩa 47
3.2 Phần mềm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng 47
3.3 Tăng khả năng truy cập 48
Phần 4 Mạng thông tin 49
4.1 Các loại mạng 49
4.2 Internet 50
4.3 Intranet và extranet 50
4.4 Kết nối với internet 51
4.5 Truyền dữ liệu 51
4.6 Kết nối internet 52
Phần 5 ICT trong đời sống hàng ngày 54
5.1 Định nghĩa 54
5.2 Dịch vụ internet dành cho khách hàng 54
5.3 Làm việc từ xa 56
5.4 Truyền thông 56
5.5 Xuất bản nội dung trực tuyến 58
5.6 Các khuyến cáo trực tuyến 58
Phần 6 Sức khỏe 60
6.1 Công thái học 60
6.2 Các khuyến cáo 60
6.3 Môi trường 62
Phần 7 Bảo mật 64
7.1 Nhận dạng và xác thực 64
7.2 Bảo mật thông tin 64
7.3 Virus và các phần mềm độc hại khác 65
Mô-đun 1: Các khái niệm về ICTTin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL
32 Sao chép không được phép là trái pháp luật
1
Phần 8 Bản quyền và luật pháp 66
8.1 Bản quyền 66
8.2 Nhận biết phần mềm có bản quyền 66
8.3 Các thỏa thuận người dùng cuối 67
8.4 Phần mềm chia sẻ, miễn phí, công cộng và mã nguồn mở 67
8.5 Luật bảo vệ dữ liệu 68
33Sao chép không được phép là trái pháp luật
Tin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL Mô-đun 1: Các khái niệm về ICT
1
Mục tiêu của Mô-đun 1
Mục tiêu của mô-đun Các khái niệm về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là giúp người học
hiểu các khái niệm cơ bản về ICT ở cấp độ phổ thông và biết những bộ phận khác nhau của máy tính.
Sau khi học xong phần này, người học có thể:
• Hiểu khái niệm phần cứng, nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính và các thiết
bị ngoại vi.
• Hiểu khái niệm phần mềm, có thể đưa ra các ví dụ về phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ điều
hành thông dụng.
• Hiểu cách thức sử dụng các mạng thông tin trong công nghệ máy tính và nhận biết những tùy chọn
khi kết nối với internet.
• Hiểu khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông, có thể đưa ra ví dụ về ứng dụng thực tế của
công nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống hàng ngày.
• Hiểu các vấn đề về sức khỏe, an toàn và môi trường khi sử dụng máy tính.
• Nhận thức các vấn đề bảo mật quan trọng khi sử dụng máy tính.
• Nhận thức các vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến bản quyền và bảo vệ dữ liệu khi sử dụng
máy tính.
Mô-đun 1: Các khái niệm về ICTTin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL
34 Sao chép không được phép là trái pháp luật
1
Phần 1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Các loại máy tính
1.1.1 Máy tính lớn
Máy tính lớn (mainframe computer) ngày càng được biết đến với vai trò là các máy chủ doanh
nghiệp, khi các tổ chức có quy mô lớn như ngân hàng, tổ chức chính phủ và dây chuyền siêu thị
sử dụng chúng để xử lý khối lượng thông tin khổng lồ. Chúng là những máy tính có kích cỡ bằng
một căn phòng, hoạt động ở tốc độ cao và có dung lượng lưu trữ rất lớn. Chi phí lắp đặt, vận hành
và bảo dưỡng các máy tính này lên đến hàng trăm nghìn euro mỗi năm.
Các máy tính lớn thường được kết nối với nhiều thiết bị đầu cuối (terminal) - gồm màn hình và
bàn phím - giống như ta thấy trong ngân hàng. Một số thiết bị đầu cuối được coi là thiết bị “câm”
vì không thể tự vận hành - tất cả quá trình xử lý không phải do thiết bị đó mà do máy tính lớn thực
hiện. Một số thiết bị đầu cuối khác, mặc dù vẫn phụ thuộc vào máy tính lớn, nhưng có khả năng
xử lý nhất định để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng, chúng được gọi là thiết bị đầu cuối
“thông minh”.
