Tóm tắt. Huyện Nga Sơn nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Trên
cơ sở tổng hợp, phân tích từ 79 đơn vị địa bạ của huyện Nga Sơn thời kì này, bài viết tổng
hợp sở hữu tư điền và công điền của các hộ trong huyện; tổng hợp chất lượng ruộng đất tư
điền, công điền của huyện. Từ đó, so sánh sở hữu tư nhân của huyện Nga Sơn về công điền,
tư điền so với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa như huyện Đan Phượng,
huyện Đông Sơn . . . và từ đó rút ra những nhận xét về tình hình sở hữu tư điền và công
điền của huyện Nga Sơn nửa đầu thế kỉ XIX.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sở hữu công điền và tư điền huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa nửa đầu thế kỉ XIX qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00017
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 103-110
This paper is available online at
TÌNH HÌNH SỞ HỮU CÔNG ĐIỀN VÀ TƯ ĐIỀN
HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ TRIỀU NGUYỄN
Nguyễn Thành Lương
Tỉnh Đoàn Thanh Hóa
Tóm tắt. Huyện Nga Sơn nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Trên
cơ sở tổng hợp, phân tích từ 79 đơn vị địa bạ của huyện Nga Sơn thời kì này, bài viết tổng
hợp sở hữu tư điền và công điền của các hộ trong huyện; tổng hợp chất lượng ruộng đất tư
điền, công điền của huyện. Từ đó, so sánh sở hữu tư nhân của huyện Nga Sơn về công điền,
tư điền so với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa như huyện Đan Phượng,
huyện Đông Sơn . . . và từ đó rút ra những nhận xét về tình hình sở hữu tư điền và công
điền của huyện Nga Sơn nửa đầu thế kỉ XIX.
Từ khóa: Sở hữu công điền, sở hữu tư điền, đơn vị địa bạ.
1. Mở đầu
Địa bạ là một trong nhiều loại văn bản nhà nước phong kiến sử dụng để quản lí đất đai,
đồng thời đây cũng là loại văn bản có tính pháp lí cao nhất do nhà nước chủ trương xác lập, địa bạ
được lập chủ yếu từ Nhà nước với mục đích trước hết là để quản lí đất đai và thu thuế. Địa bạ được
nhà nước phong kiến lần đầu tiên lập vào năm 1092 dưới triều Lý. Cho đến thời Nguyễn thì việc
xác lập địa bạ được đặc biệt quan tâm, về cơ bản, đến thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã hoàn thành
việc lập địa bạ ở các địa phương trong toàn quốc. Địa bạ huyện Nga Sơn về cơ bản được lập trong
thời kì này.
Trong Dư địa chí chép: “Phủ Hà Trung có 4 huyện là Hà Trung, Hậu Lộc; Nga Sơn và
Hoàng Hoá” [3]. Các sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Đại Nam nhất thống chí Lịch triều
hiến chương loại chí và Đồng Khánh dư địa chí... cho biết, huyện Nga Sơn đầu thế kỉ XIX thuộc
phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Phủ Hà Trung gồm 5 huyện: Hà Trung; Tống Sơn; Hậu Lộc; Nga
Sơn và Hoàng Hoá.
Trong Dư địa chí chép vào thời Lê sơ, huyện Nga Sơn có 39 xã trong 281 xã của toàn phủ
Hà Trung. Còn theo Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, huyện Nga Sơn có 6 tổng, 100 xã, thôn,
trang, sở, giáp, gồm: Tổng Thạch Tuyền (có 19 xã, thôn, sở); tổng Phi Lai (có 19 xã, thôn, trang);
tổng Mậu Lâm (có 22 xã, thôn); tổng Đông Bột (Đông An) (có 14 xã, thôn, sở, vạn); tổng Đô Bái
(có 10 xã, thôn); Tổng Cao Vịnh (có 11 xã, thôn). Còn sách Đồng Khánh địa dư chí thì đến năm
Minh Mạng thứ 19 (1838) xã Thần Phù thuộc Tổng Cao Vịnh được tách ra nhập về huyện Yên Mô,
tỉnh Ninh Bình. Như vậy, huyện Nga Sơn lúc này vẫn còn 6 tổng, nhưng chỉ còn 99 xã, thôn, trang.
