Tôi đi tu Hai - Kư Việt

Từ đó cho đến nay, ông tham gia sáng tác thơ và là hội viên câu lạc bộ thơ của Thủ đô Hà Nội với những tập thơ đã được xuất bản, in riêng có “Vườn Hương (2004), Quầng Trăng (2005), Bụi thời gian (2006) và tập thơ in chung có “Hương Lan (2003), Những vần thơ tâm tình I, II và một số những sáng tác thơ tiểu biểu được in trong các tuyển thơ như Ngàn năm thương Nhớ (2003), Non nước một dải. Hiện nay, Đinh Nhật Hạnh đang là thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam –Nhật Bản, Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt -Nhật Hai-kư Việt. Khi sự kiện động đất sóng thần xảy ra ở Nhật Bản, ông đã viết lên tập Hai-kư Việt với nhan đề “Khúc tưởng niệm” để thể hiện được nỗi niềm của một người đã từng có nhiều kỉ niệm với đất nước nhiều duyên nợ này.

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tôi đi tu Hai - Kư Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi đi tu Hai-kư Việt Đó là lời bộc bạch của ông khi nói về sự nghiệp thơ ca của mình. Ông luôn thích cái mới, ưa chủ nghĩa xê dịch và cũng ưa những cái gì chưa ai đặt chân đến. Cũng bởi lẽ ấy ông đã đến với thơ Hai-kư Việt như một cuộc chạy đua hạnh ngộ. Tuy có hơi muộn nhưng cũng đủ để ông trải lòng trên câu chữ. Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh sinh năm 1928, tại vùng Xóm Đá - Vĩnh Đức - Đô Lương - Nghệ An. Ông đã có một khoảng thời gian tham gia kháng chiến và cướp chính quyền chính tại một số địa phương. Từ năm 1952 trở đi, ông thi và trúng tuyển ngành y ở Angieri và năm 1954 ông vào tiếp quản thủ đô rồi tiếp tục hoạt động trong nghành y cho đến khi nghỉ hưu năm 1990. Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh. Từ đó cho đến nay, ông tham gia sáng tác thơ và là hội viên câu lạc bộ thơ của Thủ đô Hà Nội với những tập thơ đã được xuất bản, in riêng có “Vườn Hương (2004), Quầng Trăng (2005), Bụi thời gian (2006) và tập thơ in chung có “Hương Lan (2003), Những vần thơ tâm tình I, II và một số những sáng tác thơ tiểu biểu được in trong các tuyển thơ như Ngàn năm thương Nhớ (2003), Non nước một dải. Hiện nay, Đinh Nhật Hạnh đang là thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam –Nhật Bản, Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt - Nhật Hai-kư Việt. Khi sự kiện động đất sóng thần xảy ra ở Nhật Bản, ông đã viết lên tập Hai-kư Việt với nhan đề “Khúc tưởng niệm” để thể hiện được nỗi niềm của một người đã từng có nhiều kỉ niệm với đất nước nhiều duyên nợ này. Thoạt nhìn, không ai nghĩ rằng ông đã bước sang tuổi 85. Ngoài đời, trông ông trẻ hơn so với trong ảnh. Bởi trong ông luôn chứa đựng một phong thái cần mẫn, ngay cả cái cách ứng xử cũng thật lịch thiệp mà vẫn cuốn hút đến lạ kì. Ở ông Đinh Hạnh cũng có cái gì đó khiến người ta dễ liên tưởng đến con người của xứ sở vừa trải qua cơn đại địa chấn kinh hoàng hôm 11/3. Đó là tinh thần của một đất nước vốn có truyền thống hiếu học, tinh thần của những người võ sĩ đạo Kimono. Được biết, ông vừa viết hoàn chỉnh tập thơ Hai-kư với tinh thần của một người từng có nhiều năm gắn bó với vùng đất đau thương này. Nếu ai đó nói rằng, Đinh Nhật Hạnh không phải là nhà thơ, ông sẽ phản ứng thế nào và ông nghĩ sao về nhận xét ấy? Tôi nghĩ đó là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng trách cả. Dẫu sao cũng hơi buồn một chút, chỉ một chút thôi nhé. Nhưng đôi lúc có phần lại cảm thấy vui đấy, vui vì đã có những người quá rõ hiểu về tiểu sử của mình, cho nên mới đưa ra những nhận xét như vậy. Còn thường thường