Tóm tắt
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Bài viết
này trình bày trường hợp áp dụng phương pháp dạy học theo dự án khi giảng dạy bài “phản ứng hạt
nhân” trong môn Vật lý ở Trường Sĩ quan Phòng hóa. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, việc áp
dụng phương pháp dạy học theo dự án bài “phản ứng hạt nhân” hoàn toàn có thể thực hiện được và
mang lại hiệu quả to lớn, nó phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, giúp cho người học
đến gần hơn với thực tiễn.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án bài “Phản ứng hạt nhân” thuộc môn Vật lý ở trường Sĩ quan Phòng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
104
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
BÀI “PHẢN ỨNG HẠT NHÂN” THUỘC MÔN VẬT LÝ
Ở TRƯỜNG SĨ QUAN PHÒNG HÓA
PROJECT-BASED ACTIVITY IN TEACHING
THE SCIENTIFIC CONTENT OF “NUCLEAR REACTION”
IN PHYSICS AT COLLEGE OF CHEMICAL TECHNICAL OFFICERS
Nguyễn Ngọc Thanh1, Mạc Thị Lê2
Email: thanhpp0002@gmail.com
1Trường Sĩ quan Phòng hóa
2Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 26/4/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/9/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017
Tóm tắt
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Bài viết
này trình bày trường hợp áp dụng phương pháp dạy học theo dự án khi giảng dạy bài “phản ứng hạt
nhân” trong môn Vật lý ở Trường Sĩ quan Phòng hóa. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, việc áp
dụng phương pháp dạy học theo dự án bài “phản ứng hạt nhân” hoàn toàn có thể thực hiện được và
mang lại hiệu quả to lớn, nó phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, giúp cho người học
đến gần hơn với thực tiễn.
Từ khóa: Dạy học theo dự án; phản ứng hạt nhân; sĩ quan phòng hóa.
Abstract
Project-based teaching is a form of teaching that is both cooperative and uplifting. The study presents
the case of the teaching using project when teaching the content of the "nuclear reaction" part in the
physics course at College of Chemical Technical Officers. The results of pedagogical experiments show
that the application of the teaching method of the "nuclear reaction" project can be fully applied and it
takes the great effect, promotes positive motivation of the learners and helps the learners come closer
to the reality.
Keywords: Project-based teaching; nuclear reaction; chemical technical.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học
được tiến hành thông qua quá trình người học giải
quyết một tình huống thực tiễn gắn với nội dung
học tập để đạt được mục đích của quá trình dạy
học. Phương pháp dạy học theo dự án tạo môi
trường học tập của người học giống với thực tiễn
cuộc sống, ở đó người học tự giải quyết những
vấn đề thực tiễn đề ra. Mức độ quan tâm của cộng
đồng càng cao, tính cấp thiết của vấn đề càng lớn
thì càng thu hút được sự quan tâm của người học.
Phương pháp dạy học theo dự án tiếp tục được
nghiên cứu và áp dụng thực tiễn dạy học ở các
cấp, các ngành học, các nhà trường và ở các môn
học khác nhau. Tuy nhiên, đến nay những nghiên
cứu về việc áp dụng phương pháp dạy học theo
dự án ở các trường quân sự vẫn chưa được thực
hiện. Chưa có những công bố về việc nghiên cứu
và áp dụng phương pháp dạy học theo dự án
trong việc dạy học Vật lý trong chương trình đào
tạo bậc đại học ở các trường quân đội và cũng
chưa có những công bố về việc nghiên cứu và áp
dụng phương pháp dạy học theo dự án trong việc
dạy học phần “phản ứng hạt nhân” ở Việt Nam.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề tổ chức dạy học theo
phương pháp dự án bài “phản ứng hạt nhân”
2.1.1. Các bước tổ chức dạy học theo phương
pháp dự án
105
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
Khi tổ chức dạy học theo phương pháp dự án sẽ
diễn ra tám bước:
Bước 1: Tổ chức tình huống có vấn đề
Giáo viên tạo ra một tình huống có vấn đề liên quan
đến phản ứng hạt nhân để kích thích học viên tìm
hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung đó.
Bước 2: Xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề
Để biết những điều học viên quan tâm mong
muốn nghiên cứu, giáo viên tiến hành điều tra.
