1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, vấn đề nhập cư đang ngày càng tăng và
có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhập cư chủ
yếu là để tìm kiếm việc làm hay tìm kiếm một cuộc
sống tốt hơn. Vấn đề này đã trở thành một phần của
quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng đồng thời
cũng tạo ra những thách thức lớn cần phải giải quyết
trong quá trình phát triển kinh tế và con người của
một đất nước. Các hình thái nhập cư ở nước ta ngày
càng đa dạng, phức tạp, quy mô nhập cư ngày càng
gia tăng và nếu thực trạng này duy trì trong thời gian
dài sẽ trực tiếp tác động mạnh mẽ, làm nảy sinh nhiều
vấn đề về kinh tế - xã hội.
Đà Nẵng là đô thị trẻ phát triển năng động và
đang dần trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo
dục của cả miền Trung và Tây Nguyên. Sự phát triển
của thành phố Đà Nẵng là động lực thu hút làn sóng
di cư không chỉ trong nước mà còn đối với người
nước ngoài đến với thành phố bằng môi trường làm
việc, thu nhập và điều kiện tốt hơn so với một số địa
phương khác của cả nước.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhập cư trong nước và nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
7Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, vấn đề nhập cư đang ngày càng tăng và
có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhập cư chủ
yếu là để tìm kiếm việc làm hay tìm kiếm một cuộc
sống tốt hơn. Vấn đề này đã trở thành một phần của
quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng đồng thời
cũng tạo ra những thách thức lớn cần phải giải quyết
trong quá trình phát triển kinh tế và con người của
một đất nước. Các hình thái nhập cư ở nước ta ngày
càng đa dạng, phức tạp, quy mô nhập cư ngày càng
gia tăng và nếu thực trạng này duy trì trong thời gian
dài sẽ trực tiếp tác động mạnh mẽ, làm nảy sinh nhiều
vấn đề về kinh tế - xã hội.
Đà Nẵng là đô thị trẻ phát triển năng động và
đang dần trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo
dục của cả miền Trung và Tây Nguyên. Sự phát triển
của thành phố Đà Nẵng là động lực thu hút làn sóng
di cư không chỉ trong nước mà còn đối với người
nước ngoài đến với thành phố bằng môi trường làm
việc, thu nhập và điều kiện tốt hơn so với một số địa
phương khác của cả nước.
2. Tình hình nhập cư trong nước và nước ngoài
vào thành phố Đà Nẵng
2.1. Tỷ lệ tăng dân số cơ học
Việc tách Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa
của Đà Nẵng trong thời gian qua. Theo báo cáo Kết
quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở 1.4.2009, tính
trên phạm vi toàn quốc, Đà Nẵng vẫn là nơi thu hút
dân cư từ nơi khác đến học tập, làm ăn sinh sống, mỗi
năm dân số tăng cơ học khoảng 15.000 người.
TÌNH HÌNH NHẬP CƯ TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI
VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
? ĐÀM THị VÂN DUNG*
* ThS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
Gia tăng dân số của Đà Nẵng sau năm 2011 chủ
yếu là gia tăng tự nhiên. Song, theo bảng 1 thì tỷ lệ
gia tăng cơ học từ năm 2010 trở về trước khá cao. Tỷ
lệ tăng dân số cơ học bình quân giai đoạn 2007 - 2010
là 1,64%, trong đó năm 2010 có tỷ lệ cao nhất (1,89%).
Như vậy, dân số Đà Nẵng từ trước 2010 tăng trưởng
chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di cư, chủ yếu là
nhập cư (bảng 1).
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ suất nhập cư của
thành phố phần lớn cao hơn tỷ suất xuất cư và mức
chênh lệch này có xu hướng ngày càng giảm qua các
năm. Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 1.4.2012
- 1.4.2013, Đà Nẵng có 9.635 người xuất cư trong khi
có đến 15.375 người nhập cư (chiếm tỷ lệ lớn trong
nhập cư là nguồn nhân lực từ Quảng Nam (40,7%))
(bảng 2).
Từ khi triển khai Luật Cư trú đến ngày 14.6.2012,
thành phố Đà Nẵng đã có 217.666 hộ (979.103 khẩu).
