Bệnh ký sinh trùng (KST) đường máu là bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn trâu bò nói chung
và trên bò sữa nói riêng. Bệnh gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế như làm giảm năng suất sữa, tỷ
lệ chết của con bệnh cao. Khi phát bệnh thì cường độ phát bệnh nhanh nếu điều trị không tích
cực thì vật chết nhanh. Vào những lúc giao mùa thời tiết thay đổi, vào mùa hè và hè thu thời
tiết nóng ẩm mưa nhiều thì bệnh thường phát ra. Những năm trước đây tại Trung tâm Nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ít phát hiện thấy bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa
nuôi đại trà mà chỉ thấy bệnh xảy ra ở những con bò được mua từ nơi khác về trong những
tháng đầu. Từ đầu năm 2007 trên đàn bò sữa nuôi tại Trung tâm đã xảy ra hiện tượng nhiều bò
bị nhiễm ký sinh trùng đường máu và bệnh đã làm chết một số bò sữa gây thiệt hại lớn cho
người chăn nuôi. Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu tình
hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và biện pháp phòng trị trên đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì -Hà Nội”
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và biện pháp phòng trị trên đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÙNG QUANG TRƯỜNG – Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ...
59
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TRÊN ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI BA VÌ
Phùng Quang Trường*, Đặng Thị Dương, Phương Văn Vỹ, Khuất Thị Thu Hà, Trần Thị Loan,
Nguyễn Hữu Lương, Tăng Xuân Lưu, Ngô Thành Vinh và Ngô Đình Tân
Trung tâm nghiên cứu bò và đông cỏ Ba Vì - Hà Nội
Tác giả liên hệ : Phùng Quang Trường -Trung tâm nghiên cứu Bò và Đông cỏ Ba Vì - Hà Nội
Tel: (04) 33.500.104/0912.233.974 ; Fax (04) 33.881.404; Email: ttbocobv@gmail.com
ABSTRACT
The situation of blood parasite infection and prevention as well as treatment methods in dary cattle herd
raised in BaVi area
The research on the treatment of haematic parasitosis occurring in the dairy cattle herd was conducted in Bavi
during two years from July 2006 to July 2008. A number of medicine containing the activator Diminazene
Aceturate such as Sanbavet, Berenil, Azidin was applied in practices. The results of the research are summarized
as follows: Dairy cattle in Bavi are commonly contaminated by Anaplasma, Babesia, and Theleria; The
contamination rate of haematic parasitosis in Bavi dairy cattle was 28.6% in HF herd, 29.7% in Jersey, and 53.1
% in HF cross-bred; The disease often occurs during April to June annually; Applying the injection dose of
1gram Diminazene Aceturate per 150 kg live weight kept cattle healthy without the disease occurance after 3
months injection up to 92-100% of cases; Applying the prevention injection with a dose of 1 gram Berenil per
150 kg live weight showed positive effect untill 3 months after injection; Applying prevention injection dose to
infectious cattle increased the rate of free vector disease up to 88-100%; The successful treatment using
Diminazene Aceturate with the dose of 1 gram per 100 kg live weight reached 40 to 82.6%.
Key words: Haematic parasitosis, Diminazene Aceturate, contamination, prevention, injection, treatment.
ĐĂT VẤN ĐỀ
Bệnh ký sinh trùng (KST) đường máu là bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn trâu bò nói chung
và trên bò sữa nói riêng. Bệnh gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế như làm giảm năng suất sữa, tỷ
lệ chết của con bệnh cao. Khi phát bệnh thì cường độ phát bệnh nhanh nếu điều trị không tích
cực thì vật chết nhanh. Vào những lúc giao mùa thời tiết thay đổi, vào mùa hè và hè thu thời
tiết nóng ẩm mưa nhiều thì bệnh thường phát ra. Những năm trước đây tại Trung tâm Nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ít phát hiện thấy bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa
nuôi đại trà mà chỉ thấy bệnh xảy ra ở những con bò được mua từ nơi khác về trong những
tháng đầu. Từ đầu năm 2007 trên đàn bò sữa nuôi tại Trung tâm đã xảy ra hiện tượng nhiều bò
bị nhiễm ký sinh trùng đường máu và bệnh đã làm chết một số bò sữa gây thiệt hại lớn cho
người chăn nuôi. Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu tình
hình nhiễm ký sinh trùng đường máu và biện pháp phòng trị trên đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì -
Hà Nội”
VẬT LIỆU VÀ PHƯỜNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Các giống bò hướng sữa: Bò lai hướng sữa HF và Jersey, F1, F2, F3…
Thuốc điều trị ký sinh trùng các loại như Sanbavet, Berenil, Azidin (Thuốc có hoạt chất
Diminazene Aceturate). Máu của bò theo dõi trên kính hiển vi Meiji 2000 của Nhật Bản có
khả năng kết nối máy vi tính. Dung dịch nhuộm của Đức MERCK
Dung dịch nhuộm Giemsa gồm 4 loại: Methanol, Hemacolor 2 red, Hemacolor 3 blue,
Dung dịch đệm có độ PH = 7,2 .
