1.1.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
nhà trường Tiểu học hiện nay
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là hoạt động nối tiếp
và thống nhất hữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp, nó là cầu nối
giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh (HS) ngoài lớp.
Có nhiều quan điểm phân biệt khái niệm hoạt động ngoại khoá và
HĐGDNGLL. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi HĐGDNGLL là một bộ
phận lớn thuộc hoạt động ngoại khoá và nếu xem HĐGDNGLL chính là hoạt
động ngoại khoá cũng không hề sai.
Cho đến nay vấn đề tổ chức HĐGDNGLL ở Tiểu học vẫn còn quá nhiều
bất cập mà khó khăn lớn nhất ở đây là các trường vẫn chưa có một chương trình
HĐGDNGLL cụ thể, chi tiết và hệ thống các phương pháp thực hiện hiệu quả.
Thông tin lấy từ trang web http:/vietbao.vn cho biết: “ ở cấp Tiểu học chưa có
một chương trình chính thức cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiện
nay, hằng năm Bộ chỉ có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện. Các trường
học 1 buổi/ngày, một tuần chỉ có 1 tiết hoạt động tập thể. Còn lại, họ phải sử
dụng quỹ thời gian xen kẽ giữa các tiết học hoặc tự sắp xếp. Đối với những
trường học 2 buổi/ngày thì mỗi tuần có 2 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ và
được tiến hành ở buổi thứ hai ”. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng buổi học
thứ hai đang biến thành buổi học thêm tại trường Tiểu học. Theo văn bản hướng
dẫn số 7053/BGDĐT-GDTH ngày 12/08/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì
nội dung giảng dạy ở buổi học thứ hai phải thực hiện theo quy định: thời lượng
tối đa 15 tiết/tuần; ba tiết để thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho HS tham
gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ việc học; hai đến bốn tiết
phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS năng khiếu tiếng Việt, Toán; bốn tiết dạy môn tự
chọn ngoại ngữ, tin học; bốn tiết bồi dưỡng HS có năng khiếu nhạc, họa, thể dục;
hai tiết tổ chức các HĐGDNGLL.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học bằng các dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010
69
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TIỂU HỌC BẰNG CÁC DỰ ÁN
Hồ Ngọc Hà
(SV năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học)
GVHD: ThS. Hoàng Thị Tuyết
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
nhà trường Tiểu học hiện nay
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là hoạt động nối tiếp
và thống nhất hữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp, nó là cầu nối
giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh (HS) ngoài lớp.
Có nhiều quan điểm phân biệt khái niệm hoạt động ngoại khoá và
HĐGDNGLL. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi HĐGDNGLL là một bộ
phận lớn thuộc hoạt động ngoại khoá và nếu xem HĐGDNGLL chính là hoạt
động ngoại khoá cũng không hề sai.
Cho đến nay vấn đề tổ chức HĐGDNGLL ở Tiểu học vẫn còn quá nhiều
bất cập mà khó khăn lớn nhất ở đây là các trường vẫn chưa có một chương trình
HĐGDNGLL cụ thể, chi tiết và hệ thống các phương pháp thực hiện hiệu quả.