1.1.2 Máy chủ
Máy chủ (server) là loại máy tính có thể lưu trữ và tiếp nhận một khối lượng lớn thông tin.
Những loại máy chủ khác nhau được dùng để xử lý những loại thông tin khác nhau. Ví dụ, máy
chủ web (web server) xử lý thông tin từ các trang web và ứng dụng web, máy chủ file (file server)
giúp lưu trữ một tập lớn các file và máy chủ cở sở dữ liệu (database server) giúp quản lý thông
tin trong một cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, các máy chủ còn được dùng cho việc lưu trữ tài liệu, file và
phần mềm thông thường trong một mạng (xem Phần 4.1).
1.2 Máy tính cá nhân (1.1.1.2)
1.2.1 Máy tính để bàn
Loại máy tính cá nhân (personal computer) phổ biến nhất là máy tính để bàn (desktop
computer), sở dĩ có tên gọi như vậy là vì loại máy này nằm vừa trên một chiếc bàn và khó
di chuyển. Mặc dù được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau trên khắp thế giới nhưng các
máy tính thuộc loại này đều là máy tính tương thích IBM. Vì thế dù có nhãn hiệu khác nhau
nhưng các máy tính đều chạy những chương trình và ứng dụng tương tự như hệ máy tính mà
IBM sản xuất (IBM là hãng sản xuất máy tính danh tiếng của Mỹ, sản phẩm của hãng này đã
trở thành loại máy chuẩn của ngành kinh doanh máy tính). Máy tính để bàn khác với máy tính
Macintosh, vì loại máy này sử dụng một hệ điều hành khác do Apple sản xuất.
Người dùng có thể kết nối (tức thiết lập mạng) cho các máy tính để chia sẻ chương trình và thông
tin với người dùng khác. Các tổ chức như trường học, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp sử dụng
mạng để chia sẻ thông tin và quản lý dữ liệu.
Khi máy tính cá nhân trở thành thiết bị phổ dụng trong các gia đình và cơ quan thì giá thành của
chúng cũng hạ từ vài ngàn euro xuống chỉ còn vài trăm euro. Loại máy tính để bàn được sử dụng
rộng rãi nhất hiện nay là máy tính nhỏ. Các máy tính để bàn hiện đại giúp người dùng thực hiện
nhiều công việc khác nhau, từ soạn thư tới chỉnh sửa file video và được sử dụng rộng rãi trong
giới kinh doanh và học thuật.
35Sao chép không được phép là trái pháp luật
Tin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL Mô-đun 1: Các khái niệm về ICT
1
1.2.2 Máy tính xách tay
Máy tính xách tay (laptop computer hay notebook) là loại máy nhỏ mà người dùng có thể dễ
dàng mang theo hoặc để trong lòng (như gợi ý từ cái tên laptop của loại máy tính này). Đặc điểm
của máy tính xách tay là màn hình và bàn phím nhỏ. Hầu hết các máy xách tay hiện đại có thể
được kết nối với màn hình, chuột và bàn phím thông thường, bằng cách này, những nhược điểm
khi làm việc với màn hình và bàn phím nhỏ sẽ được khắc phục. Do chi phí sản xuất đắt đỏ nên
máy xách tay thường đắt hơn máy để bàn có cùng thông số kỹ thuật. Máy tính xách tay có thể
thực hiện các công việc tương tự như máy tính để bàn. Chúng chủ yếu được sử dụng bởi những
người không làm việc ở một địa điểm cố định như phóng viên, nhân viên kinh doanh, nhiếp ảnh
gia và giảng viên đại học.
1.2.3 Máy tính bảng
Máy tính bảng (Tablet PC) là loại máy tính có kích thước bằng trang giấy A4, không có bàn
phím và chạy một phiên bản đã được hiệu chỉnh của phần mềm hệ điều hành dành cho máy tính
thông thường. Chúng thường được mở thêm chức năng nhận dạng chữ viết tay. Người dùng có
thể dùng bút cảm ứng viết trực tiếp lên máy tính bảng. Chức năng chính của loại máy này là để
thực hiện các chức năng đơn giản, ghi chép, đọc sách điện tử và truy cập internet không dây (wifi).