Phương pháp nghiên cứu
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
60
Sử dụng phương pháp soi tìm ký sinh trùng có trong máu của giáo sư tiến sỹ MINAMI và
ANRI của Nhật Bản (1976). Đây là phương pháp mới và hiện đại để tìm ký sinh trùng đường
máu ngay cả khi con vật chưa có biểu hiện phát bệnh.
Và theo phương pháp của Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) Phan Kế Việt và cs,
(1977) và Phan Lục và Lê Thị Tuyết Minh (1990) tiến hành lấy máu của con vật xét nghiệm
tìm bệnh KST đường máu trên đàn bò theo dõi.
Sau đó phết kính nhuộm Giemsa soi ở vật kính dầu với độ phóng đại 100x để tìm ký sinh
trùng đường máu có ở trong máu.
Từ kết quả xét nghiệm phát hiện những con mang mầm bệnh, tiến hành sử dụng thuốc có hoạt
chất Diminazene Aceturate với liều lượng 1gram/150kg P tiêm truyền qua đường tĩnh mạch
Điều trị bò khi đã phát bệnh dùng thuốc có hoạt chất Diminazene Aceturate tiêm cho gia súc
với liều 1gram/100kgP; Kháng sinh; Truyền máu cho những con có huyết thanh thấp.
Nội dung nghiên cứu
Thử nghiệm thuốc phòng trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò theo dõi. Xác định tỷ
lệ nhiễm bệnh trên đàn bò lai hướng sữa, bò HF và bò Jersey. Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh trên
bò sữa theo lứa tuổi. Phân lập loại KST gây bệnh trên đàn bò. Xác định thời điểm phát bệnh
trong năm. Kết quả điều trị bệnh.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu : Đề tài được tiến hành từ tháng 7/2006 đến 7/2008
Địa điểm tiến hành: Trung tâm nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì và huyện Ba Vì - Hà Nội
Xử lý số liệu
Số liệu theo dõi được thu thập và sử lý bằng phần mềm Minitab.13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tình hình phát bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò theo dõi
Trên đàn bò sữa nuôi tại Trung tâm NC bò và Đồng cỏ Ba Vì và huyện Ba Vì đã phát hiện
những ca bệnh có triệu chứng lâm sàng của bệnh KST đường máu như: sốt nhẹ, bỏ ăn, niêm
mạc nhợt nhạt, nước tiểu có màu cà phê, huyết sắc tố giảm. Chúng tôi tiến hành lấy máu của
con vật xét nghiệm tìm bệnh KST đường máu trên đàn bò theo dõi. Kết quả ở Bảng 1.
Bảng 1. Tình hình phát bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò sữa theo dõi
Giống bò Tổng số con theo dõi Số con phát bệnh Tỷ lệ
Bò HF 15 2 13,3
Bò Jersey 27 5 18,5
Bò lai HF 522 92 17,6
Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ bệnh phát ra trên đàn bò HF là 13,3%, đàn Jersey là 18,5% và lai HF là
17,6%.
Kết quả xét nghiệm phân loại ký sinh trùng gây bệnh
Trong quá trình xét nghiệm tìm KST đường máu trong các mẫu vật, căn cứ vào hình dáng ký
sinh trùng, vị trí của ký sinh rùng có mặt trong máu chúng tôi bước đầu phân lập một số loại
KST gây bệnh cho bò sữa ở vùng Ba Vì kết quả trình bày tại Bảng 2
Bảng 2. Kết quả phân loại ký sinh trùng có mặt trong các mẫu xét nghiệm
PHÙNG QUANG TRƯỜNG – Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ...
