Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một trong những động lực chính của cải cách kinh tế ở Việt Nam. Từ việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Asean đến việc thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và sắp tới đây là việc tham gia vào WTO, quá trình hội nhập đã giúp cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn và buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.
Gia nhập vào WTO đòi hỏi những thay đổi về thể chế, từ việc phải tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp, đến việc mở rộng cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch vụ quan trọng như: tài chính ngân hàng hay cải thiện tiêu chuẩn vệ sinh và tăng cường quyền sở hữu trí tuệ.
77 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Danh mục bảng biểu, đồ thị, lưu đồ
Danh mục các chữ viết tắt
Chương I : Lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán và hoạt động bao thanh toán
trên thế giới ........................................................................................................... Trang 01
1.1. Giới thiệu về nghiệp vụ bao thanh toán ...................................................... Trang 02
1.1.1 Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán ................................................ Trang 02
1.1.2.Khái niệm về bao thanh toán ........................................................................ Trang 03
1.1.3.Các loại hình bao thanh toán.......................................................................... Trang 05
1.1.4.Lợi ích khi sử dụng công cụ bao thanh toán.................................................. Trang 10
1.2. Sự cần thiết phát triển bao thanh toán ....................................................... Trang 16
1.3. Hoạt động bao thanh toán thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trang 19
1.3.1 Tình hình hoạt động bao thanh toán trên thế giới ......................................... Trang 19
1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ............... Trang 23
Chương II : Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại các NHTM tại Việt Nam
hiện nay ................................................................................................................. Trang 26
2.1. Các qui định về bao thanh toán tại Việt Nam ............................................. Trang 27
2.1.1.Các văn bản pháp lý hiện hành ..................................................................... Trang 27
2.1.2.Các điều kiện để được hoạt động bao thanh toán ......................................... Trang 28
2.1.3.Đối tượng áp dụng ......................................................................................... Trang 28
1.1.4.Quy trình hoạt động bao thanh toán............................................................... Trang 29
2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng thương mại ... Trang 30
2.2.1.Tình hình hoạt động bao thanh toán hiện nay ............................................... Trang 30
2.2.2.Một số quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán .................................. Trang 32
2.2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của NHTM CP Á Châu..... Trang 32
2.2.2.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu của Far East National
Bank ........................................................................................................................ Trang 36
2.2.3.Một số khó khăn, tồn tại khi ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt NamTrang 38
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 2
Chương III : Một số giải pháp triển khai thực hiện sản phẩm bao thanh toán tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV .......................................... Trang 44
3.1.Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Việt Nam ......................................................................................... Trang 45
3.1.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ................ Trang 45
3.1.2.Sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại BIDV .................. Trang 46
3.1.3.Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại BIDV Trang 46
3.2. Một số giải pháp xây dựng quy trình thực hiện bao thanh toán tại BIDV Trang 48
3.2.1.Quy trình bao thanh toán nội địa .................................................................. Trang 48
3.2.1.1.Lựa chọn bên mua hàng và bên bán hàng .................................................. Trang 48
3.2.1.2.Một số tiêu chí quan trọng khi thẩm định bên mua hàng/bên bán hàng .... Trang 49
3.2.1.3.Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa .................................................... Trang 52
3.2.2.Quy trình bao thanh toán xuất khẩu .............................................................. Trang 52
3.3. Một số giải pháp nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro bao thanh toán.... Trang 57
3.3.1.Nhận diện rủi ro ............................................................................................ Trang 58
3.3.1.Kiểm soát rủi ro ............................................................................................ Trang 59
3.3.3.Quy trình xử lý tranh chấp theo quy định của FCI ....................................... Trang 62
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ LƯU ĐỒ
**********
1. Bảng biểu:
Bảng 1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới.
Bảng 2: Doanh thu về bao thanh toán của các châu lục trên thế giới.
Bảng 3: Doanh số bao thanh toán của các quốc gia hàng đầu Châu Á.
Bảng 4: Doanh số bao thanh toán ở các nước Asean từ 2001-2005.
Bảng 5: Doanh số các loại sản phẩm bao thanh toán.
2. Đồ thị:
Đồ thị 1: Tỷ trọng doanh số bao thanh toán tại các châu lục năm 2005
3. Lưu đồ:
Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa đối với bên mua hàng
Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa đối với bên bán hàng
Lưu đồ thực hiện bao thanh toán xuất khẩu.
℘℘℘℘℘℘℘℘
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
**********
- FCI: Factors Chain International - Tổ chức bao thanh toán quốc tế
- IF: Import Factor - Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
- EF: Export Factor - Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu
- BIDV: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
- NHNN: Ngân hàng nhà nước
- NHTM: Ngân hàng thương mại
℘℘℘℘℘℘℘℘
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 5
Mở đầu
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một trong những động lực chính của cải cách
kinh tế ở Việt Nam. Từ việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Asean đến việc thực hiện
Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và sắp tới đây là việc tham gia vào WTO, quá
trình hội nhập đã giúp cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn và buộc các doanh nghiệp trong
nước phải tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.
Gia nhập vào WTO đòi hỏi những thay đổi về thể chế, từ việc phải tạo ra một sân chơi
bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp, đến việc mở rộng cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch
vụ quan trọng như: tài chính ngân hàng hay cải thiện tiêu chuẩn vệ sinh và tăng cường quyền
sở hữu trí tuệ.
Từ nay đến năm 2008, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ mở cửa hội nhập mạnh
mẽ với khu vực và thế giới. Chính vì thế, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là một
trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất kỳ ngân hàng nào. Để đạt được mục
tiêu đó, các ngân hàng phải nhanh chóng đưa vào áp dụng những sản phẩm tài chính mới đã
được phát triển trên thế giới, trong đó có nghiệp vụ bao thanh toán – Factoring.
Thực ra bao thanh toán không phải là một nghiệp hoàn toàn mới lạ, những lợi ích mà
bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên thế giới ngày càng
được khẳng định và công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam dịch vụ này phát
triển như thế nào, có bao nhiêu ngân hàng bán sản phẩm này và làm thế nào để bao thanh
toán được ứng dụng rộng rãi tại các ngân hàng thương mại.
Quan tâm đến sản phẩm này và mong muốn góp phần nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát
triển của ngân hàng nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng, tôi đã
chọn đề tài:” Tình hình thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam và một số giải pháp để đưa
sản phẩm bao thanh toán vào ứng dụng taị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Để giải quyết nội dung cơ bản của đề tài trên, ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục
của luận văn gồm các chương:
Chương 1:Lý luận chung về nghiệp vụ bao thanh toán và một số kinh nghiệm trên
thế giới. Trong chương này đề cập đến những lý luận cơ bản về nghiệp vụ bao
thanh toán từ lịch sử hình thành, các khái niệm của sản phẩm đến quy trình thực
hiện chung về bao thanh toán nội địa và quốc tế và tình hình hoạt động bao thanh
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 6
toán trên toàn thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động
bao thanh toán tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt
Nam hiện nay. Phần này nêu lên thực trạng hoạt động của bao thanh toán tại Việt
Nam, những thành tựu đạt được, những khó khăn tồn tại cần khắc phục về cơ sở
pháp lý, nhận thức của các tổ chức tài chính tín dụng và các doanh nghiệp. Nêu
điển hình về thực tiễn hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu- ACB và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là Far East National
Bank.
Chương 3: Một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán ứng dụng tại Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –BIDV. Từ những lý luận và thực tiễn thực
hiện tại các ngân hàng bạn đưa ra sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ bao thanh
toán tại BIDV. Từ đó đưa ra một số giải pháp để đưa bao thanh toán vào hoạt
động là xây dựng quy trình thực hiện bao thanh toán nội địa, xuất khẩu và một số
giải pháp để kiểm soát rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này.
Xin chân thành cảm ơn Cô- Tiến sĩ Bùi Kim Yến cùng các Thầy Cô trong khoa Tài
chính ngân hàng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế về mặt kiến thức,
rất mong nhận được sự lượng thứ và ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô và các bạn quan tâm
đến lĩnh vực này.
F*****G
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 7
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH
TOÁN TRÊN THẾ GIỚI
1.1- GIỚI THIỆU VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING)
1.1.1.Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán:
Nghiệp vụ bao thanh toán ra đời từ thời trung cổ khi người ta bắt đầu giao thương
với nhau và phát sinh các khoản nợ thương mại. Bao thanh toán xuất phát từ đại lý
hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc giao thương hàng hóa khoảng 2000 năm
trước dưới thời đế chế La Mã. Là đại lý, họ nắm giữ quyền sở hữu của hàng hóa bên
ủy nhiệm-bên cung ứng sản phẩm nước ngoài- rồi giao hàng đó cho người mua trong
nước, ghi sổ và thu nợ khi đến hạn, chuyển dư nợ cho bên ủy nhiệm thu sau khi đã trừ
phần hoa hồng của mình.
Sự phát triển của ngành công nghiệp Anh ở thế kỷ 14, 15 đã nâng cao tầm quan
trọng của các đại lý bao thanh toán. Khi các đại lý dần dần tin cậy vào khả năng trả nợ
của người mua trong nước, họ bắt đầu cấp tín dụng cho người ủy nhiệm mình (nhà
cung ứng sản phẩm) để lấy hoa hồng cao hơn. Thực tế là, với khoản hoa hồng nhiều
hơn, đại lý bao thanh toán bắt đầu bảo đảm khả năng trả nợ của người mua bằng cách
hứa trả đúng hạn cho người ủy nhiệm trong tương lai, kể cả trong trường hợp người
mua không trả được nợ đúng hạn. Các đại lý thanh toán có đủ vốn bắt đầu ứng trước
một phần cho người ủy nhiệm của mình dựa trên khoản thanh toán của người mua
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 8
trong tương lai. Do có những khoản ứng trước này mà đại lý hoa hồng tính thêm phí
hoa hồng hay lãi suất.
Vào thời điểm Columbus phát hiện ra Châu Mỹ năm 1942, đại lý bao thanh
toán đã phát triển từ vai trò duy nhất với chức năng marketing thành đóng hai vai trò
vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính. Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt
đầu của chế độ thực dân Mỹ và cùng với nó là vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội
mới cho bao thanh toán, đặc biệt là đối với những người thiết lập hoạt động kinh
doanh ở Mỹ.
Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã
xảy ra. Ở trong nước, Mỹ đã phát triển thành một quốc gia chủ quyền và trở nên ít bị
phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài, những nhà sản xuất Mỹ phát triển đội ngũ
marketing của mình và vì vậy vai trò marketing mà trước đây các đại lý bao thanh
toán thường thực hiện giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các đại lý bao thanh toán lại
phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu kinh tế mới trong nước, tập trung vào tín dụng,
thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính.
Đầu thế kỷ 20, khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng sang các sản phẩm may mặc
và phụ kiện, đồ nội thất và thảm thì các đại lý bao thanh toán của Mỹ cũng mở rộng
chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp này. Đến giữa thế kỷ 20, bao thanh
toán của Mỹ phát triển sang những ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện,
hóa chất và sợi tổng hợp. Ngày nay, bao thanh toán đã mở rộng sang nhiều ngành
nghề kinh doanh khác như giao nhận, cung cấp nhân sự, quảng cáo, thiết kế đồ họa…
1.1.2.Khái niệm về bao thanh toán:
- Theo Điều 2 Chương 1 Công ước về bao thanh toán quốc tế UNIDROIT 1988
(Unidroit Convention on International Factoring) định nghĩa: Bao thanh toán là
một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương
mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai
trong số các chức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản
lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ của các khoản phải thu, bảo đảm
rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
- Theo Tổ chức Bao thanh toán quốc tế -FCI (Factors Chain International): Bao
thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 9
động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là
sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán (factor) và người cung ứng hàng hóa dịch vụ
hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller). Theo như
thỏa thuận đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán dựa trên
khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi
là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor).
- Theo Điều 1 Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản
tháng 06/2004 của FCI, hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng theo đó nhà cung
cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần các khoản phải thu) cho một
đơn vị bao thanh toán, để thực hiện một trong các chức năng: kế toán sổ sách các
khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu.
- Theo Điều 2 Chương 1 Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế còn bổ sung
thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc
cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước.
- Đối với một số tổ chức cung cấp dịch vụ bao thanh toán khác thì nghiệp vụ này được
định nghĩa là việc mua lại các khoản phải thu hay việc cung cấp tài trợ tài chính ngắn
hạn thông qua việc trả các khoản phải thu ngay lập tức bằng tiền mặt để cải thiện dòng
ngân lưu của khách hàng (client) đồng thời nhận lấy rủi ro tín dụng (rủi ro khi người
mua không thanh toán, người mua không nhận hàng…). Các dịch vụ đi kèm gồm có
quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, xếp hạng hạn mức tín dụng và thu hộ.
- Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán ban hành theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng nhà nước: Bao thanh toán
là một hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua
việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán
hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba
bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chức bao thanh toán (client
hay seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán (debtor hay buyer).
• Người mua nợ hay đơn vị bao thanh toán (factor): là ngân hàng, công ty tài
chính chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến
mua bán nợ. Trong nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế sẽ có hai đơn vị bao
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 10
thanh toán, một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn
vị bao thanh toán tại nước của nhà nhập khẩu.
• Người bán nợ hay nhà xuất khẩu (client, seller, exporter): các doanh nghiệp
sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ chưa đến hạn
thanh toán.
• Người mắc nợ hay nhà nhập khẩu (debtor, buyer, importer): hay còn gọi là
người phải trả tiền, đó chính là người mua hàng hóa hay nhận các dịch vụ cung
ứng.
Mặc dù có nhiều diễn đạt khác nhau cho khái niệm về nghiệp vụ bao thanh toán,
nhưng nói chung có thể hiểu nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình thức tài trợ cho
những khoản thanh toán chưa đến hạn (trong ngắn hạn) từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán nợ.
1.1.3. Các loại hình bao thanh toán:
¾ Theo phạm vi thực hiện:
- Bao thanh toán trong nước: là hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng
thương mại hay công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, trong đó bên bán hàng
và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia
Ô Quy trình thực hiện:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 11
5.K
Ý H
§
B
T
T
7. C
h
u
yÓn
n
h−
î
n
g
h
o
¸ ®
¬
n
Ng−êi b¸n
(Kh¸ch hμng)
Ng−êi mua
(Con nî)
§¬n vÞ bao thanh to¸n
6. Giao hμng
11. T
h
an
h
to
¸n
ø
n
g
tr−
í
c
4. T
r¶ lê
i tÝn
d
ô
n
g
8. T
h
an
h
to
¸n
tr−
í
c
3. T
h
Èm
®
Þn
h
tÝn
d
ô
n
g
9. T
h
u
n
î
kh
i ®
Õn
h
¹n
10. T
h
an
h
to
¸n
2. Y
ªu
cÇu
tÝn
d
ô
n
g
1. Hîp ®ång b¸n hμng
1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản bảo đảm chính là khoản
phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa.
(3) Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của
người mua.
(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua
bán, đơn vị bao thanh toán sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán.
(5) Đơn vị bao thanh toán và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán hàng hóa.
(7) Người bán chuyển nhượng hóa đơn, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên
quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.
(8) Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuận
trong hợp đồng bao thanh toán.
(9) Khi đến h