Chúng được sử dụng chủ yếu bởi các thủ kho, nhà thiết kế đồ họa và nghệ sĩ kỹ thuật số. Ngoài
ra, chúng còn có thể được sử dụng bởi những người gặp khó khăn khi sử dụng máy tính để bàn
thông thường.
1.3 Thiết bị cầm tay (1.1.1.3)
Thiết bị cầm tay bao gồm các loại máy tính có thể di chuyển dễ dàng và đặt vừa trong lòng bàn
tay. Các thiết bị này gồm điện thoại di động, máy tính cầm tay, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân
(PDA), máy nghe mp3, thiết bị nghe nhạc cầm tay và máy chơi game. Thiết bị cầm tay có thể thực
hiện nhiều chức năng của máy tính để bàn hay máy tính xách tay như truy cập internet, gửi và
nhận e-mail, nghe nhạc, gọi điện, quản lý nhật ký và sổ danh bạ, chơi game, v.v... Khác biệt của
chúng so với máy tính để bàn và máy tính xách tay là chúng không có ổ cứng lớn, màn hình và
bàn phím lớn. Thay vào đó, chúng có bộ nhớ nhỏ hơn hoặc có thêm bộ nhớ ngoài và thường dùng
công nghệ cảm ứng hoặc có bàn phím nhỏ để người dùng nhập thông tin. Nhìn chung, mục đích
của các thiết bị cầm tay là giúp người dùng vừa có thể tự do di chuyển vừa có thể truy cập thông
tin và thực hiện hoạt động giao tiếp.
Cùng với các tiến bộ khoa học, thiết bị cầm tay ngày càng
hội tụ nhiều tiện ích. Ví dụ như iPhone của Apple vừa là
một chiếc điện thoại, lại vừa là máy nghe nhạc, xem video
và có trọn bộ ứng dụng tăng hiệu suất như gửi e-mail và
truy cập internet.
1.3.1 Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân
Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (Personal Digital Assistant - PDA) là một máy tính có đầy đủ
chức năng, nhỏ gọn, nằm vừa vặn trong lòng bàn tay và có một số chức năng giúp người dùng tổ
chức thông tin cá nhân. Chúng có thể tải về e-mail, chơi nhạc, quản lý nhật ký và sổ danh bạ, xử lý
dữ liệu, giúp người dùng ghi chép thông tin... Các PDA thường có một thiết bị trỏ đi kèm, thiết bị
này giống như một chiếc bút nhỏ cho phép người dùng nhập dữ liệu qua menu và các biểu tượng
hiển thị trên màn hình. Cùng với sự phát triển của máy tính cầm tay, PDA và điện thoại di động,
Mô-đun 1: Các khái niệm về ICTTin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL
36 Sao chép không được phép là trái pháp luật
1
đường ranh giới phân biệt PDA và điện thoại di động ngày càng mờ đi và chiếc máy tính nhỏ gọn,
đa chức năng như chiếc máy tính cá nhân bỏ túi đã xuất hiện trên thị trường.
1.3.2 Điện thoại di động / Điện thoại thông minh
(Mobile phone / Smartphones)
Đây là dòng điện thoại không cần dây cố định mà vẫn cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi.
Chúng cũng sử dụng công nghệ không dây để truy cập internet và cung cấp cho người dùng
đầy đủ tùy chọn như giao dịch ngân hàng điện tử, đọc tin tức... Những chiếc điện thoại di động
ngày càng trở nên tinh vi hơn. Những mẫu điện thoại cao cấp hơn thường được gọi là điện thoại
thông minh (smartphone), có thể chạy những hệ điều hành phức tạp như Symbian hay Windows
Mobile và cung cấp các ứng dụng tương tự như máy tính.