Ngày nhận bài: 21/10/2014. Ngày nhận đăng: 15/01/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thành Lương, e-mail: thanhluongtdth@gmail.com.
103
Nguyễn Thành Lương
Sưu tập địa bạ huyện Nga Sơn được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, gồm địa bạ
của 6 tổng: Thạch Tuyền (13 địa bạ); Đô Bái (6 địa bạ); Mậu Lâm (18 địa bạ); Phi Lai (17 địa bạ);
Cao Vịnh (14 địa bạ); Đông An (11 địa bạ). Tổng cộng là: 79 địa bạ, 3010 tờ khổ 22 x 35 (2446 tờ,
khổ 21,5 x 34,5) [4]. Số địa bạ được lưu trữ này còn khá đầy đủ so với tổng số đơn vị hành chính
của huyện Nga Sơn lúc bấy giờ.
Trong tổng số 79 đơn vị địa bạ của huyện Nga Sơn được sưu tập thì tất cả đều được lập dưới
triều Minh Mệnh. Trong số đó phần lớn được lập vào năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), gồm 57 địa
bạ và năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), gồm 21 địa bạ, chỉ có 03 địa bạ là lập vào năm Minh Mệnh
thứ 18 (1837) là xã Hoàng Cương; thôn Hoa Ngạch và Hoa Vịnh thuộc tổng Cao Vịnh. Về số tờ
thì ở mỗi đơn vị địa bạ không giống nhau. Địa bạ nào được lập chung cho cả xã thì thường có số
tờ lớn hơn, như xã Bạch Câu, địa bạ có 65 tờ; xã Hương lô 82 tờ. Cũng có địa bạ chỉ lập cho một
thôn, nhưng vẫn có số lượng tờ lớn gần bằng địa bạ lập theo đơn vị xã, như thôn Ngọc Lâm, xã
Thần Phù, có số tờ là 60; thôn Hoa Lâm, xã Đông Triều, có số tờ là 59; thôn An Hạnh, xã An khối
cũng có số tờ là 59; cá biệt như thôn An Ninh xã An Thái có tới 95 tờ. Số địa bạ còn lại, phần
nhiều nằm trong khoảng từ 22 đến 35 tờ. Điều đó cho thấy, số lượng tờ ở mỗi địa bạ nhiều hay ít
là do số hộ có ruộng được thống kê trong địa bạ nhiều hay ít quy định. Và vì vậy, qua số lượng tờ
nhiều ít khác nhau của các đơn vị địa bạ chúng ta cũng có thể nắm được sơ bộ số thửa, mảnh ruộng
và số hộ có đất nhiều hay ít của các đơn vị trên địa huyện Nga Sơn.
Bởi vậy, tuy số lượng chưa đầy đủ nhưng vẫn cho phép chúng tôi phác hoạ bức tranh về tình
hình sở hữu ruộng đất huyện Nga Lộc thời Minh Mệnh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sử hữu và chất lượng công điền
2.1.1. Sở hữu công điền
Qua nghiên cứu các số liệu trong 79 địa bạ, tổng ruộng đất thuộc công, tư điền thổ của
huyện Nga Sơn là 19855 mẫu 9 sào 7 thước 8 tấc 5 phân 6 li. Trong đó công điền và tư điền là
18015 mẫu 5 sào 10 thước 4 tấc 5 phân 6 li (Các số liệu đều khai thác từ Địa bạ và ở mỗi dấu
chấm tương ứng với các từ mẫu, sào, thước, tấc, phân, li): Tư điền có 14489.3.4.0.5.6, công điền
có 3526.2.8.4.0.0. Như vậy tư điền chiếm 72,97% còn công điền của hiện Nga Sơn chiếm 17,76%,
số còn lại là tư thổ và công thổ.
