Hiện, nguồn tôm giống cung ứng cho sản xuất tại các
vùng nuôi tôm trọng điểm đang gặp nhiều khó khăn, chất
lượng tôm giống không đảm bảo, năng suất sản lượng sụt
giảm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của người dân.
Cải thiện và nâng cao chất lượng tôm giống đang là bài
toán cần được giải quyết.
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tôm giống - Chất lượng còn bỏ ngỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôm giống - chất lượng
còn bỏ ngỏ
Hiện, nguồn tôm giống cung ứng cho sản xuất tại các
vùng nuôi tôm trọng điểm đang gặp nhiều khó khăn, chất
lượng tôm giống không đảm bảo, năng suất sản lượng sụt
giảm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của người dân.
Cải thiện và nâng cao chất lượng tôm giống đang là bài
toán cần được giải quyết.
Chất lượng giống thấp
Theo số liệu thống kê của 16 tỉnh trọng điểm nuôi tôm ven
biển, đến hết tháng 6/2012 diện tích tôm đã thả giống là
614.815 ha, trong đó, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là
38.381ha (chiếm 6,49%), tôm sú là 35.823 ha, tôm thẻ chân
trắng là 2.499 ha, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau và Trà Vinh, tổng thiệt hại ước tính khoảng 5.500 tỷ
đồng. Tại Bình Định, tính đến cuối tháng 6, trên địa bàn tỉnh
đã có đến 148,4 ha diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh, chiếm
7,32% tổng diện tích thả nuôi, rải đều khắp các huyện Hoài
Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước. Ông Võ Đình Tâm, Chi cục
trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh chia sẻ, so
với năm 2011, diện tích tôm bệnh tăng đến 21%, nhiều hộ
nuôi đang khốn đốn vì cảnh nợ nần chồng chất do con tôm
gây ra.
Chất lượng tôm giống vẫn đang là bài toán nan giải tại các
vùng nuôi trọng điểm - Ảnh: Phan Thanh Cường
Tình hình sản xuất giống cũng đang là bài toán nan giản tại
các vùng nuôi trọng điểm, do mỗi khi vào vụ nuôi chính, số
lượng tôm giống đảm bảo chất lượng không đủ để đáp ứng
nhu cầu thả nuôi của người dân. Ông Dương Tiến Thể, Phó
Vụ trưởng Vụ NTTS cho biết, quy trình công nghệ nuôi tôm
tại mỗi địa phương là khác nhau, các hộ nuôi lại sử dụng
nhiều chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật không theo
quy định. Trong khi, tôm bố mẹ vẫn chưa được kiểm soát
chất lượng, ngoài giống tôm bố mẹ nhập khẩu có đăng ký từ
nước ngoài, một bộ phận doanh nghiệp tự cứu chọn tạo tôm
bố mẹ để bán ra thị trường mà chưa qua kiểm dịch. Đặc biệt,
thời gian qua, do tình trạng tôm giống không được kiểm soát
nghiêm ngặt nên một số doanh nghiệp nhỏ lẻ đã dùng tôm
thương phẩm nuôi vỗ thành tôm bố mẹ cho sinh sản rồi bán
cho người nuôi với giá thành thấp, nhưng chất lượng tôm
giống kém, dễ nhiễm bệnh, người nuôi chịu thua lỗ trong sản
xuất.
Bài toán tôm giống
Xác định được vấn đề chất lượng giống là một trong những
yếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công của nghề nuôi
tôm, nên công tác quản lý chất lượng giống được Bộ
NN&PTNT quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tháng 3/2012, Bộ
đã thành lập đoàn kiểm tra, giám sát giống thủy sản đảm bảo
chất lượng, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT
tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất giống tôm sú và TTCT tại
2 tỉnh trọng điểm là Ninh Thuận và Bình Thuận. Bên cạnh
đó, Tổng cục cũng đang soạn thảo và hoàn thiện thủ tục để
trình Bộ ban hành Thông tư quản chất lượng giống thủy sản
trong đó có tôm giống. Trong năm 2012, Tổng cục Thủy sản
sẽ phối hợp với các địa phương hoàn thiện cơ sở dữ liệu và
sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, đồng thời, tiến
hành kiểm tra, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất giống
tôm sú và TTCT trên địa bàn của 6 tỉnh trọng điểm: Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà
Mau, năm 2013 sẽ tiến hành đối với 22 tỉnh còn lại.
Để nâng cao chất lượng con giống, Nhà nước cần triển khai
quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ hoạt động sản xuất giống, tăng cường quản lý
về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầu
khắc phục hoặc xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện,
hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sát
các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Đồng thời, triển khai
thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh
doanh tôm giống để giúp nhau phát triển sản xuất, tham gia
giám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản
xuất, kinh doanh tôm giống. Tăng cường phối hợp với những
trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ngành thủy sản
để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh
tôm giống; chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống
sạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nâng
cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với
các ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản
xuất tôm giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có một quy định cụ thể về
chất lượng tôm giống như thế nào thì đạt yêu cầu, để làm căn
cứ các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm
tra, thẩm định được dễ dàng hơn.
Đầu tư khoa học công nghệ
Nhằm nâng cao chất lượng tôm giống, tới đây, Nhà nước cần
đầu tư xây dựng và hoàn thiện Khu sản xuất giống tập trung,
Trung tâm giống thủy sản của các tỉnh, tăng nguồn kinh phí
hàng năm cho công tác đào tạo, khuyến ngư và chuyển giao
công nghệ mới. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý
nâng cao trình độ và công tác chuyên môn cho các cán bộ
làm công tác thú y thuỷ sản. Tăng cường đầu tư các dự án
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú, TTCT
bố mẹ sạch bệnh, kháng bệnh.
Hiện, đã có một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư quy trình
công nghệ vào sản xuất tôm giống hiện đại hơn, đây là những
doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, sẽ cung cấp nguồn
tôm giống chất lượng tốt, hiệu quả cao, phục vụ tốt nhu cầu
nuôi của người dân.
Ngoài ra, người dân cũng cần nâng cao nhận thức trong quá
trình sản xuất, đặc biệt là khâu chọn con giống, con giống
phải được mua tại những cơ sở sản xuất có uy tín, chất lượng
đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, phối hợp với các
cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện những cơ sở sản xuất
tôm giống không đảm bảo yêu cầu, nhập tôm giống kém hiệu
quả rồi tung ra thị trường, từ đó có biện pháp xử phạt nghiêm
với những cơ sở này.