Thông tin lấy từ trang web cho biết: “ở cấp Tiểu học chưa có
một chương trình chính thức cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiện
nay, hằng năm Bộ chỉ có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện. Các trường
học 1 buổi/ngày, một tuần chỉ có 1 tiết hoạt động tập thể. Còn lại, họ phải sử
dụng quỹ thời gian xen kẽ giữa các tiết học hoặc tự sắp xếp. Đối với những
trường học 2 buổi/ngày thì mỗi tuần có 2 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ và
được tiến hành ở buổi thứ hai”. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng buổi học
thứ hai đang biến thành buổi học thêm tại trường Tiểu học. Theo văn bản hướng
dẫn số 7053/BGDĐT-GDTH ngày 12/08/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì
nội dung giảng dạy ở buổi học thứ hai phải thực hiện theo quy định: thời lượng
tối đa 15 tiết/tuần; ba tiết để thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho HS tham
gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ việc học; hai đến bốn tiết
phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS năng khiếu tiếng Việt, Toán; bốn tiết dạy môn tự
chọn ngoại ngữ, tin học; bốn tiết bồi dưỡng HS có năng khiếu nhạc, họa, thể dục;
hai tiết tổ chức các HĐGDNGLL.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
70
Trên thực tế bên cạnh một số trường đã thực hiện theo đúng tinh thần của
hướng dẫn trên thì vẫn còn có những nơi lơi là trong công tác tổ chức
HĐGDNGLL nhất là ở những trường HS học 2 buổi/ngày. Và vai trò của
HĐGDNGLL đang dần bị xem nhẹ bởi các quan điểm như:
Hoạt động này gây tốn kém về mặt kinh phí và thời gian, nếu tổ chức không
đạt hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường;
Hoạt động này chỉ là hoạt động vui chơi, không cần phải chú trọng;
Chương trình học trong giờ quá nặng nên không có thời gian để chăm lo
cho các hoạt động ngoài giờ
Vì thế mới có những hiện trạng sau ở trường Tiểu học: GV không chú tâm
trau dồi kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL; GV dành các tiết HĐGDNGLL để giải
quyết các phần việc thuộc công tác giảng dạy; một số trường tổ chức các
HĐGDNGLL còn cứng nhắc, sơ sài, chưa có biện pháp thực hiện hiệu quả, người
học chưa thực sự làm chủ việc học, không có chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện cụ
thể về cho GV nên đôi lúc GV muốn làm cũng không có định hướng để làm cho
tốt.
Tóm lại, HĐGDNGLL ở nhà trường Tiểu học hiện nay đang còn thiếu về
mặt chương trình và yếu về mặt phương pháp.
1.1.2. Phương pháp dạy học dự án
Phương pháp dạy học dự án (PPDHDA) – Project based Learning thuộc hệ
thống các PPDH tích cực. Đây là phương pháp mà trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, thực
hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ
quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự
án, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kết quả.
Qua các nghiên cứu, một số nhà giáo dục trên thế giới đã chỉ ra được tính
ưu việt của phương pháp này đối với quá trình dạy học đó là tính thực tiễn rất
cao. Ngày nay PPDHDA đã trở thành một PPDH phổ biến ở các nước trên thế
giới. Riêng ở Việt Nam, từ khi Intel và Microsoft phối hợp với Bộ GD - ĐT
mang đến hai chương trình dạy học Intel Teach to the Future và Partners in
Learning thì phương pháp này cũng dần được biết đến nhiều hơn. Bởi đây là một
PPDH mà ở đó HS sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả thông qua
việc các em tạo ra các sản phẩm, các bài thuyết trình đa phương tiện, Đối với
Tiểu học, HS có quá ít kinh nghiệm học tập, các kĩ năng về công nghệ thông tin
của các em cũng còn ở mức đơn giản, bên cạnh đó, HS Tiểu học ý thức tự giác
chưa cao, GV phải thường xuyên nhắc nhở việc học tập, lại thêm một khó khăn
Năm học 2009– 2010
71
là sĩ số lớp quá đông. Những điều này gây trở ngại, khiến GV chưa có cơ hội
thực hiện dạy học theo dự án. Tuy nhiên, thực tế, các em HS ở giai đoạn lớp 4 và
5 đã bắt đầu hình thành ý thức học tập, nếu được bồi dưỡng các kĩ năng về công
nghệ thông tin, được tạo một môi trường học tập theo hướng vươn ra khỏi bốn
bức tường của lớp học, được làm chủ việc học của mình, thiết nghĩ, các em sẽ
bước đầu hứng thú và có trách nhiệm với việc học hơn. Nếu vì thấy khó mà
chúng ta tước đi quyền được làm chủ việc học, quyền được học tập tích cực, sáng
tạo và quyền được quyết định sản phẩm – kết quả sau mỗi quá trình học tập của
chính HS thì đó quả thật là một bất công đối với các em.
Từ những phân tích trên chúng tôi đã nghĩ đến việc vận dụng PPDHDA để
tổ chức nên các HĐGDNGLL ở nhà trường Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần thực tế hoá và đa dạng hoá các HĐGDNGLL.
