Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên Công nghệ – Kinh tế gia đình thông qua học phần Thực hành quy trình thiết kế thời trang

1. Mở đầu Với xu hướng phát triển giáo dục theo hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa, trao cho người học quyền tự chủ trong quá trình học tập của chính mình; phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện đang được triển khai trong các trường đại học từ sau khi có quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo tác giả Lâm Quang Thiệp (2010), khi thực hiện học chế tín chỉ phải tôn trọng việc chủ động học tập của từng cá nhân, tạo cơ hội cho mỗi sinh viên có thể thiết kế quy trình học tập của bản thân thích hợp với mục tiêu, điều kiện và năng lực sở trường của riêng họ. Muốn thực hiện điều này, bản thân sinh viên phải có tinh thần tự giác, tích cực và phải có phương pháp học tập chủ động. Các tác giả như: Knowles M. (1975), Gibbons M. (2002) đã xác định Học tập tự định hướng (HTTĐH) là hoạt động thể hiện sự chủ động cao của người học trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định phương hướng học tập cho đến xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả học tập. Do đó hoạt động này rất phù hợp để vận dụng trong quá trình đào tạo giáo viên Công nghệ - Kinh tế gia đình để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dạy học hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên Công nghệ – Kinh tế gia đình thông qua học phần Thực hành quy trình thiết kế thời trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0021 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 170-177 This paper is available online at TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ – KINH TẾ GIA ĐÌNH THÔNG QUA HỌC PHẦN THỰC HÀNH QUY TRÌNH THIẾT KẾ THỜI TRANG Nguyễn Thị Cẩm Vân Khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Học tập tự định hướng là khái niệm được xác định để phân biệt với học tập theo sự định hướng của giáo viên. Bản chất của hoạt động học tập này là xuất phát từ nhu cầu của người học và diễn ra theo phương hướng, chiến lược do chính người học tự xác định. Việc tổ chức hoạt động học tập tự định hướng tuân theo những nguyên tắc và tiến trình cụ thể. Để vận dụng vào quá trình đào tạo giáo viên Công nghệ - Kinh tế gia đình, hoạt động học tập tự định hưóng được triển khai thành các bước cụ thể và được minh họa thông qua việc giảng dạy học phần Thực hành Quy trình thiết kế thời trang. Từ khóa:Học tập tự định hướng, giáo viên Công nghệ - kinh tế gia đình, thiết kế thời trang. 1. Mở đầu Với xu hướng phát triển giáo dục theo hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa, trao cho người học quyền tự chủ trong quá trình học tập của chính mình; phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện đang được triển khai trong các trường đại học từ sau khi có quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo tác giả Lâm Quang Thiệp (2010), khi thực hiện học chế tín chỉ phải tôn trọng việc chủ động học tập của từng cá nhân, tạo cơ hội cho mỗi sinh viên có thể thiết kế quy trình học tập của bản thân thích hợp với mục tiêu, điều kiện và năng lực sở trường của riêng họ. Muốn thực hiện điều này, bản thân sinh viên phải có tinh thần tự giác, tích cực và phải có phương pháp học tập chủ động. Các tác giả như: Knowles M. (1975), Gibbons M. (2002) đã xác định Học tập tự định hướng (HTTĐH) là hoạt động thể hiện sự chủ động cao của người học trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định phương hướng học tập cho đến xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả học tập. Do đó hoạt động này rất