Đầu thế kỉ XIX, ruộng đất công trên toàn quốc bị thu hẹp. Tổng diện tích công tư (chỉ tính
thực trưng) là 3.949.225 mẫu, trong đó ruộng đất công (gồm công điền, quan điền, ruộng muối,
công thổ) chỉ còn 76.0872 mẫu, chiếm tỉ lệ 19,26% tổng diện tích công tư. Riêng ruộng công (gồm
công điền, quan điền, ruộng muối, công thổ) có 580.363 mẫu, chiếm tỉ lệ 17,08% [1].
Trong xu thế chung của cả nước lúc bấy giờ, ruộng đất công ở Nga Sơn cũng bị thu hẹp
đáng kể. Qua phân tích 79 địa hạ cho thấy, diện tích công điền ở Nga Sơn có 3526.2.8.4.0.0., chiếm
tỉ lệ 17,76% so với tổng diện tích toàn huyện. Như vậy, tỉ lệ này cao hơn một số huyện ở khu vực
Bắc Bộ: Thượng Phúc (Hà Đông) là 16,47%; Từ Liêm (Hà Đông) là 11,14% [1] Quỳnh Côi (Thái
Bình) là 13,32%; Xấp xỉ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) 17,08% [5] và thấp hơn huyện Đông Quan
(Thái Bình) là 20,75% và huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là 22,90% [6].
Toàn bộ diện tích công điền trên được phân bố ở 79 địa bạ của các xã thôn thì 44 xã thôn
không có công điền, chiếm tỉ lệ 56%. Số xã thôn có công điền là 35, chiếm tỉ lệ 44%.
Các tổng có các xã thôn có ruộng công nhiều nhất là: Tổng Đông An có 6 xã thôn, tổng
104
Tình hình sở hữu công điền và tư điền huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa nửa đầu thế kỉ XIX...
Thạch Tuyền có 7 xã thôn, tổng Phi Lai có 8 xã thôn.
Các tổng có các xã thôn không có ruộng công nhiều nhất là: Tổng Phi Lai có 9 xã thôn,
tổng Cao Vịnh có 9 xã thôn, tổng Mậu Lâm có 13 xã thôn.
Số xã thôn có số lượng ruộng công nhiều nhất trong các tổng là: Bạch Câu, tổng Thạch
Tuyền là: 182.4.6.9.0.0; Như Luyện, tổng Phi Lai là: 269.9.10.4.0.0; Mậu Lâm, tổng Mậu Lâm là:
343.6.12.9.0.0; An Thái, tổng Đô Bái là: 82.1.6.5.0.0; Nghi Vịnh, tổng Cao Vịnh là: 221.0.1.0.0.0;
Đông An, tổng Đông An là: 198.4.14.8.0.0. Qua đó ta thấy trong 7 tổng của huyện Nga Sơn thì các
xã thôn trong tổng có diện tích ruộng công cao nhất là: Mậu Lâm, tổngMậu Lâm là: 343.6.12.9.0.0.
Còn thấp nhất là An Thái, tổng Đô Bái là: 82.1.6.5.0.0.
Tổng có diện tích ruộng công nhiều nhất là Mậu Lâm với số lượng 1207.3.12.8.0.0 chiếm
32% và thấp nhất là tổng Đô Bái có 165.5.11.7.0.0, chiếm 6% so với diện tích ruộng công toàn
huyện. Số lượng ruộng công của các tổng như trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Phân bố công điền trong các tổng [4]
Tổng Công điền Tỉ lệ (%)
Thạch Tuyền 530.4.4.0.0.0 15
Phi Lai 383.9.11.0.0.0 12
Mậu Lâm 1207.3.12.8.0.0 32
Đô Bái 165.5.11.7.0.0 6
Cao Vịnh 536.4.0.9.0.0 15
Đông An 702.4.13.0.0.0 20
Tổng 3526.2.8.4.0.0 100
Nhưng trong các tổng của huyện Nga Sơn, không phải làng xã nào cũng có ruộng công.