Tạo cơ sở dữ liệu cho GV tham khảo trong quá trình tổ chức các
HĐGDNGLL.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở để thiết kế một HĐGDNGLL theo dự án.
Đề xuất cấu trúc chung và nội dung cần đảm bảo cho một kế hoạch
HĐGDNGLL theo dự án.
Thiết kế một dự án HĐGDNGLL cho HS lớp Bốn dựa trên những đề xuất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết;
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Nếu các HĐGDNGLL có nội dung gắn liền với thực tế, đa dạng hoá về mặt
hình thức tổ chức thì sẽ tạo được sự hứng thú tham gia của HS, qua đó củng cố
các kiến thức trong học tập, trong thực tế cuộc sống; rèn luyện các kĩ năng học
tập kết hợp với giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
2. Nội dung và kết quả nghiên cứu
2.1. Cơ sở thiết kế một HĐGDNGLL theo dự án
Một dự án học tập được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa
khả năng thực hiện của HS với ý đồ thiết kế của GV. Tham khảo bài “Những đặc
điểm của bài học được thiết kế theo dự án một cách hiệu quả trên trang web
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
72
chúng tôi xin trình bày lại những cơ sở để xây dựng một dự án
dành cho HĐGDNGLL như sau:
2.1.1. HS là trung tâm của quá trình dạy học
Một dự án cần phải đặt ra những nhiệm vụ lôi cuốn, kích thích được sự
hứng thú, say mê và khả năng vốn có của HS. HS tham gia vào dự án phải lĩnh
hội được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng thông qua việc tìm hiểu và tự quyết
định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. HS phát huy tối đa năng lực cá
nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau trong một nhóm hợp tác học tập.
2.1.2. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với
các chuẩn
Cơ sở đầu tiên để một dự án hình thành đó là mục tiêu của dự án. Mục tiêu
bắt buộc phải gắn với chuẩn đào tạo HS Tiểu học và phải hướng vào các mục
tiêu trọng tâm. Từ việc định hướng vào mục tiêu, GV sẽ chọn lựa hình thức dạy
học phù hợp, lập kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Sản
phẩm của HS và quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ là cơ sở để GV đánh giá các
mục tiêu đề ra đã phù hợp chưa, HS có đạt được các mục tiêu đó hay không.
2.1.3. Dự án được xây dựng theo mô hình: “Môi trường kiến thức, kĩ
năng cũ + tình huống/vấn đề dự án đặt ra => củng cố, mở rộng kiến thức và
rèn luyện, phát triển kĩ năng”
Những dự án thiết kế cho HĐGDNGLL thường mang tính chất củng cố
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, không tập trung vào phát hiện kiến thức mới, hình
thành kĩ năng mới. Tuy nhiên, cao hơn mục tiêu củng cố, các dự án HĐGDNGLL
phải đảm bảo việc giúp HS tự mở rộng kiến thức và những kĩ năng đã có của các
em phải được phát triển qua quá trình rèn luyện.
2.1.4. Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
Sản phẩm, quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS cần phải được rà soát
thường xuyên dưới nhiều hình thức để tăng độ chính xác cho công tác đánh giá
kết quả sau dự án.
2.1.5. Dự án có liên hệ với thực tế
Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện bản chất của PPDHDA, vì vậy một dự
án học tập hiệu quả cần phải đề cao tính thực tiễn trong các vấn đề dự án đặt ra.
2.1.6. HS thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá
trình thực hiện
Sản phẩm của HS sau mỗi dự án luôn đa dạng về hình thức lẫn nội dung
nhưng chúng phải đảm bảo những yêu cầu chung mà GV đặt ra. Những sản phẩm
Năm học 2009– 2010
73
cuối cùng này giúp HS thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập.
Nếu HS không nắm vững những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tạo sản phẩm,
điều này sẽ được phản ánh qua chính sản phẩm của HS hoặc qua quá trình HS
thực hiện sản phẩm đó.
2.1.7. Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của HS
HS được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau, điều này giúp các em
phát triển kĩ năng về công nghệ thông tin, kĩ năng tư duy và hỗ trợ tạo ra sản
phẩm cuối. Với việc trình bày kết quả học tập của mình qua các chương trình đa
phương tiện HS sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình hoàn thành các
nhiệm vụ của dự án.