Thành phố đã giải quyết thủ tục đăng ký thường trú
cho 34.766 hộ (144.103 khẩu), trong đó có 11.500 hộ
(42.354 khẩu) từ các tỉnh, thành phố khác; đăng ký
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
8 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Bảng 1. Tỷ lệ tăng dân số Đà Nẵng qua các năm
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ tăng chung (%) 2,61 2,51 2,96 3,15 2,53 2,14 2,12 2,11 2,10
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,17 1,04 1,19 1,26 1,13 1,23 1,3 1,27 1,1
Tỷ lệ tăng cơ học (%) 1,44 1,47 1,77 1,89 1,4 0,91 0,81 0,84 1,0
Nguồn: Tổng cục thống kê qua các năm
Bảng 2. Tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư của Đà Nẵng qua các năm
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ suất nhập cư (%) 29,8 22,8 17,5 15,5 14,0 11,6
Tỷ suất xuất cư (%) 3,4 7,9 6,3 9,7 13,8 6,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê qua các năm
Bảng 3. Tình hình nhập cư vào thành phố Đà Nẵng tính từ tháng 4.2012 đến tháng 4.2013
ĐVT: Người
STT Địa phương Số người nhập cư STT Địa phương Số người nhập cư
1 Lào Cai 66 11 Bình Định 491
2 Thái Bình 244 12 Phú Yên 162
3 Thanh Hóa 198 13 Khánh Hòa 18
4 Nghệ An 814 14 Bình Thuận 7
5 Hà Tĩnh 1.075 15 Kon Tum 618
6 Quảng Bình 1.425 16 Gia Lai 305
7 Quảng Trị 558 17 Đắk Lắk 557
8 Thừa Thiên Huế 1.140 18 Hồ Chí Minh 885
9 Quảng Nam 6.252 19 Long An 5
10 Quảng Ngãi 537 20 Cần Thơ 18
Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số của Tổng cục Thống kê, 2013
tạm trú cho 50.331 hộ (392.246 khẩu), trong đó có
35.227 hộ (142.403 khẩu) và 76.464 học sinh, sinh viên
từ các tỉnh, thành phố khác. Như vậy, tổng số nhân
khẩu từ các tỉnh, thành phố khác đăng ký thường trú,
tạm trú ở Đà Nẵng đã lên đến 184.757 người, tương
đương 19% nhân khẩu toàn thành phố. Nghiên cứu
độ tuổi di cư đến cho thấy dân số chuyển đến chủ
yếu nằm trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi, trong đó
chủ yếu là dân số từ 20 đến 25 tuổi. Luồng di cư đến
thông thường từ 2 mục đích: đi học và đi làm. Trước
25 tuổi người di cư nữ nhiều hơn về tỷ lệ và số lượng;
có thể là do lao động nghỉ học sớm tham gia vào lực
lượng lao động phổ thông, giúp việc nhà, công nhân
xí nghiệp. Sau 25 tuổi thì ngược lại người di cư nam
nhiều hơn nữ.1
Nguồn nhập cư vào thành phố Đà Nẵng chủ yếu
từ khu vực Trung Bộ, 80,1% dân số nhập cư có nguồn
gốc từ các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, còn
lại là từ Tây Nguyên (8,1%), đồng bằng sông Hồng
(4,6%). Nguồn nhập cư từ những tỉnh, thành phố lân
cận chiếm tỷ lệ rất lớn (riêng Quảng Nam chiếm tỷ lệ
36,3%, còn 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế và Quảng Nam chiếm tỷ lệ 57,9%).2
Tính từ tháng 4.2012 đến tháng 4.2013, số lượng
nhập cư vào Đà Nẵng là 15.357 người. Trong đó,
Quảng Nam vẫn là địa phương có số người nhập
cư vào Đà Nẵng nhiều nhất là 6.252 người (chiếm
40,7%).3 Việc người nhập cư không ngừng gia tăng
dẫn đến việc tăng dân số cơ học gây ra áp lực về mật
độ dân số cho các quận, huyện trên địa bàn thành
phố (bảng 3).
2.2. Thời điểm nhập cư trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
Sau năm 1997, tình hình kinh tế - xã hội của Đà
Nẵng có nhiều thay đổi, phát triển theo chiều hướng
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
9Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Bảng 6. Thống kê người nước ngoài và Việt kiều tạm trú tại Đà Nẵng qua các năm
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Người nước ngoài 213.896 134.972 150.735 188.418 289.250 608.357
Việt kiều 947 6.515 5.818 9.899 10.866 9.535
Tổng số 214.843 141.487 155.923 198.317 300.136 617.892
Nguồn: Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an thành phố Đà Nẵng
gắn liền với quá trình đô thị hóa và là trung tâm giáo
dục - đào tạo của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Hàng năm, Đà Nẵng đều thu hút một lực lượng lao
động, sinh viên và học sinh từ các địa phương khác
trong cả nước. Từ đó, dòng dân nhập cư tới thành
phố ngày càng gia tăng. Theo báo cáo kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở 1.4.2009, thành phố Đà Nẵng
sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
(1997) đã tăng thêm 100.000 dân (trong vòng 8 năm).
