Điều tra và khai thác kinh nghiệm sử dụng nguồn dƣợc liệu thiên nhiên của đồng bào các dân tộc
thiểu số là công việc hết sức có ý nghĩa, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và gìn giữ kho tri thức dân
gian về dƣợc liệu học và y học cổ truy ền của dân tộc. Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành điều
tra, đánh giá tình hình sử dụng, chế biến cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Dân Tiến,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu, điều tra ban đầu cho thấy, ngƣời Cao Lan nơi
đây có vốn kinh nghiệm dân gian vô cùng phong phú và đa dạng trong sử dụng các loài thực vật vào
chữa trị nhiều nhóm bệnh khác nhau cũng nhƣ đa dạng trong cách chế biến cây thuốc. Chúng tôi đã
thu đƣợc 82 bài thuốc dân gian gia truyền chữa trị cho 18 nhóm bệnh khác nhau (bệnh về thần kinh:
4 bài, bệnh về xƣơng: 5 bài, thận: 4 bài, tim mạch: 4 bài, gan: 2 bài…) trong đó có nhiều bài thuốc
gia truyền chữa nhiều bệnh nguy hiểm nhƣ rắn độc cắn, sỏi thận, động kinh, thần kinh tọa.
Từ khóa: bài thuốc dân gian, đa dạng, tài nguyên cây thuốc, Cao Lan, Dân Tiến
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sử dụng cây thuốc chữa bệnh của đồng bào dân tộc cao lan xã dân tiến, huyện võ nhai, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------
BÁO CÁO KHOA HỌC
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC
CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 141 - 145
141
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Lê Thị Thanh Hương*, Nguyễn Thị Thuận
Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Điều tra và khai thác kinh nghiệm sử dụng nguồn dƣợc liệu thiên nhiên của đồng bào các dân tộc
thiểu số là công việc hết sức có ý nghĩa, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và gìn giữ kho tri thức dân
gian về dƣợc liệu học và y học cổ truyền của dân tộc. Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành điều
tra, đánh giá tình hình sử dụng, chế biến cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Dân Tiến,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu, điều tra ban đầu cho thấy, ngƣời Cao Lan nơi
đây có vốn kinh nghiệm dân gian vô cùng phong phú và đa dạng trong sử dụng các loài thực vật vào
chữa trị nhiều nhóm bệnh khác nhau cũng nhƣ đa dạng trong cách chế biến cây thuốc. Chúng tôi đã
thu đƣợc 82 bài thuốc dân gian gia truyền chữa trị cho 18 nhóm bệnh khác nhau (bệnh về thần kinh:
4 bài, bệnh về xƣơng: 5 bài, thận: 4 bài, tim mạch: 4 bài, gan: 2 bài…) trong đó có nhiều bài thuốc
gia truyền chữa nhiều bệnh nguy hiểm nhƣ rắn độc cắn, sỏi thận, động kinh, thần kinh tọa.
Từ khóa: bài thuốc dân gian, đa dạng, tài nguyên cây thuốc, Cao Lan, Dân Tiến.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên dải đất hình chữ S nhỏ bé của chúng ta
có tới hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Mỗi dân tộc lại có lịch sử và nét văn hóa
riêng độc đáo và đặc trƣng. Trong đó phải kể
đến kho tàng tri thức về thực vật dƣợc rất đa
dạng và quý báu. Ngƣời dân tộc Cao Lan ở
Dân Tiến – Võ Nhai cũng có những kinh
nghệm sử dụng cây thuốc dân gian rất riêng,
mang đậm bản sắc của dân tộc mình.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy ngƣời Cao
Lan có nhiều cách sử dụng và chế biến cây
thuốc khác nhau chữa trị cho các bệnh khác
nhau, tùy thuộc vào từng loại bệnh và tùy
thuộc vào các ông lang, bà mế. Tuy nhiên,
những kinh nghiệm quý báu đó mang tính gia
truyền dòng họ và đang ngày bị mai một đi,
đồng thời nguồn tài nguyên thuốc tự nhiên
đang đứng trƣớc tình trạng suy giảm nghiêm
trọng. Trƣớc tình hình trên, một công việc cần
thiết phải đƣợc tiến hành đó là nghiên cứu,
khai thác kinh nghiệm dân gian về vốn kiến
thức y học dân tộc để qua đó làm cơ sở cho
công tác bảo tồn sự đa dạng nguồn tài nguyên
thuốc cũng nhƣ nguồn thực vật phong phú,
Tel: 0988 478975,E.mail: lehuonga1k52@yahoo.com
góp phần gìn giữ kho tàng kinh nghiệm quý
báu lƣu truyền trong nhân dân.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra, phân tích:
Các vị thuốc và bài thuốc cũng nhƣ cách chế
biến đƣợc khai thác từ các ông lang, bà mế
trong 3 xóm ngƣời dân tộc Cao Lan ở xã Dân
Tiến, huyện Võ Nhai. Công tác khai thác
đƣợc tiến hành song song với công tác dân
vận để nắm đƣợc nếp sống, văn hóa và phong
tục tập quán của đồng bào.
