Tóm tắt
Bài báo phân tích kết quả khảo sát tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động
khám phá khoa học ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu khảo sát trên 97 trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi trong 5 hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non cho thấy: tính tích cực giao
tiếp của trẻ ở giai đoạn này đạt mức độ trung bình thông qua công cụ đánh giá được xác định.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi - Trần Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015
25
Tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
The positive communication of 4 – 5 years-old preschoolers
TS. Trần Thị Phương
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Tran Thi Phuong
Sai Gon University
Tóm tắt
Bài báo phân tích kết quả khảo sát tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động
khám phá khoa học ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu khảo sát trên 97 trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi trong 5 hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non cho thấy: tính tích cực giao
tiếp của trẻ ở giai đoạn này đạt mức độ trung bình thông qua công cụ đánh giá được xác định.
Từ khóa: tính tích cực giao tiếp, trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, hoạt động khám phá khoa học
Abstract
This paper analyses the survey's result of the positive communication of 4-5-year-old preschoolers in
Ho Chi Minh city. With specified assessing tool,the survey's results on 97 4-5-years-old children in 5
science activities in kindergartens show that the positive communication of children of this age is on an
average level.
Key words: positive communication, 4-5-years-old preschooler, science activity
1. Đặt vấn đề
Tính tích cực giao tiếp là một phẩm
chất tâm lí cá nhân trong hoạt động giao
tiếp, thể hiện ở nhu cầu giao tiếp, tính chủ
động giao tiếp và sự thích ứng, hòa nhập
vào các quan hệ con người trong giao tiếp.
Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tính tích cực
giao tiếp rất quan trọng cho sự phát triển
các chức năng tâm lí của trẻ như: Nhận
thức, ngôn ngữ, tình cảm-kĩ năng xã hội.
Tính tích cực giao tiếp được hình thành và
phát triển trong hoạt động giáo dục. Chính
việc tham gia các hoạt động giáo dục, trong
đó hoạt động khám phá khoa học ở trường
mầm non sẽ giúp trẻ phát triển khả năng
giao tiếp đặc biệt là tính tích cực giao tiếp.
Nhưng trong thực tế, giáo viên chưa quan
tâm đúng mức đến việc hình thành và phát
triển tính tích cực giao tiếp cho trẻ, nên
việc tìm hiểu vấn đề này là một hướng
nghiên cứu cần thiết
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Hoạt động khám phá khoa học ở
trường mầm non
Hoạt động khám phá khoa học là hoạt
động kích thích tính tò mò, ham hiểu biết
của trẻ, giải đáp phần nào những thắc mắc
của trẻ về những “Bí ẩn” của thế giới xung
26
quanh, thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm
hiểu thế giới xung quanh của trẻ ở trường
mầm non.
Tổ chức hoạt động khám phá khoa học
ở trường mầm non thường diễn ra 3 bước:
Bước 1: Dự đoán điều gì có thể xảy ra
Bước 2: Làm thử để kiểm chứng dự
đoán trong những điều kiện có thể kiểm
soát. Ghi nhận kết quả từng bước bằng
hình ảnh, kí hiệu, sơ đồ đơn giản.
Bước 3: Kết luận, nhận xét và giải
thích những gì quan sát được
Ở trường mầm non, hoạt động khám
phá khoa học được tổ chức dưới dạng các
thí nghiệm khoa học (trên tiết dạy) hoặc trò
chơi khoa học trong hoạt động góc
Hoạt động khám phá khoa học là môi
trường tốt để phát triển tính tích cực giao
tiếp của trẻ mẩu giáo 4-5 tuổi. Nếu trong
hoạt động khám phá khóa học, giáo viên
mầm non tạo cơ hội để trẻ tích cực giao
tiếp thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động
khám phá khoa học và phát triển khả năng
giao tiếp của trẻ nói chung.
