Doanh nghiệp nào khi bắt đầu sản xuất kinh doanh đều mong muốn việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, thu được doanh thu và lợi nhuận lớn nhất có thể cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì cạnh tranh ngày càng gay gắt nên để có thể tồn tại và đứng vững phát triển là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Nhu cầu của con người luôn thay đổi và ngày càng cao nên để kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp phải thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của con người. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp phải tận dụng hết khả năng, nỗ lực của doanh nghiệp mình để làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt ngay từ những khâu đầu tiên cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6814 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống: Một nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên cho doanh nghiệp bạn bỗng nhiên chấm dứt hợp đồng cung cấp với bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 2:
Một nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên cho doanh nghiệp bạn bỗng nhiên chấm dứt hợp đồng cung cấp với bạn. Là người phụ trách mua hang cho doanh nghiệp bạn sẽ làm gì?
Doanh nghiệp nào khi bắt đầu sản xuất kinh doanh đều mong muốn việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, thu được doanh thu và lợi nhuận lớn nhất có thể cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì cạnh tranh ngày càng gay gắt nên để có thể tồn tại và đứng vững phát triển là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Nhu cầu của con người luôn thay đổi và ngày càng cao nên để kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp phải thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của con người. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp phải tận dụng hết khả năng, nỗ lực của doanh nghiệp mình để làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt ngay từ những khâu đầu tiên cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tiên là doanh nghiệp cần có những sản phẩm đầu vào để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy công việc mà doanh nghiệp phải quan tâm đó là chọn được nhà cung ứng tốt cho công ty. Việc chọn lựa được nhà cung cấp cho doanh nghiệp là cả một vấn đề cũng hết sức khó khăn và quan trọng. Hơn nữa phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp để phục vụ tốt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó mà các doanh nghiệp đều cố gắng chọn được nhà cung cấp tốt và luôn muốn họ sẽ cung cấp thường xuyên và gắn bó với doanh nghiệp vì lợi ích của cả đôi bên. Nhưng các doanh nghiệp cũng không thể ko gặp phải những rủi ro trong quá trình kinh doanh được và một tình huống đặt ra ở đây đó là: nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên cho doanh nghiệp của bạn bỗng nhiên chấm dứt hợp đồng cung cấp. Và chúng ta cũng biết những rủi ro sau đó có thể xảy ra với doanh nghiệp khi mà nhà cung cấp không ký hợp đồng như: doanh nghiệp không có nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, việc sản xuất từ đó mà sẽ bị ngừng trệ và sau đó sẽ kéo theo rất nhiều rủi ro khác cho doanh nghiệp. Vậy trong tình huống vậy doanh nghiệp sẽ phải làm gì? Đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân có thể gây ra việc chấm dứt hợp đồng. Tiếp theo là doanh nghiệp phải nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro và cuối cùng là phòng ngừa, hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp bằng việc kiểm soát và tài trợ.
Nguyên nhân rủi ro và giải pháp trước mắt.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân từ phía bên trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp không thực hiện đúng những điều khoản mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng.
Do tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt, tình hình trong nội bộ doanh nghiệp không tốt như: năng lực sản xuất kém hiệu quả nên ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, tình hình tài chính không ổn định dẫn đến việc chậm thanh toán cho nhà cung cấp
Do doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường: có tin đồn là doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật, canh tranh không lành mạnh, tranh chấp, hay thanh toán chậm…
Nguyên nhân từ phía bên ngoài doanh nghiệp
Nguyên nhân từ phía nhà cung ứng
Do nhà cung ứng độc quyền nên muốn tăng giá: nhà cung ứng có thể gom hàng, độc quyền về hàng hóa cung cấp nên định ép giá đối với doanh nghiệp, tăng giá nguyên vật liệu, thành phẩm mà doanh nghiệp cần.
Do nhà cung ứng gặp khó khăn trong khâu cung ứng: mất nguồn nguyên vật liệu, hoặc khan hiếm nên không thể đáp ứng hàng hóa cho doanh nghiệp cả về số lượng cũng như chất lượng.