Phương pháp thống kê mô tả
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sự đa dạng về các bộ phận sử dụng
TT
Số lượng sử
dụng
Số loài
tham gia
Tỷ lệ (%) so
với tổng số loài
1 1 bộ phận 65 48,15
2 2 bộ phận 46 34,07
3 3 bộ phận 5 3,7
4 Cả cây 19 14,07
Tổng cộng 135 100
Theo bảng 1, thống kê đƣợc nhƣ sau:
Số loài sử dụng 1 bộ phận là 65 loài chiếm
48,15% tổng số loài.
Số loài sử dụng 2 bộ phận là 46 loài chiếm
34,07% tổng số loài.
Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 141 - 145
142
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Số loài sử dụng 3 bộ phận là 5 loài chiếm
3,70% tổng số loài.
Số loài sử dụng cả cây vào làm thuốc là 19
loài chiếm 14,07% tổng số loài.
Nhƣ vậy, số loài có một bộ phận sử dụng làm
thuốc chiếm số lƣợng nhiều nhất với 48,15%;
các bộ phận thƣờng dùng là lá, thân, rễ, vỏ,
hạt hoặc là hoa hay nụ hoa. Đứng thứ hai là
số loài có hai bộ phận đƣợc sử dụng với
46/135 tổng số loài, chiếm 34,07%. Các bộ
phận đƣợc lấy chủ yếu là lá – rễ, lá – thân, lá
– vỏ, rễ - thân, rễ - vỏ, hạt – thân.
Thứ ba là số loài có cả cây tham gia làm
thuốc, với 19 loài chiếm 14,07% bao gồm cả
thân, rễ, lá, vỏ. Ít nhất là số loài có ba bộ phận
đƣợc sử dụng, với số loài là 5 chiếm tỷ lệ
3,70%. Đa số các bài thuốc đều là sự kết hợp
nhiều bộ phận của các cây thuốc khác nhau,
mỗi cây đóng góp một, hai hay nhiều bộ phận
thậm chí là cả cây để tạo nên một bài thuốc
hoàn chỉnh, có dƣợc tính cao.
Sự đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận
khác nhau
Để thấy rõ hơn sự phong phú và đa dạng
trong sử dụng các bộ phận của cây thuốc,
chúng tôi đã thống kê tần số sử dụng của các
bộ phận trong bảng 2 dƣới đây:
Bảng 2. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc
TT
Bộ phận
sử dụng
Số loài
Số lượng
Tỷ lệ (%) so với
tổng số loài
1 Lá 76 56,3
2 Thân 63 46,67
3 Rễ 17 12,59
4 Vỏ 8 5,93
5 Hạt 4 1,48
6 Hoa 2 0,74
7 Quả 1 2,96
Theo kết quả thống kê ở bảng 2, bộ phận lá
đƣợc sử dụng nhiều nhất với 56,30 % so với
tổng số loài. Lý do bộ phận này đƣợc sử dụng
nhiều nhất cũng dễ hiểu vì lá là bộ phận dễ
thu hái và không ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
sinh trƣởng và phát triển của cây. Bộ phận
này thƣờng đƣợc sử dụng tƣơi trong nấu nƣớc
tắm, xông hay giã bọc.
Bộ phận thứ hai đƣợc sử dụng nhiều là thân
với 63 loài chiếm 46,67% so với tổng số loài.