2.2 Tiêu chí và thang đánh giá tính
tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
2.2.1 Tiêu chí đánh giá
a. Nhu cầu giao tiếp: Sự chú ý quan
tâm đến cô, đến bạn; Thể hiện cảm xúc khi
có sự xuất hiện của cô, bạn; Bộc lộ cảm xúc
khi hình thành quan hệ giao tiếp với cô, bạn.
b. Tính chủ động trong giao tiếp: Chủ
động khởi xướng và kết thúc giao tiếp; Chủ
động đề xướng các vấn đề và giải quyết
vấn đề trong giao tiếp; Chủ động tìm và sử
dụng các phương tiện giao tiếp
c. Sự thích ứng và hòa nhập trong giao
tiếp: Thích ứng trong mối quan hệ trẻ-cô,
trẻ-trẻ; Hòa nhập với nhóm bạn
2.2.2 Thang đánh giá
Các mức độ đánh giá tính tích cực giao
tiếp của trẻ trong một hoạt động khám phá
khoa học.
Cao: 16,01 -> 24,00 điểm; Trung bình:
8,01 -> 16,00 điểm; Thấp: 0 -> 8,00 điểm
2.3 Tổ chức nghiên cứu
Để khảo sát tính tích cực giao tiếp của
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh, chúng tôi tổ chức 5 hoạt động khám
phá khoa học với 5 đề tài: Tan - không tan;
Vật nổi - Vật chìm; Trứng nổi - Trứng
chìm; Trứng đổi màu và sự lớn lên của hạt
é. Quan sát biểu hiện tính tích cực giao tiếp
của trẻ trong các hoạt động trên, số liệu tìm
được trên 97 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở 2
trường mầm non, trong đó 49 trẻ ở trường
mầm non 19/5 Thành phố và 48 trẻ ở
trường mầm non Tân Hiệp, huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian
nghiên cứu từ tháng 3 năm 2015 đến tháng
5 năm 2015.
2.4 Kết quả nghiên cứu thực trạng
tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy,
điểm trung bình tính tính cực giao tiếp của
97 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của cả 2 trường
mầm non trong 5 hoạt động khám phá khoa
học đều ở mức trung bình. Trong đó tính
tích cực giao tiếp của trẻ ở hoạt động 5 “Sự
lớn lên của hạt é” là hoạt động gây hứng
thú cho trẻ nhiều nhất, tạo ra nhu cầu giao
tiếp tốt nhất, có nhiều trẻ chủ động giao
tiếp với bạn và nêu thắc mắc với cô, nhưng
cũng chỉ đạt điểm trung bình là 13.725
(xếp thứ 1). Trong hoạt động “Trứng đổi
màu” với điểm trung bình là 13.616 (xếp
thứ 2). Trong 3 hoạt động còn lại thì điểm
trung bình tính tích cực giao tiếp chỉ đạt từ
11.580 đến 12.015 điểm.
27
Bảng 1: Thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động
khám phá khoa học (Số lượng trẻ: 97)
STT HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐIỂM TRUNG BÌNH THỨ HẠNG
1 Tan – Không tan 11.580 5
2 Vật nổi-Vật chìm 11.930 4
3 Trứng nổi – Trứng chìm 12.015 3
4 Trứng đổi màu 13.616 2
5 Sự lớn lên của hạt é 13.725 1
Điểm trung bình tính tích cực giao tiếp
của trẻ ở hoạt động 1, hoạt động 2 và hoạt
động 3 thấp hơn ở hoạt động 4, hoạt động 5
vì 3 hoạt động này được giáo viên mầm non
tổ chức nhiều lần, lặp đi lặp lại mà không
có sự thay đổi về nội dung và phương pháp
tổ chức nên trẻ không có nhu cầu trao đổi
với bạn và không có gì thắc mắc với cô.
Số liệu chi tiết về tính tích cực giao
tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thể hiện theo
từng mức độ được mô tả cụ thể ở bảng 2
dưới đây:
Bảng 2: Thực trạng mức độ tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
trong hoạt động khám phá khoa học (Số lượng trẻ: 97)
STT
HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ KHOA HỌC
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Cao Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
1 Tan – Không tan 13 13,40 70 72,16 14 14,44
2 Vật nổi-Vật chìm 16 16,49 66 68,04 15 15,47
3 Trứng nổi – Trứng chìm 12 12,37 69 71,13 16 16,50
4 Trứng đổi màu 19 19,59 68 70,10 10 10,31
5 Sự lớn lên của hạt é 21 21,65 66 68,04 10 10,31
Bảng 2 cho thấy, nếu dựa trên tỉ lệ tính
tích cực giao tiếp thì số trẻ khảo sát đạt ở 3
mức: Thấp, trung bình, cao, trong đó tập
trung nhiều ở mức trung bình. Trong 5 hoạt
động thì mức trung bình đạt từ 68,04%
(hoạt động 2 và hoạt động 5) đến 72,16%
(hoạt động 1). Mức cao chỉ đạt từ 12,37%
(hoạt động 3) và 21,65% (hoạt động 5).