Qua 79 địa bạ, chỉ có 35 đơn vị có ruộng công, chiếm 44% còn không có ruộng công là 44 chiếm
56%. Trong đó tổng Thạch Tuyền có tỉ lệ ruộng công chiếm 15% trong tổng số ruộng công toàn
huyện và số làng xã có ruộng công chiếm 9%. Còn tổng Mậu Lâm là tổng có số lượng, tỉ lệ ruộng
công cao nhất huyện thì số đơn vị làng xã có ruộng công chỉ 6% còn không có chiếm tới 16% so
với cả huyện.
Bảng 2. Số đơn vị có công điền và không có công điền [4]
Tổng Đơn vịđịa bạ
Có
công
điền
Tỉ lệ %
so với
tổng
Tỉ lệ %
so với
huyện
Không
có công
điền
Tỉ lệ %
so với
tổng
Tỉ lệ %
so với
huyện
Thạch Tuyền 13 7 54 9 6 46 8
Phi Lai 17 8 47 10 9 53 11
Mậu Lâm 18 5 28 6 13 72 16
Đô Bái 6 4 67 5 2 33 3
Cao Vịnh 14 5 36 6 9 64 11
Đông An 11 6 55 8 5 45 6
Tổng 79 35 44 44 56
Nếu tính bình quân công điền ở huyện Nga Sơn thời Minh Mệnh, trung bình 1 xã thôn có
(3526.2.8.4.0.0/79) xấp xỉ 45 mẫu. Qua bảng trên còn cho thấy, số xã thôn có dưới 50 mẫu công
điền chiếm tới 40% tổng số xã thôn nhưng chỉ chiếm 10% diện tích. Trong khi đó, các xã thôn có
từ 100 đến trên 300 mẫu công điền có 35% tổng số xã thôn nhưng đã chiếm 73% diện tích.
Bên cạnh đó, nếu so sánh mức độ phổ biến của ruộng công giữa huyện Nga Sơn và một số
105
Nguyễn Thành Lương
huyện khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ và huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) cho thấy, tỉ lệ các xã thôn
không có ruộng công ở Nga Sơn cao hơn nhiều và số có ruộng công cũng cao nhất (Bảng 3).
Bảng 3. So sánh số lượng xã, thôn có ruộng công của huyện Nga Sơn
với các địa phương khác [1,6]
TT Huyện
Có ruộng công Không có ruộng công
Số xã thôn Tỉ lệ (%) Số xã thôn Tỉ lệ (%)
1 Chân Định (26) 26 100 0 0
2 Đan Phượng (13) 11 84,61 2 15,39
3 Đông Sơn (131) 101 77,10 30 22,90
4 Đông Quan (50) 47 94,00 3 6,00
5 Nghi Lộc (50) 33 66,00 17 34,00
6 Quỳnh Côi (11) 11 100 0 0
7 Thanh Quan (21) 21 100 0 0
8 Thượng Phúc (44) 39 88,64 5 11,36
9 Từ Liêm (46) 35 76,09 11 23,91
10 Vũ Tiên (6) 6 100 0 0
11 Nga Sơn (79) 35 44 44 56
2.1.2. Chất lượng công điền
Là một huyện ven biển, đồi núi đá xen kẽ, không có sóng lớn, địa hình không bằng phẳng
nên chất lượng ruộng đất đa số là ruộng loại 3 các loại. Theo thông kê từ địa bạ, công điền huyện
Nga Sơn loại 1 chỉ có 70.6.0.5.0.0, loại 2 chỉ có 619.9.12.2.0.0, loại 3 có 2835.6.11.7.0.0. Như vậy
loại 1 chiếm 2%, loại 2 chiếm 18%, còn loại 3 chiếm 80%. Trong các tổng, diện tích công điền
loại 1 thì tổng Thạch Tuyền chiếm tỉ lệ cao nhất 33,20% còn thấp nhất là tổng Đông An 4,39%.
Diện tích công điền loại 2, tổng cao nhất là Mậu Lâm chiếm 56,59%, thấp nhất là tổng Phi Lai
2,03%. Diện tích công điền loại 3, tổng cao nhất là Mậu Lâm chiếm 29,58%, thấp nhất là tổng Đô
Bái 4,87%.