đâu có ai gọi tôi vậy đâu, bạn bè tôi và ngay cả những người thân trong gia đình họ đều gắn tôi với cái biệt danh “Đinh Hạnh Hai-kư Việt” đấy thôi. Ông có thể nói kỹ hơn một chút về biệt danh này? Thú thật, mình đã có những khoảng thời gian nhất định hoạt động trong nghề y, nhưng rồi sau này lại quyết định dành một phần tâm hồn cho thơ. Mình làm thơ tuy không nhiều, song cho đến lúc này cũng có thể gọi là thành công. Thành công bởi vì cũng được người này người kia biết đến, thỉnh thoảng họ có mời mình đi thuyết giảng về thơ. Rồi thì khi mình chuyển hẳn sang địa hạt thơ HaiKư thì cái biệt danh cũng theo mình suốt từ đó. Nếu cho ông chọn lại, ông có tiếp tục giữ nguyên con đường ấy? Bây giờ và mãi mãi sau này tôi vẫn cho rằng quyết định của mình ngày ấy là đúng đắn nhất. Nhưng cũng xin nói thêm rằng, tôi chỉ là người chuyển phần hồn của Thơ Hai-kư thôi, còn phần xác là tôi được người ta giúp đỡ hoàn toàn. Thú thật, mỗi khi đứng trước một quyết định quan trọng tôi đều nhớ đến lời dặn mẹ tôi: “Con hãy làm những gì con thích và cố gắng đi chọn con đường mà mình đã chọn, khi ấy con sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều”. Cứ nghĩ thế thôi mình đã có đủ nghị lực để vượt qua tất cả rồi. Tập thơ Hai-kư Việt “Khúc Tưởng Niệm” phải chăng là tập hợp những bài thơ ông viết để dành riêng cho đất nước và con người Nhật ? Đúng, hoặc cũng có thể coi đó là những nỗi niềm tri ân tôi muốn gửi tới đất nước này. Ở đó có những bài tôi viết về cảnh li thương của các gia đình, có những cảnh hoang tàn đổ nát khi sóng thần đi qua và có những cảnh đám khói ngun ngút đang bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Cuối tập thơ là hình ảnh một em bé trào đời trong vòng tay đùm bọc của mọi người. Được biết, trước khi đến với Hai-kư Việt, ông cũng đã sáng tác khá nhiều thơ và chủ yếu là dòng thơ trữ tình. Vậy tại sao ông lại đột ngột rẽ sang một dòng thơ mới? Được trở thành một nhà thơ là điều ước mơ của tôi. Khi tôi theo học trường làng tại quê hương Nghệ An, tôi đã có đôi lần thử làm thơ. Nhưng cùng lúc, tôi lại trúng tuyển hai trường y. Một ở Nam Ninh (Trung Quốc) và một ở Angieri, sau đó vì trường ở Angieri gọi trước nên tôi sang đó học luôn. Trước khi đi tôi cứ đắn đo mãi với quyết định của mình. Rồi má tôi từng ngày tâm sự, phân tích. Tôi nhớ mãi câu nói của mẹ ngày ấy: “Con cứ toàn tâm toàn ý với công việc trước mắt đi, rồi sau này học gì làm gì cũng chưa muộn mà”. Bây giờ thì tôi vô cùng cảm ơn bà. Sau thời gian và những biến cố của cuộc đời, ngày hôm nay, khi đã ở cái tuổi 85, ông nhớ gì về cái thời hoa niên? Khi lên bốn tuổi, tôi đã không còn được nhìn gương mặt cha. Rồi lần lượt anh trai, em trai cũng bỏ tôi ra đi. Mẹ mất, khi tôi đang theo học nghành y tại Angieri. Liên tiếp là những nỗi đau bất ngờ! Thời gian ấy thật thử thách đối với tôi. Đã có những lúc tưởng chừng như mình không thể chiến thắng nổi số phận nghiệt ngã, nhưng rồi Có lẽ, ông cũng đã trăn trở rất nhiều khi đưa ra quyết định có nên tiếp tục học nghành y nữa hay không? Vâng, nhất là sau khi má tôi mất tôi hầu như đêm nào cũng mất ngủ. Cứ nhắm mắt tôi lại thấy hình ảnh má hiện về, chập chờn trong mỗi giấc mơ. Má là người có nhiều ảnh hưởng đối với tôi. Giá như má còn sống... Chắc hẳn, ông đã có đôi lần viết về má? Bài đầu tiên là tôi viết về quê hương. Hồi ấy có lẽ cái khái niệm quê hương là khái niệm đầu đối với bất kì ai đi xa. Tôi cũng vậy. Ban ngày đi học thì thôi nhưng cứ đêm đến, nghe tiếng mưa, tiếng ếch nhái râm ran ngoài đồng