Qua trao đổi với giáo viên mầm non về
tính tích cực giao tiếp của trẻ, giáo viên
mầm non cho rằng trẻ chưa tính cực giao
tiếp với cô, với bạn vì trẻ còn nhút nhát, sợ
cô la rầy. Nhưng thực tế, trẻ chưa tích cực
giao tiếp trong hoạt động khám phá khoa
học vì giáo viên mầm non chưa chú trọng
tìm tòi, đầu tư, sưu tầm các thí nghiệm
khoa học hấp dẫn trẻ, tạo nhu cầu giao tiếp
cho trẻ, khuyến khích trẻ thắc mắc, thảo
luận với bạn về kết quả các thí nghiệm
khoa học.
28
Điểm trung bình tính tích cực giao tiếp
của trẻ ở cả 2 trường mầm non trong hoạt
động 4 và hoạt động 5 đều cao hơn 3 hoạt
động còn lại vì 2 hoạt động này có nội
dung hấp dẫn và mới tổ chức lần đầu nên
trẻ có nhu cầu trao đổi với bạn về cách làm
thí nghiệm, thắc mắc với cô về các vấn đề
phát sinh trong khi làm thí nghiệm.
Trong hoạt động 4: Khi trẻ thấy 1 quả
trứng bỏ vào lọ nước màu, trứng không đổi
màu và một quả trứng bỏ vào lọ nước màu
có dấm thì trứng đổi màu, trẻ thắc mắc hỏi
cô: Dấm là gì? Tại sao nước màu có dấm
lại làm trứng đổi màu? Nếu cho nhiều dấm
hơn thì màu của quả trứng có đậm hơn
không? Trong hoạt động 5 cũng là hoạt
động mới tổ chức lần đầu cho trẻ ở cả 2
trường mầm non, sự chủ động giao tiếp của
trẻ thể hiện rõ hơn so với 4 hoạt động còn
lại. Trẻ không chỉ thắc mắc hỏi cô: Tại sao
khi hạt é và hạt đười ươi cho vào nước nó
lại nở ra màu trắng?, đặc biệt hơn có trẻ
còn so sánh kết quả thí nghiệm của nhóm
mình với nhóm bạn, trẻ thắc mắc: Tại sao
ly của nhóm này hạt é khi cho vào nước nở
trắng tinh còn của nhóm kia vẫn màu đen?
Tính tích cực giao tiếp của trẻ như đã phân
tích ở trên chỉ tập trung ở một vài trẻ trong
số 97 trẻ được khảo sát, nên điểm trung
bình tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi ở 2 trường mầm non chỉ ở
mức trung bình.
Đa số trẻ ít chú ý, ít quan tâm đến cô,
đến bạn khi làm thí nghiệm. Nếu giáo viên
mầm non nhận thấy trẻ lúng túng thì thường
chủ động chỉ cho trẻ cách thực hiện nên trẻ
thụ động trong giao tiếp với cô. Trẻ không
chủ động đặt ra các vấn đề và giải quyết các
vấn đề trong các thí nghiệm khoa học.
Nhiều trẻ chưa biết cách thích ứng và hòa
nhập với các bạn trong khi làm thí nghiệm
khoa học. Trẻ muốn tham gia cùng bạn
nhưng không biết nói thế nào để bạn đồng ý
nên thường nhờ sự hỗ trợ của giáo viên.
Tính tích cực giao tiếp của 51 trẻ nam
và 46 trẻ nữ mẫu giáo 4-5 tuổi của 2 trường
mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa 2
giới tính ở cả 5 hoạt động khám phá khoa
học. Hiệu số điểm trung bình tính tích cực
giao tiếp giữa trẻ nam và trẻ nữ cao nhất ở
hoạt động 4 là 0,400 và thấp nhất ở hoạt
động 3 là 0,030. Nhìn chung trong cả 5 hoạt
động, đa số trẻ nam và trẻ nữ có nhu cầu
giao tiếp ở mức thấp, trẻ còn thụ động trong
giao tiếp với bạn, với cô, nhút nhát khi đặt
các câu hỏi và thắc mắc với giáo viên.