Bảng 4. Diện tích và tỉ lệ các hạng công điền huyện Nga Sơn [4]
Tên Tổng Hạng 1 Tỉ lệ % sovới huyện Hạng 2
Tỉ lệ % so
với huyện Hạng 3
Tỉ lệ % so
với huyện
Thạch Tuyền 23.4.6.1.0.0 33,20 180.2.9.5.0.0 29,08 326.7.3.4.0.0 11,52
Phi Lai 7.3.3.3.0.0 10,37 12.6.1.0.0.0 2,03 364.0.7.7.0.0 12,84
Mậu Lâm 17.8.0.0.0.0 25,21 350.8.11.7.0.0 56,59 838.7.1.1.0.0 29,58
Đô Bái 6.3.0.7.0.0 8,93 21.3.0.0.0.0 3,44 137.9.11.0.0.0 4,87
Cao Vịnh 12.6.5.4.0.0 17,90 41.6.6.0.0.0 6,72 482.1.4.5.0.0 17,00
Đông An 3.1.0.0.0.0 4,39 13.2.14.0.0.0 2,14 686.0.14.0.0.0 24,20
Tổng 70.6.0.5.0.0 100 619.9.12.2.0.0 100 2835.6.11.7.0.0 100
Trong tổng diện tịch ruộng công đó, nếu ruộng hạng 3 chiếm tới 80% thì ruộng các vụ
thu và hạ hơn kém nhau 14%. Công điền vụ thu (1532.1.1.2.0.0) chiếm 43% còn vụ hạ chiếm
(1994.1.7.2.0.0) 57%.
106
Tình hình sở hữu công điền và tư điền huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa nửa đầu thế kỉ XIX...
Còn chia theo vụ thì công điền của huyện Nga Sơn ruộng vụ thu có diện tích là
1532.1.1.2.0.0 chiếm tỉ lệ 54% còn ruộng vụ hạ chiến 46%. Trong đó tổng có diện tích vụ thu
cao nhất là tổng Mậu Lâm chiếm 35,91% và thấp nhất là tổng Đô Bái có tỉ lệ 7,17% và 2 tổng này
cũng có tỉ lệ ruộng hạ cao nhất và thấp nhất.
Bảng 5. Diện tích và tỉ lệ công điền vụ thu và vụ hạ huyện Nga Sơn [4]
Tên Tổng Ruộng Thu Tỉ lệ % so với huyện Ruộng Hạ Tỉ lệ % so với huyện
Thạch Tuyền 407.8.2.6.0.0 26,62 122.6.1.4.0.0 6,15
Phi Lai 172.6.8.2.0.0 11,27 211.3.2.8.0.0 10,60
Mậu Lâm 550.1.12.1.0.0 35,91 657.2.0.7.0.0 32,96
Đô Bái 109.8.5.0.0.0 7,17 55.7.6.7.0.0 2,80
Cao Vịnh 134.4.12.2.0.0 8,78 401.9.3.7.0.0 20,16
Đông An 157.1.6.1.0.0 10,26 545.3.6.9.0.0 27,35
Tổng 1532.1.1.2.0.0 100 1994.1.7.2.0.0 100
2.2. Sử hữu và chất lượng tư điền
2.2.1. Sở hữu tư điền
Qua nghiên cứu các số liệu trong 79 địa bạ, tổng ruộng đất thuộc công, tư điền thổ của
huyện Nga Sơn là 19855 mẫu 9 sào 7 thước 8 tấc 5 phân 6 li. Trong đó tư điền có 14489.3.4.0.5.6,
chiếm 72.97%. Tỉ lệ này cũng thấp với mức sở hữu tư của cả nước lúc bấy giờ. Theo Nguyễn Công
Tiệp, đầu thế kỉ XIX, sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm 80,74% tổng diện tích ruộng đất cả nước
(bao gồm 3.188.382 mẫu, trong đó 2.816.221 mẫu ruộng và 372.161 mẫu đất) [2]. Rõ ràng lúc bấy
giờ, tư hữu hóa đã trở thành xu hướng phát triển mang tính tất yếu. Sở hữu tư nhân càng phát triển
thì sở hữu công càng thu hẹp. Tuy nhiên ở nửa đầu thế kỉ XIX, hình thức sở hữu tư tuy phát triển
mạnh, nhưng vẫn chịu sự chi phối của nhà nước.