Nhưng từ năm 2005, Đà Nẵng tăng thêm 100.000 dân
chỉ trong vòng 5 năm.
Bảng 4: Tỷ suất và số lượng của người nhập cư
vào thành phố Đà Nẵng qua các năm
Năm
Dân số trung
bình toàn thành
phố (người)
Tỷ suất
nhập cư
(‰)
Số người
nhập cư
(người)
2005 805.700 8,6 6.929
2007 847.500 13,6 11.526
2008 868.800 12,0 10.425
2009 894.500 20,1 17.979
2010 926.800 29,8 27.618
2011 951.700 22,8 21.699
2012 985.700 17,5 17.250
2013 992.800 15,5 15.389
2014 1.007.700 14,0 14.108
2015 1.028.800 11,6 11.934
Nguồn: Tổng cục Thống kê qua các năm
Theo thống kê của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh
thành phố Đà Nẵng, trong giai đoạn 1997 - 2000, có
6.267 người nước ngoài và 01 Việt kiều đăng ký tạm
trú vào thành phố chủ yếu là với mục đích du lịch
(chiếm 67,17%), tiếp theo là thương mại (13,91%),
thăm thân (7,21%)... Đến giai đoạn 2001 - 2005, số
lượng này tăng le6n đáng kể: 308.085 người nước
ngoài và 06 Việt kiều đăng ký tạm trú vào Đà Nẵng với
mục đích du lịch (65,15%), thăm thân (8,36%), thương
mại (5,9), lao động (0,37%), hội nghị (0,2%), báo chí
(0,03%) và mục đích khác (20,0%).
Bảng 5. Thống kê người nước ngoài và Việt kiều
tạm trú tại Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2000 và
2001 - 2005
Mục đích
1997 - 2000 2001 - 2005
Người
nước
ngoài
Việt
kiều
Người
nước
ngoài
Việt
kiều
Báo chí 2 0 104 0
Du lịch 4.210 0 200.720 0
Thương mại 872 0 18.178 0
Thăm thân 452 0 25.735 4
Hội nghị 16 0 616 0
Lao động 82 0 1.132 0
Mục đích khác 633 1 61.597 2
Tổng cộng 6.267 1 308.085 6
Nguồn: Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh,
Công an thành phố Đà Nẵng
Một lý do cho sự gia tăng dân số người nhập cư
trong khoảng thời gian này là vì giai đoạn 2006 - 2009
đã đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của khu vực dịch
vụ với tốc độ tăng bình quân 19,03%/năm, cao gấp
2 lần so với hai giai đoạn trước và cao hơn nhiều so
với tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố với
điểm phần trăm đóng góp là 8,9 điểm vào 11,9% tăng
trưởng GDP.4
Tuy nhiên, sau năm 2010, lượng người nhập cư
bắt đầu được kiểm soát và giảm dần từ 29,8‰ (năm
2010) xuống còn 22,8‰ (năm 2011), 15,5‰ (năm
2013) và đến năm 2014 chỉ còn 13,8‰, thấp hơn tỷ
suất xuất cư là 14‰. Nguyên nhân của hiện tượng
này một phần là do chủ trương siết chặt, hạn chế
người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng (bảng 6).
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
10 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Từ bảng thống kê trên có thể thấy rằng, lượng
người nước ngoài và Việt kiều nhập cư vào Đà Nẵng
sau năm 2010 có giảm xuống nhưng có chiều hướng
tăng nhẹ vào năm 2013, tăng nhanh vào năm 2014
và tăng đột biến vào năm 2015 với 608.357 người
nước ngoài và 9.535 Việt kiều đã đăng ký tạm trú vào
Đà Nẵng. Lượng người này phần lớn là khách du lịch
mang quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,
Úc...
2.3. Động cơ nhập cư trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
Hiện tượng di cư từ nơi này sang nơi khác có thể
do hai nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ vấn
đề kinh tế: cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, có thu
nhập cao hơn công việc hiện tại.
Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá cao trong cả nước. Năm 2003, Đà Nẵng trở
thành đô thị loại I đã kéo theo sau đó sự tăng trưởng
tốt nhất của GRDP thành phố; bình quân giai đoạn
2004 - 2010 đạt 11,42%/năm. Đặc biệt, năm 2005, tốc
độ tăng trưởng GRDP đạt đến 14,21%, cao nhất trong
cả giai đoạn.
Giai đoạn 2011 - 2014, Đà Nẵng tiếp tục xây dựng,
phát triển thành phố, thay đổi tích cực diện mạo đô
thị, GRDP tăng bình quân 9,64%/năm. Năm 2013, tốc
độ tăng trưởng của GRDP là thấp nhất, chỉ đạt 8,37%.
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) được nâng
lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước; năm 2015 đạt
56,78 triệu đồng, tương đương 2.704 USD, gần bằng
2 lần năm 2010.
Hình 1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP
thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các
năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2014
Sự phát triển kinh tế đã thu hút một số lượng lớn
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
11Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
người từ ngoài thành phố đến Đà Nẵng làm ăn sinh
sống. Số người này tập trung vào các ngành công
nghiệp chế biến, tham gia vào công việc lao động
phổ thông trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ khắp
thành phố. Một số không ít tự tổ chức kinh doanh
nhỏ lẻ trong những lĩnh vực rất chuyên biệt.
Thứ hai, nguyên nhân phi kinh tế như: chất lượng
cuộc sống, an sinh xã hội tốt, y tế, giáo dục, dịch vụ phát
triển... cũng tác động sâu sắc đến quá trình nhập cư.
Từ khi trở thành thành phố trực thuộc TW (1997)
đến nay, Đà Nẵng đã từng bước trở thành trung tâm
y tế, giáo dục và đào tạo chất lượng cao của khu vực
miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Mặt khác, Đà
Nẵng cũng là điểm sáng trong lĩnh vực an sinh xã
hội với nhiều chính sách đột phá, đã đạt được nhiều
thành quả quan trọng. Đặc biệt phải kể đến đó là
Chương trình “5 không”, “3 có”, Chỉ thị số 24-CT/TU và
25-CT/TU của Ban Thường vụ Thành Ủy Thành phố.
Bên cạnh đó, công tác thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao cũng được lãnh đạo thành phố quan
tâm. Các cấp, ban, ngành đã triển khai thành công
chính sách thu hút nhân tài của thành phố, cụ thể:
Quyết định 47/2008/QĐ-UBND về việc phê duyệt
Đề án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo
dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà
nước dành cho học sinh các trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố; Quyết định 17/2010/
QĐ-UBND về việc tiếp nhận, bố trí và chính sách ưu
đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại
các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng.
Đây chính là nguyên nhân thu hút một lượng lớn
lao động, sinh viên, học sinh từ các địa phương khác
về thành phố để tìm kiếm việc làm, lao động, học tập,
dẫn đến những biến động về dân số của thành phố.
3. Tác động của quá trình nhập cư vào thành
phố Đà Nẵng
Hiện tượng nhập cư vào thành phố có những mặt
tích cực nhưng cũng đặt ra những vấn đề khó khăn
và phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
ở Đà Nẵng.
3.1. Tích cực
- Nhập cư làm thay đổi kết cấu dân số, cụ thể là
làm thay đổi cấu trúc dân số do độ tuổi người nhập
cư tập trung trong khoảng 15 - 30 tuổi. Chính cấu trúc
này góp phần tạo nên kết cấu “dân số vàng” cho Đà
Nẵng từ nhiều năm nay.
- Ở mức độ nhất định, nhập cư vào Đà Nẵng góp
phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực
và các ngành nghề, dịch vụ và có ý nghĩa đối với sự
tăng trưởng kinh tế của quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa. Chính những người di cư tới Đà Nẵng để
tìm kiếm việc làm đã góp phần bổ sung nguồn lực lao
động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triển
ngành kinh tế, dịch vụ. Ngoài ra, họ cũng tham gia
vào phát triển khu vực phi kết cấu, góp phần thỏa
mãn nhu cầu về các ngành nghề khác.
- Người nhập cư thường có nguồn gốc từ nhiều
tỉnh, nhiều vùng khác nhau đến các thành phố lớn
mang theo những ngành nghề truyền thống khác
nhau đã góp phần làm đa dạng nền kinh tế và văn
hóa của thành phố Đà Nẵng.
