Tình huống sắm vai trong dạy học Tâm lí học

1. Mở đầu Một trong những biện pháp phát huy tính tích cực của người học là làm cho người học vui vẻ, thoải mái khi tham gia học tập. Mặt khác học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống vì thế việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp. Sắm vai có tác dụng trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho người học [12;224]. Sắm vai là phương pháp giúp người học diễn lại những trạng huống của xã hội và những vấn đề về mối quan hệ giữa người với người, nhờ đó mà có cách ứng xử phù hợp với từng tình huống xã hội khác nhau. Thông qua sắm vai trong học tập, người học không những trải nghiệm thực tế xã hội mà còn có cơ hội thực hành kĩ năng giao tiếp một cách an toàn. Thực tế, phương pháp sắm vai ít được giáo viên chú trọng nhiều trong giờ dạy. Mặt khác, thiết kế trò chơi sắm vai đòi hỏi phải phù hợp với từng học phần, từng bài học cụ thể. Để nâng cao kết quả học tập và tăng cường hứng thú, tính tích cực học tập cho sinh viên khi dạy môn Tâm lí học ứng xử thì việc sử dụng tình huống sắm vai vào dạy học học phần Tâm lí học cho sinh viên là hết sức cần thiết.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống sắm vai trong dạy học Tâm lí học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 33-39 This paper is available online at TÌNH HUỐNG SẮM VAI TRONG DẠY HỌC TÂM LÍ HỌC Nguyễn Thị Bích Phượng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt. Tác giả nghiên cứu tình huống sắm vai trong dạy học Tâm lí học, xây dựng tình huống và quy trình vận dụng tình huống sắm vai trong dạy học Tâm lí học, thực nghiệm tính khả thi của quy trình này. Kết quả thực nghiệm cho thấy sinh viên hứng thú hơn trong học tập và kết quả học tập học phần Tâm lí học ứng xử được nâng cao. Từ khóa: Tình huống sắm vai, dạy học tâm lí, tâm lí học ứng xử. 1. Mở đầu Một trong những biện pháp phát huy tính tích cực của người học là làm cho người học vui vẻ, thoải mái khi tham gia học tập. Mặt khác học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống vì thế việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp. Sắm vai có tác dụng trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho người học [12;224]. Sắm vai là phương pháp giúp người học diễn lại những trạng huống của xã hội và những vấn đề về mối quan hệ giữa người với người, nhờ đó mà có cách ứng xử phù hợp với từng tình huống xã hội khác nhau. Thông qua sắm vai trong học tập, người học không những trải nghiệm thực tế xã hội mà còn có cơ hội thực hành kĩ năng giao tiếp một cách an toàn. Thực tế, phương pháp sắm vai ít được giáo viên chú trọng nhiều trong giờ dạy. Mặt khác, thiết kế trò chơi sắm vai đòi hỏi phải phù hợp với từng học phần, từng bài học cụ thể. Để nâng cao kết quả học tập và tăng cường hứng thú, tính tích cực học tập cho sinh viên khi dạy môn Tâm lí học ứng xử thì việc sử dụng tình huống sắm vai vào dạy học học phần Tâm lí học cho sinh viên là hết sức cần thiết. Ngày nhận bài: 12/12/2011. Ngày nhận đăng: 15/6/2013. Liên hệ: Nguyễn Thị Bích Phượng, e-mail: phuong30122003@yahoo.com 33 Nguyễn Thị Bích Phượng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quy trình vận dụng tình huống sắm vai trong dạy học học phần Tâm lí học ứng xử Ở góc độ Tâm lí học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động [11;341]. Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học. Sắm vai thực chất là trò chơi đóng vai, trong đó giáo viên hình thành kịch bản có nội dung dạy học yêu cầu sinh viên nhập vào các vai trong tình huống đã có. Chẳng hạn, hai sinh viên nhập vào vai trưởng phòng và nhân viên đang trao đổi với nhau về việc tuyển dụng thêm nhân sự. Sắm vai có tác dụng rất lớn trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thâm nhập tìm hiểu đặc điểm tâm tư và thái độ của người khác. Tình huống sắm vai trong dạy học có thể diễn ra trong 5 phút, 10 phút, 30 phút hoặc 90 phút... Tùy theo nội dung học tập mà giáo viên có thể dành thời gian cho buổi sắm vai ở mức độ khác nhau. Vận dụng tình huống sắm vai trong dạy học đòi hỏi người dạy phải xây dựng tình huống ứng xử phù hợp với mục đích, nội dung môn học, sau khi xây dựng những tình huống dạy học phù hợp, giáo viên cần tiến hành thực hiện trên lớp theo các bước sau: Bước 1: Giới thiệu bài học và giao tình huống cho từng nhóm. Bước 2: Giảng viên giao nhiệm vụ cần giải quyết cho từng nhóm Bước 3: Dành thời gian cho các nhóm làm việc Bước 4: Trình diễn tình huống ứng xử bằng hình thức nhập vai. Bước 5: Giảng viên điều khiển sinh viên phân tích các tình huống và các vai diễn. Bước 6: Rút kinh nghiệm những tri thức học được sau vai diễn. 2.2. Giáo án mẫu vận dụng tình huống đóng vai trong dạy học Tâm lí học ứng xử Chủ đề: Nghi thức văn hóa lời nói nơi công sở I. Lập kế hoạch về tình huống đóng vai 1. Mục tiêu 2. Đối tượng: sinh viên ngành Quản trị văn phòng K33A trường Cao đẳng Cần Thơ 3. Thời gian: 45 phút 4. Phương tiện 34 Tình huống sắm vai trong dạy học tâm lí học - Tài liệu học tập - Các ý tưởng - Tình huống. + Tình huống 1: Sắm vai vào một nhân viên mới vào cơ quan nhận việc. + Tình huống 2: Sắm vai vào vị trí trưởng phòng nhưng đi họp trễ 10 phút. + Tình huống 3: Sắm vai phê bình một nhân viên cấp dưới vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Tình huống 4: Sắm vai để cám ơn đồng nghiệp đã giúp mình giải quyết được công việc. 5. Nhiệm vụ - Giáo viên phân nhóm, mỗi nhóm thể hiện một tình huống sắm vai. - Giáo viên công bố mục tiêu và tình huống cụ thể. - Thỏa thuận thời gian làm việc nhóm với sinh viên và thời gian sắm vai cho mỗi nhóm. - Sinh viên thảo luận nhanh cách nhập vào từng vai diễn. - Với nhóm sắm vai cần thể hiện được nội dung của tình huống và cách giải quyết vấn đề trong tình huống, diễn xuất tự nhiên không e dè. - Với nhóm sinh viên ngồi xem, cần quan sát, nhận xét từng vai đóng và cách giao tiếp ứng xử của từng vai. 6. Thông điệp Cách nói năng thể hiện trình độ và vốn sống, tính cách, trí tuệ, tình cảm của một con người. Cách nói năng như thế nào là do tình huống, hoàn cảnh của sự giao tiếp và nhất là do việc người đó đang giao tiếp với ai, trong mối quan hệ nào. Nghệ thuật giao tiếp dân gian đã đúc kết “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” 7. Nội dung học tập [7;170-172]. 7.1. Chào hỏi. Chào hỏi là biểu lộ sự kính trọng, có cảm tình, thân thiện, muốn quen biết đồng thời còn là phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp và truyền thông điệp cho người đó biết là vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với người đó. 7.2. Giới thiệu. Giới thiệu khi nào? Khi mọi người không biết nhau hoặc trong lễ, tọa đàm. . . cũng cần phải giới thiệu. Giới thiệu ai với ai? Giới thiệu người bề dưới cho người bề trên biết trước. Làm gì khi được giới thiệu? Cúi chào hoặc bắt tay nhau, hoặc đứng lên. . . Giới thiệu tên hay danh vị trước? Tên + Danh. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Toàn, Đại tá. 7.3. Xin lỗi, cám ơn. Một khi đã biết mình sai mà không nói lời xin lỗi, cứ lấy câu "im lặng là vàng" làm tấm bình phong, thì rất đáng bị lên án. Dân gian có câu: "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại" thể hiện tính nhân đạo, vị tha của con người. Nếu biết nhận lỗi và xin lỗi chân thành, chắc chắn sẽ được dư luận thông cảm và có những trường hợp, người ta rất kính nể thái độ cầu thị đó. Khi nào cần xin lỗi? Có lỗi thì phải xin lỗi. Đó không chỉ là dám thừa nhận cái sai, cái thiếu sót của bản thân mà còn thể hiện 35 Nguyễn Thị Bích Phượng sự tôn trọng người khác. Ngoài ra, lời xin lỗi thể hiện tính trách nhiệm cao của mỗi con người, từ đó tìm cách khắc phục, sửa sai. Ví dụ: Trễ hẹn, thất hứa, làm sai, lỡ lời, làm hư đồ của người khác, cầm nhầm đồ, làm đau người khác. . . Khi nào cần cám ơn (biết ơn)? Cám ơn những người giúp mình. Biết ơn ai? Cha mẹ, nơi làm việc, bạn bè đồng nghiệp, những người hi sinh cho ta. . . Thể hiện lời cám ơn như thế nào? Lời nói; Hành động: tri ân những người đã đóng góp cho xã hội, cho cơ quan. . . 7.4. Xưng hô. Phép lịch sự trong xưng hô để người nghe vui lòng, cảm thấy được kính trọng, yêu thương. Vì thế phải căn cứ vào mức độ thân sơ, tuổi tác, thứ bậc, giới tính, tính chất của quan hệ tình cảm mà có cách xưng hô cho thỏa đáng, phù hợp. Ví dụ: Xưng hô trong quan hệ đồng nghiệp (anh, chị, giám đốc. . . ). Về cách thức xưng hô trong lời nói nơi công sở tuy yêu cầu đảm bảo tính khách quan, trang trọng, song cũng tùy từng hoàn cảnh để chọn lựa cách xưng hô cho phù hợp. Trong quan hệ giữa các đồng nghiệp: không nên dùng cách xưng hô kiểu gia đình trong khi đang thi hành công việc. Tùy theo hoàn cảnh, tình huống có thể sử dụng các từ khác thay thế như: ông, bà, ngài. . . Xưng hô đối với lãnh đạo và cán bộ có chức vụ trong bộ máy nhà nước, trong đoàn thể và các tổ chức xã hội cần xưng hô đúnh chức danh, chức vụ. Ví dụ: Thưa ông Chủ tịch, thưa Giám đốc, thưa ông Bí thư, thưa Đại tá, thưa Tiến sĩ. . . Những cách xưng hô thiếu lịch sự như: thằng, con, lão, mụ, ả, hắn, nó, mày. . . ; hoặc cách xưng hô kèm theo vài từ để chỉ cái xấu xí, dị tật của người đó. Ví dụ: Tuấn đen, Hùng mặt rỗ, Lan sứt môi. . . II. Thực hiện buổi sắm vai - Các nhóm lần lượt lên diễn xuất theo chỉ định của giáo viên. - Giáo viên chú ý quản lí lớp để buổi sắm vai diễn ra tự nhiên, thoải mái, trật tự. - Giáo viên nhắc nhở nhóm quan sát ghi lại ý kiến để sau buổi sắm vai thảo luận. III. Thảo luận sau sắm vai - Các nhóm thể hiện vai diễn có phù hợp chưa? - Nhóm nào thực hiện lời chào, lời giới thiệu, xin lỗi, cám ơn, xưng hô hợp lí nhất? Vì sao? - Hãy đưa ra cách chào, lời giới thiệu, xin lỗi, cám ơn, xưng hô mà anh (chị) cho là hợp lí nhất. IV. Tổng kết nội dung sau sắm vai Người lịch sự, có văn hóa phải tránh đi những lời nói thô lỗ, vô lễ. Đặc điểm chung của văn hóa lời nói nơi công sở cần chú ý: - Lời nói nơi công sở phải đảm bảo có tính chính xác; - Tránh đưa tin đồn nhảm, thất thiệt, mơ hồ, hoặc không có thực; - Lời nói nơi công sở cần đảm bảo tính trang trọng vì nó đại diện cho biểu tượng văn hoá của cơ quan đó; - Trong giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các đồng nghiệp với nhau hoặc với khách hàng phải có thưa gửi đàng hoàng, có chủ ngữ rõ ràng, những câu nói xã giao như: cám ơn, cảm tạ, xin lỗi, làm ơn. . . ; xưng hô phải phù hợp với địa vị xã hội; biết cách 36 Tình huống sắm vai trong dạy học tâm lí học giới thiệu. 