Tình trạng kinh doanh của nhà cung ứng không tốt có thể có nguy cơ phá sản nên ngừng hoạt động vì vậy mà chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp.
Nguyên nhân từ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh cũng muốn có được nhà cung ứng này nên có thể đã đưa ra những điều kiện ký kết hợp đồng tốt hơn của doanh nghiệp như: trả giá cao cho nhà cung ứng.
Nguyên nhân khách quan khác.
Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính tiền tệ: lạm phát cao nên nhà cung ứng phải tăng giá thành hàng hóa cung ứng nhưng doanh nghiệp không đồng ý.
Do những chính sách pháp luật, hàng rào bảo hộ thuế quan, phi thuế mà nhà cung ứng gặp phải khó khăn nên không cung ứng đủ hàng hóa
Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể là những nguyên nhân khiến nhà cung ứng chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp. Và xem xet từ những nguyên nhân trên thì nó có thể gây ra những nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề mà rủi ro nhà cung ứng chấm dứt hợp đồng gây ra cho doanh nghiệp mà nghiêm trọng nhất đó là việc doanh nghiệp phá sản cũng có thể xảy ra. Vậy với những nguyên nhân như trên thì một số giải pháp trước mắt để giả quyết vấn đề.
Giải pháp
Nếu nguyên nhân do doanh nghiệp thì doanh nghiệp cố gắng thực hiện tốt các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Doanh nghiệp phải xây dựng hình ảnh tốt về công ty: văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, công nhân viên đoàn kết, trung thành nhiệt tình với công việc như vậy doanh nghiệp mớ có thể kinh doanh tốt, tận dụng tốt nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh lành mạnh, uy tín. Lập quỹ dự phòng tài chính để tránh tình trạng bất ổn về tài chính
Nguyên nhân do nhà cung ứng độc quyền muốn tăng giá thì doanh nghiệp nên thương lượng với nhà cung ứng nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu của nhà cung ứng thì doanh nghiệp nên tìm nhà cùn ứng khác dự phòng, liên doanh liên kết mua cổ phần của nhà cung ứng.
Trong trường hợp nhà cung ứng gặp phải những khó khăn mà không thể cung ứng hàng cho doanh nghiệp thì cách tối ưu là tìm nhà cung ứng mới thay thế. Nhà cung ứng mà khó khăn về tài chính thì doanh nghiệp có thể đầu tư, ứng trước khoản thanh toán cho nhà cung ứng.
Khi nhà cung ứng gặp trở ngại về thuế quan thì doanh nghiệp tìm nhà cung ứng khác tạm thời.
Quản trị rủi ro.
Nhận dạng rủi ro
Mối hiểm họa.
Doanh nghiệp không đáp ứng và thực hiện tốt điều khoản hợp đồng
Các khó khăn bên trong doanh nghiệp: về tài chính, nguồn lực, tranh chấp nội bộ, năng lực sản xuất kinh doanh…
Doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường
Nguy hiểm
Khủng hoảng kinh tế, tài chính, khó khăn trong chính sách luật pháp, chính sách thuế quan cuẩ Nhà nước
Nhà cung ứng gây sức ép đối với doanh nghiệp nhờ vị thế độc quyền của mình
Nhà cung ứng gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình
Đối thủ cạnh tranh cũng muốn có được nhà cung ứng
Nguy cơ
Nhà cung ứng thường xuyên cho doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng khi đó nhà cung ứng không cung cấp nguyên vật liệu, thành phẩm cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ, doanh nghiệp không cung ứng đủ hàng hóa để bán vì vậy dễ mất hợp đồng với khách hàng, mất khách hàng, giảm uy tín với khách hàng. Doanh nghiệp có thể mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh, mất thị trường. Doanh nghiệp mất đi nhà cung ứng lâu năm, thường xuyên của mình, Và nguy cơ gây ra tổn thất lớn nhất mà doanh nghiệp cũng có thể gặp phải đó là nguy cơ phá sản.
Phân tích rủi ro.