Thông qua phiếu điều tra, từ những điều học viên
quan tâm giáo viên tổng hợp phân loại hình thành
ý tưởng dự án, từ đó hình thành các nhóm. Sau
khi đã hình thành nhóm, các nhóm tiến hành bầu
nhóm trưởng và thư kí. Các nhóm thảo luận và
quyết định chủ đề của dự án.
Bước 3: Xây dựng mục tiêu dự án
Sau khi thống nhất chủ đề dự án, các nhóm xác
định mục tiêu dự án: Những điều dự kiến cần phải
làm được sau khi dự án hoàn thành. Giáo viên
kiểm tra tính hợp lý, khả thi của mục tiêu dự án,
nếu phù hợp thì triển khai bước tiếp theo.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch
Các nhóm xây dựng kế hoạch cụ thể của dự án,
giáo viên kiểm tra kịp thời định hướng khi thấy
những điều chưa hợp lý.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch
Thành viên của nhóm thực hiện nhiệm vụ như đã
phân công. Giáo viên thường xuyên theo dõi bám
sát kiểm tra tiến độ, tư vấn cho học viên khi cần.
Bước 6: Báo cáo kết quả dự án
Các nhóm thực hiện báo cáo và thuyết trình sản
phẩm trước lớp.
Bước 7: Đánh giá dự án
Giáo viên và các học viên các nhóm còn lại đánh
giá độc lập, sau đó giáo viên tổng hợp cho điểm
dựa trên các tiêu chí đã xây dựng.
Bước 8: Hệ thống kiến thức
Giáo viên kết luận hệ thống và mở rộng kiến thức.
CÁC BƯỚC CỦA DHDA HỌAT ĐỘNG CỦA GV HỌAT ĐỘNG CỦA HV
Tổ chức tình huống có vấn đề
Đưa ra bộ câu hỏi định hướng
Xác nhận vấn đề cần
giải quyết của HV
Xác nhận chủ đề DA của HV
Xác định vấn đề cần giải quyết
Xác định chủ đề DA
Đánh giá DA
Tổng hợp cho điểm
Đánh giá DA nhóm khác
Xây dựng tình huống
có vấn đề
Xây dựng ý tưởng,
lựa chọn chủ đề DA
Đánh giá
Xác định công việc và điều kiện
thực hiện
Phân công công việc, xây dựng
thời gian biểu
Kiểm tra, định hướng
Xác nhận kế hoạch của HV
Xây dựng kế hoạch
thực hiện dự án
Xác định mục tiêu DA
Kiểm tra, định hướng
Xác nhận mục tiêu của HV
Xây dựng mục tiêu DA
Thực hiện nhiệm vụ
Tạo ra sản phẩm
Kiểm tra tiến độ, cố vấn Thực hiện kế hoạch
Thuyết trình DA, trưng bày, giới
thiệu sản phẩm
Chất vấn DA
Chất vấn DA của nhóm khác
Báo cáo kết quả DA
Hệ thống kiến thức thu được sau DA Hệ thống kiến thức
và mở rộng bài học Hệ thống kiến thức
Hình 1. Sơ đồ các bước tiến hành dạy học theo dự án
(DHDA: Dạy học theo dự án; DA: dự án; HV: học viên)
106
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
2.1.2. Bộ câu hỏi định hướng
Bài “phản ứng hạt nhân” được xây dựng dựa
trên cơ sở phát triển kiến thức về hạt nhân mà
học viên đã được học trong chương trình lớp 12,
đồng thời được xây dựng dựa trên mục tiêu đào
tạo của Trường Sĩ quan Phòng hóa mà trong đó
yếu tố năng lực nghề nghiệp được đặc biệt quan
tâm. Kiến thức phản ứng hạt nhân đi sâu vào giải
thích cơ chế của các loại phản ứng phân hạch,
điều kiện và phương pháp thực hiện các loại phản
ứng đó. Những ứng dụng của phản ứng hạt nhân
được quan tâm rất sâu sắc đặc biệt trong lĩnh vực
quân sự: bom khinh khí, bom nguyên tử, yếu tố
năng lượng.
Do ý tưởng đa dạng nên có thể dẫn đến nhiều vấn
đề được quan tâm khác nhau, giáo viên đưa ra bộ
câu hỏi định hướng để người học đi đúng hướng
trong việc nghiên cứu.
- Câu hỏi khái quát: Những lợi ích và tác hại mà
phản ứng hạt nhân đem lại cho loài người?