Trong tổng số 14489.3.4.0.5.6 ruộng tư ghi trong 79 địa bạ, phân bổ cho các chủ sở hữu ở 79
xã thôn của 7 tổng, thì số lượng diện tích của các tổng cao nhất là tổng Mậu Lâm có 2987.8.3.8.0.0,
chiếm 21% và thấp nhất là tổng Đông An có 200 chủ, chiếm 10%. Cụ thể tại Bảng 6.
Bảng 6. Diện tích và tỉ lệ tư điền của các tổng trong huyện Nga Sơn [4]
Tên Tổng Diện tích Tỉ lệ % so với huyện
Thạch Tuyền 2398.1.5.3.0.0 16
Phi Lai 2726.3.10.0.0.0 19
Mậu Lâm 2987.8.3.8.0.0 21
Đô Bái 1952.7.8.8.7.0 13
Cao Vịnh 2981.9.9.0.8.6 21
Đông An 1442.2.12.0.0.0 10
Tổng 14489.3.4.0.5.6 100
Còn quy mô sử hữu của các sở hữu tư nhân trong 7 tổng thì sở hữu từ 0 đến 1 mẫu có 1966
chủ. Trong đó cao nhất là tổng Thạch Tuyền có 457 chủ, chiếm 23,3,4% và thấp nhất là tổng Đô
Bái có 200 chủ, chiếm 10,2%. Còn sử hữu từ 20 mẫu trở lên cao nhất là tổng Cao Vịnh có 21 chủ,
107
Nguyễn Thành Lương
chiếm 54,8% và thấp nhất là tổng Đông An có 01 chủ chiếm 1,4% trong toàn huyện.
Trong quy mô sở hữu tư điền có sở hữu từ 0 đến 1 mẫu đến trên 20 mẫu có 5099 chủ sử hữu
thì chủ sở hữu từ 0 đến 1 mẫu chiếm 39% tổng số chủ sử hữu; chủ sở hữu từ 1 đến 3 mẫu chiếm
33% tổng số chủ sử hữu; chủ sở hữu từ 3 đến 5 mẫu chiếm 13% tổng số chủ sử hữu; chủ sở hữu từ
5 đến 10 mẫu chiếm 10% tổng số chủ sử hữu; chủ sở hữu từ 10 đến 20 mẫu chiếm 4% tổng số chủ
sử hữu; chủ sở hữu từ 20 mẫu trở lên chiếm 1% tổng số chủ sở hữu.
Bảng 7. Quy mô sở hữu tư điền theo đơn vị tính mẫu [4]
Đơn vị Từ<1m %
Từ
>1m -
3m
%
Từ
> 3m
- 5m
%
Từ
> 5m
- 10m
%
Từ
>10m
- 20m
% Từ >20m %
Thạch Tuyền 457 23,3 293 17,4 101 15,7 83 15,7 71 37,4 21 28,8
Phi Lai 397 20,2 329 19,4 141 21,9 105 19,8 21 11,1 2 2,7
Mậu Lâm 386 19,6 389 22,9 159 24,6 120 22,6 20 10,5 3 4,1
Đô Bái 200 10,2 217 12,8 80 12,4 87 16,4 26 13,6 6 8,2
Cao Vịnh 262 13,3 251 14,8 90 13,9 102 19,3 42 22,1 40 54,8
Đông An 264 13,4 216 12,7 74 11,5 33 6,2 10 5,3 1 1,4
Tổng 1966 100 1695 100 645 100 530 100 190 100 73 100
Trong các xã thôn từng tổng, quy mô diện tích sở hữu tư nhân cùng có nhiều khác biệt.
Tổng Thạch Tuyền có diện tích tư điền là 2398.1.5.3.0.0 thì xã có diện tích cao nhất là Sơn Đầu có
701.5.0.0.0.0, chiếm 29,25% và thấp nhất là Phương Đô có 15.0.0.0.0.0, chiếm 0,63%.