61
Tên ký sinh trùng Số mẫu mắc bệnh Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%)
Lê Dạng Trùng (Baberia) 185 45 24,3
Biên trùng (Anaplasma) 185 76 41,0
Tiên mao trùng (Trypanozoma) 185 16 8,6
Theleria (như hình dấu phảy) 185 35 18,9
Ghép giữa các loại 185 13 7,0
Bảng 2 cho biết, trên đàn bò sữa đang nuôi tại Ba Vì chủ yếu nhiễm bệnh KST đường máu do
Biên trùng, lê dạng trùng và Theleria gây nên cụ thể: Trên 185 mẫu dương tính với bệnh thì
Biên trùng chiếm 41%, Lê dạng trùng chiếm 24,3% và Theleria chiếm 18,9%. Trong 185 mẫu
xác định là nhiễm bệnh thì có 13 mẫu chiễm 7% là bệnh ghép giữa các loại KST với nhau.
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn bò lai hướng sữa, HF và Jersey
Trên cơ sở tìm thấy bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò theo dõi, tiến hành lấy máu ở
toàn đàn bò gồm có 14 con HF, 27 con Jersey và 332 con bò lai hướng sữa ở các giống từ F1
đến F3. Sau đó phết kính nhuộm Giemsa soi ở vật kính dầu với độ phóng đại 100x để tìm ký
sinh trùng đường máu có ở trong máu. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên đàn HF, Jersey và bò lai HF
Giống bò Tổng số mẫu
Số mẫu
dương tính Tỷ lệ
Số mẫu âm
tính Tỷ lệ
Bò HF 14 10 71,4 4 28,6
Bò Jersey 27 19 70,3 8 29,7
Bò lai HF 332 156 46,9 176 53,1
Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu tên đàn bò sữa nuôi tại Ba vì khá cao,
ở đàn bò HF là 71,4%, đàn bò Jersey là 70,3% và bò lai là 46,9%.
Tỷ lệ nhiễm KST đường máu trên bò ở các lứa tuổi khác nhau
Tiến hành phân chia bò thành các nhóm khác nhau như nhóm bê tơ, lỡ và nhóm sinh sản để
xác định tỷ lệ nhiễm bệnh trên từng nhóm bò (nhóm bê, tơ, lỡ từ 6 đến 18 tháng tuổi, nhóm
sinh sản là bò đẻ từ lứa 1). Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm KST đường máu ở các lứa tuổi khác nhau
Giống bò Loại bò Tổng số mẫu
Số mẫu
dương tính
Tỷ lệ
(%)
Số mẫu
âm tính
Tỷ lệ
(%)
Tơ, lỡ, bê 7 4 57,1 2 28,6 HF
Sinh sản 7 6 85,7 2 28,6
Tơ, lỡ, bê 16 10 62,5 4 25 Jersey
Sinh sản 11 9 81,8 4 36,4
Tơ, lỡ, bê 156 68 43,5 88 56,5 Lai HF
Sinh sản 176 88 50 88 50
Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ mang mầm bệnh trên nhóm bò sinh sản cao hơn nhóm bò ở độ tuổi tơ,
lỡ, bê. Cụ thể ở đàn HF nhóm tơ, lỡ, bê tỷ lệ nhiễm là 57,1%, ở nhóm bò sinh sản tỷ lệ nhiễm
là 85,7%, ở đàn Jersey nhóm tơ, lỡ, bê tỷ lệ nhiễm là 62,5%, ở nhóm bò sinh sản tỷ lệ nhiễm
là 81,8%, ở đàn lai HF nhóm tơ, lỡ, bê tỷ lệ nhiễm là 43,5%, ở nhóm bò sinh sản tỷ lệ nhiễm
là 50,0%.
Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các tháng trong năm
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
62
Hàng tháng chúng tôi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tìm KST đường máu trên đàn bò theo dõi
để xác định thời gian bệnh thường diễn ra trong năm. Kết quả được trình bày ở Bảng 5
Bảng 5. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ở các tháng trong năm
Năm 2007 Năm 2008
Tháng Số con mắc Tỷ lệ (%) Tháng Số con mắc Tỷ lệ (%)
1 6 5,45 1 3 4,00
2 9 8,18 2 6 8,00
3 12 10,90 3 8 10,66
4 18 16,36 4 20 26,66
5 29 26,36 5 18 24,00
6 24 21,81 6 17 22,66
7 8 7,27 7 3 4,00
8 0 0 8 - -
9 0 0 9 - -
10 0 0 10 - -
11 2 1,81 11 - -
12 2 1,81 12 - -
Tổng cộng 110 - - 75 -
Bảng 5 cho thấy, trong năm 2007 và 2008 từ 185 mẫu dương tính với mầm bệnh ở các tháng
khác nhau, thì mầm bệnh có mặt trong mẫu xét nghiệm tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 và
cao nhất là ở tháng 4 tháng 5 và tháng 6 cụ thể: Năm 2007, tháng 4 tỷ lệ nhiễm là 16,36%,
tháng 5 là 26,36% và tháng 6 là 21,81%. Năm 2008 , tháng 4 tỷ lệ nhiễm là 26,66%, tháng 5
là 24,00% và tháng 6 là 22,66%. Vào những tháng này trong năm chúng ta nên chú ý tới bệnh
KST đường máu khi có gia súc ốm. Nếu có thể chúng ta nên tiêm phòng bằng thuốc trị KST
đường máu vào tháng trước đó để ngăn không cho bệnh phát ra.
Kết quả phát bệnh trên đàn dương tính với KST đường máu sau 3 tháng dùng thuốc
điều trị phòng bệnh.
Từ kết quả xét nghiệm phát hiện những con mang mầm bệnh, tiến hành sử dụng thuốc có hoạt
chất Diminazene Aceturate với liều lượng 1gram/150kg P tiêm truyền qua đường tĩnh mạch.
Kết quả được thể hiện ở Bảng 6.
Bảng 6 cho thấy, những bò có mang mầm bệnh sau 3 tháng được tiêm thuốc phòng phát bệnh
thì tỷ lệ phát bệnh rất thấp từ 2,9 - 8,3% trên các giống bò khác nhau. Điều này cho thấy việc
kiểm tra và tiêm phòng sớm cho đàn bò thì bệnh KST đường máu sẽ ít xảy ra.
Bảng 6. Kết quả phát bệnh trên đàn dương tính sau 3 tháng dùng thuốc điều trị phòng phát
bệnh (với bò chưa có triệu chứng lâm sàng)
Giống bò Loại bò
Số con
(n)
Số con phát
bệnh sau tiêm
Tỷ lệ
(%)
Con Ko phát
bệnh sau tiêm
Tỷ lệ
(%)
Tơ, lỡ, bê 5 0 0 5 100 HF Bò sinh sản 5 0 0 5 100
Tơ, lỡ, bê 12 1 8,3 11 91,7 Jersey Bò sinh sản 7 0 0 7 100
Tơ, lỡ, bê 68 2 2,9 66 97,1 Lai HF Bò sinh sản 88 4 4,5 84 95,5
Kết quả phát bệnh trên đàn âm tính với KST đường máu sau 3 tháng dùng thuốc điều
trị phòng bệnh
PHÙNG QUANG TRƯỜNG – Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ...
63
Tiến hành tiêm truyền tĩnh mạch thuốc có hoạt chất Diminazene Aceturate với liều lượng
1gram/150kg P cho tất cả những con bò không mang mầm bệnh và theo dõi tình hình phát
bệnh trên đàn kết quả ở Bảng 7.
Bảng 7. Kết quả theo dõi phát bệnh trên đàn âm tính sau 3 tháng dùng thuốc tiêm phòng
Giống bò
Loại bò
Số con tiêm
thuốc
Số con phát bệnh
3tháng sau khi tiêm
Tỷ lệ
(%)
Tơ, lỡ, bê 2 0 0 HF Bò sinh sản 2 0 0
Tơ, lỡ, bê 4 0 0 Jersey Bò sinh sản 4 0 0
Tơ, lỡ, bê 88 0 0 Lai HF Bò sinh sản 88 0 0
Bảng 7 cho thấy, khi bò được tiêm phòng thì tỷ lệ phát bệnh ở tất cả các giống bò và các loại
bò sau tiêm 3 tháng theo dõi không có trường hợp bò nào phát bệnh.
Kết quả xét nghiệm những con có mầm bệnh sau 10 ngày tiêm thuốc
Sau 10 ngày dùng thuốc tiêm cho bò chúng tôi lấy máu ngẫu nhiên ở những con có mang
mầm bệnh để kiểm tra độ sạch của KST có trong máu kết quả được thể hiện ở Bảng 8.
