Lịch sử thế giới luôn có một sức hút lạ kì với nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam,
đặc biệt là lịch sử của các nước phương Tây, bởi lẽ, xu thế chung của thế giới ngày nay
là hội nhập, toàn cầu hóa. Nghiên cứu về lịch sử của một quốc gia nào đó bên ngoài
luôn là nhiệm vụ của những người đam mê lịch sử nhằm góp một phần nhỏ bé vào
công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Là một trong những nước có lịch sử kinh tế,
văn hóa lâu đời với ngôn ngữ phổ biến toàn cầu, nước Anh trở thành một đối tượng
nghiên cứu thật hấp dẫn. Để quốc gia này có một vị thế lớn mạnh trên trường quốc tế
như ngày nay, chúng ta không thể không nhắc đến công lao của một cá nhân – một
người phụ nữ. Đó chính là nữ hoàng Elizabeth I (1559-1603). Những chính sách kinh
tế và chính trị của bà đã đưa nước Anh bước ra khỏi những khủng hoảng, đặt những
viên gạch vững chắc cho công cuộc tích lũy tư bản để nước Anh sớm chuyển mình
sang hình thái kinh tế xã hội mới về sau – Tư bản chủ nghĩa.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình kinh tế và chính trị nước Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth I (1559 – 1603), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017
115
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ NƯỚC ANH
DƯỚI THỜI NỮ HOÀNG ELIZABETH I (1559 – 1603)
Dương Thủy Tiên
(Sinh viên năm 4, Khoa Lịch sử)
GVHD: ThS Nguyễn Trà My
Lịch sử thế giới luôn có một sức hút lạ kì với nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam,
đặc biệt là lịch sử của các nước phương Tây, bởi lẽ, xu thế chung của thế giới ngày nay
là hội nhập, toàn cầu hóa. Nghiên cứu về lịch sử của một quốc gia nào đó bên ngoài
luôn là nhiệm vụ của những người đam mê lịch sử nhằm góp một phần nhỏ bé vào
công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Là một trong những nước có lịch sử kinh tế,
văn hóa lâu đời với ngôn ngữ phổ biến toàn cầu, nước Anh trở thành một đối tượng
nghiên cứu thật hấp dẫn. Để quốc gia này có một vị thế lớn mạnh trên trường quốc tế
như ngày nay, chúng ta không thể không nhắc đến công lao của một cá nhân – một
người phụ nữ. Đó chính là nữ hoàng Elizabeth I (1559-1603). Những chính sách kinh
tế và chính trị của bà đã đưa nước Anh bước ra khỏi những khủng hoảng, đặt những
viên gạch vững chắc cho công cuộc tích lũy tư bản để nước Anh sớm chuyển mình
sang hình thái kinh tế xã hội mới về sau – Tư bản chủ nghĩa.
1. Nước Anh cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI – mở đầu kỉ nguyên mới
1.1. Hoàn cảnh lịch sử nước Anh cuối thế kỉ XV đến những năm 50 thế kỉ XVI
1.1.1. Chính trị
Vào cuối thế kỉ XV, đất nước Anh bị giằng xé bởi một loạt các cuộc nội chiến
giữa hai triều đại, đó là những người Yorkist và những người Lancastrian với Chiến
tranh Hoa Hồng. Năm 1485, chiến tranh kết thúc với chiến thắng Bosworth của Henry
Tudor. Từ đây, ông trở thành người đứng đầu của nước Anh, mở đầu cho triều đại mới
với tên gọi Tudor. Triều Tudor tồn tại hơn một trăm năm và vị vua cuối cùng chính là
nữ hoàng Elizabeth I.
Thời vua Henry VII, tình hình chính trị khá ổn định và duy trì đến thời vua Henry
VIII. Khi vua Henry VIII qua đời, Edward nối ngôi vua cha năm chín tuổi. Vì còn khá
nhỏ nên một hội đồng nhiếp chính để hỗ trợ Edward quản lí đất nước đã được lập ra.