Tổng Phi Lai có diện tích tư điền là 2726.3.10.0.0.0 thì xã có diện tích cao nhất là Tây Mỗ
có 462.7.9.4.0.0, chiếm 16,97% và thấp nhất là Thuyết Cầu có 199.0.1.5.0.0, chiếm 7,30%.
TổngMậu Lâm có diện tích tư điền là 2987.8.3.8.0.0 thì xã có diện tích cao nhất là An Khoái
có 329.7.14.2.0.0, chiếm 11,04% và thấp nhất là Chiêm Ba có 201.3.12.5.0.0, chiếm 6,74%.
Tổng Đô Bái có diện tích tư điền là 1952.7.8.8.7.0 thì xã có diện tích cao nhất là Đô Bái có
726.2.4.0.7.0, chiếm 37,19% và thấp nhất là Hương Lô có 509.1.10.5.0.0, chiếm 26,07%.
Tổng Cao Vịnh có diện tích tư điền là 2981.9.9.0.8.6 thì xã có diện tích cao nhất là Thần
Phù có 1113.8.14.7.0.0, chiếm 37,35% và thấp nhất là Nghi Vịnh có 83.3.6.2.0.0, chiếm 2,79%.
Tổng Đông An có diện tích tư điền là 1442.2.12.0.0.0 thì xã có diện tích cao nhất là Tri Cụ
có 672.1.8.7.0.0, chiếm 46,60% và thấp nhất là Thạch Quật có 19.6.6.5.0.0, chiếm 1,36%.
2.2.2. Chất lượng tư điền
Cùng giống như công điền, tư điền của huyện Nga Sơn chất lượng cũng không cao. Nếu
phân theo các loại từ 1 đến 3 thì trong tổng số diện tích tư điền có 14489.3.4.0.5.6 thì tổng diện
tích ruộng loại 1 là 516.0.4.4.1.0 chiếm 4%, trong đó tổng Mậu Lâm cao nhất và thấp nhất là tổng
Đông An; loại 2 là 1612.8.2.0.1.0 chiếm 11%, trong đó cao nhất là tổng Mậu Lâm chiếm và thấp
nhất là tổng Đông An; loại 3 là 85%, trong đó cao nhất là tổng Mậu Lâm và thấp nhất là tổng
Đông An. Như vậy vậy phân loại theo cấp độ từ loại 1 đến loại 3 thì 2 tổng Mậu Lâm và Đông An
là tổng có diện tích chất lượng ruộng tư cao nhất và thấp nhất.
108
Tình hình sở hữu công điền và tư điền huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa nửa đầu thế kỉ XIX...
Bảng 8. Diện tích và tỉ lệ các hạng tư điền các tổng của huyện Nga Sơn [4]
Tên Tổng Hạng 1 Tỉ lệ % sovới huyện Hạng 2
Tỉ lệ % so
với huyện Hạng 3
Tỉ lệ % so
với huyện
Thạch Tuyền 61.4.1.6.0.0 11,8 296.3.10.6.0.0 18,3 2039.3.8.1.0.0 16
Phi Lai 131.5.9.1.0.0 25,3 254.8.3.7.0.0 16 2340.9.12.2.0.0 19
Mậu Lâm 147.4.14.0.0.0 28,4 4011.6.3.1.0.0 25 2428.7.1.7.0.0 20
Đô Bái 67.4.13.2.0.0 12,9 120.0.8.9.0.0 7,4 1765.2.1.7.7.0 14
Cao Vịnh 90.7.13.9.1.0 17,4 458.2.3.2.1.0 28,4 2432.9.6.9.6.6 20
Đông An 17.2.12.6.0.0 3,2 71.7.2.5.0.0 4,4 1353.2.11.9.0.0 11
Tổng 516.0.4.4.1.0 100 1612.8.3.0.1.0 100 12360.4.12.6.3.6 100
Còn phân theo mùa vụ thì trong toàn huyện Nga Sơn, ruộng vụ thu có diện tích
9708.9.7.3.4.6 chiếm tỉ lệ 67,01%, trong đó tổng Thạch Tuyền có tỉ lệ cao nhất chiếm 25 % còn
tổng Đông An chỉ có 5% ruộng vụ thu. Còn ruộng vụ hạ có diện tích 14489.3.4.0.5.6, chiếm tỉ lệ
32,99% thì tổng Thạch Tuyền không có diện tích vụ hạ mà tổng có diện tích cao nhất là Phi Lai
chiếm tỉ lệ 38%, thấp nhất là tổng Đô Bái có tỉ lệ 3%.