Hầu hết cây thuốc sử dụng thân đều có dạng
sống là dây leo, thân cỏ hay cỏ cứng, chỉ một
số ít là cây bụi và gỗ. Thân thƣờng đƣợc băm
nhỏ, phơi khô để bớt mùi hăng của cây tƣơi và
thuận tiện trong bảo quản, sau đó mới đƣợc sử
dụng và cách sử dụng chủ yếu là sắc uống.
Rễ xếp thứ ba về tần số sử dụng, với 17 loài
tƣơng ứng 12,59% tổng số loài. Tần số sử
dụng bộ phận này ít hơn hai loại trên. Bởi vì,
rễ là bộ phận khó thu hái, để lấy đƣợc bộ
phận này phải đào bới phức tạp và đặc biệt là
sau đó cây sẽ bị chết, không còn để thu hái ở
những đợt tiếp theo. Rễ thƣờng cũng đƣợc
băm nhỏ phơi khô, sau đó sắc uống hoặc đƣợc
dùng ngâm rƣợu hoặc dùng để ƣớp thuốc bắc.
Vỏ với số loài sử dụng làm thuốc là 8 chiếm
5,93% so với tổng số loài, xếp thứ tƣ về tần
số sử dụng. Đƣợc dùng ít nhất là bộ phận quả,
với 1 loài chiếm 0,74%; còn hoa chiếm
1,48%; hạt chiếm 2,96%.
Nhƣ vậy, trong việc sử dụng các bộ phận của
cây làm thuốc cũng có những bộ phận có tần
số sử dụng cao hoặc có bộ phận ít sử dụng
đến. Trong đó, lá và thân là hai bộ phận
chiếm ƣu thế hơn cả về mặt số lƣợng và tần
số sử dụng. Tất cả điều này đều phù hợp với
thực tiễn phát triển, lá và thân là những bộ
phận ổn định nhất và dễ thu hái nhất; còn hoa,
quả, hạt là các bộ phận mang tính thời vụ
ngắn, khó tìm kiếm, thu hái và bảo quản, đặc
biệt là đối với hoa quả trong rừng.
Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của
dân tộc Cao Lan
Không chỉ đa dạng về các bộ phận sử dụng,
cây thuốc chữa bệnh của ngƣời dân tộc Cao
Lan, xã Dân Tiến còn rất phong phú trong
cách chế biến của các ông lang, bà mế. Để
tiện theo dõi, chúng tôi tạm thời chia cách sử
dụng thành hai kiểu nhƣ sau (bảng 3):
Khô (Kh): Các bộ phận đem băm nhỏ, phơi
khô hoặc sao vàng rồi sắc nƣớc uống hoặc
hãm nhƣ pha trà. Tƣơi (T): Các bộ phận đƣợc
dùng nấu nƣớc tắm, xông, giã bọc, vò nƣớc
uống khi tƣơi.
Bảng 3. Đa dạng về cách chế biến thuốc
TT Cách Số loài
Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 141 - 145
143
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
dùng
Số lượng
Tỷ lệ (%) so với
tổng số loài
1 Khô 80 59,26
2 Tƣơi 91 67,41
Qua số liệu bảng 3 cho thấy, cách chế biến
tƣơi đƣợc ngƣời Cao Lan áp dụng nhiều nhất,
với 91 lƣợt chiếm 67,41%. Cách chế biến tƣơi
thƣờng áp dụng với hầu hết các nhóm cây
thuốc chữa bệnh ngoài da nhƣ: đậu mùa, sởi,
dị ứng, mẩn ngứa hoặc các bệnh về xƣơng
khớp, đau đầu, đau bụng.
