1. Mở đầu
Hiện nay, dạy học trực tuyến (DHTT) là một xu hướng tất yếu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và là giải
pháp được nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn nhằm đảm bảo kế hoạch dạy học. Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số
1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về DHTT; tuy nhiên, trong quá trình triển khai cụ thể, giáo viên (GV) còn có
những lúng túng nhất định về biện pháp và cách thức thực hiện. Đã có nhiều nghiên cứu về DHTT của các tác như
Phan Đức Duy và Nguyễn Văn Nhật (2018), Lê Bá Phương (2019), Trần Thị Ngọc Ánh và Hồ Thị Thúy Hiền
(2020), nhưng chưa đề cập nhiều đến việc vận dụng DHTT vào dạy học môn Vật lí (VL) ở trường phổ thông.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập việc tổ chức DHTT môn VL theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường THPT.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học trực tuyến môn Vật lí theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 138-142 ISSN: 2354-0753
138
TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÍ
THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Lâm Đức1,+,
Lê Minh Thanh Châu2
1Trường Đại học Vinh; 2Trường Đại học Sài Gòn
+ Tác giả liên hệ ● Email: ducnl@vinhuni.edu.vn
Article History ABSTRACT
Received: 16/3/2020
Accepted: 18/4/2020
Published: 08/5/2020
Keywords
online teaching, Physics,
high school, flipped
classroom model.
Currently, online teaching is an indispensable trend in the industrial revolution
4.0 and is a solution many educational institutions to ensure the teaching plan.
The paper studies the issue of organizing Physics online teaching following the
flipped classroom model at high school. For effective online teaching, teachers
need to be equipped with the knowledge of principles, how to teach online and
the skills to use information technology.
1. Mở đầu
Hiện nay, dạy học trực tuyến (DHTT) là một xu hướng tất yếu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và là giải
pháp được nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn nhằm đảm bảo kế hoạch dạy học. Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số
1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về DHTT; tuy nhiên, trong quá trình triển khai cụ thể, giáo viên (GV) còn có
những lúng túng nhất định về biện pháp và cách thức thực hiện. Đã có nhiều nghiên cứu về DHTT của các tác như
Phan Đức Duy và Nguyễn Văn Nhật (2018), Lê Bá Phương (2019), Trần Thị Ngọc Ánh và Hồ Thị Thúy Hiền
(2020), nhưng chưa đề cập nhiều đến việc vận dụng DHTT vào dạy học môn Vật lí (VL) ở trường phổ thông.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập việc tổ chức DHTT môn VL theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường THPT.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Dạy học trực tuyến môn Vật lí ở trường trung học phổ thông
2.1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến
DHTT nhằm phát triển năng lực tự học, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng công nghệ thông tin cho người học. Do đó,
các bài học trực tuyến cần tận dụng môi trường trực tuyến, GV cần chú ý đến đặc thù của môn học để thiết kế bài
học, giúp học sinh (HS) phát triển các năng lực thành tố đối với từng môn học.
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và phương thức thực hiện DHTT. Urdan và Weggen (2000) cho
rằng: Học trực tuyến là một dạng của giáo dục từ xa, gồm một loạt các ứng dụng công nghệ và quy trình học tập,
gồm: học tập dựa trên máy tính, lớp học ảo và hợp tác kĩ thuật số. Theo Bộ GD-ĐT (2020), DHTT được hiểu là hình
thức dạy học trong đó, GV sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ của Internet để giao tiếp, tương tác trực tiếp với HS
trong các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Như vậy, có thể hiểu DHTT là một cách thức chuyển giao các tài liệu, nội dung học tập dựa trên các công cụ điện
tử như: điện thoại, máy tính thông qua mạng Internet (các ứng dụng: hội thảo trực tuyến, chat, email, diễn đàn), trong
đó nâng cao tính tương tác giữa người dạy và người học bằng việc trao đổi trực tiếp với nhau.
2.1.2. Quan điểm dạy học Vật lí theo phương thức dạy học trực tuyến
Ở trường phổ thông, môn VL giúp HS có được những tri thức phổ thông cốt lõi của môn học, biết ứng dụng vào
giải thích các hiện tượng VL trong cuộc sống. Để đạt được mục tiêu dạy học môn VL trong DHTT ở trường THPT,
chúng tôi đưa ra 04 quan điểm sau:
Quan điểm 1: Xác định người học là trung tâm của hoạt động dạy học, đồng thời vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực, trong đó chú trọng đến các nhiệm vụ được giao và kiểm tra, đánh giá người học, các hoạt động chiếm
lĩnh tri thức tiếp nối thông qua nhiều tính năng hữu ích của Internet. Quan điểm này xác định, trong DHTT, việc vận
dụng mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) vào dạy học là rất phù hợp.
Quan điểm 2: Cấu trúc lại nội dung bài học/chủ đề trong sách giáo khoa theo từng hoạt động với thời lượng phù
hợp (không quá 10 phút) cho mỗi hoạt động, xây dựng kịch bản (kế hoạch dạy học) chi tiết cho các hoạt động. Quan
điểm này xác định vận dụng dạy học vi mô (microteaching) để thời lượng dạy học phù hợp với nhịp độ học tập của
HS, tránh gây nhàm chán cho người học.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 138-142 ISSN: 2354-0753
139
Quan điểm 3: Phối hợp các ứng dụng, dịch vụ Internet cùng các thiết bị dạy học tự làm (hoặc có sẵn) để tăng
cường tương tác giữa người dạy và người học; thông qua các ứng dụng này để giám sát, kiểm tra và đánh giá HS.
Quan điểm này xác định tính ưu việt của DHTT, bởi qua đó HS được trải qua các giai đoạn của tiến trình hoạt động
nhận thức đối với môn học.
Quan điểm 4: Sử dụng các kĩ thuật dạy học tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực của HS, hạn chế đọc theo
slide trên màn hình, phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động giảng, trình bày bảng viết, tổ chức cho HS theo dõi thí
nghiệm, Quan điểm này xác định vai trò về khả năng sư phạm của GV và việc sử dụng các phương tiện dạy học
hiện đại một cách phù hợp.
Các quan điểm nêu trên sẽ định hướng cho việc thiết kế tiến trình tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học VL theo
phương thức DHTT.
2.1.3. Các yếu tố cần thiết để tổ chức dạy học trực tuyến
Căn cứ vào các quan điểm ở trên, để triển khai hiệu quả DHTT ở trường THPT, cần chuẩn bị các yếu tố sau nhằm
giúp người học học tập tích cực, chủ động:
- Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực. Theo quan điểm 1, để dạy học VL theo phương thức DHTT hiệu quả,
cần vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong chuỗi hoạt động dạy và học. Theo mô hình này, người học sẽ tự làm
việc một phần hoặc cả nội dung bài học trước thông qua việc đọc, tóm tắt tài liệu, nghe giảng với các phương tiện hỗ
trợ như băng hình, trình chiếu PowerPoint và khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người
học cần chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động thực nghiệm, thực hành,
giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài học vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng kiến thức dưới sự hướng
dẫn của GV.
- Chia nội dung học tập thành các hoạt động thành phần. Theo quan điểm 2, việc cấu trúc lại nội dung bài học
thành từng hoạt động với thời lượng phù hợp (không quá 10 phút) sẽ mang lại hiệu quả trong DHTT. Như vậy, trong
mỗi giai đoạn của tiến trình dạy học, tùy theo nội dung bài học mà có thể chia thành các hoạt động thành phần, mỗi
hoạt động/giai đoạn dạy học cần thể hiện các nội dung sau:
+ Đặt tên cho hoạt động: Tên của hoạt động dạy học cần được xác định cho chủ thể là HS và thường xuất phát
từ các động từ như: Kiểm tra kiến thức nền, tìm hiểu, khám phá, làm hoặc xem thí nghiệm, so sánh, đánh giá,...
+ Xác định mục tiêu của hoạt động: Mục tiêu của hoạt động được xác định dựa trên mục tiêu chung của bài học,
xem xét sự phối hợp đồng bộ giữa mục tiêu của các hoạt động khác và đặc trưng của DHTT.
+ Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học: Tùy thuộc vào nội dung và phương tiện, thiết bị hiện có để lựa chọn
phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị tư liệu, học liệu, thiết bị dạy học đảm bảo cho hoạt động học tập của HS đạt được mục tiêu dạy học.
+ Thể hiện rõ hoạt động của GV, hoạt động của HS và sự đồng bộ, phù hợp của hai hoạt động này.
- Kết hợp các ứng dụng với thiết bị để triển khai dạy học. VL là môn học có yếu tố thực nghiệm, do đó cần sử
dụng các ứng dụng và thiết bị phù hợp để HS được trải qua các giai đoạn học tập thông qua việc quan sát các slide
và nghe giảng, hợp tác cùng GV. Dưới đây là các ứng dụng và thiết bị được ứng dụng trong DHTT (có thể sử dụng
các ứng dụng khác có tính năng tương đương), các lựa chọn này đáp ứng quan điểm 3:
+ Ứng dụng Zoom: Zoom là một công cụ hội thoại trực tuyến quen thuộc với GV và HS, chỉ cần có một đường
link Zoom hoặc một mã Zoom ID là đã có thể tham gia vào phòng học online để dạy và học (tải ứng dụng theo địa
chỉ https://zoom.us/meetings, nên sử dụng Zoom bản quyền để tăng cường tính bảo mật).
+ Ứng dụng Shub Classroom: Đây là ứng dụng giao bài giảng và tạo bài tập từ file phi cấu trúc dưới mọi định
dạng. Sau khi làm bài xong, kết quả của HS sẽ được hiển thị ngay và thông tin làm bài của HS được cập nhật liên
tục cho GV và phụ huynh (có thể tải ứng dụng miễn phí theo địa chỉ https://shub.edu.vn/home/classes).
- Xây dựng kịch bản DHTT. DHTT được thực hiện trong môi trường công nghệ mang tính tương tác, việc xây
dựng kịch bản dạy học được coi là một kế hoạch, sự chuẩn bị trước các hoạt động có sự phối hợp giữa hành động và
sự điều phối các hành động trong dạy học. Kịch bản dạy học được xây dựng đảm bảo cho GV điều khiển các hoạt
động học tập của HS theo những ý tưởng ban đầu và luôn tạo ra các tình huống, tổ chức giải quyết tình huống một
cách liên tục, logic nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
2.2. Tiến trình tổ chức dạy học môn Vật lí theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường trung học phổ thông
Các giai đoạn DHTT theo mô hình lớp học đảo ngược được chúng tôi đề xuất gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS.
Giai đoạn 2: Hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức mới, đặt vấn đề cần nghiên cứu.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 138-142 ISSN: 2354-0753
140
Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề (suy đoán giải pháp và thực hiện giải pháp) và rút ra kết luận.
Giai đoạn 4: Luyện tập, hướng dẫn HS tự học cho bài học hôm sau.
Với 04 giai đoạn được đề xuất ở trên, trong DHTT môn VL theo mô hình lớp học đảo ngược, tùy theo nội dung
bài học, điều kiện cơ sở vật chất và khả năng tự học của HS, GV có thể thiết kế các hình thức tương tác với người
học để đạt hiệu quả cao nhất. Tiến trình bài học trong DHTT gồm các bước sau (xem sơ đồ 1):
Sơ đồ 1. Sơ đồ dạy học VL theo mô hình lớp học đảo ngược
2.3. Vận dụng tiến trình dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học bài “Từ thông, hiện
tượng cảm ứng điện từ” (Vật lí 11)
Trong bài học này, các điều kiện cần thiết để DHTT đã được đảm bảo và kích hoạt: HS đã vào phòng học trong
ứng dụng Zoom, ứng dụng Shub Classroom cũng đã cài đặt. Mỗi giai đoạn dạy học ứng với một hoạt động.
1. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của GV: 1) Dụng cụ hỗ trợ quan sát; 2) Dụng cụ thí nghiệm dòng điện cảm ứng tự làm (xem hình
1a); 3) Mô phỏng tạo ra dòng điện cảm ứng (https://phet.colorado.edu (xem hình 1b); 4) Máy phát điện một chiều
(sưu tầm từ đồ chơi trẻ em) (xem hình 1c); 5) Các học liệu và câu hỏi gửi lên ứng dụng Shub Classroom.
* Chuẩn bị của HS: Làm việc ở nhà (trước bài học): - Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Từ trường có
sinh ra dòng điện không? Nếu có, tại sao lại sinh ra?; - Tham khảo nội dung Từ thông, trang 142, sách giáo khoa VL
11 và trả lời các câu hỏi sau: + Từ thông là gì; + Từ thông phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế
nào? + Đơn vị từ thông là gì? + Trong điều kiện nào có sự biến thiên từ thông? (toàn bộ việc giao nhiệm vụ và thu
thập thông tin phản hồi được thực hiện qua ứng dụng Shub Classroom, hoặc GV có thể sử dụng Zalo, Facebook,).
Hình 1a Hình 1b Hình 1c
Giải quyết vấn đề: Suy
đoán và thực hiện giải
pháp; kết luận và tiếp
nhận kiến thức mới
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 138-142 ISSN: 2354-0753
141
2. Tiến trình dạy học
* Ổn định lớp học (05 phút).
* Giai đoạn 1: Đánh giá kết quả tự học của HS đã được giao từ trước (10 phút).
- Mục tiêu dạy học: HS nắm được từ trường sinh ra dòng điện khi số đường sức từ xuyên qua tiêu diện S của
cuộn dây dẫn kín biến thiên; biết và hiểu được về định nghĩa, biểu thức của từ thông.
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp tái hiện, thống kê kết quả làm bài qua ứng dụng Shub Classroom.
- Hoạt động của GV và HS như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện hỗ trợ
- Phản hồi kết quả thực hiện nhiệm
vụ ở nhà của HS.
- Ra bài tập trắc nghiệm kiểm tra
mức độ nhận thức của HS khi tự học
ở nhà (kiến thức nền).
- Phản hồi kết quả bài trắc nghiệm
của HS.
- Giải đáp thắc mắc của HS.
- Lắng nghe, trả lời các câu hỏi của
GV.
- Mở phần mềm và làm bài tập theo
yêu cầu của GV.
- Đặt các câu hỏi, phản hồi về sự hỗ
trợ của GV trong quá trình tự học.
- Tóm tắt, ghi chép vào vở.
- Ứng dụng Zoom trao đổi và thảo
luận.
- Ứng dụng Shub Classroom.
- Chức năng thống kê kết quả làm
bài trong Shub classroom.
- Dụng cụ hỗ trợ quan sát hoạt
động ghi bảng của GV.
* Giai đoạn 2: Hợp thức hóa kiến thức mới, phát biểu vấn đề học tập cho nội dung chính của bài học (10 phút).
- Mục tiêu dạy học: HS cần: + Phát biểu và viết được biểu thức từ thông; + Nêu được ý nghĩa của khái niệm từ
thông; + Nhận ra được việc sử dụng khái niệm từ thông để giải thích sự xuất hiện của dòng điện trong mạch kín;
+ Phát biểu được vấn đề cần giải quyết; + Đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình gợi mở, vấn đáp nêu vấn đề.
- Hoạt động của GV và HS như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện hỗ trợ
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS xây
dựng câu trả lời dự đoán, từ đó phát
biểu vấn đề cần giải quyết.
- Nhận xét các phát biểu của HS.
- Đặt vấn đề: Ta đã biết từ trường có
thể sinh ra dòng điện, hãy đề xuất một
phương án thí nghiệm cho nhận định
trên?
- Thảo luận và chọn phương án khả thi.
- Vẽ hình thí nghiệm được bố trí lên
bảng.
- Điều chỉnh để chính xác hóa kiến
thức tự học ở nhà.
- Lắng nghe, trả lời các câu hỏi của
GV.
- Trả lời các câu hỏi: Làm thế nào để
có thể hiểu tổng quát nguyên nhân
sinh ra dòng điện trong mạch kín?
Sử dụng khái niệm từ thông như thế
nào? `
- Ghi nội dung vào vở.
- Thảo luận và đưa ra vấn đề cần giải
quyết.
- Ứng dụng Zoom để trao đổi và
thảo luận.
- Dụng cụ hỗ trợ quan sát hoạt
động ghi bảng của GV, ghi nhận
các ý kiến.
- Ứng dụng Zoom để trao đổi và
thảo luận.
- Dụng cụ hỗ trợ quan sát hoạt
động ghi bảng của GV vẽ các thí
nghiệm mà HS đề xuất.
* Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề (suy đoán giải pháp và thực hiện giải pháp) và rút ra kết luận (10 phút).
- Mục tiêu: Mô tả được các bộ phận và vai trò của nó trong thí nghiệm, nêu được cách tiến hành, quan sát được
hiện tượng và mô tả lại; kết luận vấn đề.
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình vấn đáp, nêu vấn đề, biểu diễn trực tiếp thí nghiệm để HS quan sát.
- Hoạt động của GV và HS như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện hỗ trợ
- Yêu cầu HS mô tả các bộ phận và vai
trò của nó trong các thí nghiệm đã đề
xuất.
- Tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn.
- Yêu cầu HS mô tả kết quả thí nghiệm
quan sát được và chỉ ra nguyên nhân
gây ra dòng điện cảm ứng.
- Đặt câu hỏi: Trong các trường hợp có
dòng điện cảm ứng, từ thông qua mạch
kín có thay đổi không?
- Trả lời câu hỏi của GV
- Theo dõi thí nghiệm trên màn hình
của mình.
- Trả lời câu hỏi của GV và nhận xét
ý kiến của bạn
- Đưa ra các nguyên nhân khác
nhau.
- Trả lời câu hỏi của GV: Từ thông
thay đổi.
- Trả lời dưới dạng các dự đoán ứng
- Ứng dụng Zoom để trao đổi.
- Dụng cụ hỗ trợ quan sát thí
nghiệm (xem hình 1a) do GV
thực hiện.
- Ứng dụng Zoom trao đổi và
thảo luận.
- Ứng dụng Zoom chia sẻ màn
hình hiển thị mô phỏng.
- Dụng cụ hỗ trợ quan sát hoạt
động ghi bảng của GV.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 138-142 ISSN: 2354-0753
142
- Đặt câu hỏi: Trong các tình huống sau
ở mạch kín có dòng điện cảm ứng
không? (GV trình chiếu trên màn hình:
1) Nam châm thẳng đứng yên, mạch
điện dịch chuyển; 2) Nam châm đứng
yên, làm biến dạng khung dây dẫn kín;
3) Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện
khi nào?
- Sử dụng mô phỏng để kiểm tra thí
nghiệm.
với mỗi trường hợp: số đường sức
qua mạch kín thay đổi theo thời
gian, do đó từ thông thay đổi.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra
trong các đoạn mô phỏng.
- HS suy luận: Từ thông biến thiên
nên có dòng điện cảm ứng.
- HS ghi nội dung vào vở.
* Giai đoạn 4: Luyện tập, vận dụng kiến thức, giao nhiệm vụ cho bài học sau (10 phút).
- Mục tiêu: HS nắm được: + Từ thông và ứng dụng của từ thông; + Hiểu được nguyên lí và biết được cấu tạo của
máy phát điện một chiều do GV vận hành; + Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao ở nhà để tiếp tục bài học sau.
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình vấn đáp, nêu vấn đề, biểu diễn trực tiếp thí nghiệm thực để HS quan sát.
- Hoạt động của GV và HS:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện hỗ trợ
- Yêu cầu HS phát biểu các định nghĩa: từ
thông, hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Đặt một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Vận hành máy phát điện một chiều (xem
hình 1c), yêu cầu HS mô tả cấu tạo và
nguyên lí hoạt động, khuyến khích HS về
nhà tự làm máy phát điện một chiều.
- Giao nhiệm vụ cho bài học tiếp.
- Phát biểu các định nghĩa GV
yêu cầu.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Quan sát và tiếp nhận nhiệm
vụ học tập.
- Tiếp nhận nhiệm vụ.
- Ứng dụng Zoom giúp trao đổi và
thảo luận.
- Ứng dụng Shub Classroom để
đăng bài và nhận kết quả làm bài
của HS.
- Ứng dụng Zoom giúp trao đổi và
thảo luận.
- Ứng dụng Shub Classroom.
3. Kết luận
Bài viết góp phần làm sáng tỏ những lí luận cơ bản và tính thực tiễn của DHTT, trong đó đề xuất được tiến trình
DHTT cũng như việc huy động các thiết bị tự làm và những ứng dụng trên Internet để phát huy tính tích cực, tự học
của HS. DHTT là xu hướng dạy học tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để quá trình DHTT đạt hiệu quả,
trong quá trình dạy học, GV cần nắm vững các nguyên tắc, cách thức DHTT và có kĩ năng sử dụng công nghệ thông
tin. Nghiên cứu đã được chúng tôi dạy học thực nghiệm tại một số trường THPT, bước đầu thu được những kết quả
tích cực, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT (2020). Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 về việc Hướng dẫn dạy học qua Internet,
trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ
học ở trường vì Covid-19 năm học 2019-2020.
Đỗ Hương Trà (2001). Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học
Sư phạm.
Lê Bá Phương (2019). Nâng cao chất lượng dạy học Toán cao cấp cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội thông qua việc kết hợp giữa hình thức dạy học trên lớp và dạy trực tuyến. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng
4, tr 197-201.
Phan Đức Duy, Nguyễn Văn Nhật (2018). Phối hợp phương pháp dạy học đảo ngược và dạy học trực tuyến trong
phần sinh thái học, sinh học 12. Tạp chí Giáo dục, số 435, tr 44-48.
Trần Thị Ngọc Ánh, Hồ Thị Thuý Hiền (2020). Vai trò của Internet đối với dạy học theo định hướng phát triển năng
lực giải quyết vấn đề. Tạp chí Giáo dục, số 469, tr 55-59.
Urdan, T. A., Weggen, C.C. (2000). Corporate e-learning: Exploring a new frontier. WR Hambrecht Co.