Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở

1. Mở đầu Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhấn mạnh vào việc đổi mới mục tiêu dạy học, trong đó dạy học bậc phổ thông không dừng ở mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng riêng lẻ mà hướng tới mục tiêu phát triển năng lực của học sinh [1]. Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp được đề ra đó là phải xây dựng những nội dung dạy học có tính tích hợp, gắn với thực tế và tổ chức dạy học những nội dung đó bằng các phương pháp dạy học tích cực. Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm (định hướng dạy học), ở đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề phức hợp nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất. Đã có một số nghiên cứu vận dụng các quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp để xây dựng các chủ đề cụ thể [2]. Tiếp tục phát triển theo hướng này, chúng tôi lựa chọn chủ đề Người đầu bếp thông minh để đề cập đến việc vận dụng các kiến thức vật lí, sinh học, hóa học và công nghệ trong việc làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm, tạo ra thức ăn hợp vệ sinh. Mục tiêu chính khi tổ chức dạy học chủ đề là hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, trong đó chúng tôi hiểu năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,. . . nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh thực tiễn nhất định. Trong chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh, việc phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn của học sinh được thông qua việc sử dụng hệ thống các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn, các nhiệm vụ này có thể được giao dưới các nhiệm vụ trong các trạm học tập hoặc nhiệm vụ xây dựng sản phẩm trong các dự án học tập.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0176 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 203-212 This paper is available online at TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NGƯỜI ĐẦU BẾP THÔNG MINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Văn Biên và Đỗ Thị Huệ Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo mô tả quá trình vận dụng quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp vào việc tổ chức dạy học chủ đề Người đầu bếp thông minh. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, nhiệt độ, dạy học theo trạm, nhiệt, thức ăn. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhấn mạnh vào việc đổi mới mục tiêu dạy học, trong đó dạy học bậc phổ thông không dừng ở mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng riêng lẻ mà hướng tới mục tiêu phát triển năng lực của học sinh [1]. Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp được đề ra đó là phải xây dựng những nội dung dạy học có tính tích hợp, gắn với thực tế và tổ chức dạy học những nội dung đó bằng các phương pháp dạy học tích cực. Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm (định hướng dạy học), ở đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề phức hợp nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất. Đã có một số nghiên cứu vận dụng các quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp để xây dựng các chủ đề cụ thể [2]. Tiếp tục phát triển theo hướng này, chúng tôi lựa chọn chủ đề Người đầu bếp thông minh để đề cập đến việc vận dụng các kiến thức vật lí, sinh học, hóa học và công nghệ trong việc làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm, tạo ra thức ăn hợp vệ sinh. Mục tiêu chính khi tổ chức dạy học chủ đề là hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, trong đó chúng tôi hiểu năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,. . . nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh thực tiễn nhất định. Trong chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh, việc phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn của học sinh được thông qua việc sử dụng hệ thống các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn, các nhiệm vụ này có thể được giao dưới các nhiệm vụ trong các trạm học tập hoặc nhiệm vụ xây dựng sản phẩm trong các dự án học tập. Ngày nhận bài: 1/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016. Tác giả liên lạc: Nguyễn Văn Biên, địa chỉ e-mail: biennv@hnue.edu.vn 203 Nguyễn Văn Biên và Đỗ Thị Huệ 2. Nội dung nghiên cứu Chúng tôi đã vận dụng quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp [3] để tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường THCS nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Cụ thể như sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề Chủ đề Người đầu bếp thông minh được chúng tôi lựa chọn vì những lí do sau: - Đây là chủ đề gắn liền với thực tiễn và kinh nghiệm của học sinh, tạo cơ hội để học sinh giải quyết nhiều nhiệm vụ gắn với thực tiễn như tìm hiểu các nhóm thực phẩm cơ bản, nguyên tắc trong nấu ăn và các biến đổi vật lí và hóa học trong khi nấu ăn, cách thức con người cảm nhận thực phẩm, cách thức con người tiêu hóa thực phẩm cũng như một số biện pháp bảo quản thực phẩm và cách ăn uống khoa học, hợp lí tốt cho sức khỏe con người. Nội dung chủ đề được mô tả trong Hình 1. - Những nhiệm vụ đặt ra trong chủ đề có thể giúp học sinh huy động kiến thức, kĩ năng nhiều môn học khác nhau như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ. . . Hình 1. Sơ đồ các nội dung chủ đề Người đầu bếp thông minh Bước 2: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề Một trong những nhu cầu cơ bản để con người có thể tồn tại là ăn. Công việc nấu ăn cũng như thưởng thức các món ăn là việc rất gần gũi đối với mỗi người. Để có thể tìm hiểu cơ sở khoa học (các kiến thức vật lí, hóa học, sinh học. . . ) của một món ăn, thì học sinh phải trả lời được các câu hỏi như: “Người đầu bếp thông minh” cần có những kiến thức về lĩnh vực nào để tạo được món ăn ngon? Con người cảm nhận hương vị thông qua các giác quan như thế nào? Các thành phần dinh dưỡng cơ bản của thực phẩm là gì? Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm biến đổi như thế nào qua chế biến: đun, làm lạnh, lên men, kết hợp với các thành phần khác. . . ? Làm thế nào để xây dựng được khẩu phần ăn hợp lí cho nhu cầu dinh dưỡng của bản thân? Sử dụng các nguồn nhiệt để nấu ăn như thế nào cho hiệu quả? Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên, học sinh có thể chiếm lĩnh và vận dụng được các kiến thức của các môn học khác nhau: Với môn Vật lí: Sự nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tự và sôi; Quá trình truyền nhiệt. Với môn Sinh học: Vị và vị giác; Mùi và khứu giác. Với môn Hóa học: Nhóm thực phẩm cơ bản: cacbohydrat (tinh bột, đường), lipit, protein, nước; độ pH; Sử dụng chất hóa học để bảo quản thực phẩm. So sánh với chương trình dạy học hiện tại ở trường THCS, những nội dung có thể đưa vào 204 Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở trong chủ đề thuộc các bài sau đây trong chương trình: - Vật lí 6: Bài 24 - 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc, Bài 26 - 27: Sự bay hơi và ngưng tụ, Bài 28 - 29: Sự sôi. Vật lí 8: Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?, Bài 22: Dẫn nhiệt; Bài 23: Đối lưu - bức xạ nhiệt, Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt; Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. - Sinh học 8: Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa; Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng, Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống - nguyên tắc lập khẩu phần. - Hóa học 8: Bài 2: Chất; Bài 4: Nguyên tử; Bài 5: Nguyên tố hóa học, Bài 6: Đơn chất, hợp chất và phân tử, Bài 36: Nước; Bài 40: Dung dịch. Hóa học 9: Bài 34: Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ; Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ; Bài 47: Chất béo; Bài 50: Glucozơ; Bài 51: Sacarozơ; Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ; Bài 53: Protein. Bước 4: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề Chủ đề Người đầu bếp thông minh có thể được tổ chức dạy học ở cấp THCS hoặc cấp THPT, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh THCS, chúng tôi đề xuất mục tiêu dạy học chủ đề này đối với học sinh lớp 8 như sau: Thông qua chủ đề học sinh có thể: Phát biểu được các câu hỏi cần tìm tòi liên quan đến chủ đề; Giải thích được quá trình truyền nhiệt diễn ra trong quá trình nấu ăn; Thiết kế, tiến hành được phương án thí nghiệm để khảo sát lượng đường trong các nguồn thực phẩm, xác định vị trí dây thần kinh vị giác ứng với các hương vị khác nhau; thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi của các thành phần dinh dưỡng cơ bản của thực phẩm khi chế biến; Tìm kiếm thông tin và xây dựng bài trình chiếu về cơ sở khoa học việc bảo quản, sử dụng thực phẩm; Tính toán, lập