Phân tích mối hiểm họa
- Doanh nghiệp không thực hiện đúng điều khoản được ký kết trong hợp đồng như: hay thanh toán không đúng hạn, không đặt hàng đúng mức như đã đặt làm ảnh hưởng tới nhà cung ứng bị tồn hàng, thừa hàng, một số yêu cầu mà nhà cung ứng đưa ra nhưng doanh nghiệp không chấp thuận, không đáp ứng được.
- Doanh nghiệp gặp những khó khăn trong nội bộ doanh nghiệp: doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tài chính nên không thể thanh toán đủ nợ, trả nợ không đúng thời hạn, hay khất nợ, nợ nhiều, việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên có thể doanh nghiệp không có đủ khả năng trả nợ cho nhà cung ứng.
- Có những thông tin không tốt về doanh nghiệp: kinh doanh không minh bạch, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, hay nợ lâu, chậm thanh toán hay những thông tin về tình hình bên trong doanh nghiệp hay tranh chấp nội bộ, tình hình tài chính không ổn định,… Tất cả điều đó làm giảm uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung ứng nên hon không thể tiếp tục cung ứng hàng hóa.
Phân tích mối nguy hiểm.
- Nhờ vị trí độc quyền về sản phẩm mà nhà cung ứng muốn tăng giá sản phẩm của mình. Nhà cung ứng có thể gom hàng lại do thấy được sự khan hiếm của hàng hóa đó rồi từ đó chiếm được thế độc quyền và tăng giá.
- Trong quá trình kinh doanh của mình nhà cung ứng cũng như bao doanh nghiệp khác cũng gặp phải những khó khăn. Nhà cung ứng cũng có thể gặp khó khăn về tài chính, nguồn sản phẩm mà nhà cung ứng cần cũng khan hiếm nên không thể cung ứng đủ hàng và biết khả năng của mình không thể đáp ứng cho doanh nghiệp nên nhà cung ứng cung tự chấm dưt hợp đồng. Hoặc là việc kinh doanh của nhà cung ứng cũng không hiệu quả có nguy cơ phá sản nên họ tạm thời ngừng sản xuất và do đó phải hủy hợp đồng.
- Nhà cung ứng gặp trở ngại về pháp luật, những chính sách của nhà nước như: mặt hàng nhà cung ứng cần bị hạn chế, hoăc không được phép sản xuất, những hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế làm cản trở nhà cung ứng cung cấp đủ hàng cho doanh nghiệp. Thêm nữa do những biến động của thị trường như lạm phát đòi hỏi nhà cung ứng phải tăng giá sản phẩm.
- Một mối nguy hiểm khách quan nữa đó là từ phía đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì cùng sản xuất kinh doanh những hàng hóa giống nhau nên các doanh nghiệp đều cần những nguyên liệu đầu vào như nhau nên việc chọn lựa được nhà cung ứng tốt là mối quan tâm của các doanh nghiệp. Hơn nữa đối thủ cạnh tranh mà có được nhà cung ứng tốt mà lại là nhà cung ứng thường xuyên cho doanh nghiệp thì họ cũng biết nếu mất nhà cung ứng này thì doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn trong kinh doanh nên đối thủ cạnh tranh có thể đáp ứng những nhu cầu của nhà cung ứng tốt hơn doanh nghiệp để có được nhà cung ứng vừa phục vụ tốt hơn cho việc kinh doanh của mình lại vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp có thể loại bỏ được doanh nghiệp ra khỏi thị trường.
c) Phân tích nguy cơ.