phù hợp để vận dụng trong quá trình đào tạo giáo viên Công nghệ - Kinh tế gia đình để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dạy học hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động học tập tự định hướng Thuật ngữ Học tập tự định hướng được dùng để phân biệt với việc học tập theo sự định hướng của giáo viên. Khái niệm về Học tập tự định hướng (self-directed learning) đã được các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra và xây dựng cơ sở lí luận từ khoảng 50 năm trước. Các tác giả như: Ngày nhận bài: 12/2/2014. Ngày nhận đăng: 19/11/2014. Liên hệ: Nguyễn Thị Cẩm Vân, e-mail: ngtcv@yahoo.com 170 Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên... Cyril Houle nghiên cứu động cơ học tập của những người trưởng thành (1961), Allen Tough công bố những dự án học tập dành cho người trưởng thành (1971), Malcolm Knowles xuất bản tác phẩm Học tập tự định hướng (1975); đã góp phần xây dựng nền tảng lí luận ban đầu cho HTTĐH. Cho đến nay với sự phát triển nhiều ý tưởng mới, HTTĐH đã được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới. HTTĐH là quá trình học tập theo phương hướng do người học tự xác định từ nhu cầu học tập của chính mình. Trong đó, người học chủ động xác định kế hoạch, thực hiện và đánh giá kế hoạch học tập. Nói một cách khác, quá trình HTTĐH là quá trình học tập chủ động cao của người học ngay từ giai đoạn xác định phương hướng, chiến lược cho việc học tập. Phương hướng hành động tập hợp các yếu tố cơ bản: mục đích hành động, nội dung hành động, cách thức hành động, điều kiện hành động, thời gian hành động. Trong lĩnh vực học tập, phương hướng học tập bao gồm các yếu tố: mục đích học tập (học để làm gì?), nội dung học tập (học những gì?), phương pháp học tập (học bằng cách nào?), kế hoạch học tập (học như thế nào?), thời gian học tập (học khi nào?), địa điểm học tập (học ở đâu?). Từ đó có thể thấy, phương hướng học tập là yếu tố mang nhiều tính cách cá nhân, có thể thay đổi theo từng người học hay từng nhóm người học và thay đổi theo sự chi phối của năng lực, điều kiện và phong cách học tập của người học. Khi hoạt động HTTĐH diễn ra ngoài các hình thức tổ chức dạy học chính thức thì phương hướng học tập do từng cá nhân người học quyết định. Nhưng khi hoạt động HTTĐH diễn ra trong phạm vi nhà trường, trong không gian lớp học, theo chương trình đào tạo cụ thể thì địa điểm học tập đã được xác định, bối cảnh học tập là giống nhau, mục đích học tập đã xác định (phù hợp với mục tiêu đào tạo). Khi đó các yếu tố của phương hướng học tập trong những trường hợp nhất định bao gồm: mục tiêu phấn đấu, nội dung học tập (từng chủ đề cụ thể trong môn học), thời gian học tập, kế hoạch học tập, phương pháp học tập, sẽ do người học quyết định theo nhu cầu, trình độ, khả năng, và điều kiện học tập của chính họ. 2.2. Nguyên tắc tổ chức học tập tự định hướng trong quá trình đào tạo - Đảm bảo cho người học được lựa chọn phương hướng, chiến lược học tập và tự điều khiển lộ trình học tập phù hợp nhất với điều kiện, năng lực và phong cách học tập của bản thân họ. - Đảm bảo hoạt động dạy học diễn ra theo tiến trình phù hợp với tiến trình HTTĐH. Trong quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ cho người học thực hiện tiến trình HTTĐH. - Đảm bảo tính chủ động, tự lực của người học: quá trình dạy học phải là quá trình tham gia một cách chủ động, tự giác của người học trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình. Thông qua đó, người học được củng cố, mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. 