Như vậy tính tích cực giao tiếp của trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động khám
phá khoa học ở 2 trường mầm non không
phụ thuộc vào giới tính, kết quả nghiên cứu
được mô tả ở bảng 3.
Bảng 3: So sánh mức độ tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
trong hoạt động khám phá khoa học theo giới tính
STT HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐIỂM TRUNG BÌNH
Nam
(SL:51)
Nữ
(SL:46)
1 Tan – Không tan 11,560 11,600
2 Vật nổi-Vật chìm 11,900 11,960
3 Trứng nổi – Trứng chìm 12,030 12,000
4 Trứng đổi màu 13,816 13,416
5 Sự lớn lên của hạt é 13,900 15,550
29
Tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phân tích trên phương diện địa bàn
sinh sống của trẻ được mô tả cụ thể ở bảng 4
Bảng 4. So sánh tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
trong hoạt động khám phá khoa học theo địa bàn sinh sống
STT
HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ KHOA HỌC
ĐIỂM TRUNG BÌNH
Sig MN 19/5 TP (nội thành)
SL:49
MN Tân Hiệp-H.Hóc Môn
(ngoại thành) SL:48
1 Tan – Không tan 12.820 10.340 .001
2 Vật nổi vật chìm 13.000 10.860 .001
3 Trứng nổi – Trứng chìm 13.020 11.010 .002
4 Trứng đổi màu 15.012 12.220 .000
5 Sự lớn lên của hạt é 14.710 12.740 .008
Bảng 4 cho thấy, điểm trung bình tính
tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
phân tích theo địa bàn sinh sống thể hiện
trong cả 5 hoạt động khám phá khoa học
của trẻ sống ở nội thành đều cao hơn trẻ
sống ở ngoại thành.
So sánh điểm trung bình tính tích cực
giao tiếp của trẻ trường mầm non 19/5
Thành phố (nội thành) và trường mầm non
Tân Hiệp huyện Hóc Môn (ngoại thành)
trong từng hoạt động khám phá khoa học
cụ thể như sau: Hoạt động 1 (Sig = .001);
Hoạt động 2 (Sig = .001); Hoạt động 3
(Sig = .002); Hoạt động 4 (Sig = .000);
Hoạt động 5 (Sig = .008), do vậy kết quả
so sánh cho thấy tính tích cực giao tiếp của
trẻ ở trường mầm non 19/5 Thành phố cao
hơn trường mầm non Tân Hiệp huyện Hóc
Môn trong cả 5 hoạt động có ý nghĩa về
mặt thống kê vì đều có Sig < 0.05.
Tính tích cực giao tiếp của trẻ ở nội
thành trong cả 5 hoạt động đều cao hơn trẻ
ở trường mầm non ngoại thành. Điều này
còn được thể hiện qua số liệu ở Bảng 5.
Bảng 5. So sánh mức độ tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
trong hoạt động khám phá khoa học ở 2 trường mầm non
STT ĐỐI TƯỢNG KQH
Các mức độ đánh giá
Cao Trung bình Thấp
MN
19/5
MN Tân
Hiệp
MN
19/5
MN Tân
Hiệp
MN
19/5
MN Tân
Hiệp
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 Tan – Không tan 9 18,37 3 6,25 36 73,47 34 70,83 4 8,16 11 22,92
2 Vật nổi-Vật chìm 11 22,45 5 10,41 34 69,39 32 66,67 4 8,16 11 22,92
30
STT ĐỐI TƯỢNG KQH
Các mức độ đánh giá
Cao Trung bình Thấp
MN
19/5
MN Tân
Hiệp
MN
19/5
MN Tân
Hiệp
MN
19/5
MN Tân
Hiệp
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
3
Trứng nổi-
Trứng chìm
9 18,37 3 6,25 34 69,39 35 72,92 6 12,24 10 20,83
4 Trứng đổi màu 12 24,49 7 14,58 35 71,43 33 68,75 2 4,08 8 16,67
5 Sự lớn lên của hạt é 13 26,53 8 16,67 33 67,35 33 68,75 3 6,12 7 14,58
Số liệu Bảng 5 cho thấy, tính tích cực
giao tiếp của trẻ ở trường mầm non 19/5
thành phố cao hơn trẻ ở trường mầm non
Tân Hiệp huyện Hóc Môn, cụ thể ở mức
trung bình, tính tích cực giao tiếp của trẻ ở
2 trường tương đương, còn ở mức cao thì
có độ chênh lệch đáng kể, ở hoạt động 1 và
hoạt động 2, trường mầm non 19/5 mức
cao đạt 18,37%, trong khi ở trường mầm
non Tân Hiệp chỉ đạt 6,25%. Ở hoạt động
5: trường mầm non 19/5 Thành phố đạt
26,53%, trong khi đó ở trường mầm non
Tân Hiệp chỉ đạt 16,67%.