được thực đơn cho 1 tuần đảm bảo khẩu phần ăn hợp lí với nhu cầu dinh dưỡng của bản thân; tính toán chỉ ra cách thức đun nấu tiết kiệm năng lượng. Bước 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề Bước 6 Lập kế hoạch dạy học chủ đề Trên cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra của chủ đề như đã đề cập ở bước 2, nội dung chủ đề được chia làm 4 bài học chính được dạy trong 6 tiết thể hiện ở các Bảng 1, 2 và 3. Bảng 1. Tóm tắt nội dung dạy học chủ đề Người đầu bếp thông minh Nội dung Mô tả Hình thức tổ chức dạy học Hương vị và giác quan - Vị giác và cách cảm nhận vị - Khứu giác và mùi Dạy học theo trạm Biến đổi hóa - lí của các thành phần dinh dưỡng cơ bản - Sự biến đổi của nước trong nấu ăn - Sự biến đổi của cacbohydrat trong nấu ăn - Sự biến đổi của protein trong nấu ăn - Sự biến đổi của lipit trong nấu ăn. Dạy học theo trạm Dạy học dự án Cách hình thức truyền nhiệt trong nấu ăn - Ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt - Sử dụng bếp an toàn và tiết kiệm Dạy học theo trạm Dạy học dự án Cách ăn uống khoa học - Thực phẩm tốt cho sức khỏe - Cách lập khẩu phần ăn hợp lí - Xây dựng thực đơn 1 tuần cho trường học Dạy học dự án 205 Nguyễn Văn Biên và Đỗ Thị Huệ Các hoạt động học được chia thành các trạm và dự án như trong Bảng 2 và 3. Bảng 2 Tổng quan về các trạm dùng dạy học chủ đề Người đầu bếp thông minh 206 Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở Bảng 3. Tổng quan về các dự án dùng dạy học chủ đề Người đầu bếp thông minh Dự án Ý tưởng dự án Bộ câu hỏi định hướng Nguồn thôngtin hỗ trợ Khảo sát khả năng bảo quản thực phẩm của chất phụ gia như đường hoặc muối Thêm đường hoặc muối để bảo quản thực phẩm lâu hơn. Vậy, đường hay muối có ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm như thế nào? Bạn hãy đóng vai một điều tra viên tiến hành khảo sát khả năng bảo quản thực phẩm của dung dịch có nồng độ đường khác nhau - Nguyên tắc của bảo quản thực phẩm là gì? - Tại sao đường hay muối lại có thể giúp bảo quản thực phẩm? - Hàm lượng nước tự do trong thực phẩm được xác định như thế nào? - Hoạt độ nước là gì? - Vi khuẩn phát triển tốt khi thực phẩm có hoạt độ nước là bao nhiêu? - Phiếu hộ trợ - vn/doc/bai-giang - https://vi.wiki pedia.org Làm kẹo pha lê Kẹo pha lê là một món ngon, đẹp mắt. Kẹo pha lê được làm không giống những viên kẹo chúng ta hay ăn. Kẹo được hình thành nhờ việc kết tinh tinh thể đường. Hãy đóng vai là một người đầu bếp tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tinh thể đường qua quá trình làm viên kẹo pha lê. - Tinh thể được hình thành như thế nào? - Quá trình vật lí nào đã xảy ra khi làm kẹo pha lê? - Thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa? - Điểm bão hòa phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Phiếu hộ trợ - slideshare.net Nghiên cứu sự chuyển hóa tinh bột trong trái cây chín Người ta cho rằng một quả táo thối có thể làm hỏng cả giỏ táo, nên người bán trái cây luôn phải loại bỏ riêng các quả quá chín, hỏng ra khỏi thùng đựng trái cây. Ý kiến đó có đúng không? Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm tra xem ý người bán trái cây làm như vậy có giúp cho trái cây lâu hỏng hơn không? - Làm thế nào để biết được quả hỏng, chín có ảnh hưởng tới những quả khác không? - Thành phần chính của trái cây xanh là gì? - Thành phần chính của trái cây chín là gì? - Làm thế nào để biết tinh bột trong trái cây đã chuyển thành đường - van.co Lựa chọn bếp an toàn và tiết kiệm Đun nấu thức ăn, đồ uống là nhu cầu không thể thiếu trong các gia đình, có nhiều loại bếp có thể sử dụng như bếp gas, bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại. Là một nhà tiêu dùng thông thái em hãy trình bày phân tích và chọn ra bếp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả nhất khi sử dụng - Tiêu chí lựa chọn bếp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả là gì? - Các loại bếp có ưu và nhược điểm gì? - Giá thành của các loại bếp như thế nào? - Hiệu suất của các loại bếp như thế nào? - Chi phí sử dụng của các loại bếp ra sao - - .cpc.vn /home/Ttuc 207 Nguyễn Văn Biên và Đỗ Thị Huệ Phương pháp ăn uống khoa học Thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khẩu phần ăn trong trường học có cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể không? Hãy đóng vai điều tra viên tìm hiểu xem khẩu phần ăn trong trường học có cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể không? Hãy đưa ra lời khuyên cũng như thực đơn về khẩu phẩn ăn phù hợp cho trường học trong 1 tuần. - Ăn như thế nào là khoa học, hợp lí? - Các loại thực phẩm cung cấp bao nhiêu năng lượng? - Nhu cầu năng lượng của bản thân được xác định như thế nào? - Năng lượng cung cấp cho cơ thể xác định như thế nào? Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn như thế nào? - .vn - hoc.vn Các hoạt động dạy học đều được trình bày theo cấu trúc sau: Mục tiêu; Phương tiện; Cách thức tổ chức dạy học; Tư liệu kèm theo: phiếu học tập, phiếu thông tin, phiếu trợ giúp, phiếu đáp án. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi xin giới thiệu các nhiệm vụ của học sinh trong hoạt động: Khảo sát nồng độ đường glucozơ trong trái cây và nước trái cây. Tên hoạt động: Khảo sát nồng độ đường glucozơ trong trái cây và nước trái cây Mục tiêu - Đọc hiểu thông tin và xác định được nội dung trọng tâm của thông tin - Tham gia đề xuất phương án đo được nồng độ đường trong nước trái cây - Tiến hành được thí nghiệm đo nồng độ glucozơ trong nước trái cây - Vẽ được đồ thị biểu diễn nồng độ glucozơ của các loại thực phẩm Phương tiện: Cốc dùng 1 lần, nước, xilanh 100 mL, que thử nước tiểu CybowTM, đồng hồ bấm giây, trái cây và nước trái cây muốn đo. Tiến hành hoạt động: Nhiệm vụ 1: Đường là cacbohydrat. Glucozơ là một loại đường và nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh hóa vì glucozơ là nhiên liệu duy nhất mà tế bào não sử dụng. Glucozơ cũng là nguồn năng lượng cung cấp cho cơ bắp và các mô khác trong cơ thể. Glucozơ trong máu có nguồn gốc từ các loại thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày. Cacbohydrat và đường trong thức ăn bị phân hủy thành glucozơ, vì vậy nồng độ glucozơ tăng lên sau khi chúng ta ăn. Mức glucozơ trong máu phải được kiểm soát chặt chẽ. Mức độ glucozơ trong máu được kiểm soát bằng insulin. Insulin được tạo ra ở tụy. Nếu lượng glucozơ trong máu giảm đi thì người bị mắc bệnh suy nhược. Ngược lại nếu lượng Insulin trong máu tăng lên thì sẽ được thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Người bị “thừa” glucozơ là người bị bệnh tiểu đường hay bệnh đường huyết. Người bị bệnh tiểu đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Hãy thiết kế phương án đo nồng độ đường trong các loại nước trái cây (viết hoặc vẽ). Biết trong y học để xác định nồng độ đường trong nước tiểu người ta thường dùng giấy thử đường trong nước tiểu. Nhiệm vụ 2: Cho các loại nước sau: nước cam, nước chanh, nước dừa, coca, pepsi, nước mía, nước dứa, sữa milo, sữa chua uống, nước dưa hấu. Hãy sắp xếp các loại nước có nồng độ đường từ cao đến thấp Nhiệm vụ 3: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra nồng độ glucozơ của thực phẩm 208 Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở - Đổ lượng nhỏ chất lỏng muốn kiểm tra vào cốc. - Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ. - Nhúng que thử vào chất lỏng. + Đối với trái cây tươi hoặc rau quả, nhấn dải thử vào lát mới cắt sau cho dải ướt hoàn toàn. + Đối với các chất lỏng nhớt, dính, . . . cần pha loãng. - Bấm giờ khi que thử được nhúng. - Chờ 90 - 120s. - So sánh màu sắc trên dải thử với màu sắc chứa nồng độ chuẩn, xác định nồng độ đường. Hình 2. Biểu đồ màu sắc tương ứng với nồng độ đường glucozơ + Nếu màu thay đổi > 60s xếp vào loại >1%. + Pha loãng mẫu có nồng độ lớn để hạ mức có thể đo của que thử. Xác định nồng độ đường thực dựa trên nồng độ pha loãng. - Lặp lại 1 - 6 cho tất cả các thực phẩm muốn thử. - Ghi kết quả vào bảng. Stt Thực phẩm Dự đoán Thí nghiệm(Nồng độ đo được %) Ghi chú (Nồng độ pha loãng) 1 Nước cam 2 Nước chanh 3 Nước dừa 4 Nước mía 5 Nước dưa hấu 6 Pepsi 7 Coca cola 8 Sữa Milo 9 Sữa chua Susu 10 Nước dứa - Kết quả có phù hợp với dự đoán không? Kết quả nào làm ta ngạc nhiên? - Vẽ đồ thị kết quả thí nghiệm: trục OX là thực phẩm, OY là nồng độ glucozơ. Bước 7. Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề Chúng tôi đã tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh với HS lớp 8 - Trường THCS Trần Quốc Tuấn, Hà Nội. Qua phân tích băng hình dạy học, phân tích phiếu học tập, các phiếu khảo sát, đánh giá và tự đánh giá của HS, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 209 Nguyễn Văn Biên và Đỗ Thị Huệ Đánh giá qua thái độ, hành vi và hứng thú Qua phân tích diễn biến giờ học, chúng tôi nhận thấy HS học tập với thái độ tích cực, hợp tác và rất hào hứng với các nhiệm vụ được giao. Những biểu hiện cụ thể trong lớp học như sau: - Quá trình thảo luận trong nhóm, giữa các nhóm trong giờ hoạt động nhóm và củng cố diễn ra sôi nổi. - Các nhóm đều khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ đúng với thời gian quy định. - GV chỉ cần hướng dẫn cách thức hoạt động theo nhóm, nội quy học tập, giới thiệu hệ thống phiếu học tập, thời gian quy định. Từ đó các nhóm tự lực hoạt động ở nhà, trên lớp GV chỉ việc quan sát hoạt động của các nhóm mà không cần phải hướng dẫn tỉ mỉ cho HS. Mọi hoạt động của HS đều được định hướng bằng phiếu học tập. - Các nhóm rất chăm chú làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau, thể hiện sự tích cực và hợp tác trong học tập. - Mọi HS đều tham gia hoạt động của nhóm, không có HS nào ngồi chơi. Hình 3. Học sinh làm việc tại các trạm của các nhóm tiết 1 Hình 4. Hình ảnh làm việc tại các trạm của các nhóm tiết 2 Các nhiệm vụ trong các trạm học tập, nhiệm vụ giao về nhà yêu cầu các em vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, sử dụng các phương tiện đơn giản để khảo sát, thu thập thông tin làm tăng sự hứng thú và tham gia tích cực của các em khi thực hiện các nhiệm vụ. 210 Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở Các nhiệm vụ yêu cầu cả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, từ đó HS được rèn luyện nhiều kĩ năng khác nhau, các hoạt động diễn ra trong lớp hay ngoài giờ học đều thu hút được sự tham gia của đầy đủ HS trong lớp, đặc biệt là các hoạt động trong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tiễn. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS Dựa vào các tiêu chí đánh giá đã xây dựng, chúng tôi đánh giá việc nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS thông qua việc kiểm tra các kiến thức, kĩ năng cần thiết đề phát triển năng lực này. Kết quả ban đầu cho thấy, học sinh thực hiện tốt những năng lực thành tố “tìm kiếm, xử lí thông tin”; “thảo luận và trao đổi về kết quả thu được”, tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và còn gặp nhiều khó khăn trong các khâu đề xuất ý tưởng. Trong buổi đầu HS hầu hết chỉ thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề cho một vấn đề nhỏ, cụ thể và thực hiện lặp lại theo các bước hướng dẫn của giáo viên mà chưa suy nghĩ tại sao phải làm như vậy. . . Trong buổi sau, khi quen với cách học mới học sinh đã chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề theo phương án đã đề xuất. Ví dụ trong nội dung về khảo sát nồng độ đường trong nước hoa quả, một số học sinh khi tiến hành đo đã biết pha loãng khi nồng độ đường trong dung dịch cao hơn ngưỡng đo của que thử. Phần lớn học sinh giải quyết vấn đề đặt ra một cách cơ học, theo chỉ dẫn của giáo viên nên chưa thể hiện nhiều chỉ số hành vi đánh giá và điều chỉnh giải pháp. Ví dụ khi học sinh tiến hành thí nghiệm xác định nhiệt độ sôi của nước, đối với nước trong chai ghi là “Nước lọc tinh khiết” bán ở thị trường học sinh lại đo nhiệt độ sôi lớn hơn 100◦C nhưng không giải thích được tại sao lại có kết quả như vậy, hay như trong thí nghiệm khảo sát nồng độ đường trong nước hoa quả, học sinh đo nồng độ đường trong nước chanh lớn hơn nồng độ đường trong nước dưa hấu cũng vẫn chấp nhận kết quả mà không có sự đánh giá, xem xét lại quá trình thí nghiệm. Chỉ có khoảng 20% học sinh là có thể giải thích được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được. Bằng việc phân tích các phiếu học tập và thông qua quan sát trực tiếp chúng tôi đánh giá được mức độ đạt được các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn như trong Bảng 4. Bảng 4. Mức độ đạt được các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS Chỉ số hành vi Số HS đạt mức 1 Số HS đạt mức 2 Số HS đạt mức 3 Số HS đạt mức 4 Số HS đạt mức 5 Tổng số HS Khám phá và hiểu vấn đề 19 9 2 0 0 30 Trình bày, phát biểu vấn đề 15 12 3 0 0 30 Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề 9 9 7 4 1 30 Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề 15 7 5 3 0 30 Đánh giá và điều chỉnh giải pháp 21 6 3 0 0 30 Mặc dù số lượng học sinh còn ít (30 học sinh), nhưng kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp Người đầu bếp thông minh góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh 211 Nguyễn Văn Biên và Đỗ Thị Huệ
Tài liệu liên quan