- Câu hỏi bài học: Nhà máy Điện hạt nhân - quả
ngọt hay trái đắng? Bom nguyên tử, bom khinh
khí - kẻ hủy diệt nhân loại?
- Câu hỏi nội dung:
+ Phản ứng hạt nhân là gì? Phản ứng phân hạch,
phản ứng nhiệt hạch là gì?
+ Điều kiện xảy ra và sản phẩm của phản ứng
phân hạch, phản ứng nhiệt hạch?
+ Nguyên tắc cấu tạo và họat động của lò phản
ứng hạt nhân, Nhà máy Điện hạt nhân? Những
lợi ích và tác hại mà Nhà máy Điện hạt nhân đem
đến là gì?
+ Nguyên tắc cấu tạo và họat động của bom
nguyên tử, bom khinh khí? Những nhân tố sát
thương gây hại của bom nguyên tử và bom khinh
khí là gì? Cách phòng tránh nhân tố sát thương
gây hại đó?
2.1.3. Xây dựng ý tưởng dự án và quyết định
chủ đề
Từ bước 2 của sơ đồ, giáo viên đưa ra phiếu điều
tra để tìm hiểu các nội dung mà học viên quan
tâm. Phiếu điều tra gồm các nội dung:
1. Cấu trúc Nhà máy Điện hạt nhân.
2. Những lợi ích và tác động tiêu cực của Nhà
máy Điện hạt nhân.
3. Cấu tạo, hoạt động của bom nguyên tử.
4. Các nhân tố sát thương gây hại của bom
nguyên tử.
5. Cách phòng tránh các nhân tố sát thương gây
hại của bom nguyên tử.
6. Cấu tạo, hoạt động của bom khinh khí.
7. Các nhân tố sát thương gây hại của bom khinh
khí.
8. Cách phòng tránh các nhân tố sát thương gây
hại của bom khinh khí.
9. Nguồn năng lượng của các ngôi sao.
10. Chất thải hạt nhân.
Trong mỗi nội dung đều có các mức: rất quan tâm,
quan tâm, bình thường, không quan tâm để cho
học viên lựa chọn.
Dựa trên kết quả của phiếu điều tra, hình thành
nên các nhóm lớn có mối quan tâm như nhau, từ
đó xác định vấn đề cần giải quyết khi học nội dung
kiến thức phản ứng hạt nhân và quyết định chủ đề
của dự án.
2.1.4. Cách đánh giá và cho điểm các học viên
Phương pháp đánh giá: Dựa trên tiêu chí đánh
giá, các thành viên nhóm còn lại đánh giá độc lập,
giáo viên tổng hợp cho điểm học viên.
Điểm đánh giá thành viên trong nhóm:
(1)
Trong đó: cmax là số điểm tối đa, c là số điểm mà
thành viên đó đạt được, ct là điểm trừ.
2.2. Thực nghiệm sư phạm
2.2.1. Cách thức tiến hành dự án
Dự án được thực hiện trong thời gian 6 tiết học
làm việc giữa giáo viên và học viên.
Tổ chức 3 tiết học tại phòng học: Trong 3 tiết này,
giáo viên giới thiệu về dạy học theo dự án, tổ chức
tình huống có vấn đề, phân chia nhóm học tập
và chuyển giao nhiệm vụ. Sau đó, các nhóm tiến
hành thảo luận bầu trưởng nhóm, thư kí, phân
công nhiệm vụ, xác định mục tiêu dự án và kế
họach thực hiện.
Tổ chức 3 tiết học còn lại để các nhóm báo cáo
dự án và đánh giá dự án các nhóm.
Ccn = 10.
maxc
cc t−
107
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
Ngoài 6 tiết học do giáo viên tổ chức, các nhóm tự
sắp xếp tiến hành thực hiện dự án theo kế họach.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc
của các nhóm, cùng các nhóm tháo gỡ khó khăn
khi phát sinh.
2.2.2. Phân tích đánh giá thực nghiệm sư phạm
2.2.2.1. Phân tích và đánh giá diễn biến thực
nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành đối với
lớp ĐK15 gồm 18 học viên, bắt đầu tiến hành vào
ngày 24 tháng 8. Giáo viên giới thiệu cho học viên
về phương pháp dạy học theo dự án.
Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề bằng cách
cho học viên xem một bộ phim dự án chế tạo bom
nguyên tử mang tên Manhattan của Mỹ và bộ
phim giới thiệu một số công nghệ lò phản ứng hạt
nhân. Thời gian xem phim là 35 phút. Bộ phim đã
thúc đẩy lòng ham muốn của học viên nghiên cứu
về phản ứng hạt nhân và ứng dụng của phản ứng
hạt nhân.
Để biết những điều học viên quan tâm, giáo viên
tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra. Bảng
tổng hợp kết quả được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phiếu điều tra các vấn đề quan tâm của học viên
STT Vấn đề
Số câu trả lời
Rất
quan
tâm
Quan
tâm
Bình
thường
Không
quan
tâm
1 Cấu trúc Nhà máy Điện hạt nhân. 5 8 4 1
2 Những lợi ích và tác động tiêu cực của Nhà máy Điện hạt nhân. 7 9 2 0
3 Cấu tạo, họat động của bom nguyên tử. 4 10 2 2
4 Các nhân tố sát thương gây hại của bom nguyên tử. 4 12 0 2
5 Cách phòng tránh các nhân tố sát thương gây hại của bom nguyên tử. 10 7 1 0
6 Cấu tạo, họat động của bom khinh khí. 6 9 2 1
7 Các nhân tố sát thương gây hại của bom khinh khí. 5 11 1 1
8 Cách phòng tránh các nhân tố sát thương gây hại của bom khinh khí. 8 8 1 1
9 Nguồn năng lượng của các ngôi sao. 1 2 6 9
10 Chất thải hạt nhân. 8 7 3 0
Kết quả phiếu điều tra chứng tỏ sự quan tâm của
học viên về những kiến thức ứng dụng của phản
ứng hạt nhân là khá đa đạng, chủ yếu tập trung
vào hai vấn đề: vấn đề bom nguyên tử, bom khinh
khí và vấn đề Nhà máy Điện hạt nhân. Sự quan
tâm này được chia thành hai nhóm. Nhóm Kẻ hủy
diệt thực hiện dự án 1: Nghiên cứu về bom nguyên
tử và bom khinh khí. Nhóm Uranium thực hiện dự
án 2: Nghiên cứu về Nhà máy Điện hạt nhân.
Sau khi đã hình thành nhóm, các nhóm tiến hành
bầu trưởng nhóm và thư kí, giao nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên trong nhóm. Giáo viên đưa câu
hỏi định hướng để học viên nghiên cứu. Các nhóm
tiến hành thảo luận để lập phiếu đăng kí dự án.
Bảng 2. Bảng mô tả phiếu đăng kí dự án của hai nhóm
Nhóm Kẻ hủy diệt (Dự án 1) Uranium (Dự án 2)
Tên dự án
Nghiên cứu về cấu tạo, họat động, sự hủy diệt
của bom nguyên tử, bom khinh khí và cách
phòng tránh khi địch tấn công bằng loại vũ khí
này.
Điều tra, nghiên cứu cấu tạo, họat động,
phương án xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân,
những lợi ích và tác hại có thể có của Nhà máy
Điện hạt nhân.
Mục tiêu
dự án
- Các thành viên trong nhóm có những hiểu
biết tương đối toàn diện về phản ứng hạt nhân,
phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch,
bom nguyên tử và bom khinh khí.
- Nâng cao một số kỹ năng làm việc nhóm, phân
tích, tổng hợp, đánh giá và nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học.
- Các thành viên trong nhóm có những hiểu
biết tương đối toàn diện về phản ứng hạt nhân,
phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch, Nhà
máy Điện hạt nhân.
- Nâng cao một số kỹ năng làm việc nhóm, phân
tích, tổng hợp, đánh giá và nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học.
108
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
2.2.2.2. Báo cáo và đánh giá dự án
Sau khi hoàn thành công việc, các nhóm tiến hành
báo cáo dự án. Việc đánh giá, cho điểm dự án
diễn ra theo đúng như dự kiến. Điểm số của từng
nhóm và của từng thành viên trong nhóm được
công bố trước lớp. Những điểm mạnh, điểm yếu
của từng nhóm cũng được giáo viên chỉ ra.
a. Điểm đánh giá nhóm Kẻ hủy diệt:
Sản phẩm
dự án
- Bản thuyết trình dự án.
- Mô hình bom nguyên tử, mô hình bom
khinh khí.
- Bản thuyết trình dự án.
- Mô hình Nhà máy Điện hạt nhân.
Thời gian
hoàn thành Trước ngày 01/9. Trước ngày 01/9.