2.1.8. Hướng đến phát triển, kĩ năng tư duy
Đi kèm với mục tiêu rèn luyện các kĩ năng sống, các dự án còn phải hướng
đến việc phát triển những kĩ năng tư duy cho HS, đặc biệt là kĩ năng tư duy bậc
cao như suy luận, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo Trong suốt quá trình
thực hiện dự án, các nhiệm vụ dự án đặt ra sẽ buộc HS phải tư duy và liên hệ với
các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao.
2.1.9. Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng
Các chiến lược dạy học sẽ tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, thúc
đẩy tư duy bậc cao hơn. Những chiến lược dạy học sẽ giúp đảm bảo cho HS được
tiếp cận với tòan bộ học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi
HS. Trong giảng dạy có thể kết hợp các kĩ thuật dạy học hợp tác, làm việc nhóm
với việc phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ GV hoặc từ bạn học.
2.2. Cấu trúc chung và những nội dung cần đảm bảo khi lập kế hoạch
dự án HĐGDNGLL
Dựa vào những cơ sở nêu ở mục 2.1, chúng tôi đã xác lập cấu trúc chung và
một số yêu cầu về nội dung của một kế hoạch dự án HĐGDNGLL. Kế hoạch dự
án HĐGDNGLL gồm các mục sau:
2.2.1. Nội dung bài tập dành cho HS
Mục này đề cập đến phần bài tập của dự án đặt ra cho HS. Nội dung bài tập
dành cho HS là phần khơi gợi hứng thú, trí tò mò của các em với dự án. Đây cũng
là phần giúp HS có cái nhìn tổng quát về dự án, thấy được vấn đề mà dự án đặt ra
– cái mà HS phải tập trung giải quyết. Các vấn đề ấy phải đưa HS về với thực tế
cuộc sống, những vấn đề thực tiễn đặt ra sẽ cho các em thấy ý nghĩa của những
kiến thức, kĩ năng mà các em đã được học ở trường.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
74
Trong nội dung này, mục tiêu của dự án, những cái HS cần phải đạt được
sau dự án cũng được ghi rõ. Các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ phải là
những mục tiêu trọng tâm, gắn liền với chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS. GV có
thể dựa vào những kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt để xác lập các mục
tiêu vì đây là môn học mang tính liên môn cao, là môn học dễ tích hợp các kiến
thức, kĩ năng của những môn học khác. Đồng thời, các mục tiêu mà dự án đặt ra
phải hướng người học đến quá trình tự học, tự rèn luyện bản thân, tự tìm kiếm tri
thức cho mình. Bên cạnh những kiến thức, kĩ năng gắn với chuẩn đào tạo thì các
dự án HĐGDNGLL còn có nhiệm vụ phát triển những kĩ năng hỗ trợ cho HS
trong quá trình học tập (kĩ năng sống và những kĩ năng tư duy bậc cao).
Đối với bài tập dự án dành cho HĐGDNGLL thì GV hướng đến việc củng
cố và phát triển kiến thức, kĩ năng, cho nên nội dung các bài tập cần phải đặt ra
những tình huống, những vấn đề mang tính thách thức nhưng không vượt quá sức
HS, để từ đó HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng mình có được vào việc giải
quyết vấn đề và tự mình phát triển lên từng ngày.
Như đã nói, nội dung bài tập dành cho HS là phần kích thích hứng thú của
các em cho nên tính lặp lại gây nhàm chán là điều tuyệt đối nên tránh. Các bài
tập phải gợi ra nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các lĩnh
vực mà đa số HS quan tâm. Cách gợi mở vấn đề cũng cần được làm mới qua
từng bài tập để đảm bảo luôn thu hút được HS. Vì thế sự đa dạng về nội dung bài
tập sẽ góp phần mang đến thành công cho các dự án.
2.2.2. Nhiệm vụ và cách thức thực hiện
Nhiệm vụ và cách thức thực hiện là phần triển khai chi tiết bài tập của dự
án. Nếu xem bài tập của dự án là một đề bài thì phần này chính là phần gợi ý,
định hướng cho người học cách giải đề bài ấy.