Khu vực nghiên cứu là nơi có nhiều đồi núi,
đƣờng đi ít bằng phẳng, bà con đi lại sinh
hoạt lao động thƣờng xuyên phải trèo đèo, lội
suối có thể do đó mà các bệnh về xƣơng khớp
gia tăng. Đồng thời do điều kiện khí hậu hay
thay đổi, cùng với nếp sinh hoạt còn có phần
lạc hậu của bà con nên các bệnh ngoài da
cũng dễ bị mắc phải. Cả cây thuốc hoặc bộ
phận của cây sau khi thu hái đƣợc sử dụng
ngay theo nhiều cách phù hợp với từng loại
bệnh. Có bệnh phải đun nƣớc để xông hơi,
tắm, có bệnh lại giã tƣơi cho thêm vài hạt
muối với ít nƣớc vo gạo rồi vùi vào tro ấm
xong mới đem bọc vào chỗ xƣng đau hoặc
trật khớp, gãy xƣơng. Cách chế biến này
không giữ thuốc đƣợc lâu sau thu hái, nhƣng
chất lƣợng thuốc cao do vẫn còn tƣơi nguyên.
Cách chế biến khô chỉ chiếm tỷ lệ 59,26% so
với tổng số loài. Cách chế biến này thƣờng áp
dụng với những cây thuốc chữa bệnh tim, liệt,
gan, thận, dạ dày…, cách này hoàn toàn phù
hợp với các loại bệnh vừa nêu. Do tính chất
bệnh phải điều trị lâu mà không thể ngày nào
cũng đi lấy thuốc, hơn nữa thời gian cũng nhƣ
trữ lƣợng cây thuốc có hạn. Để chủ động, các
ông lang – bà mế khi đi đƣờng hoặc lên
nƣơng hễ gặp thuốc thƣờng thu hái ngay, về
phơi khô để sẵn, phòng khi có bệnh nhân cần
thì có luôn. Thuốc sau khi phơi hoặc sao khô
đƣợc sắc đặc với nƣớc để uống. Thuốc chế
biến theo cách này thƣờng giữ đƣợc lâu sau
khi thu hái, nhƣng trong quá trình phơi và sao
phải thực hiện một cách có khoa học, nếu
không sẽ làm giảm phẩm chất của cây thuốc
hoặc có thể dẫn tới mất dƣợc tính.
Các nhóm bệnh được người Cao Lan chữa
trị bằng thuốc nam
Bảng 4. Sự đa dạng các nhóm bệnh đƣợc chữa trị
bằng các bài thuốc truyền thống của ngƣời Cao Lan
TT Nhóm bệnh chữa trị
Số
loài
Tỷ lệ
(%)
1
Bệnh về thận (Sỏi thận,
viêm thận, tiết niệu…)
34 25,19
2
Bệnh về thần kinh (Dây
thần kinh, thần kinh tọa…)
24 17,78
3
Bệnh thời tiết (Cảm cúm,
đau đầu, sốt…)
24 17,78
4
Bệnh về gan (Viêm gan, xơ
gan, vàng da…)
23 17,04
5
Bệnh ngoài da (Tổ đỉa, ghẻ
lở, dị ứng, sƣng tấy)
22 16,3
6
Bệnh về xƣơng (Gãy
xƣơng, đau xƣơng, bong
gân…)
20 14,81
7
Bệnh về khớp (Thấp khớp,
viêm khớp…)
18 13,33
8
Bệnh về tim (Tim mạch,
huyết áp…)
11 8,15
9
Bệnh về tiêu hóa (Đau
bụng, táo bón, kiết lỵ, trĩ…)
11 8,15
10
Bệnh về phụ nữ (Sinh sản,
sinh dục…)
9 6,67
11
Bệnh trẻ em (Còi xƣơng,
biếng ăn, giun sán, sài…)
7 5,19
12
Bệnh về hô hấp (Ho hen,
viêm họng…)
5 3,7
13
Bệnh về răng (Đau răng,
viêm lợi, sâu răng…)
4 2,96
14
Bệnh về động vật (Rắn cắn,
sâu dóm…)
4 2,96
15
Bệnh về dạ dày (Đau dạ
dày, đại tràng, tá tràng…)
4 2,96
16 Bổ (Máu, sức khỏe…) 3 2,22
17
Bệnh về ung bƣớu (Ung
thƣ, các loài u bƣớu…)
2 1,48
18
Bệnh của vật nuôi (Trâu,
bò, lợn…)
2 1,48
Theo kinh nghiệm cổ truyền dân gian thì một
cây thuốc có thể có dƣợc tính với nhiều loại
bệnh, ngƣợc lại một loại bệnh lại phải cần có
nhiều cây thuốc kết hợp mới đủ dƣợc tính.