Nhưng không lâu sau đó, một thành viên trong hội đồng - Edward Seymour, Công tước
Somerset – bác của Edward đã tiến hành tiếm quyền và tự phong làm Bảo hộ công
(Lord Protector). Năm 1553, Edward trở bệnh, các quý tộc hạt Northumberland đã ra
sức thuyết phục nhà vua ban hành luật kế vị mới, tuyên bố truyền ngôi cho Lady Jane
Grey. Jane Grey là chắt của vua Henry VII và cũng là vợ của của công tước xứ
Northumberland. Chín ngày sau khi lên ngôi, Jane Grey bị lật đổ và bị hành quyết sau
bốn tháng giam giữ. Mary Tudor, con gái của Henry VIII với người vợ đầu, Catherine
of Aragon, trở thành nữ hoàng nước Anh năm 1554. Sau khi dẹp cuộc nổi dậy của Sir
Thomas Wyatt, Mary kết hôn với Philip II của Tây Ban Nha, dụng tâm đem nước Anh
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
116
trở lại với Công giáo. Bà thẳng tay bắt giữ những người theo Tân giáo, khiến xã hội
Anh lúc này trở nên rối loạn. Những người theo Tân giáo buộc phải bỏ trốn khỏi nước
Anh và mang trong lòng sự thù hận đối với bà, họ bà bằng cái tên “Mary khát máu”.
Năm 1558, nước Anh thua trận với Pháp và để mất vùng đất Calais về tay Pháp.
Sự bất ổn về chính trị kéo dài cho đến khi Elizabeth I lên ngôi – người cuối cùng
kế vị ngôi vua của dòng họ Tudor, buộc bà phải giải quyết những khó khăn đang bao
trùm đất nước.
1.1.2. Kinh tế
Cuối thế kỉ XV đến những năm 50 thế kỉ XVI, kinh tế Anh chuyển mình với
những nỗ lực của vua Henry VII sau khi thống nhất đất nước. Quá trình “rào đất” ở
nông thôn diễn ra nhanh chóng, điều này càng làm khoảng cách giàu nghèo trong nông
thôn Anh gia tăng. Sự khởi sắc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp, công nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Tuy vậy, quá trình ấy bị chững lại vào những
năm 50 thế kỉ XVI do những rối loạn xã hội và bất ổn về chính trị mang lại. Người dân
phải sống trong cảnh loạn lạc với những cuộc bắt bớ, đàn áp người Tân giáo của nữ
hoàng Mary I cùng cuộc chiến tranh với Pháp. Kết quả thua trận của Anh trước Pháp đã
làm nước Anh cạn kiệt về tài chính và càng làm suy yếu về kinh tế. Đây được xem như
một khó khăn lớn đối với người kế nhiệm nữ hoàng Mary I.
1.2. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nữ hoàng Elizabeth I
1.2.1. Tiểu sử nữ hoàng Elizabeth I
Elizabeth là con gái của Vua Henry VIII với người vợ thứ hai là bà Anne Boleyn.
Bà sinh ngày 7 tháng 9 năm 1533, tại Cung điện Greenwich. Khi bà được sinh ra, cha
của bà đã hết sức thất vọng, bởi lí do ông li hôn với người vợ đầu Catherine cũng là
việc bà đã hạ sinh công chúa Mary, điều này khiến ông vô cùng lo lắng vì không có
con trai nối ngôi. Cuộc sống của Elizabeth đã sớm phải đối mặt với những rắc rối. Tuy
vậy, ngay từ khi còn nhỏ bà được giảng dạy bởi các học giả nổi tiếng như William
Grindal và Roger Ascham, và bà đã sớm bộc lộ tài năng của mình. Bà có thể nói 5 thứ
tiếng trôi chảy.