Những nhiệm vụ dự án đề ra xuất phát từ nội dung bài tập dành cho HS vì
thế những yêu cầu đối với nội dung bài tập dành cho HS cũng chính là những yêu
cầu dành cho các nhiệm vụ của dự án. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ dự án đặt ra
phải hướng vào các hoạt động dạy học trọng tâm để tránh những công việc lan
man khiến dự án khó hoàn thành. Nhiệm vụ phải được nêu một cách rõ ràng, cụ
thể để HS không bị vướng mắc ngay trong chính những gợi ý dành cho mình.
Tên của một nhiệm vụ cần phải làm rõ hai vấn đề: hình thức và nội dung của sản
phẩm mà HS sẽ tạo ra sau khi hoàn thành nhiêm vụ.
Đối với HS Tiểu học các hướng dẫn cần hết sức cụ thể và rõ ràng cho nên
cách thức thực hiện các nhiệm vụ phải được trình bày đầy đủ, có thứ tự và nên có
một số ví dụ nếu như nhiệm vụ đó khiến HS khó hình dung ra sản phẩm. Đặc biệt
Năm học 2009– 2010
75
là các nhiệm vụ có liên quan đến công nghệ đòi hỏi người GV phải có kế hoạch
hỗ trợ trực tiếp cho HS.
2.2.3. Thang điểm đánh giá
Một khi đã có sản phẩm thì việc đánh giá sản phẩm ấy là điều tất yếu trong
mỗi dự án. Tuy nhiên thang điểm dùng để đánh giá sản phẩm thường mang mục
đích định hướng cho người học trong việc tạo ra sản phẩm ấy chứ không phải là
những tiêu chí để xếp loại sản phẩm.
Các kiểu đánh giá phải đa dạng và thay đổi thường xuyên, có khi GV không
là người trực tiếp đánh giá mà HS sẽ tự làm công việc này. Các em có thể tham
gia đánh giá chính sản phẩm của mình hoặc đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá nên
tránh nặng nề, tránh gây áp lực.
Hợp tác nhóm là hình thức chủ yếu của các hoạt động diễn ra trong dự án.
Tự đánh giá tinh thần hợp tác nhóm giúp HS tự nhận xét thái độ làm việc của bản
thân, của nhóm mình, GV cũng có cơ sở để nhận xét tinh thần hợp tác của HS.
2.2.4. Các kế hoạch hỗ trợ
Một dự án dù người học đóng vai trò trung tâm nhưng cũng cần có sự hỗ trợ
của GV. Đối với HS Tiểu học GV càng phải có kế hoạch hỗ trợ trực tiếp để
hướng dẫn các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Đặc
biệt là khi các em phải va chạm với thực tế, cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài nhà
trường thì GV phải là người liên hệ để các em có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ
của mình.
2.2.5. Một dự án mẫu
Dự án được thiết kế dự trên những đề xuất ở mục 2.2, nội dung của dự án
dựa vào nội dung của chủ điểm Người ta là hoa đất trong sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp Bốn.
3. Kết luận
Quá trình tổ chức HĐGDNGLL, không thể thiếu những phương pháp thực
hiện cụ thể và hiệu quả. Với nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng GV Tiểu học sẽ
có thêm tư liệu để làm mới các HĐGDNGLL ở Tiểu học, góp phần tạo cơ hội
cho HS vừa chơi vừa tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích. Do thời gian có hạn nên
chúng tôi chưa có quá trình thực nghiệm và cho ra nhiều dự án hơn, chúng tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện đề tài.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Thanh Chung (2008), Dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, NXB
Giáo dục.
[2] Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Mai Ngọc
Luông, Vũ Khắc Tuân (2006), Giáo dục học (Tài liệu đào tạo GV Tiểu
học trình độ Cao đẳng và Đại học sư phạm), Dự án Phát triển GV Tiểu
học, NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2007), Tiếng Việt 4, SGK, tập hai, NXB
Giáo dục.
[4] Tom Hutchinson (1996), American hotline – starter (student book),
Oxford University Press.
[5] Tom Hutchinson (1997), American hotline – intermediate (student book),
Oxford University Press.
[6] Một số trang web:
du-an.
dong-giao-duc-ngoai-gio-len-lop/45168885/202/.