2.3. Kết quả vận dụng 2.3.1. Kết quả định tính Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với sinh viên. Tác giả hỏi sinh viên có cảm nhận gì về cách học môn Tâm lí học ứng xử bằng hình thức nhập vai và kết quả như sau: D. T. T. T viết: “Có nhiều môn học và cách học cũng khác nhau nhưng đối với cách học bằng cách nhập vai để xử lí tình huống ứng xử giúp mình tự tin trước mọi người đồng thời biết được khả năng thể hiện của bản thân. . . với cách học như thế em hài lòng hơn, hi vọng sẽ tiếp tục được nhập vai để em có thể rút ra được kinh nghiệm cho bản thân”. H. T. M. T: “Lần đầu tiên học môn Tâm lí cô cho em tiếp xúc với vai diễn mà em từng mơ ước. Tuy vở kịch không có sự dàn dựng kịch bản, không hề cầm trên tay một văn bản kịch nào, lúc đó em thật ngỡ ngàng và bối rối, lúc đầu em chưa thể tập trung vào vai diễn của mình được nhưng dần dần em cảm thấy mình bình tĩnh hơn và nhập vai từ từ... làm diễn viên khi học giúp em tiếp thu nhiều kiến thức mới trong cuộc sống, giúp chúng em năng động hơn, biết cách ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ và tiếp thu bài học dễ dàng hơn”. N. T. N. K: “Rất dễ tiếp thu kiến thức, mỗi sinh viên đều được vào vai một nhân vật. Nhìn thấy rõ các tình huống và cách ứng xử qua các vỡ kịch nên sẽ nhớ lâu và rút được kinh nghiệm làm em thấy hăng hái hơn. . . em rất thích được học theo cách này”. B. V. H: “Phương pháp nhập vai tạo điều kiện cho sinh viên gắn với thực tế, buổi học trở nên sôi nổi, tạo cho sinh viên rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh nhẹn. Phương pháp nhập vai gây sức chú ý cao hơn, rèn luyện cho sinh viên tự tin hơn trước nhiều người”. T. T. M. Y: “Học nhập vai là một cách học đối với em khá mới mẻ. Tuy nhiên với môn học đòi hỏi tính thực tế cao như tâm lí học ứng xử thì học nhập vai rất phù hợp, giúp em dễ hiểu hơn. Mặt khác, học nhập vai rất sinh động, từng vai diễn giống như đang diễn ra trong thực tế, từng tình huống là một kinh nghiệm mà em học hỏi được, nó bổ trợ cho em rất nhiều trong giao tiếp ứng xử”. Kết quả trên cho thấy, sinh viên rất thích học bằng tình huống sắm vai vì thế giáo viên cần tạo điều kiện để sinh viên thực hành đóng vai. 2.3.2. Kết quả định lượng Bảng 1. Điểm kiểm tra trước và sau tác động Nhóm Điểm TổngYếu Trung bình Khá Giỏi Trước QTVPK Tần số 1 14 15 8 38 tác 33A % 2.6 36.8 39.5 21.1 100 động QTVPK Tần số 0 23 13 5 41 33B % 0 56.1 31.7 12.2 100 37 Nguyễn Thị Bích Phượng Sau QTVPK Tần số 0 12 16 10 38 tác 33A % 0 31.6 42.1 26.3 100 động QTVPK Tần số 0 23 13 5 41 33B % 0 56.1 31.7 12.2 100 Bảng 2. Điểm trung bình tác động Nhóm Mean N Độ lệch chuẩn Trước tác động QTVPK33A 7.05 38 1.014 QTVPK33B 6.75 41 0.945 Sau tác động QTVPK33A 7.27 38 1.014 QTVPK33B 6.75 41 0.945 Bảng 3. Bảng hệ số T -Test Điểm T Sig. (mức ý nghĩa) Trước tác động 1.27 0.20 Sau tác động 2.33 0.02 Nhìn vào bảng 1, 2, 3 ta thấy, điểm trung bình trước tác động có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch đó không có ý nghĩa về mặt thống kê; nhưng sau khi tác động nhóm tác động có điểm trung bình cao hơn trước khi tác động và cao hơn nhóm không có sự tác động. Với mức ý nghĩa sig = 0.02, mối tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê. Mặc dù thực nghiệm chỉ triển khai được một vòng và trên nhóm đối tượng không lớn nhưng cũng có thể rút ra một số những nhận định về tính hữu ích, phù hợp và