- Người dân nhập cư là nguồn đóng góp chính cho
đô thị hóa, là cơ sở, động lực để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tăng năng suất lao động.
- Hiện tượng nhập cư góp phần thúc đẩy sự trao
đổi về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa vùng đô thị
và nông thôn, góp phần hình thành các khu đô thị
mới Quá trình di dân - nhập cư tới nơi ở mới không
đơn thuần là việc họ di chuyển người mà họ còn
mang theo cả phong tục, nếp sống và văn hóa nơi họ
đi. Chính vì vậy, nhập cư tạo ra sự đa dạng về văn hóa
trong quá trình hình thành đô thị Đà Nẵng.
3.2. Tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng nhập cư
vào Đà Nẵng cũng đặt ra những tác động tiêu cực
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố.
- Nhập cư làm thay đổi mức tăng trưởng và sự
phân bổ dân cư do người nhập cư và định cư thường
tập trung vào những khu vực nhất định phù hợp với
điều kiện kinh tế, mục đích di cư.
- Vấn đề nhập cư làm thay đổi các yếu tố về hôn
nhân, sự thay đổi tỷ số giới tính. Dân số nhập cư đến
Đà Nẵng trong thời gian qua bị lệch nhiều về phía nữ.
Tỷ số giới tính dân số nhập cư bị chênh lệch nhiều tại
tất cả các lứa tuổi.
- Tình trạng nhập cư gây quá tải về sử dụng các
công trình hạ tầng cơ sở. Các khu nhà ở, công trình
công cộng mới xây dựng mặc dù tăng nhanh trong
thời gian qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dân đô thị. Các vấn đề này càng trở nên
trầm trọng hơn khi ngày càng có nhiều người nhập
cư vào Đà Nẵng trong tương lai.
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
12 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
- Theo một nghiên cứu về vấn đề di dân của TS.
Đinh Văn Thông (Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội) chỉ ra rằng, quá trình đô thị hóa diễn
ra nhanh và điều đó cũng là tất yếu dẫn đến mâu
thuẫn giữa môi trường và sự gia tăng dân số.5 Những
mâu thuẫn đó đã ảnh hưởng đến đời sống của người
dân thành phố:
+ Chất thải sinh hoạt, mức gia tăng dân số quá
nhanh hiện nay luôn gắn với việc ô nhiễm môi trường
và gây bất lợi cho hệ sinh thái. Dân số tăng với tốc
độ nhanh trong khi khả năng xử lý chất thải chưa
đáp ứng được đang đặt ra vấn đề lớn về tình trạng ô
nhiễm môi trường của thành phố.
+ Nước sinh hoạt, mặc dù thành phố đã có những
cải thiện về hệ thống cấp nước nhưng lượng nước
sạch bình quân trên đầu người của thành phố vẫn
không tăng vì dân số tăng nhanh. Hiện nay, một số
mạch nước ngầm của thành phố cũng bị ô nhiễm do
khai thác quá tải và không tuân thủy quy trình công
nghệ khai thác.
- Tình trạng di dân còn có nguy cơ gây ra tình trạng
mất trật tự công cộng cho thành phố và gia tăng sức
ép về quản lý các cấp chính quyền.
3. Kết luận
Tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ thu hút nguồn nhập
cư mạnh mẽ là quá trình tất yếu, tự nhiên đối với mọi
quốc gia. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy
hoạch khoa học sẽ là nguyên nhân gây ra những hậu
quả tiêu cực đối với sự phát triển bền vững của đô thị.
Vì vậy, áp dụng các biện pháp hành chính kết hợp với
các giải pháp kinh tế - xã hội để quản lý dân cư là việc
làm cần thiết của mỗi đô thị.
Đ.T.V.D.
cHÚ THÍcH
1 Nguyễn Bá Sơn - Nguyễn Thị Hạ Vy, “Một số vấn đề về
quản lý dân cư ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng”,
Phát triển kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Số 31/2012.
2 Báo cáo kết quả Điều tra dân số và nhà ở 1.4.2009.
3 Tỷ lệ được tính dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê
năm 2013 đã được minh họa ở bảng 3.
4 Trần Như Quỳnh - Ông Nguyên Chương, “Một số giải
pháp phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng”, Phát triển kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Số 11-12/2010.
5 TS. Đinh Văn Thông, "Di dân ngoại tỉnh vào thành phố
Hà Nội - Vấn đề đặt ra và giải pháp", Hội thảo Khoa học quốc
tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội: Phát triển bền
vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình.