Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT theo định hướng dạy học tiếp cận linh hoạt

1. Mở đầu Môi trường học tập lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay môi trường lớp học Công nghệ phổ thông nói chung và môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT nói riêng chưa được quan tâm khi tổ chức dạy học như: phương tiện dạy học chưa được đáp ứng về chất lượng, số lượng và hình thức; tổ chức lớp học chưa phù hợp với đặc điểm môn học; sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp quản lí, giáo viên; thái độ học tập của học sinh còn chưa tích cực. Do đó, chất lượng dạy học của môn học còn thấp so với mục tiêu đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ THPT là rất cần thiết để kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Các nghiên cứu nổi tiếng về môi trường lớp học được thực hiện gần đây nhất của Fraser (1998b) [1], Dorman (2002) [2], Goh và Khine (2002) [3], Khine và Fisher (2003) [4] đều cho rằng, môi trường lớp học bao gồm các yếu tố của môi trường vật chất và yếu tố của môi trường tâm lí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả và thái độ học tập của học sinh. Tuy nhiên, vì các nghiên cứu trên được thực hiện ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, môi trường vật chất phong phú như Mĩ, Úc, Canada,. nên các tác giả chỉ đánh giá tác động của môi trường tâm lí đến chất lượng dạy học. Trong khi đó, ở nước ta môi trường vật chất vẫn chưa được tổ chức phù hợp, môi trường tâm lí chưa được quan tâm đúng mức. Với mục đích đề xuất hướng tổ chức môi trường lớp học phù hợp với đặc điểm nội dung và yêu cầu đổi mới phương pháp của môn công nghệ 12 THPT nhằm tích cực hoá thái độ học tập của học sinh, bài viết này sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận linh hoạt, môi trường lớp học tổ chức theo dạy học tiếp cận linh hoạt và ứng dụng vào môn Công nghệ 12 THPT.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT theo định hướng dạy học tiếp cận linh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 64-69 This paper is available online at TỔ CHỨCMÔI TRƯỜNG LỚP HỌCMÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TIẾP CẬN LINH HOẠT Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong lớp học Công nghệ 12 THPT, các yếu tố môi trường vật chất như: ánh sáng, bàn ghế, phương tiện thiết bị và tài liệu học tập được tổ chức theo hướng linh hoạt là điều kiện cần thiết để triển khai các hình thức dạy học khác nhau. Trong khi đó, các yếu tố môi trường tâm lí như các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh có vai trò trong việc phát triển thái độ học tập của học sinh. Từ khóa: Tiếp cận linh hoạt, môi trường lớp học. 1. Mở đầu Môi trường học tập lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay môi trường lớp học Công nghệ phổ thông nói chung và môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT nói riêng chưa được quan tâm khi tổ chức dạy học như: phương tiện dạy học chưa được đáp ứng về chất lượng, số lượng và hình thức; tổ chức lớp học chưa phù hợp với đặc điểm môn học; sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp quản lí, giáo viên; thái độ học tập của học sinh còn chưa tích cực. Do đó, chất lượng dạy học của môn học còn thấp so với mục tiêu đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ THPT là rất cần thiết để kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Các nghiên cứu nổi tiếng về môi trường lớp học được thực hiện gần đây nhất của Fraser (1998b) [1], Dorman (2002) [2], Goh và Khine (2002) [3], Khine và Fisher (2003) [4] đều cho rằng, môi trường lớp học bao gồm các yếu tố của môi trường vật chất và yếu tố của môi trường tâm lí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả và thái độ học tập của học sinh. Tuy nhiên, vì các nghiên cứu trên được thực hiện ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, môi trường vật chất phong phú như Mĩ, Úc, Canada,... nên các tác giả chỉ đánh giá tác động của môi trường tâm lí đến chất lượng dạy học. Trong khi