vọng vào thấy nhớ quê da diết. Rồi thì sáng sáng dạy sớm, ngắm ánh bình mình và cứ theo hướng Nam mà ngưỡng vọng về Tổ quốc. Đó là những câu như thế nào, ông có thể đọc được không? “Chẳng lẽ ra đi lại trở về Không về thương nhớ cảnh đồng quê Sông Lam bát ngát đầy thơ mông Trống rỗng lòng ta nhớ nhớ nhà.” Hồi đó vẫn còn ở với má, chưa đi xa, cho nên quê hương trong trí nhớ của mình là người mẹ, mà nhớ quê hương tức là nhớ mẹ đúng không. Ông đã xuất bản bao nhiêu tập thơ? Kỉ niệm về một bài thơ hoặc tập thơ mà ông cho là tâm đắc nhất? Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng nếu tính cả tập “Khúc Tượng niệm” này vào thì cũng đến 5, 6 tập gì đó. Không nhiều lắm đối với một người sáng tác, nhưng đó cũng đủ để tôi tự hào. Có một bài tôi vẫn nhớ mãi, lúc ấy ở Hà Nội đang rộ lên câu chuyện về Hoàng Thành Thăng Long chứa những rất nhiều khảo cổ. Tôi cũng có dăm ba lần tới đó. Khi đặt chân lên khu lăng tẩm, tôi phát hiện ở đó có một cái giếng, mà giếng đó là giếng cổ với những nét trầm tích và chứa đựng cả một huyền tích lớn của người xưa. Ấn tượng ban đầu đã cho tôi viết lên bài “Vầng Trăng Đáy Giếng”. Sau này cũng có vài người đến phỏng vấn tôi đều trả lời tương tự như vậy. Đấy là với thơ trữ tình, còn với Hai-kư, ông đã có những bước chuẩn bị như thế nào? Thú thật, nhiều người vẫn lầm tưởng Hai-kư là của Nhật Bản. Tôi hoàn toàn không có sự chuẩn định bị gì cả. Và cũng càng không có ý định sẽ theo đuổi một cái gì thật rõ ràng cụ thể. Tôi vốn là người thích tự do, muốn những cái hoàn toàn mới nhưng cũng không bao giờ cho phép mình hoài nghi về những cái đã qua. Tôi cũng nói rằng, tôi đến với thơ Hai-kư hoàn toàn là một sự tình cờ, ngầu nhiên và không có bất cứ một sự gượng ép hay hối thúc nào cả. Có nhiều cái ngẫu nhiên nhưng sau này đeo bám mình suốt cả cuộc đời Tôi đã gần không ý thức được rằng có một ngày mình lại toàn tâm toàn ý rời bỏ thơ trữ tình để đến với thơ Hai-kư. Đó là vào đầu năm 2006, khi cháu tôi ở Pháp về mang theo tập tài tài liệu. Ngay lần đầu tiếp xúc tôi đã ấn tượng với phong cách thể hiện của thể thơ này. Vừa ngắn gọn và vừa giúp người viết nói được nhiều ý tứ của mình trong đó. Thế là tôi bắt đầu dịch, chọn trong số 5.000 tác phẩm và tôi dịch liền trong vòng một năm thì xong. Cứ thế, rồi sau đó còn dịch thêm một số nhưng tác phẩm Hai-kư do câu lạc bộ Hai-kư Việt tuyển chọn. Ông có đúc kết điều gì cho thế hệ trẻ? Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo liên tục. Vì chỉ có sự sáng tạo mình mới tiến bộ và không lặp lại bất kì khuôn mẫu nào. Nhưng để có thể trở thành cá thể riêng biệt trong cái bể nước lớn mênh mông ấy, bạn nên biết mình là ai, mình đang cần gì và đang đi tìm cái gì. Như tôi cũng vậy, trước khi đến với thơ trữ tình tôi đã có thời gian hành nghề y, rồi trước khi đến với thơ Hai-kư Việt tôi đã có những ngày trải nghiệm với thơ trữ tình. Còn bây giờ, khi đã theo đuổi Hai-kư tôi cũng không biết mình sẽ đi tiếp tục con đường mới như thế nào. Không ai có thể đoán định được, nhưng có một điều chắc chắn rằng tôi đang sống những ngày trong không gian Hai-kư, đã chọn Hai- kư và giờ thì đang tu mình trong Hai-kư Việt. Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này! Hồ Phương Phúc - Nguyên Xuân Hoàng Lớp Báo in K.29A1- Báo in K.29 A2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hai-kư: (tiếng Nhật: 俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi tắt là haikai (俳諧 bài hài). Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5.
Tài liệu liên quan