kết quả học tập của sinh viên có sự tác động được nâng cao. Nếu có thể thực nghiệm tiếp tục và nhờ sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia cũng cho phép rút ra một vài kinh nghiệm về điều kiện tổ chức, cách thức vận dụng tình huống sắm vai một cách có hệ thống hơn. 2.4. Biện pháp vận dụng tình huống sắm vai trong dạy học - Giáo viên xây dựng mục tiêu bài học phải phù hợp với tình huống. - Xây dựng kế hoạch buổi đóng vai và điều kiển buổi sắm vai hợp lí. - Sinh viên tích cực tham gia vào các tình huống sắm vai. - Giáo viên phải điều khiển buổi thảo luận sau khi sắm vai hợp lí. Nhận xét cách ứng xử của người học một cách hợp lí. 3. Kết luận Dạy học bằng tình huống sắm vai là một trong những cách giúp cho người học trải nghiệm những tình huống trong cuộc sống thực tế. Chủ đề sắm vai rất phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều mặt khác nhau của các mối quan hệ và đời sống tâm lí con người. 38 Tình huống sắm vai trong dạy học tâm lí học Dạy học bằng tình huống sắm vai có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số nhược điểm vì vậy khi sử dụng hình thức dạy học này giảng viên cần chú ý phát huy những ưu điểm để khắc phục nhược điểm nhằm giúp cho việc vận dụng phương pháp thành công. Kết quả nghiên cứu tình huống sắm vai trong dạy học học phần Tâm lí học ứng xử cho thấy sinh viên ngành Quản trị Văn phòng trường Cao đẳng Cần Thơ hứng thú hơn trong học tập từ đó kết quả học tập của sinh viên được nâng cao. Tác giả kiến nghị trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa chọn những nội dung phù hợp và xây dựng tình huống sắm vai nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm những tình huống thật. Tình huống sắm vai trong dạy học sẽ được thực hiện tốt hơn nếu lớp học có số lượng vừa phải vì thế tác giả đề nghị hạn chế đến mức tối đa lớp học quá đông sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương, 2007. Tâm lí học ứng xử. Nxb Giáo dục. [2] Nguyễn Duy Chinh, Trương Ngọc Quỳnh, 2009. Những thường thức giao tiếp cơ bản. Nxb Lao động xã hội. [3] Dạy học tích cực trong đào tạo Y học. Nxb Y học, 1999. [4] Thái Trí Dũng. Kĩ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh. Nxb Thống kê. [5] Trần Bá Hoành, 2006. Đổi mới phương pháp dạy học. Nxb Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Kỳ, 1995. Phương pháp giáo dục tích cực. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Trần Tấn Lộ, 1995. Khoa học và nghệ thuật giao tiếp. Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. [8] Lương Huỳnh Mai. 500 bí quyết giao tiếp trong công việc. Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [9] Nguyễn Bá Minh, 2008. Giáo trình nhập môn khoa học giao tiếp. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [10] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm. [11] Từ điển Tâm lí học. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000 [12] Geoffrey Petty, 1998. Dạy và học ngày nay. Nxb Stanley Thornes. ABSTRACT The role-playing situation in teaching psychology Auther reseached the role-playing situation in teaching psychology, built the situations and the application process for role-playing situation process in teaching psychology, conducted experiments on this feasibility of process. The results of these experiments showed that students had higher motivation in their studies and there was a significant increase in their grades in the behavioral psychology course. 39