đó, ở nước ta môi Received Setember 27, 2011. Accepted April 26, 2012. Contact Bui Van Hong, e-mail address: bvhonglg@yahoo.com 64 Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT... trường vật chất vẫn chưa được tổ chức phù hợp, môi trường tâm lí chưa được quan tâm đúng mức. Với mục đích đề xuất hướng tổ chức môi trường lớp học phù hợp với đặc điểm nội dung và yêu cầu đổi mới phương pháp của môn công nghệ 12 THPT nhằm tích cực hoá thái độ học tập của học sinh, bài viết này sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận linh hoạt, môi trường lớp học tổ chức theo dạy học tiếp cận linh hoạt và ứng dụng vào môn Công nghệ 12 THPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học theo tiếp cận linh hoạt và vận dụng vào môn Công nghệ 12 THPT 2.1.1. Khái niệm dạy học theo tiếp cận linh hoạt Theo từ điển Websters New Collegiate, cụm từ “Linh hoạt” (Flexible) được dùng để mô tả các đối tượng hoặc các hệ thống có khả năng đáp ứng hoặc phù hợp với thay đổi hay hoàn cảnh mới. Trong đó, tính linh hoạt (Flexibility) được định nghĩa là một hệ thống hoặc một thành phần có thể được sửa đổi để sử dụng cho các ứng dụng hay các môi trường khác hơn so với những thiết kế hiện tại của nó. Theo University of Queensland (2002), dạy học linh hoạt (flexible teaching and learning) là một tiếp cận bao quát trong đó nhấn mạnh một nền giáo dục ở đó cơ hội và sự lựa chọn học tập được nâng lên, nơi mà người học kiểm soát nhiều hơn quá trình học tập của họ. Nó tập trung vào việc cải thiện kết quả học tập và tối đa hóa sự tham gia của người học trong học tập bằng cách sử dụng hiệu quả, đa dạng và phù hợp với các hình thức dạy học nhất [5]. Theo từ điển Wikipedia, dạy học linh hoạt là tập hợp các triết lí và hệ thống giáo dục, liên quan đến việc cung cấp cho người học nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu học tập hiện tại. Trong trường hợp cụ thể, dạy học linh hoạt cung cấp cho người học sự lựa chọn về địa điểm, nơi chốn, và hình thức tham gia một khoá học. Từ các định nghĩa trên cho thấy, dạy học linh hoạt là một hình thức dạy học hướng về người học, cung cấp cho người học nhiều sự lựa chọn và tự kiểm soát quá trình học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân. Theo phân tích trên có thể hiểu dạy theo tiếp cận linh hoạt là “dạy học mà các khoá học trong hệ thống giáo dục được thiết kế hướng vào người học, cung cấp cho người học nhiều sự lựa chọn về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức học tập phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân để đạt được kết quả học tập tốt nhất mà không làm thay đổi mục tiêu chung của các khoá học”. 2.1.2. Cấu trúc của dạy học theo tiếp linh hoạt Dạy học theo tiếp cận linh hoạt được hình thành dựa trên sự kết hợp của bốn khía cạnh cơ bản như sau (Lundin, 1999) [6]: 65 Bùi Văn Hồng - Thứ nhất, linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học như dạy lí thuyết, hướng dẫn bài tập, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và thu thập thông tin trên máy tính. - Thứ hai, linh hoạt trong thiết kế chương trình bằng cách module hoá nội dung hoặc khoá học, cho phép người học lập một trình tự học tập phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại và xem xét hình thức đánh giá để phản ánh tốt nhất kết quả học tập của họ. - Thứ ba, linh hoạt trong thời điểm tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các hình thức học hè, học ban đêm, học từ xa và các loại hình học tập hỗn hợp. - Cuối cùng, linh hoạt trong các chính sách và thủ tục hành chính của các cơ quan quản lí giáo dục. 2.1.3. Dạy học môn Công nghệ 12 THPT theo tiếp cận linh hoạt Đặc điểm nội dung môn Công nghệ 12 THPT là vừa mang tính trừu tượng và vừa mang tính thực tiễn cao, nên định hướng đổi mới phương pháp dạy học cho môn học là lí thuyết phải gắn liền với thực tiễn, tăng cường thực hành, thí nghiệm trong mỗi giờ học [7]. Tuy nhiên, hiện nay phương tiện dạy học môn Công nghệ 12 THPT rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, để khai thác hiệu quả trang thiết bị, tăng thời gian học thực hành cho học sinh và giảm chi phí đầu tư trang thiết bị thì dạy học theo tiếp cận linh hoạt là rất phù hợp với môn Công nghệ 12 THPT. Các khía cạnh linh hoạt sau có thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay: - Linh hoạt về hình thức dạy học: sử dụng các hình thức dạy học khác nhau như dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân. - Linh hoạt về nội dung dạy học: module hoá nội dung các chương để trong mỗi tiết học đều có sự kết hợp dạy lí thuyết, thực hành và thí nghiệm ngay tại lớp. Trong dạy học theo tiếp cận linh hoạt, môi trường lớp học có vai trò rất quan trọng. Trong đó, môi trường vật chất là điều kiện cần thiết để triển khai các hình thức dạy học. Còn môi trường tâm lí giúp học sinh có thái độ học tập tích cực, phát triển kĩ năng làm việc nhóm, làm việc theo quy trình và hứng thú với nội dung học tập. 2.2. Tổ chức môi trường lớp học theo định hướng dạy học tiếp cận linh hoạt 2.2.1. Môi trường lớp học Theo Fraser & Wubbels (1995): Môi trường lớp học “là nơi mà giáo viên và học sinh gặp nhau để cùng tham gia vào các hoạt động học tập. Ở đó bao gồm không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ,... và được xem như một phần quan trọng của quá trình học tập” [8]. Theo Chandra and Fisher (2003): Môi trường lớp học “là một biến số giáo dục, nếu thay đổi biến số này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và thái độ của học sinh” [9]. 66 Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT... Từ các khái niệm trên, có thể hiểu môi trường lớp học “là tập hợp các yếu tố môi trường vật chất và môi trường tâm lí quan trọng diễn ra trong lớp học, tác động đến quá trình học tập và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh”. Cấu trúc của môi trường lớp học được trình bày ở hình 1. Hình 1. Cấu trúc môi trường lớp học 2.2.2. Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT Môi trường vật chất (Physical environment): Các yếu tố của môi trường vật chất được tổ chức theo hướng linh hoạt nhằm giảm chi phí trang bị và giúp học sinh có điều kiện tương tác nhiều hơn với phương tiện, thiết bị dạy học. Trong đó: - Hệ thống điện bao gồm: chiếu sáng có độ rội từ 300 - 400 lux, nguồn điện xoay chiều 1 pha và 3 pha có trang bị thiết bị bảo vệ sự cố ngắn mạch và dòng rò. - Bàn ghế trong lớp học có thể thay đổi được hình thức bố trí để phục vụ cho dạy thực hành, thí nghiệm và các hình thức dạy học khác nhau như dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân. - Phương tiện và mô hình dạy học được thiết kế nhỏ gọn có thể di chuyển dễ dàng trong lớp học. Đồng thời tích hợp được các chức năng quan sát, thực hành và thí nghiệm trên một mô hình để có thể sử được cho các hình thức dạy học khác nhau hoặc kết hợp nhiều hình thức dạy học cùng một lúc (Hình 2). - Tài liệu học tập trong lớp được biên soạn theo hướng module hoá có nội dung phù hợp với chương trình môn học và trang thiết bị dạy học. Các quy trình thực hành, thí nghiệm và quy tắc an toàn được trình bày rõ ràng phù hợp với trình độ học sinh 12 THPT. Số lượng tài liệu học tập cung cấp đủ cho các nhóm học sinh. Môi trường tâm lí (psychosocial environment): Các mối quan hệ tương tác diễn ra trong lớp được tổ chức theo hướng tích cực có tác dụng nâng cao thái độ học tập của học sinh, bao gồm: - Mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh được biểu hiện thông qua sự đoàn kết và hợp tác lẫn nhau trong quá trình học tập. Các yếu tố này thể hiện mức độ hiểu biết, giúp đỡ, hợp tác và chia sẻ thông tin lẫn nhau của học sinh, từ đó học sinh phát triển được kĩ năng làm việc nhóm. - Mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, đó là sự hỗ trợ và công bằng 67 Bùi Văn Hồng Hình 2. Mô hình dạy học môn Công nghệ 12 THPT được thiết kế phục vụ dạy học theo tiếp cận linh hoạt thể hiện qua sự quan tâm và đối xử công bằng của giáo viên với học sinh; sự linh hoạt và tích hợp trong dạy học thể hiện mức độ kết hợp giữa lí thuyết, thực hành, thí nghiệm và sử dụng nhiều hình thức dạy học với nhau của giáo viên; sự rõ ràng các quy định thể hiện mức độ cung cấp các quy trình thực hành, thí nghiệm và các quy định của lớp học thực hành đến học sinh. Mối quan hệ này cho phép có nhiều thời gian thực hành và thí nghiệm trên lớp, từ đó giúp học sinh tự tin và tích cực trong học tập. - Mối quan hệ tương tác giữa học sinh với trang thiết bị được thể hiện qua mức độ thực hành, thí nghiệm của học sinh trên các đối tượng học tập (ví dụ: máy điện, mô hình máy điện). Qua mối quan hệ tương tác này, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng, có hứng thú và thái độ học tập tốt. Như vậy, các yếu tố vật chất của môi trường lớp học Công nghệ 12 THPT có tác dụng giúp học sinh hình thành kiến thức kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và là điều kiện để hình thành môi trường tâm lí tích cực. Trong khi đó các yếu tố của môi trường tâm lí tác động tích cực đến thái độ học tập của học sinh, từ đó nâng cao kết quả học tập. Do đó, các yếu tố vật chất và tâm lí của môi trường lớp học Công nghệ 12 THPT luôn có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học thực hành của học sinh. 3. Kết luận Đặc điểm nội dung và yêu cầu đổi mới phương pháp của môn Công nghệ 12 THPT rất phù hợp cho dạy học theo tiếp cận linh hoạt. Trong điều kiện nước ta hiện nay, môn học này hoàn toàn có thể thực hiện kết hợp giữa dạy lí thuyết, thực hành, thí nghiệm và các hình thức dạy học khác nhau như dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân. Môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT bao gồm các yếu tố của môi trường 68 Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT... vật chất như: ánh sáng, nguồn điện, bàn ghế, phương tiện, tài liệu dạy học được trang bị và các yếu tố của môi trường tâm lí như các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, học sinh - môi trường vật chất diễn ra trong lớp được tổ chức theo định hướng dạy học linh hoạt giúp học sinh có thái độ học tập tích cực, qua đó nâng cao được kết quả học tập cả về kiến thức, kĩ năng lẫn thái độ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Fraser, B. J., 1998b. Science learning environments: Assessments, effects and determinants. In B. J. Fraser and K. G. Tobin (eds.) International Handbook of Science Education, pp. 527-564. Dordrecht, The Netherlands: Kluwer. [2] Dorman, J. P., 2002. Classroom environment research: Progress and possibilities. Queensland Journal of Educational Research, 18. [3] Goh, S. C. and Khine, M. S. (eds), 2002. Studies in educational learning environments: An international perspective. Singapore: World Scientific. [4] Khine, M. S. and Fisher, D. L. (eds), 2003. Technology-Rich Learning Environments: A Future Perspective. Singapore: World Scientific. [5] The University Of Queensland, 2002. Academic guidelines for flexible learning at the university of queensland. www.uq.edu.au/academic-board/index.html. [6] Michael Bulmer, 1999. Flexible Learning in a Large Service Subject: A Multimodal Approach. The Challenge of Diversity, pp. 52 - 57. [7] Nguyễn Văn Khôi, 2008. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa 12 môn Công nghệ. Nxb Giáo dục. [8] Dorman, J. P., 2002. Classroom environment research: Progress and possibilities. Queensland Journal of Educational Research, 18. [9] Vinesh Chandra and Darrell Fisher, 2003. The application of the results of learning environments research to an innovative teacher-designed website. Australian Association for Research in Education Conference, Adelaide, July, 2003. ABSTRACT A more flexible approach to teaching technology to 12th grade students In 12th grade technology classrooms, a flexible physical environment is needed to organize different forms of teaching. The psychosocial environment is the psychological and social relationship which exists between students, and between students and their teacher. This environment is very influential in developing students’ attitudes towards technology. 69
Tài liệu liên quan