Bảng 3. Tổng hợp kết quả đánh giá dự án nhóm Kẻ hủy diệt
Nội dung Điểm tối đa
Điểm
số
1. Bài trình chiếu Power Point 55 43,2
- Giới thiệu dự án. 10 7,8
- Phân tích được nguyên tắc cấu tạo và họat động của bom nguyên tử. 10 7,4
- Phân tích được nguyên tắc cấu tạo và họat động của bom khinh khí. 13 9,7
- Phân tích, đánh giá các nhân tố sát thương gây hại của bom nguyên tử và cách phòng tránh. 6 4,6
- Phân tích, đánh giá các nhân tố sát thương gây hại của bom khinh khí và cách phòng tránh. 6 5,0
- Hình thức trình bày bài trình chiếu Power Point: rõ ràng, dễ theo dõi, có hình ảnh, video minh
họa hợp lí.
5 4,2
- Thuyết trình lưu loát, khoa học, dễ hiểu, thể hiện sự logic về kiến thức. 5 4,5
2. Trang web 15 11,3
3. Mô hình bom nguyên tử và bom khinh khí 15 11,6
Tổng điểm 85 66,1
Điểm đánh giá chung: .10 = 7,7 điểm
b. Điểm đánh giá nhóm Uranium:
Bảng 4. Tổng hợp kế quả đánh giá dự án nhóm Uranium
Nội dung Điểm tối đa
Điểm
số
1. Bài trình chiếu Power Point 55 37,1
- Giới thiệu dự án. 10 5,9
- Phân tích được nguyên tắc cấu tạo và họat động của lò phản ứng hạt nhân. 18 11,7
- Phân tích được nguyên tắc cấu tạo và họat động của Nhà máy Điện hạt nhân. 4 3,8
- Phân tích, đánh giá các tác hại có thể có của Nhà máy Điện hạt nhân. 4 3,7
- Phân tích, đánh giá lợi ích của Nhà máy Điện hạt nhân. 4 2,5
- Đề xuất phương án xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân. 5 2,8
- Hình thức trình bày bài trình chiếu Power Point: rõ ràng, dễ theo dõi, có hình ảnh, video minh
họa hợp lí.
5 3,2
- Thuyết trình lưu loát, khoa học, dễ hiểu, thể hiện sự logic về kiến thức. 5 3,5
2. Trang web 15 11,0
3. Mô hình Nhà máy Điện hạt nhân 15 14,4
Tổng điểm 85 62,5
Điểm đánh giá chung: .10 = 7,4 điểm
66,1
85
62,5
85
109
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
2.2.2.3. Kiểm tra đánh giá đối chứng
Để so sánh hiệu quả của kiểu tổ chức dạy học
theo phương pháp dự án với tổ chức dạy học
thông thường, chúng tôi tiến hành thực hiện dạy
học theo phương pháp dự án đối với lớp ĐK15
còn dạy học theo kiểu thông thường đối với lớp
ĐK14 để so sánh đánh giá. Cách thức tiến hành
như sau: Trong điều kiện về không gian và thời
gian như nhau, mỗi học viên ở mỗi lớp tiến hành
làm một bài kiểm tra với câu hỏi là xử lí tình huống
thực tiễn liên quan nội dung kiến thức phản ứng
hạt nhân.
Đề kiểm tra như sau:
Ngày 26/4/1986, một tai nạn khủng khiếp xảy ra
ở Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl - Ukraine, lò
phản ứng hạt nhân số 4 nổ tung. Ngay sau đó, các
nhà khoa học của Nga tiến hành nghiên cứu mức
độ nghiêm trọng của vụ việc.
Với vai trò là một nhà khoa học hạt nhân, đồng
chí đưa ra báo cáo về mức độ nghiêm trọng của
vụ việc.