Về tính cách, bà biết cách dung hòa giữa sự duyên dáng của phụ nữ với sự lạnh
lùng và không kiêng sợ của nhà lãnh đạo. Tính khí bà đầy những mâu thuẫn: vừa cần
kiệm lại vừa hoang phí, kín đáo, đa nghi nhưng lại thích được vây quanh bởi những
sủng thần, chuyên chế nhưng dễ phạm những bất cẩn, bà luôn tỏ ra gần gũi với dân
chúng song lại khá kiêu ngạo trong nhiều vấn đề chính trị. Bà làm vua từ năm 1558 đến
năm 1603, đây được xem là giai đoạn thịnh vượng nhất của lịch sử nước Anh.
Nhìn chung, cuộc đời bà trải qua rất nhiều những thăng trầm và cả đau đớn ngay
từ thuở thiếu thời, nhưng bằng bản lĩnh thiên bẩm mà bà đã xuất sắc vượt qua. Có thể
nói bà dành trọn cuộc đời mình cho đất nước Anh, đưa đất nước từ cảnh nghèo khó vây
quanh đi lên thành quốc gia thịnh vượng, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản Anh ở
Năm học 2016 - 2017
117
thế kỉ sau. Và cũng chính vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, người dân Anh luôn tỏ
lòng biết ơn thành kính đến bà.
1.2.2. Hoàn cảnh lên ngôi của nữ hoàng Elizabeth I
Năm 1547, Henry VIII qua đời. Trong di chúc của Henry VIII có viết: Mary phải
theo Edward, và Elizabeth sẽ theo Mary. Mặc dù là bất hợp pháp nhưng Henry đã phục
hồi các con gái của mình quyền thừa kế trong di chúc. Mùa hè năm 1553, vua Edward
VI chết sau khi bị một cơn bệnh kéo dài. Chị gái của Elizabeth là Mary, trở thành nữ
hoàng Anh sau một cuộc biến động chống lại kế hoạch chống ngôi vị của John Dudley
đối với Mary. Mary I không phải là một vị vua đặc biệt nổi tiếng và xuất sắc. Khi lên
ngôi, bà đã nghi ngờ Elizabeth theo đạo Tin Lành (Mary I theo đạo Công giáo). Bà đã
giam cầm Elizabeth ở một tòa tháp trong hai tháng và sau đưa đến Woodstock Manor ở
hạt Oxford giam giữ trong một năm.
Sau cái chết của Mary, Elizabeth I lên ngôi báu nước Anh vào ngày 17 tháng 11
năm 1558. Đó là khoảnh khắc của chiến thắng tối cao đối với một người con gái được
sinh ra ngoài mong muốn của vua cha, bà đã phải trải qua những tháng ngày tăm tối
của cuộc đời mình trong bóng tối của tòa án, bị bỏ ngơ và quên lãng. Những năm sau
cái chết của vua cha, bà luôn thận trọng trong mọi hành động để rồi khi trở thành người
đứng đầu nước Anh, bà đã thể hiện tài trí và sự mạnh mẽ của mình.
2. Tình hình kinh tế - chính trị nước Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth I
2.1. Hoàn cảnh lịch sử nước Anh trong những năm cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ
XVII
Tình hình nước Anh trong suốt khoảng thời gian cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ
XVII đánh dấu sự rũ bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến chuyển sang chế độ tư
bản. Sự chuyển biến này diễn ra trước hết trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Trong nước, từ giữa thế kỉ XVI, thời kì trị vì của nữ hoàng Elizabeth I được xem
là một trong những triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử với sự phát triển vượt bậc
trên tất cả các lĩnh vực, đem lại cho Anh vị trí số một châu Âu lúc bấy giờ.