Việc có được nhà cung cấp có uy tín lại xây dựng được mối quan hệ lâu năm với nhà cung ứng là điều quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì khi nhà cung ứng thường xuyên cho doanh nghiệp lại chấm dứt hợp đồng thì doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro có thể xảy ra. Từ những hiểm họa bên trong doanh nghiệp cộng thêm với những nguy hiểm từ bên ngoài là hai yếu tố gây ran guy cơ trên cho doanh nghiệp. Đầu tiên doanh nghiệp không có sản phẩm đầu vào để phục vụ sản xuất, việc sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, công nhân không có việc làm nhưng doanh nghiệp thì vẫn phải trả lương cho công nhân viên nên doanh nghiệp bị tổn thất về tài chính. Khi sản xuất ngưng trệ sẽ không cung ứng đủ hàng cho khách hàng doanh nghiệp mất hợp đồng đơn đặt hàng từ đó mất một khoản thu nhập cho doanh nghiệp. Hơn nữa uy tín của doanh nghiệp cũng bị giảm đối với khách hàng và ngay cả đối với các nhà cung cấp khác cũng không tin tưởng doanh nghiệp nếu có những thông tin không tốt của doanh nghiệp. Với những tình trạng của doanh nghiệp khi không đáp ứng đủ và đúng điều khoản của nhà cung ứng lại them vào đó đối thủ cạnh tranh lại muốn ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp có thể dễ dàng mất đi nhà cung ứng củ mình. Doanh nghiệp thì mất nhà cung ứng, mất khách hàng, đối thủ thì lại có nhà cung ứng vì vậy doanh nghiệp có thể mất thị trường, thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh. Khi mất nhà cung ứng doanh nghiệp cung phải đi tìm nhà cung ứng mới để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà để tìm được nhà cung ứng tốt là một điều cung khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Cuối cùng là nguy cơ phá sản của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thể đứng vững trên thị trường.
Đo lường và đánh giá
Để đo lường và đánh giá ta dựa vào hai yếu tố là biên độ rủi ro và tần suất rủi ro: Biên độ rủi ro là mức độ trầm trọng của những tổn thất có thể xảy ra. Tần suất rủi ro là số lần xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian ở trong tổng số lần quan sát sự kiện. Ta có bảng sau:
I- Doanh thu sụt giảm do mất khách hàng, mất đơn đặt hàng
II- Việc sản xuất bị trì trệ
III- Mất thị phần vào tay đối thủ canh tranh; nguy cơ phá sản
IV- Giảm uy tín đối với khách hàng và nhà cung ứng trên thị trường.
Vẽ hình:
Kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Kiểm soát
Vì nhà cung cấp là thường xuyên cho doanh nghiệp. Khi mà nhà cung cấp bỗng nhiên hủy hợp đồng với doanh nghiệp mà chưa ro lý do thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải làm là thực hiện tổ chức cuộc họp của những nhà chuyên trách để xem xét các vấn đề và tìm ra nguyên nhân.
Trước khi mua bán hàng hóa thì hai bên có ký kết hợp đồng với những điều khoản mà hai bên đưa ra thỏa thuận để cùng thực hiện. Doanh nghiệp cần xem xét nhà cung ứng có vi phạm những điều khoản đã ký kết hay không để từ đó nhắc nhở nhà cung ứng trước khi hủy hợp đồng. Nếu không được thì doanh nghiệp thực hiên theo những luật định.
Dù nhà cung ứng có tiếp tục cung ứng hay dừng cung ứng với doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn luôn phải có những biện pháp phòng ngừa khi mà những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.
Biện pháp phòng ngừa:
Doanh nghiệp lập quỹ dự phòng để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng bất ổn về tài chính, hay chậm thanh toán cho nhà cung ứng để không làm mất uy tín với nhà cung ứng làm mất nhà cung ứng.
Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro phá sản, giảm thiểu tổn thất. Hay liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để chia sẻ rủi ro.
Khi tìm nhà cung ứng thì luôn tìm những nhà cung ứng khác nhà cùng ứng quen thuộc của doanh nghiệp để có thể thay thế tạm thời nhà cung ứng của doanh nghiệp. Điều này giảm thiểu được sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sản xuất và cung cấp đủ hàng cho khách hàng không làm mất cơ hội kinh doanh, mất đơn hàng và giữ được thị phần doanh nghiệp.
Né tránh:
Luôn xây dựng được hình ảnh công ty tốt, văn hóa doanh nghiệp tốt để co uy tín trên thị trường. Kinh doanh lành mạnh, minh bạch, công bằng
Tài trợ:
Lập quỹ phòng ngừa rủi ro tài chính, mất uy tín về thanh toán nợ cho nhà cung ứng
Mua bảo hiểm tài chính
Đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tạo môi trường làm việc tốt, tạo lập được uy tín với khách hàng và nhà cung ứng.