2.3. Tiến trình học tập tự định hướng Do người học tự xây dựng chiến lược học tập từ mục tiêu, điểu kiện và năng lực của chính mình, tiến trình HTTĐH bắt đầu từ giai đoạn người học tự đánh giá năng lực của bản thân và diễn ra qua các giai đoạn như sau: - Đánh giá ban đầu: tự đánh giá kĩ năng, kiến thức, giá trị của người học (xác định đầu vào). Quá trình tự đánh giá yêu cầu người học phải chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu của họ một cách trung thực. - Xác định phương hướng: căn cứ trên nhu cầu và kết quả đánh giá ban đầu để xác định phương hướng học tập, xây dựng mục tiêu phấn đấu. Từ mục tiêu học tập, người học xác định nội dung, phương pháp học tập. Đây là giai đoạn cốt lõi trong quá trình HTTĐH. 171 Nguyễn Thị Cẩm Vân Hình 1. Sơ đồ tiến trình học tập tự định hướng - Lập kế hoạch học tập: dựa vào phương hướng học tập đã xác định, người học vạch ra kế hoạch thực hiện để đạt những mục tiêu gần, mục tiêu xa. Kế hoạch học tập cũng bao gồm những yếu tố như biện pháp thực hiện, hình thức học tập, thời gian học tập, nguồn lực cho việc học tập, các tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập, v.v... - Thực hiện: thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Giai đoạn này yêu cầu người học phải chịu trách nhiệm cho hoạt động học tập của bản thân, tự giác, tích cực, chủ động thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để phát triển bản thân. - Đánh giá kết quả: tự đánh giá những thành quả đạt được và so sánh với giá trị ban đầu (đánh giá đầu ra), so sánh với mục tiêu đề ra. 2.4. Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong dạy học 2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị * Chuẩn bị của giáo viên - Giáo viên chuẩn bị cơ sở tri thức và cơ sở vật chất cần thiết để người học thực hiện kế hoạch học tập - Thông tin cho người học biết về mục tiêu, nội dung, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập. * Chuẩn bị của sinh viên - Tự đánh giá năng lực, điều kiện của bản thân. - Xác định nhu cầu, mục tiêu phấn đấu 2.4.2. Giai đoạn xác định phương hướng, chiến lược học tập - GV trao đổi với người học để biết được nhu cầu và mục tiêu phấn đấu của người học, từ đó thống nhất phương hướng học tập. Phương hướng học tập của người học phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của phần kiến thức đã quy định trong chương trình đào tạo. - Trên cơ sở phương hướng học tập đã lựa chọn, giáo viên và người học thống nhất các nhiệm vụ học tập, các sản phẩm của quá trình học tập. Trong giai đoạn này giáo viên có thể ghép nhóm những sinh viên có sự tương đồng về phương hướng học tập để việc hướng dẫn được thuận lợi hơn. 2.4.3. Giai đoạn tổ chức thực hiện - Trao đổi với người học để thống nhất kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập với các công việc và thời gian cụ thể. - Xây dựng tiêu chí đánh giá các hoạt động học tập. - Tổ chức, sắp xếp nguồn lực: tài liệu, cơ sở vật chất, điều kiện tài chính, những điều kiện về quản lí v.v... theo kế hoạch mà người học sẽ thực hiện. 172 Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên... 2.4.4. Giai đoạn thực hiện kế hoạch - Người học làm việc theo kế hoạch và nhiệm vụ đã xác định. - Kết hợp các hình thức tổ chức dạy học: học tại lớp, học tại phòng thực hành, phòng thí nghiệm, làm việc cá nhân, làm việc nhóm v.v. . . - Kết hợp các phương pháp, kĩ thuật, thủ thuật dạy học. 2.4.5. Giai đoạn đánh giá - Đánh giá kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, giá trị) thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ và các sản phẩm học tập. - Kết quả của quá trình dạy học này (đầu ra) là cơ sở để quyết định nhiệm vụ học tập cho quá trình dạy học tiếp theo (đầu vào). 2.5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên Công nghệ – Kinh tế gia đình Bước đầu vận dụng vào quá trình đào tạo giáo viên Công nghệ ngành Kinh tế gia đình, hoạt động HTTĐH được triển khai trong giảng dạy học phần Thực hành Quy trình Thiết kế thời trang. Đây là học phần được giảng dạy sau khi sinh viên đã đạt yêu cầu các học phần: Cắt may căn bản, Cắt may y phục trẻ em, Y phục nữ, Y phục nam, Y phục lễ tân trong chương trình đào tạo. Nội dung bài học được thực hiện sau khi sinh viên đã được hướng dẫn cách thực hiện các tài liệu kĩ thuật trong thiết kế thời trang. Các bước thực hiện cụ thể như sau: 2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị a. Chuẩn bị của giáo viên - Hệ thống hóa các kiến thức về các loại trang phục cho từng đối tượng, kĩ năng may các chi tiết trên trang phục, kiến thức về phối hợp trang phục, phối hợp phụ kiện, kiến thức về mĩ thuật trang phục... - Chuẩn bị các tạp chí thời trang; tài liệu giáo trình môn Cắt may y phục nữ, Cắt may y phục nam, Cắt may trang phục trẻ em...; các rập ma-nơ-canh (hỗ trợ cho sinh viên trong việc vẽ thiết kế trang phục), màu vẽ, giấy, bút chì... - Thông báo mục tiêu: + Trình bày được quy trình thực hiện bộ sưu tập thời trang, và trình bày được dự án về bộ sưu tập thời trang. + Thực hiện được tài liệu thuyết minh bộ sưu tập thời trang với các đề mục: cảm hứng thiết kế, bảng màu, bảng phụ liệu, bản vẽ thiết kế.... đồng thời thực hiện được các chi tiết của trang phục trong bộ sưu tập. + Thể hiện tư duy sáng tạo dựa trên xu hướng thời trang, kiến thức và kĩ năng cắt may mang phong cách cá nhân. - Thông báo nội dung: sinh viên thiết kế một bộ sưu tập thời trang với hồ sơ cho bộ sưu tập và chọn lựa để thực hiện một sản phẩm trong bộ sưu tập. - Thông báo tiêu chí đánh giá: chuyên cần 10%, kết quả bộ sưu tập: 90%. b. Chuẩn bị của sinh viên - Tự đánh giá năng lực của bản thân theo mục tiêu của bài học. - Xác định nhu cầu hứng thú học tập của bản thân: từ việc đánh giá năng lực của bản thân, sinh viên xác định lĩnh vực nội dung phù hợp với năng lực. 173 Nguyễn Thị Cẩm Vân - Xác định điều kiện riêng của bản thân có thể đáp ứng việc học tập: tự đánh giá điều kiện của bản thân (có đủ điều kiện về tài chính và dụng cụ thiết bị để thực hiện trang phục thường ngày, trang phục công sở, hay trang phục lễ tân?). Ví dụ: Bảng tự đánh giá năng lực/kĩ năng của sinh viên minh họa ở Bảng 1. Bảng 1. Tự đánh giá năng lực, kĩ năng đáp ứng mục tiêu bài học – Học phần Thực hành Quy trình thiết kế thời trang KẾ HOẠCH HỌC TẬP - Họ và tên sinh viên: - Lớp: - Học phần: Thực hành Quy trình thiết kế thời trang - Chương/Bài: Thiết kế bộ sưu tập thời trang I. Tự đánh giá năng lực đáp ứng mục tiêu bài học (tự đánh giá theo các mức độ: Yếu, Trung bình, Khá, Tốt Mục tiêu Các năng lực và kĩ năng Tự đánh giá 1. Trình bày được quy trình thực hiện bộ sưu tập thời trang, cách thực hiện các tài liệu kĩ thuật - Kĩ năng thuyết trình 2. Thực hiện được bộ sưu tập thời trang với các tài liệu kĩ thuật cơ bản - Kĩ năng cắt may - Kĩ năng hội họa - Kĩ năng trang trí trình bày sản phẩm - Kĩ năng làm việc theo kế hoạch - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực thực hành ứng dụng những kiến thức kĩ năng cắt may vào bộ sưu tập 3. Thể hiện tính sáng tạo - Tư duy sáng tạo 2.5.2. Giai đoạn xác định phương hướng - Sinh viên xác định phương hướng học tập theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của mình. + Xác định mục tiêu học tập (mục tiêu phấn đấu) trong lĩnh vực thiết kế thời trang và thực hiện một kế hoạch học tập. + Xác định phương pháp học tập cá nhân hoặc học nhóm: nghiên cứu tìm cảm hứng, thực hành các bản vẽ thiết kế, thực hành may sản phẩm, thuyết trình và trình bày trực quan báo cáo kết quả. + Xác định điều kiện thực hiện: xác định các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết; thời gian thực hiện 45 tiết (chuẩn bị: 5 tiết, thực hiện: 45 tiết). Từ việc xác định năng lực, phương pháp và diều kiện thực hiện, giáo viên cùng sinh viên thống nhất nội dung học tập: lựa chọn các chủ đề theo mức độ năng lực tử khá, trung bình đến yếu: áo dài dạ hội, đầm dạ hội, trang phục công sở nữ, trang phục công sở nam, đồng phục, trang phục trẻ em (với cấu trúc và kĩ thuật không quá phức tạp).v.v... Xác định nội dung học tập theo điều kiện tài chính: trang phục lễ tân, trang phục thường ngày, trang phục công sở, trang phục dạo phố .v.v... Những chủ đề này đều nằm trong các lĩnh vực mà sinh viên đã học trong chương trình đào tạo. 174 Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên... - Giáo viên thống nhất với sinh viên về các nhiệm vụ, các sản phẩm phải thực hiện: + Hồ sơ thiết kê của bộ sưu tập bao gồm các tài liệu cơ bản: bảng trình bày cảm hứng, bảng màu của bộ sưu tập, bảng vải và phụ kiện của bộ sưu tập, bản vẽ các mẫu thiết kế kèm mô hình các chi tiết điểm nhấn trên trang phục. + Mỗi bộ sưu tập gồm 6 bộ sản phẩm (váy hoặc áo và quần). + Mỗi bộ sưu tập phải có một bộ sản phẩm (chọn một trong 6 bộ) được may hoàn chỉnh. Ví dụ: Phương hướng học tập của sinh viên minh họa ở Bảng 2. Bảng 2. Phương hướng học tập - Học phần Thực hành Quy trình thiết kế thời trang II. Phương hướng học tập Các thành tố Chi tiết cụ thể Nội dung thực hiện Nhu cầu học tập Thiết kế bộ sưu tập về váy cho phụ nữ Bộ sưu tập gồm các kiểu váy nữ Điều kiện học tập Có máy may ở nhà Các trang phục biến kiểu từ dạng căn bản (có thể tự cắt may một số công đoạn ở nhà). Kinh phí có hạn Sản phẩm sử dụng nguyên vật liệu có mức giá trung bình Mục tiêu học tập Lĩnh hội kiến thức kĩ năng về cách thực hiện bộ sưu tập thời trang Chủ đề bất kì về trang phục và phụ kiện Rèn luyện kĩ thuật cắt may váy phụ nữ Bộ sưu tập gồm các kiểu váy nữ Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cho một công việc cụ thể Chủ đề bất kì về trang phục và phụ kiện Rèn luyện kĩ năng vẽ trang trí Chủ đề bất kì về trang phục và phụ kiện Rèn luyện kĩ năng trình bày báo cáo trước đám đông Chủ đề bất kì về trang phục và phụ kiện Phương pháp học tập - Tự nghiên cứu - Thực hành rèn luyện kĩ năng vẽ - Thực hành rèn luyện kĩ năng may - Tự nghiên cứu tìm ý tường - Thực hành vẽ mẫu người, vẽ trang phục và vẽ trang trí sản phẩm - Thực hành may các chi tiết và sản phẩm trong bộ sưu tập Thời gian học tập 45 tiết - Chuẩn bị: 5 tiết - Thực hiện: 40 tiết Sau khi trao đổi với giáo viên, sinh viên sẽ quyết định lựa chọn kiểu dáng trang phục để thực hiện. Chủ đề cụ thể sẽ được xác định sau khi sinh viên nghiên cứu các hình ảnh và tài liệu để tìm cảm hứng. 2.5.3. Giai đoạn tổ chức thực hiện - Thảo luận cùng sinh viên để thống nhất kế hoạch thực hiện riêng của mỗi cá nhân: các bước thực hiện, các nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện mỗi bước công việc, yêu cầu của mỗi giai đoạn... Ví dụ: kế hoạch thực hiện bộ sưu tập được minh họa ở Bảng 3. 175 Nguyễn Thị Cẩm Vân Bảng 3. Kế hoạch thực hiện bộ sưu tập - Học phần Thực hành Quy trình thiết kế thời trang III. Kế hoạch học tập Các bước thực hiện Nhiệm vụ Phương pháp thực hiện Thời gian Yêu cầu Chuẩn bị - Tìm cảm hứng, tìmhình ảnh thể hiện ý tưởng - Sưu tầm hình ảnh trên internet và trên tạp chí. - Cắt dán và trình bày trên giấy canson 5 tiết Xác định xong ýtưởng của bộ sưu tập Thực hiện - Phân tích màu sắc, hoạ tiết, khối hình theo ý tưởng. - Vẽ màu sắc chính và phụ trong bộ sưu tập thành các ô màu theo thứ tự bằng màu nước. 10 tiết - Phác thảo 6 mẫutrong bộ sưu tập - Lên ý tưởng về kiểu dáng, màu sắc, khối hình của bộ sưu tập - Nghiên cứu chất liệu, màu sắc chính của bộ sưu tập - Cắt dán các mẫu vải chính và phụ vào giấy canson. - Vẽ các mẫu thiết kế bằng màu nước trên giấy canson. - Thực hiện hoàn tất bảng vải, bảng màu - Thực hiện bảng phụ kiện, phụ trang Dán đính các phụ kiện vào giấy canson 5 tiết - Hoàn tất bảng phụ kiện, phụ trang Thực hiện may mẫu May sản phẩm bằng chất liệu vải kaki thun màu trắng 25 tiết - Thực hiện may mẫu các điểm nhấn của sản phẩm - May hoàn chinh sản phẩm Hoàn tất hồ sơ bộ sưu tập Đóng các tài liệu rờithành tập. 5 tiết Bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu cần thiết Tổng kết, đánh giá - Hoàn chỉnh bộ sưu tập - Báo cáo kết quả Trình bày bằng PoiwerPoint Báo cáo ngày 18/5/2013 - Địa điểm thực hiện: thực hành vẽ mẫu và thực hành cắt may tại phòng xưởng may, báo cáo kết quả tại phòng xưởng may. - Tiêu chí đánh giá bộ sưu tập: + Bộ sưu tập đủ 6 mẫu + Thiết kế theo xu hướng, sáng tạo; phối hợp màu sắc và phụ kiện hợp lí + Các tài liệu kĩ thuật đầy đủ và chính xác. + Trình bày báo cáo: có người mẫu thể hiện sản phẩm của bộ trang phục, nêu dược điểm nhấn của bộ sưu tập. 2.5.4. Giai đoạn thực hiện Sinh viên thực hiện theo kế hoạch của cá nhân. Giáo viên theo dõi, kiểm tra yêu cầu của từng công việc. 2.5.5. Giai đoạn đánh giá - Định kì sau mỗi 10 tiết, sinh viên tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và trình bày với giáo viên để kịp thời điều chỉnh nếu có điểm sai sót hoặc không hợp lí. 176 Tổ chức hoạt động học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên... - Giáo viên và sinh viên đánh giá kết quả thực hiện bộ sưu tập theo tiêu chí đã thống nhất. - Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thông qua đánh giá kết quả mỗi giai đoạn. - Đánh giá tri thức, kinh nghiệm đạt được sau quá trình học tập và so sánh với bảng đánh giá ban đầu. 3. Kết luận Thông qua việc tổ chức cho sinh viên thực hiện tiến trình HTTĐH, giáo viên tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện sự chủ động của bản thân ở mức độ cao khi sinh viên tự đánh giá năng lực, điều kiện của bản thân để lựa chọn chủ đề học tập, xây dựng phương hướng học tập cho riêng mình và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập theo phương hướng đó. Hoạt động này có thể được tổ chức để giảng dạy những nội dung có quỹ thời gian tương đối lớn và mang tính tổng hợp nhiều kĩ năng, kiến thức như học phần Thực hành quy trình thiết kế thời trang. Hoạt động HTTĐH nói chung mang tính cá thể, mỗi sinh viên có phương hướng, chiến lược học tập riêng. Do đó đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên tự nâng cao trình độ chuyên môn để có thể làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ, tổ chức, hướng dẫn cho sinh viên trong việc xác định phương hướng học tập và lựa chọn kế hoạch học tập phù hợp nhất cho từng cá nhân sinh viên. Điều này cũng cho thấy, việc áp dụng HTTĐH góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên Công nghệ – Kinh tế gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2007. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT. Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. [2] Trường Đại học Sài Gòn, 2012. Đề cương chi tiết, Chương trình giáo dục đại học (các học phần chuyên ngành), Ngành Sư phạm Kinh tế gia đình, bậc đào tạo:Cao đẳng. [3] Lâm Quang Thiệp, 2010. Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết
Tài liệu liên quan