Về đối ngoại, những mâu thuẫn giữa Anh cùng các nước châu Âu ngày càng trở
nên xấu hơn, các nước láng giềng nhòm ngó như Tây Ban Nha, sau cái chết của Mary I
thì mối quan hệ hai nước trở nên căng thẳng, cùng với việc các đoàn thám hiểm của
Tây Ban Nha đều bị người Anh cướp mất nhiều tài sản giá trị mà họ mang về từ những
vùng đất mới.
Vấn đề tôn giáo cũng rất đáng lo ngại bởi những mâu thuẫn căng thẳng trong tôn
giáo, cùng những mưu đồ chính trị và bạo lực. Điều này làm cho nữ hoàng cùng hoàng
gia phải chịu áp lực lớn lao để tham gia vào cuộc đấu tranh giữa người Công giáo La
Mã và Tin Lành. Buộc bà phải có những chính sách phù hợp trong các lĩnh vực: chính
trị, kinh tế và tôn giáo.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
118
2.2. Tình hình kinh tế Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth I
2.2.1. Tài chính và các vấn đề kinh tế trong nước
Khi Elizabeth I lên ngôi vào năm 1558, nước Anh rơi vào tình cảnh tài chính khó
khăn với một khoản nợ là 227.000 bảng Anh. Hơn 100.000 bảng này thuộc về Sở Giao
dịch Antwerp với mức lãi suất 14%. Elizabeth I là một người có tinh thần khôn ngoan,
giỏi tính toán. Nước Anh đã thoát khỏi tình trạng trên.
Năm 1571, hệ thống tài chính tiền tệ và tài chính của Anh được cải cách bao gồm
các luật lệ về lãi suất, điều này rất cần thiết vì nó được xem như một điểm khởi đầu của
cuộc cải cách hiện đại hóa tài chính nội bộ nhằm hạn chế vay tiền bên ngoài và huy
động nguồn vốn bên trong nước, kích thích tài chính trong nước phát triển.
Chính quyền của Elizabeth I đã ban hành nhiều điều luật, một trong số đó được
gọi là Luật Người Nghèo quy định mọi giáo xứ địa phương phải chịu trách nhiệm cho
những người nghèo. Một trong những quyết định kinh tế quan trọng nhất của nữ hoàng
là đưa ra một hệ thống tiền tệ mới có chứa một lượng kim loại quý có giá trị. Điều này
nhằm làm tăng sự tự tin trong đồng tiền, tránh làm mất giá và cũng cho phép các doanh
nghiệp tham gia vào các hợp đồng tài chính dài hạn. Thương mại len ở Anh cũng bắt
đầu bùng nổ trong Thời kì vàng của Elizabeth I. Ngoài ra, bà cũng rất chú trọng phát
triển công thương nghiệp do đó các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh, khai
thác than, thiếc và chì nở rộ. Vì vậy, các ngành công nghiệp khai thác và sản xuất sắt
phát triển cùng với những phát minh mới về kĩ thuật, nhất là những hình thức tổ chức
mới trong lao động làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Nhìn chung, những
chính sách thức thời của nữ hoàng cùng việc thành lập các “Hội đồng riêng” về các vấn
đề kinh tế trong nông nghiệp, công nghiệp và thương mại đã giải quyết hiệu quả những
khó khăn trong thời kì mới bắt đầu trị vì đất nước của bà. Mặc dù nền kinh tế vẫn còn
nhiều những hạn chế, vấn đề phúc lợi trong xã hội cùng một số khoản nợ vẫn còn tồn
tại khi bà qua đời, song điều đó không thể phủ nhận những thành quả của Elizabeth I
cùng bộ máy chính phủ cũng như việc nền kinh tế thời kì này đã tạo ra một nền tảng
vững chắc cho cuộc cách mạng tư sản Anh ở những giai đoạn sau.
2.2.2. Giao thông vận tải và sự phát triển thương mại
Anh là một quốc gia vốn được bao quanh bằng biển nên người Anh rất giỏi trong
lĩnh vực hàng hải. Những con tàu với kĩ thuật hiện đại đã đưa người Anh đến được
những vùng đất mới, mở rộng thuộc địa và đưa người dân di cư đến những vùng đất
mới – một trong những lí do tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng chung trên
toàn thế giới. Sự phát triển của giao thông vận tải, nhất là hàng hải đã khiến thương mại
quốc gia này phát triển nhanh chóng, cùng những chính sách khuyến khích của nữ
hoàng Elizabeth nên thương mại đóng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế Anh đầu thế kỉ XVII. Hàng loạt các chính sách khuyến khích
thương mại phát triển, cải tiến kĩ thuật đóng tàu, giảm bớt các thủ tục trong thương mại
Năm học 2016 - 2017
119
đã được triển khai, đưa ngành hàng hải Anh nói riêng và nền thương mại Anh phát
triển vượt bậc.
2.3. Tình hình chính trị nước Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth I
2.3.1. Bộ máy nhà nước
Bộ máy chính trị nước Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth I là một bộ máy có cấu
trúc nghiêm ngặt cùng một hệ thống các cơ quan chính phủ khá phức tạp. Đứng đầu là
các cơ quan chính phủ quốc gia như: Hội đồng Cơ mật và Quốc hội, sau đó là các cơ
quan khu vực, cùng các cơ quan của quận và cộng đồng.
Cơ quan chính phủ bao gồm: Vua, Hội đồng cơ mật và Quốc hội. Ba cơ quan này
sẽ làm việc cùng nhau để cai trị đất nước, lập pháp, tài chính và quyết định các vấn đề
tôn giáo và quốc phòng.
Hỗ trợ bà là các hội đồng khác nhau và các quan chức để giúp bà quản lí đất nước
một cách công bằng và dễ dàng. Về nguyên tắc, các quyền lực của bà vẫn bị giới hạn
bởi sự tồn tại của Nghị viện, được phân biệt rõ thành hai viện: Viện Nguyên lão và
Viện Thứ dân.
Hội đồng bảo an phần lớn là các thành viên trong Hội đồng là những người được
Elizabeth I lựa chọn. Bà đã lựa chọn những người đứng đầu có quyền lực và địa vị
vững chắc để hỗ trợ cho mình.
Các thành viên hội đồng Tư hữu do bà tuyển chọn đã tham gia vào một loạt các
lĩnh vực của chính phủ, bao gồm tôn giáo, các vấn đề quân sự, an ninh, kinh tế, và phúc
lợi của người dân. Trong những năm đầu của triều đại, Hội đồng chỉ họp ba lần một
tuần, nhưng vào cuối thời trị vì, cuộc họp đã diễn ra gần như hàng ngày.
Quốc hội hỗ trợ đắc lực cho nữ hoàng trong việc cai quản đất nước. Chức năng
chính của Quốc hội là thông qua luật lệ và cấp tiền cho nữ hoàng khi bà cần nó. Tuy
nhiên, nữ hoàng có thể đưa ra luật pháp mà không có sự đồng ý của Quốc hội. Các
quốc vương Tudor có xu hướng chỉ triệu tập Quốc hội để cải cách chính phủ hoặc tiền
bạc, và tiền là lí do chính mà Elizabeth I đã triệu hồi Quốc hội. Trong suốt quá trình trị
vì lâu dài của nữ hoàng, Quốc hội chỉ được triệu tập một vài lần.
Một thành phần quan trọng trong chính phủ Anh lúc bấy giờ là hệ thống các tòa
án. Các tòa án quan trọng nhất được tổ chức hai lần một năm tại mỗi quận hạt, và các
Tòa án Tứ phiên, được tổ chức bốn lần một năm.
Nhìn chung, tình hình chính trị Anh thời kì nữ hoàng Elizabeth I rất ổn định với
một bộ máy nhà nước rất nghiêm ngặt và hoạt động rất hiệu quả dưới sự điều hành
chung của nữ hoàng. Tất cả các cơ quan đều phát huy tốt nhất vai trò của mình, từ cấp
trung ương đến địa phương đều có một sự thống nhất với nhau về quyền lực.
2.3.2. Vấn đề Tôn giáo
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
120
Vấn đề tôn giáo ở Anh cũng khá phức tạp khi nơi đây cùng tồn tại hai tôn giáo là
Tin lành và Công giáo. Dù nữ hoàng đã cố gắng dung hòa hai tôn giáo bằng nhiều cách
nhưng vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn. Tuy vậy, những mẫu thuẫn ấy đã không làm
ảnh hưởng đến tình hình chung của đất nước cũng như trở thành rào cản cho sự phát
triển của đất nước như những thời kì trước đó. Và một điều không thể phủ nhận là công
lao của nữ hoàng khi cùng duy trì cả hai nhánh tôn giáo cùng một thời điểm. Những
chính sách ôn hòa về tôn giáo được thi hành, giáo dân được tự do chọn lựa tôn giáo của
mình, được thể hiện những quan điểm mới, không bảo thủ, giáo điều. Có lẽ chính điều
này đã khiến mọi người dân tin theo tôn giáo mà nữ hoàng theo.
2.3.3. Chính sách ngoại giao
Bằng những chính sách khôn khéo của nữ hoàng Elizabeth I, mối quan hệ của
Anh với các nước đều được điều chỉnh nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn dẫn đến
chiến tranh, tránh lâm vào tình thế hao tổn về tài chính do các khoản chiến phí phát
sinh khi chiến tranh nổ ra. Tuy vậy, tình thế đã buộc nước Anh phải đối mặt với cuộc
chiến tranh với Tây Ban Nha bởi mâu thuẫn khi lên đến đỉnh điểm chỉ có thể giải quyết
bằng chiến tranh. Tuy nhiên, người Anh đã chiến thắng. Với chiến thắng vang dội này,
uy tín của nữ hoàng cũng như vị thế của nước Anh đã được phần nào thay đổi và một
phần khiến cho các nước xung quanh như nước Pháp phải dè chừng hơn trong quan hệ
với Anh. Như vậy, sự khôn khéo của nữ hoàng Elizabeth I đã giúp nước Anh có một
khoảng thời gian yên bình khá dài tập trung phát triển kinh tế và ổn định về chính trị.
Đây cũng là một trong những lí do khiến kinh tế Anh thời kì này phát triển, làm tiền đề
cho cuộc cách mạng tư sản ở giai đoạn sau.
3. Vai trò của nữ hoàng Elizabeht I đối với đất nước Anh giai đoạn 1559 – 1603
3.1. Ảnh hưởng của nước Anh đến thế giới thời kì nữ hoàng Elizabeth I
Nữ hoàng Elizabeth I đã để lại cho nước Anh một hình ảnh phi thường của một
thời kì rực rỡ của những thành tựu. Đưa nước Anh như trở thành trung tâm của châu
Âu với sự gia tăng ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Phần lớn người châu Âu coi nữ
hoàng chỉ là một đứa con ngoài giá thú của Vua Henry VIII và người vợ thứ hai: Anne
Boleyn, vì Đức Giáo hoàng đã không xử phạt Henry khi ông li hôn người vợ đầu tiên:
Catherine – mẹ của nữ hoàng Mary I. Elizabeth được cho là không có quyền lên ngôi
Anh. trong những năm đầu của triều đại Elizabeth I, nước Anh luôn phải đối mặt với
nguy cơ tấn công từ các cường quốc Công giáo La Mã, Tây Ban Nha và Pháp, do Đức
Giáo hoàng thúc đẩy. Trong khi đó, những kẻ thù chính của nước Anh là Pháp và Tây
Ban Nha đã có được sự giàu có, ảnh hưởng và quân sự lớn hơn nhiều. Anh sẽ không có
cơ hội chiến thắng nếu phải chống lại sự tấn công trực tiếp từ họ. Do đó, Elizabeth I đã
dựa vào việc tận dụng khai thác mối thù hận giữa Pháp và Tây Ban Nha, làm cho nước
này thù hận nước kia và trao cho họ sự hi vọng từ nước Anh sẽ đứng về phía nào. Năm
1588, đội quân Armada của Tây Ban Nha tấn công Anh và nhận thất bại nặng nề. Với
Năm học 2016 - 2017
121
chiến thắng này, vị thế nước Anh trở nên vững chắc với một sức mạnh quân sự và
thương mại hàng đầu trong thế giới phương Tây.
3.2. Vai trò của nữ hoàng đối với sự phát triển của Vương quốc Anh
Nữ hoàng Elizabeth I đã sống và thành công trong một thế giới mà hầu như là
nam giới thống trị, vai trò của phụ nữ đối với xã hội còn rất hạn chế. Phụ nữ không
được xem trọng, họ chỉ được làm những công việc nhà, chăm sóc con cái. Họ không
được đến trường học, không được tham gia bỏ phiếu và không được làm những nghề
quan trọng như luật, y khoa. Chính vì vậy, nữ hoàng Elizebeth I như một minh chứng
chứng minh rằng một người phụ nữ có thể cai trị cũng như bất kì người đàn ông nào.
Cho đến khi bà trị vì, người ta vẫn nghĩ rằng một phụ nữ không thể cai trị được như
triều đại nữ hoàng Mary, và triều đại của bà cũng có thể như vậy.
Trên bình diện vĩ mô, bà thật sự là một chính trị gia tài ba, những chính sách tôn
giáo của bà dù vấp phải nhiều tranh cãi nhưng đã chứng tỏ sự hiệu quả. Có thể nói rằng
Elizabeth I đã trở thành huyền thoại và lịch sử của nước Anh. Những chính sách của nữ
hoàng phù hợp với tình hình của đất nước, bước đầu giải quyết được những xung đột
về tôn giáo, đây là một trong những vấn đề hóc búa mà quốc gia nào nhà chính trị nào
cũng đem cả tài và trí để tìm ra giải pháp ổn thỏa nhất.
Thời kì của bà, thế giới chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của nước Anh với sức
mạnh quân sự, khôi phục đức tin Anh giáo. Và trong suốt 45 năm trị vì, bà đã chứng tỏ
được bản lĩnh của một người phụ nữ trong thời đại mà người phụ nữ vẫn bị coi là kém
hơn nam giới. Mặc dù những âm mưu từ các phe phái phản đối bà, nước Anh dưới sự
lãnh đạo của nữ hoàng đã đi vào lịch sử như một thời kì phát triển quan trọng - “Thời
đại hoàng kim”.
Từ triều đại vua Henry VII đến nữ hoàng Mary I (cuối thế kỉ XV đến cuối thế kỉ
XVI) kinh tế nước Anh còn đang trên đà hồi phục. Chính trị, tôn giáo bất ổn bởi những
chia rẽ và mâu thuẫn khi nước Anh bắt đầu xuất hiện cuộc cải cách tôn giáo trong nửa
đầu thế kỉ XVI.
Năm 1558, nữ hoàng Elizabeth lên ngôi, ngay từ những ngày đầu, bà đã có những
nhận định sáng suốt về những điểm mạnh và hạn chế của đất nước để có những việc
làm phù hợp sao cho mang lại sự bình an và ổn định cho đất nước.
Về chính trị, những chính sách đường lối chính trị của nữ hoàng đó là dung hòa
giữa người Công giáo cực đoan và người Tân giáo quá khích. Những chính sách của bà
đã mang lại sự bình yên cho người dân, giảm bớt những mâu thuẫn tôn giáo giữa những
người trong bộ máy nhà nước.
Về kinh tế, trong nông nghiệp, chính sách rào đ