1.3.3 Máy tính cầm tay (Palmtop computer)
Máy tính cầm tay có kích thước màn hình và bàn phím rất nhỏ; vì vậy, chúng có nhiều điểm hạn
chế. Về cơ bản, chúng là thiết bị quản lý thông tin cá nhân (PIM). Vì kích thước nhỏ nên máy tính
cầm tay không có ổ đĩa. Thay vào đó, chúng có các khe cắm để kết nối các thiết bị khác để nhận/
truyền dữ liệu. Chúng thường được sử dụng kết hợp với máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
Ở một số máy tính cầm tay, bàn phím được thay thế bằng một bút điện tử và phần mềm nhận dạng
chữ viết tay. Máy tính cầm tay có thể thực hiện một số chức năng của máy tính xách tay như xử
lý văn bản, gửi e-mail. Các file có thể được truyền từ máy tính cầm tay sang máy tính để bàn hoặc
máy tính xách tay để biên tập chi tiết hoặc lưu trữ.
1.4 Các bộ phận của máy tính để bàn
1.4.1 Các bộ phận chính (1.1.1.4)
Loa
Case
Chuột
Bàn phím
Màn hình
37Sao chép không được phép là trái pháp luật
Tin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL Mô-đun 1: Các khái niệm về ICT
1
• Đơn vị xử lý trung tâm CPU (central processing unit) - còn được gọi là bộ vi xử lý (microprocessor)
- là bộ não của máy tính và được đặt trong bo mạch chủ (motherboard).
• Hộp hệ thống (system box) tức case, hay còn gọi là đơn vị cơ sở (base unit) - là nơi lắp bộ nguồn
cung cấp điện, ổ cứng và các ổ CD-ROM hay DVD. Các thiết bị này được nối vào bo mạch chủ. Trong bo
mạch còn có một hệ thống các vi chíp như CPU và RAM (Random Access Memory) để lưu trữ và xử lý
dữ liệu. Các chốt cắm đặc biệt được gọi là cổng được gắn với các card điện tử. Card điện tử được gắn
vào các khe của bo mạch chủ. Các thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính qua các cổng. Case có thể
có dạng nằm ngang hoặc dạng thẳng đứng - hình tháp (như trong hình vẽ mình họa).
• Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu chính trong máy tính. Ổ cứng được dùng để lưu trữ các ứng dụng cho phép
máy tính làm việc. Dữ liệu được lấy từ ổ cứng với tốc độ nhanh hơn so với từ các đĩa CD-ROM. Vì ổ cứng
không thể dễ dàng lấy ra khỏi case nên nó còn được gọi là bộ lưu trữ cố định.
• Ổ CD-ROM và/hoặc DVD trên case được sử dụng để mở các đĩa CD hay DVD. Các ổ này được sử dụng
để đọc các dữ liệu trong đĩa hay viết dữ liệu lên đĩa trắng. Sự khác biệt chính giữa một chiếc đĩa CD và
một chiếc đĩa DVD là dung lượng và loại dữ liệu có thể lưu trữ. Đĩa CD thường được dùng để lưu âm
thanh và có thể chứa được nội dung nặng 650MB, tương đương với 80 phút phát âm thanh. Đĩa DVD
thường được sử dụng để lưu video (âm thanh và hình ảnh) và có thể chứa được nội dung nặng 4.7GB,
tương đương với 120 phút phát video. Một số đĩa DVD còn có thể lưu dữ liệu trên cả hai mặt đĩa. Đĩa CD
và DVD cũng có thể lưu các dữ liệu khác ngoài audio và video như là các tài liệu và ảnh.
• Cổng USB là một khe cắm đặc biệt cho phép người dùng có thể kết nối một thiết bị bên ngoài với máy
tính. USB (Universal Serial Bus) là giao diện chuẩn của rất nhiều thiết bị như máy ảnh kỹ thuật số, máy
chơi nhạc mp3, máy in, loa, thẻ nhớ và các ổ cứng ngoài. Cổng USB cũng có thể được dùng để kết nối
máy tính với các bộ phận thiết yếu khác như bàn phím hay chuột.
• Bàn phím và chuột cho phép người dùng nhập dữ liệu vào máy tính.
• Màn hình là thiết bị hiển thị giống như chiếc màn hình ti vi. Nó hiển thị nhiệm vụ đang được máy tính
thực hiện.
• Các bộ phận khác như máy in, máy quét, modem có thể được kết nối thêm với máy tính nếu cần. Chúng
được gọi là các thiết bị ngoại vi. Chi tiết về các thiết bị này sẽ được trình bày trong Phần 2.4.
1.4.2 Cổng (1.1.1.5)
Các cổng phần cứng trên máy tính cung cấp giao diện để truyền thông tin giữa máy tính và các
thiết bị khác. Chúng là những bộ nối vật lý cho phép kết nối với các cáp có đầu nối tương ứng.
Dưới đây là các loại cổng phổ biến nhất.
• Cổng nối tiếp (serial port) là một thiết bị đã lỗi thời và đang
dần được thay thế bằng những công nghệ ưu việt hơn như
USB. Các cổng nối tiếp chỉ có thể gửi và nhận một bit dữ liệu
trong một lần truyền.
• Cổng song song (parallel port) ngày càng ít được sử dụng,
chúng có thể đồng thời gửi và nhận nhiều bit dữ liệu. Vì chức
năng chính của chúng là kết nối máy in với máy tính nên
chúng thường được gọi là cổng máy in (printer port).
Mô-đun 1: Các khái niệm về ICTTin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL
38 Sao chép không được phép là trái pháp luật
1
• Cổng mạng (network port) được sử dụng để kết nối máy tính với mạng.
Chúng thường có một hay hai điốt phát sáng để chỉ tình trạng kết nối.
• USB (Universal Serial Bus) là cổng thay thế cho các cổng nối tiếp và cổng
song song trước đây. Cổng này có một số ưu điểm như:
○ Tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.
○ Khả năng kết nối với các thiết bị khác - ví dụ như chuột USB hay bàn
phím USB có thể nối vào cổng USB.
○ Các thiết bị USB nhỏ hơn có thể được nạp điện thông qua cổng USB,
giúp làm giảm số lượng cáp, khe cắm và lỗ cắm điện.
• FireWire giống như cổng USB, thường được sử dụng trong các máy tính
của Apple và trong các thiết bị audio/video như máy quay kỹ thuật số. Nó có
tốc độ truyền dữ liệu cao hơn USB và không cần máy tính kiểm soát.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính (1.1.2.1)
1.5.1 Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) (1.1.2.2)
Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) là một chíp vi xử lý, bao gồm hàng triệu thành phần điện tử, có
nhiệm vụ thể hiện và thực thi các chỉ lệnh, thực hiện các phép tính toán. Cùng với bộ xử lý và các
bộ phận khác, tốc độ xung đồng hồ (clock speed), hay tần số hoạt động, có nhiệm vụ xác định
tốc độ máy tính thực thi các chỉ lệnh mà nó nhận được. Thông thường, tốc độ xung đồng hồ càng
cao thì máy tính càng hoạt động hiệu quả. Tốc độ xung đồng hồ được đo bằng đơn vị mê-ga-héc
(MHz) và gi-ga-héc (GHz). Tốc độ xung đồng hồ của các máy tính hiện tại là khoảng 3.2 GHz
(một tỷ chu kỳ/giây).
Bộ vi xử lý thường gặp trong các máy tính là Pentium 4, do tập đoàn Intel sản xuất. Ngoài ra,
cũng có một số kiểu CPU khác của các nhà sản xuất khác.
1.5.2 Bộ nhớ (dung lượng RAM)
Các chương trình trên máy tính được tải từ ổ cứng vào RAM (random access memory). Công việc
được tạo ra trên máy cũng được lưu trữ trong RAM cho đến khi được ghi lại. Bất cứ nội dung gì
có trong RAM đều có thể sử dụng ngay lập tức. Nhờ thế, máy tính không phải tìm kiếm thông tin
trên ổ cứng. Tuy nhiên, RAM chỉ có thể lưu dữ liệu khi máy tính đang hoạt động, mọi thứ trong
RAM sẽ biến mất khi máy tính tắt.
Số lượng RAM được lắp trong một máy có ảnh hưởng tới tốc độ hoạt động của máy tính. Phần
mềm hệ thống chiếm một phần đáng kể trong dung lượng RAM. Nếu không có đủ dung lượng
RAM cần thiết, máy tính sẽ sử dụng một phần trống trong ổ cứng được gọi là bộ nhớ tạm thời
hay bộ nhớ ảo. Người dùng sẽ mất nhiều thời gian để truy cập dữ liệu trong bộ nhớ ảo hơn là
trong RAM và việc sử dụng bộ nhớ ảo sẽ làm chậm tốc độ vận hành của máy tính.
39Sao chép không được phép là trái pháp luật
Tin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL Mô-đun 1: Các khái niệm về ICT
1
1.5.3 Ổ cứng
Tốc độ truy cập và lưu thông tin của ổ cứng có ảnh hưởng tới tốc độ chung của máy khi máy đang
sử dụng ổ cứng. Nó có quan hệ mật thiết với tốc độ quay của đĩa, thường vào khoảng 5.000 tới
10.000 rpm. Thông thường, tốc độ quay càng cao thì máy tính càng có thể lưu hay truy cập dữ
liệu nhanh.
Sự khác biệt về tốc độ giữa ổ cứng và các thiết bị khác được thể hiện rõ ở thực tế thời gian máy
tính truy cập dữ liệu từ một đĩa CD-ROM lâu hơn gấp 10 lần so với từ ổ cứng. Tuy nhiên, tốc độ
truy cập cũng có thể bị giới hạn bởi dung lượng của thiết bị lưu trữ. Thiết bị càng lưu nhiều thông
tin, người dùng càng mất nhiều thời gian định vị và mở chương trình, dữ liệu.
1.5.4 Tốc độ bus (Bus speed)
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của máy tính là tốc độ truyền dữ liệu từ một
bộ phận tới bộ phận khác trong máy. Bus hệ thống truyền dữ liệu theo phương thức tương tự như
cách chia sẻ, vận chuyển hành khách và hàng hóa của hệ thống vận tải trong một mạng giao thông.
Tốc độ bus được mô tả bằng số “bit” thông tin có thể truyền được trong một đơn vị thời gian. Các
tốc độ điển hình là 66, 100, 133 và 400 mê-ga-héc (MHz). 400 MHz tương đương với 400 triệu
bit thông tin/giây. Ví dụ như PCI Express có thể chuyển tới 8 Gb/giây.
1.5.5 Bộ xử lý card đồ họa (Graphics Card Processor)
Card đồ họa là phần cứng có nhiệm vụ xử lý các hiển thị đồ họa trên màn hình. Card tăng tốc đồ
họa là một biến thể đặc biệt của card đồ họa chuẩn, nó có bộ xử lý và bộ nhớ riêng (nghĩa là nó
thực hiện công việc ngoài bộ nhớ CPU).
Card tăng tốc đồ họa thường được tối ưu hóa để sản xuất đồ họa 3D sử dụng trong các lĩnh vực
như thiết kế có trợ giúp máy tính và thiết kế trò chơi. Khi hệ điều hành trở nên phức tạp, card này
sẽ hỗ trợ vẽ thiết kế và cho phép hiển thị sản phẩm trên màn hình thông thường.
1.5.6 Số lượng các ứng dụng được sử dụng
Số công việc được thực hiện cùng lúc trong RAM càng nhiều thì số tài nguyên của CPU bị chiếm
dụng càng lớn. Số lượng các ứng dụng hoạt động và khối lượng công việc được tiến hành có thể
ảnh hưởng tới hoạt động của máy. Số tài nguyên và dung lượng bộ nhớ có thể sử dụng càng ít thì
số lượng công việc có thể thực hiện cùng lúc càng ít.
Mô-đun 1: Các khái niệm về ICTTin học văn phòng quốc tế theo chuẩn ICDL
40 Sao chép không được phép là trái pháp luật
1
Phần 2 Phần cứng
2.1 Định nghĩa (1.1.1.1)
Phần cứng là thành phần vật lý của một máy tính - như là màn hình, case, bàn phím và cáp (các
bộ phận đi cùng khi mua máy tính). Từ “phần cứng” ở đây có thể hiểu là một bộ máy tính ho