Điều này cho thấy, ở các trường mầm
non ngoại thành, phương tiện tổ chức hoạt
động khám phá khoa học còn thiếu thốn và
giáo viên mầm non cũng chưa chú trọng
đến việc tổ chức các hoạt động này, thậm
chí 1 tháng chỉ tổ chức 1 hoạt động, hơn
nữa các hoạt động mà giáo viên mầm non
tổ chức lặp đi lặp lại nhiều lần nên trẻ đã
biết rõ kết quả thí nghiệm, không còn gì
phải thảo luận với nhau và không có gì
thắc mắc với cô. Trẻ có nhu cầu giao tiếp
thấp, sự chủ động trong giao tiếp của trẻ
không thể hiện rõ. Khi quan sát tính tích
cực giao tiếp của trẻ trong các hoạt động
khám phá khoa học, cho thấy giáo viên
trường mầm non Tân Hiệp chưa nắm rõ
bản chất các thí nghiệm khoa học, chưa có
kinh nghiệm tổ chức hoạt động khám phá
khoa học nên giải thích không rõ ràng
những thắc mắc của trẻ làm cho trẻ không
chủ động và không tích cực đặt câu hỏi với
cô. Khi trao đổi với giáo viên ở trường
mầm non Tân Hiệp, được biết giáo viên
không có tài liệu về tổ chức thí nghiệm
khoa học cho trẻ và điều kiện phương tiện
dạy học nghèo nàn. Như vậy tính tích cực
giao tiếp của trẻ ở trường mầm non ngoại
thành thấp hơn trường mầm non nội thành,
có thể lí giải vì điều kiện trang thiết bị cho
các hoạt động khám phá khoa học, trình độ
của giáo viên mầm non, cũng như mức độ
cập nhậtvề đổi mới chương trình giáo dục
mầm non ở trường ngoại thành còn hạn chế
so với trường nội thành. Đặc biệt sự đầu tư,
tìm hiểu, lựa chọn các thí nghiệm khoa học
chưa đáp ứng được yêu cầu của chương
trình, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lí của trẻ.
Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy tính tích cực
giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong
hoạt động khám phá khoa học ở một số
trường mầm non tại thành phố Hồ Chí
Minh chưa cao. Nhu cầu giao tiếp của
nhiều trẻ còn thấp, khả năng thích ứng-hòa
31
nhập của trẻ với các bạn trong giao tiếp
còn hạn chế. Nhiều trẻ chưa chủ động giao
tiếp với cô, với bạn, chưa chủ động đặt các
câu hỏi, thắc mắc về các thí nghiệm khoa
học. Tính tích cực giao tiếp ở trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi không phụ thuộc vào giới tính,
nhưng phụ thuộc vào địa bàn sinh sống của
trẻ. Nếu giáo viên mầm non biết sử dụng
những biện pháp như: Đa dạng hóa các
hoạt động khám phá khoa học, tạo môi
trường thân thiện và dạy trẻ cách thích ứng,
hòa nhập trong giao tiếp thì sẽ góp phần
nâng cao tính tích cực giao tiếp nói riêng
và khả năng giao tiếp của trẻ nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử
của cô giáo với trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
2. Jang Young Soog (2009), Hướng dẫn hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ mầm non,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2004), Khám phá
và thử nghiệm dành cho trẻ nhỏ, Nxb Giáo
dục.
4. Trần Nguyên Anh Vũ (2008), Khám phá thiên
nhiên qua hoạt động thử nghiệm, Nxb Giáo
dục.
Ngày nhận bài: 17/8/2015 Biên tập xong: 05/11/2015 Duyệt đăng: 10/11/2015