Căn cứ vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn
Chi và các bệnh đƣợc ngƣời Cao Lan chữa trị,
chúng tôi tạm thời chia thành các nhóm bệnh
nhƣ trong bảng 4.
Chúng ta thấy những cây thuốc mà ngƣời Cao
Lan xã Dân Tiến sử dụng rất đa dạng về mặt
công dụng. Với 135 loài cây thuốc khác nhau
nhƣng chữa tới 18 nhóm bệnh.
Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 141 - 145
144
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các nhóm bệnh đƣợc ngƣời Cao Lan chữa trị
nhiều nhất là bệnh về thận với 34 loài chiếm
đến 25,19%, bệnh về thần kinh với 24 loài
chiếm 17,78%, bệnh thời tiết có 24 loài chữa
chiếm 17,78%; bệnh về gan có 23 loài chiếm
17,04%, bệnh về xƣơng là 20 loài chiếm
14,81%, các bệnh về khớp có số loài chiếm
8,15%, bệnh của phụ nữ số loài chữa bệnh
chiếm 6,67%; các bệnh về hô hấp, răng
miệng, động vật cắn, dạ dày có số loài chỉ
chiếm từ 2 đến 4%, ít nhất là các loài chữa
bệnh về ung thƣ, u bƣớu và bệnh của vật nuôi,
chỉ có 2 loài chiếm 1,48%. Qua số liệu trên,
chúng ta dễ nhận thấy nhóm bệnh về thận có
số loài chữa trị nhiều nhất. Sở dĩ nhóm bệnh
này ngƣời dân nơi đây hay mắc phải là do
vùng núi cao, ngƣời dân sử dụng nguồn nƣớc
ăn và sinh hoạt chủ yếu là nƣớc đá vôi nên
các bệnh về thận đặc biệt là sỏi thận tăng cao.
Điều kiện sống và nếp sinh hoạt cũng nhƣ đặc
điểm địa hình, địa lý cũng quyết định một
phần khi ngƣời dân nơi đây hay gặp nhiều các
bệnh về gan, thời tiết, thần kinh, ngoài da,
khớp nên theo đó số lƣợng các cây thuốc chữa
các bệnh này cũng chiếm ƣu thế.
Qua điều tra sơ bộ bƣớc đầu chúng tôi thấy
rằng ngƣời Cao Lan có vốn kiến thức dân
gian về cây thuốc rất phong phú và đa dạng.
Đây là nguồn tài nguyên phi vật chất vô cùng
giá trị và đáng quý. Tuy nhiên, do thời gian
có hạn nên chúng tôi mới tiến hành nghiên
cứu trên phạm vi hẹp, cần tiếp tục nghiên cứu
sâu rộng hơn phục vụ cho công tác bảo tồn và
lƣu truyền cho thế hệ mai sau.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã tìm hiểu
và thu thập đƣợc 82 bài thuốc dân gian gia
truyền, chữa trị cho 18 nhóm bệnh khác nhau.
Đây là những bài thuốc có giá trị thực tế cao,
cụ thể nhƣ sau:
Nhóm bệnh về thận: có 5 bài
Nhóm bệnh về thần kinh: có 8 bài
Nhóm bệnh về thời tiết: có 10 bài
Nhóm bệnh về gan: có 3 bài
Nhóm bệnh ngoài da: có 12 bài
Nhóm bệnh về xƣơng: có 7 bài
Nhóm bệnh về khớp: có 2 bài
Nhóm bệnh về tim: có 5 bài
Nhóm bệnh về tiêu hóa: có 3 bài
Nhóm bệnh về phụ nữ, sinh sản: có 2 bài
Nhóm bệnh về trẻ em: có 8 bài
Nhóm bệnh về hô hấp: có 5 bài
Nhóm bệnh về răng: có 3 bài
Nhóm bệnh về động vật: có 4 bài
Nhóm bệnh về dạ dày: có 2 bài
Nhóm bệnh về vật nuôi: có 3 bài
Qua tìm hiểu và sƣu tầm chúng tôi nhận thấy
kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà
mế ngƣời dân tộc Cao Lan rất phong phú. Các
bài thuốc sƣu tầm đã đƣợc ngƣời dân trong
vùng cũng nhƣ nhiều nơi xa khác đánh giá rất
cao và rất tín nhiệm. Qua khai thác các ông
lang, bà mế chúng tôi đƣợc biết có những
bệnh nhân khác tỉnh thậm chí cách xa hàng
trăm cây số đã tìm về đây để xin thuốc cứu
chữa. Điều này cho thấy, các bài thuốc có tính
dƣợc học rất cao. Tuy nhiên, đây mới chỉ là
bƣớc đầu của nghiên cứu, số lƣợng loài làm
thuốc còn nhiều cũng nhƣ còn nhiều bài thuốc
chƣa đƣợc khai thác. Để thống kê đƣợc hết cần
phải tiếp tục tiến hành đề tài và cần có những
nghiên cứu sâu hơn để có những đánh giá sát
thực về hiệu quả chữa bệnh của các bài thuốc
này, từ đó phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
KẾT LUẬN
Về vấn đề sử dụng các bộ phận của cây làm
thuốc thì sử dụng 1 bộ phận là nhiều nhất, có
65 loài chiếm 48,15% trong tổng số loài thu
đƣợc; số loài sử dụng 2 bộ phận là 46 loài
chiếm 34,07% tổng số loài thu đƣợc; số loài
đƣợc dùng cả cây vào làm thuốc là 19 loài
chiếm 14,07% tổng số loài thu đƣợc; số loài
sử dụng 3 bộ phận là ít nhất với 5 loài chiếm
3,70% tổng số loài thu đƣợc.
Trong các bộ phận của cây thì lá là bộ phận
đƣợc sử dụng nhiều nhất với 76 loài, thứ hai
là thân: 63 loài, thứ ba là rễ: 17 loài, các bộ
phận còn lại nhƣ: hoa, quả, hạt chiếm số
lƣợng không đáng kể. Trong cách sử dụng
cây thuốc thì cách sử dụng thuốc lúc còn tƣơi
đƣợc bà con hay dùng nhất, theo các phƣơng
pháp nhƣ: giã nhỏ để bọc trực tiếp hoặc nấu
nƣớc xông hơi, tắm. Chế biến cây thuốc khô
Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 141 - 145
145
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
rồi sắc nƣớc uống cũng đƣợc bà con sử dụng
khá phổ biến.
Đã thống kê đƣợc 82 bài thuốc chữa trị cho
18 nhóm bệnh khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo
toàn thư (sách dịch), Nxb Tổng hợp, Tp. HCM.
[2]. Võ Văn Chi (1996) Từ điển cây thuốc Việt
Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu
và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt
Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
[5]. Đỗ Tất Lợi (2005) Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng
nhiệt đới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên
cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
[8]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trƣờng – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 – 2005),
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1 – 3,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
SUMMARY
STUATION OF USING MEDICAL PLANT TO TREAT DESEASES OF CAO LAN
ETHNIC AT DAN TIEN COMMUNE, VO NHAI DISTRICT, THAI NGUYEN
PROVINCE
Le Thi Thanh Huong, Nguyen Thi Thuan
College of Sciences – Thai Nguyen University
Investigation and exploitation of using experience natural medical plant sources of the ethnic is the
very meaningful action, especially to conservative and preserve folk knowledge about natural
medical plant and traditional medicine of ethnic groups as well as use to treat different diseases. In
this article, we investigated and evaluated the use and processing the plant medicine of Cao lan
ethnic group at Dan Tien commune, Vo Nhai district, Thai Nguyen province. The results of initial
study and investigation showed that Cao lan ehtnic have plentiful experience and diverse on using
the plant form to treat different diseases as well as diversity in processing. We've collected 82
traditional folk remedies to treat 18 different diseases group (neurological diseases: 4 items, bone
disease: 5 items, kidney disease: 4 items, heart disease: 4 items, liver: 2 items...) many of them are
traditional folk remedies for many danger diseases such as: poisonous snake bites, kidney stones,
seizures, sciatic nerves.
Key words folk remedy, plentiful, medical plant resources, Cao lan, Dan tien
Tel: 0988 478975,E.mail: lehuonga1k52@yahoo.com