Bảng 8. Kết quả xét nghiệm những bò được sử dụng thuốc với liều phòng bệnh sau 10 ngày
Giống bò
Loại bò
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
dương
tính
Tỷ lệ
(%)
Số mẫu
âm tính
Tỷ lệ
(%)
Tơ, lỡ, bê 3 0 0 3 100 HF Bò sinh sản 5 0 0 3 100
Tơ, lỡ, bê 7 0 0 3 100 Jersey Bò sinh sản 7 0 0 4 100
Tơ, lỡ, bê 25 2 8,0 23 92,0 Lai HF Bò sinh sản 25 3 12,0 22 88,0
Bảng 8 cho thấy, những bò mang mầm bệnh được sử dụng thuốc tiêm phòng, tỷ lệ mang mầm
bệnh giảm đi rõ rệt ở đàn HF và Jersey, lấy mẫu kiểm tra thì tỷ lệ không mang mầm bệnh (âm
tính) là 100%, với bò lai HF thì tỷ lệ này từ 88,0% với bò sinh sản và 92,0% ở bò tơ, lỡ, bê
Kết quả điều trị những con có triệu chứng lâm sàng
Với những bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh như bỏ ăn, sốt cao và đặc biệt là nước tiểu có
máu (màu cafe) huyết sắc tố giảm, tiến hành sử dụng thuốc có hoạt chất Diminazene
Aceturate với liều lượng 1gram/100kg P để điều trị cho bò kết quả được thể hiện ở Bảng 9.
Bảng 9. Kết quả điều trị những con có triệu chứng lâm sàng
Giống bò Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con chết Tỷ lệ (%)
HF 2 1 50 1 50
Jersey 5 2 40 3 60
Lai HF 92 76 82,6 16 17,4
Bảng 9 cho thấy, những trường hợp bò đã phát bệnh thì kết quả điều trị tỷ lệ khỏi bệnh đạt
40% trên bò Jersey và 82,6% trên bò lai HF.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả trên chúng tôi có một số kết luận như sau: Tỷ lệ phát bệnh trên đàn bò HF là
13,3%, đàn Jersey là 18,5% và lai HF là 17,6%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên
đàn bò sữa nuôi tại Ba vì ở các giống: đàn HF là 28,6%, bò Jersey 29,7%, bò lai HF 53,1%.
Tỷ lệ mang mầm bệnh trên bò sinh sản cao hơn lứa tuổi tơ, lỡ và bê ở cả bò lai HF, HF và
Jersey. Với liều tiêm phòng cho đàn bò khi phát hiện có mầm bệnh bằng thuốc có hoạt chất
Diminazene Aceturate 1gram/150kg thì tỷ lệ không phát bệnh sau 3 tháng tiêm đạt từ 92%
đến 100%. Với liều tiêm phòng cho đàn bò không mang mầm bệnh bằng thuốc. Berenil
1gram/150kg thì sau 3 tháng tiêm chưa thấy bò phát bệnh. Với những bò mang mầm bệnh
được tiêm liều phòng bệnh sau 10 ngày kiểm tra lại thì tỷ lệ không mang mầm bệnh trong cơ
thể đạt từ 88% - 100%.
Bò bị nhiễm bệnh KST đường máu ở Ba Vì chủ yếu do biên trùng, lê dạng trùng và theleria
gây ra. Bệnh thường xảy ra tập trung từ tháng 4 -> 6 hàng năm. Những bò đã phát bệnh dùng
thuốc có hoạt chất Diminazene Aceturate điều trị với liều 1gr/100kg thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt từ
40,0% đến 82,6%.
Đề nghị
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc mang mầm bệnh KST đường máu đến chất lượng và sản
lượng của sữa. Nghiên cứu khả năng mang mầm bệnh theo các mùa. Quy trình phòng bệnh và
điều trị ký sinh trùng đường máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, (1978). Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam. NXB Khoa học
và kỹ thuật, hà Nội (tập 2), 1978
Minami và Anri (1976). Phương pháp soi tìm ký sinh trùng trong máu bò
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ và Nguyễn Thị Lê, (1977). Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam. NXB Khoa
học và Kỹ thuật. Hà Nội , 1977
Phan Lục và Lê Thị Tuyết Minh, (1990). Thực hành ký sinh trùng thú y. ĐHNNI. Hà Nội, 1990
Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1982). Ký sinh trùng thú y. NXB Nông
nghiệp Hà Nội, 1982.
*Người phản biện: TS. Lương Tố Thu; TS.Trịnh Phú Ngọc