Kết quả được thể hiện trong bảng 5 và bảng 6
Bảng 5. Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá lớp ĐK 15
Nội dung
Điểm
tối đa
Điểm đạt
được
Phân tích được nguyên tắc cấu tạo và họat động của lò phản ứng hạt nhân
của Nhà máy Điện hạt nhân
1. Trình bày được sơ đồ cấu tạo của Nhà máy Điện hạt nhân. 0,5 0,42
2. TBĐ nguyên tắc họat động của Nhà máy Điện hạt nhân. 0,5 0,44
3. TBĐ sơ đồ cấu tạo của lò phản ứng hạt nhân. 0,5 0,39
4. TBĐ nguyên tắc họat động của lò phản ứng hạt nhân. 0,5 0,44
5. TBĐ nội dung khái niệm phản ứng hạt nhân. 0,5 0,47
6. TBĐ cách tính năng lượng tỏa ra từ phản ứng hạt nhân. 0,5 0,50
7. TBĐ nội dung khái niệm phản ứng phân hạch, quá trình phân hạch dây chuyền. 0,5 0,44
8. Đánh giá được đặc điểm của sản phẩm của phản ứng phân hạch được tạo ra từ
lò phản ứng hạt nhân số 4 của Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl.
1 0,83
9. Đánh giá được lượng nhiên liệu có trong lò phản ứng số 4 của Nhà máy Điện hạt
nhân Chernobyl trước khi xảy ra sự cố.
1 0,78
Phân tích, đánh giá các tác hại có thể có khi xảy ra lò phản ứng số 4 của Nhà
máy Điện hạt nhân Chernobyl
10. Đánh giá được lượng chất phóng xạ phát tán vào môi trường khi xảy ra sự cố. 1 0,72
11. Đánh giá được những tác động lên con người, môi sinh tác động khi xảy ra
sự cố.
1 0,81
12. Đưa ra được những biện pháp khẩn cấp và những biện pháp lâu dài khi xảy
ra sự cố, bao gồm: di dân, ngừng họat động nhà máy, cách li lò phản ứng với môi
trường, tiến hành tẩy xạ hoặc cách li khu vực nhiễm xạ.
1,5 1,08
13. Cách trình bày logic, khoa học. 1 0,83
Tổng 10 8,15
110
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
Bảng 6. Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá lớp đối chứng - lớp ĐK 14
Nội dung
Điểm
tối đa
Điểm
đạt
được
Phân tích được nguyên tắc cấu tạo và họat động của lò phản ứng hạt nhân của Nhà
máy Điện hạt nhân
1. Trình bày được (TBĐ) sơ đồ cấu tạo của Nhà máy Điện hạt nhân. 0,5 0,39
2. TBĐ nguyên tắc họat động của Nhà máy Điện hạt nhân. 0,5 0,40
3. TBĐ sơ đồ cấu tạo của lò phản ứng hạt nhân. 0,5 0,31
4. TBĐ nguyên tắc họat động của lò phản ứng hạt nhân. 0,5 0,40
5. TBĐ nội dung khái niệm phản ứng hạt nhân. 0,5 0,47
6. TBĐ cách tính năng lượng tỏa ra từ phản ứng hạt nhân. 0,5 0,50
7. TBĐ nội dung khái niệm phản ứng phân hạch, quá trình phân hạch dây chuyền. 0,5 0,47
8. Đánh giá được đặc điểm của sản phẩm của phản ứng phân hạch được tạo ra từ lò phản
ứng hạt nhân số 4 của Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl. 1 0,65
9. Đánh giá được lượng nhiên liệu có trong lò phản ứng số 4 của Nhà máy Điện hạt nhân
Chernobyl trước khi xảy ra sự cố. 1 0,64
Phân tích, đánh giá các tác hại có thể có khi xảy ra lò phản ứng số 4 của Nhà máy
Điện hạt nhân Chernobyl
10. Đánh giá được lượng chất phóng xạ phát tán vào môi trường khi xảy ra sự cố. 1 0,57
11. Đánh giá được những tác động lên con người, môi sinh tác động khi xảy ra sự cố. 1 0,49
12. Đưa ra được những biện pháp khẩn cấp và những biện pháp lâu dài khi xảy ra sự cố (di
dân, cách li lò phản ứng, ngừng họat động nhà máy...). 1,5 0,70
13. Cách trình bày logic, khoa học. 1 0,51
Tổng 10 6,50
Phân tích thực nghiệm sư phạm:
Trong suốt quá trình dạy học theo phương pháp
dự án nội dung kiến thức “phản ứng hạt nhân”,
học viên luôn thể hiện sự chủ động cao. Điều này
thể hiện rõ nét ở việc người học tự đưa ra phiếu
đăng ký dự án. Ở đó học viên chủ động chọn tên
dự án, chủ động xây dựng mục tiêu dự án, chủ
động lựa chọn sản phẩm dự kiến của dự án, dự
kiến được thời gian hoàn thành dự án...
Không như trong cách dạy học thông t