Bảng 9. Thống kê tỉ lệ ruộng theo vụ các tổng [4]
Tổng Loại ruộng
Ruộng thu % Ruộng hạ % Diện tích Tư điền %
Thạch Tuyền 2398.1.5.3.0.0 25 0.0.0.0.0.0 0,00 2398.1.5.3.0.0 100
Phi Lai 903.2.1.8.0.0 9 1823.1.8.2.0.0 38 2726.3.10.0.0.0 100
Mậu Lâm 2111.8.11.2.0.0 22 875.9.7.6.0.0 18 2987.8.3.8.0.0 100
Đô Bái 1814.9.11.4.0.0 19 137.7.12.4.7.0 3 1952.7.8.8.7.0 100
Cao Vịnh 1982.0.14.0.4.6 20 999.8.10.0.4.0 21 2981.9.9.0.8.6 100
Đông An 498.6.8.6.0.0 5 943.6.3.4.0.0 20 1442.2.12.0.0.0 100
Tộng cộng: 9708.9.7.3.4.6 67.01 4780.3.11.7.1.0 32.99 14489.3.4.0.5.6 100
Bảng 10. So sánh bình quân sở hữu của huyện Nga Sơn với một số huyện khác
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) [1,6]
TT Huyện Bình quân sở hữu 1 chủ
1 Chân Định (Thái Bình) 9.7.3.9.8
2 Đông Quan (Thái Bình) 8.8.2.7.8
3 Đông Sơn (Thanh Hoá) 3.2.2.7.2
4 Hoài An (Hà Đông) 8.3.8.9.8
5 Nga Sơn (Thanh Hoá) 2.8.4.0.0
6 Quỳnh Côi(Thái Bình) 9.0.5.3.8
7 Thanh Quan (Thái Bình) 8.3.10.2.8
8 Thanh trì (Hà Nội) 4.2.3.8.2
9 Từ Liêm (Hà Đông) 2.3.4.5.4
10 Vũ Tiên (Thái Bình) 12.6.0.9.2
3. Kết luận
Về cơ bản, tình hình ruộng đất của huyện Nga Sơn cũng có những đặc điểm chung của
ruộng đất Việt Nam thời Nguyễn, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở Thanh
Hoá loại hình đất đai: Công điền, tư điền, sở hữu công các loại đã bị thu hẹp (17,76%), sở hữu tư
109
Nguyễn Thành Lương
nhân phát triển mạnh và chiếm ưu thế (72,97%). Quy mô sở hữu cả công điền và tư điền trong các
tổng của huyện Nga Sơn cùng khác nhau. Nhưng có điều trùng lập là tổng có diện tích công điền
cao nhất và thấp nhất lại trùng nhau. Tổng có diện tích ruộng công nhiều nhất là Mậu Lâm với số
lượng 1207.3.12.8.0.0 chiếm 32% và thấp nhất là tổng Đô Bái có 165.5.11.7.0.0, chiếm 6% so với
diện tích ruộng công toàn huyện, còn số lượng diện tích tư điền của các tổng cao nhất là tổng Mậu
Lâm có 2987.8.3.8.0.0, chiếm 21% và thấp nhất là tổng Đông An có 1442.2.12.0.0.0, chiếm 10%
so với cả huyện.
Từ quy mô sở hữu chất lượng các loại ruộng thì đối với công điền thì công điền loại 1 tổng
Thạch Tuyền chiếm tỉ lệ cao nhất 33,20% còn thấp nhất là tổng Đông An 4,39%. Công đi